Quyết định 1295/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Lâm Đồng năm 2016
Số hiệu: | 1295/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Phạm S |
Ngày ban hành: | 17/06/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1295/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 17 tháng 06 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2016.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24/3/2004;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1002/SNN-TT-KH ngày 03/6/2016 và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 1204/STC-HCNS ngày 26/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Lâm Đồng năm 2016, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu:
1. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chủ lực để làm chủ công nghệ sản xuất giống, lai tạo, chọn tạo giống và nhập nội giống có chất lượng cao phục vụ sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh.
2. Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị sản xuất, đời sống, thu nhập của nông dân.
II. Nội dung thực hiện:
1. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống:
a) Nhập nội, lai tạo, phục tráng, lưu giữ nguồn gen giống rau, hoa, cây đặc sản:
- Khảo sát, điều tra để nhập nội, lai tạo, chọn tạo 04 - 05 chủng loại giống rau, hoa, cây dược liệu, cây đặc sản có tính đột phá về năng suất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường để khảo nghiệm đặc tính giống.
- Lưu giữ nguồn gen 10 - 15 giống rau, hoa, cây đặc sản đã được nghiên cứu đặc tính giống tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Nông nghiệp Lâm Đồng; chuyển giao cho 15 - 20 cơ sở nuôi cấy mô chủ lực trên địa bàn tỉnh để nhân rộng, cung cấp cây giống sạch bệnh cho nhân dân.
b) Đánh giá bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn đầu dòng, công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống đối với cây công nghiệp và cây ăn quả:
- Đánh giá sơ tuyển, bình tuyển 04 - 05 chủng loại cây đầu dòng, bộ giống tốt (cây chè, sầu riêng, dâu tằm, bơ, măng cụt,...); xây dựng vườn cây đầu dòng tập trung tại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng để phục vụ công tác chuyển đổi giống.
- Hỗ trợ 20 - 25 cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng.
c) Hỗ trợ HTX sản xuất lúa giống tại huyện Cát Tiên mở rộng quy mô lên 350 ha (tăng 50 ha so với hiện nay) với năng lực sản xuất đạt 4.000 - 4.500 tấn/năm.
d) Hỗ trợ cho Trung tâm Thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm để chủ động công nghệ sản xuất giống, giảm lệ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu từ Trung Quốc; năng lực sản xuất giống tằm đảm bảo cung ứng 15% cho nhu cầu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh.
đ) Hỗ trợ nâng cao năng lực 02 cơ sở nuôi tằm con tại huyện Lâm Hà và Đạ Huoai để chủ động nguồn con giống có chất lượng, an toàn dịch bệnh để phục vụ nuôi tằm tại các vùng trọng điểm.
2. Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi:
a) Hỗ trợ chuyển đổi 245 ha giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và có giá trị kinh tế cao; trong đó, cây chè 21 ha; cây ăn quả 61 ha; cây dâu tằm 15 ha; cây đặc sản và cây dược liệu 18 ha; cây lương thực 100 ha và có chăn nuôi 30 ha, để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững.
b) Hỗ trợ chuyển đổi giống heo: hỗ trợ 90 con heo nái ngoại hậu bị cho các hộ chăn nuôi cá thể tại các huyện: Di Linh, Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc để tạo đàn cái nền có chất lượng, đưa tỷ lệ đàn heo ngoại và heo lai lên 96%.
3. Định mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống:
- Hỗ trợ nhập nội, lai tạo, phục tráng, lưu giữ nguồn gen giống rau, hoa, cây đặc sản: 100%.
- Hỗ trợ các cơ sở đánh giá bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn đầu dòng, công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống đối với cây công nghiệp và cây ăn quả: 50%.
- Hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất lúa giống (lúa lai) chất lượng cao: 30%.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm: 30%.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở nuôi tằm con tập trung: 30%.
b) Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi (mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ), cụ thể:
- Giống cây trồng:
+ Hỗ trợ 60% chi phí giống đối với các cây dâu tằm, cây ăn quả.
+ Hỗ trợ 50% chi phí giống đối với các cây trồng khác.
- Hỗ trợ 01 lần 50% chi phí giống heo, mỗi hộ 01 con, mức hỗ trợ tối đa không quá 05 triệu đồng/01 con heo giống từ 6 tháng tuổi trở lên.
III. Phân bổ kinh phí:
1. Tổng kinh phí phân bổ: 2.430 triệu đồng (Hai tỷ, bốn trăm ba mươi triệu đồng), trong đó:
a) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống: 762 triệu đồng;
b) Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi: 1.605 triệu đồng;
c) Quản lý chương trình: 63 triệu đồng.
Chi tiết Phụ lục đính kèm.
2. Phân bổ theo địa phương, đơn vị:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 663 triệu đồng, gồm:
- Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Nông nghiệp Lâm Đồng: 180 triệu đồng;
- Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng: 180 triệu đồng;
- Trung tâm Thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng: 180 triệu đồng.
b) Thành phố Đà Lạt: 90 triệu đồng;
c) Huyện Lạc Dương: 90 triệu đồng;
d) Huyện Đơn Dương: 90 triệu đồng;
đ) Huyện Đam Rông: 90 triệu đồng;
e) Huyện Lâm Hà: 198 triệu đồng;
g) Huyện Di Linh: 225 triệu đồng;
h) Huyện Cát Tiên: 135 triệu đồng;
i) Huyện Đạ Tẻh: 225 triệu đồng;
k) Thành phố Bảo Lộc: 90 triệu đồng;
m) Huyện Bảo Lâm: 180 triệu đồng;
l) Huyện Đạ Huoai: 279 triệu đồng;
n) Huyện Đức Trọng: 75 triệu đồng.
Chi tiết tại Phụ lục II đính kèm.
3. Nguồn kinh phí: theo Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh.
Điều 2.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện đúng nội dung và định mức hỗ trợ được phê duyệt; kiểm tra, giám sát, báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính hướng dẫn các sở, ngành, UBND các địa phương có liên quan về trình tự, thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
3. UBND các huyện, thành phố:
a) Chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã và nhân dân triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
b) Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các, ngành, đơn vị, đoàn thể có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN NĂM 2016
(Đính kèm QĐ số: 1295/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
STT |
Nội dung |
Tổng phân bổ |
Đơn vị, địa phương thực hiện |
|||||||||||||
Sở NN& PTNT |
Đà Lạt |
Lạc Dương |
Đơn Dương |
Đức Trọng |
Lâm Hà |
Di Linh |
Đam Rông |
Bảo Lâm |
Bảo Lộc |
Đạ Huoai |
Đạ Tẻh |
Cát Tiên |
Mức hỗ trợ (%) |
|||
I |
Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống |
762 |
600 |
|
0 |
0 |
0 |
63 |
0 |
0 |
0 |
0 |
45 |
0 |
54 |
|
1 |
Nhập nội, lai tạo, phục tráng, lưu giữ nguồn gen giống rau, hoa, cây đặc sản |
180 |
180 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
100 |
2 |
Đánh giá bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn đầu dòng, xây dựng vườn cây đầu dòng tập trung. |
180 |
180 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
3 |
Công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống đối với cây công nghiệp và cây ăn quả. |
60 |
60 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
4 |
Hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất lúa giống (lúa lai) chất lượng cao |
54 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
54 |
30 |
5 |
Hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm |
180 |
180 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30 |
6 |
Hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở nuôi tằm con tập trung |
108 |
|
|
|
|
|
63 |
|
|
|
|
45 |
|
|
30 |
II |
Chuyển đổi giống cây trồng |
1.155 |
0 |
90 |
90 |
90 |
75 |
45 |
135 |
90 |
180 |
0 |
144 |
135 |
81 |
|
1 |
Cây chè |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
|
Chè chất lượng cao |
90 |
|
|
|
|
|
|
|
|
90 |
|
|
|
|
50 |
|
Chè cành cao sản |
180 |
|
|
|
|
|
|
90 |
|
90 |
|
|
|
|
50 |
2 |
Dâu tằm |
90 |
|
|
|
|
|
|
|
45 |
|
|
45 |
|
|
60 |
3 |
Cây ăn quả |
264 |
|
|
|
45 |
75 |
|
|
45 |
|
|
54 |
45 |
|
60 |
4 |
Lúa |
90 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
45 |
45 |
50 |
5 |
Cây dược liệu và cây đặc sản |
225 |
|
90 |
90 |
45 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
6 |
Cỏ chăn nuôi |
216 |
|
|
|
|
|
45 |
45 |
|
|
|
45 |
45 |
36 |
50 |
II |
Hỗ trợ chuyển đổi giống vật nuôi |
450 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
90 |
90 |
0 |
0 |
90 |
90 |
90 |
0 |
|
|
Heo giống ngoại |
450 |
|
|
|
|
|
90 |
90 |
|
|
90 |
90 |
90 |
|
50 |
III |
Tổ chức thực hiện |
63 |
63 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Kinh phí quản lý |
63 |
63 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
2.430 |
663 |
90 |
90 |
90 |
75 |
198 |
225 |
90 |
180 |
90 |
279 |
225 |
135 |
|
Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 30/12/2009