Quyết định 1262/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2020
Số hiệu: | 1262/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Nam | Người ký: | Trần Xuân Lộc |
Ngày ban hành: | 12/11/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1262/QĐ-UBND |
Phủ Lý, ngày 12 tháng 11 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ vào Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn lập qui hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Quyết định số 1160/QĐ- UBND ngày 21/9/2009 về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện quy hoạch lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 về việc phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Công văn thẩm định số 3282/BNN-TCLN ngày 11/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2010 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 - 2020, với nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Sử dụng, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Thu hút mọi nguồn lực xã hội và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, đảm bảo đóng góp của ngành lâm nghiệp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, nâng cao mức sống của người dân vùng đồi rừng, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về môi trường: Giữ vững độ che phủ rừng của rừng là 7% vào năm 2020.
- Về kinh tế: Hàng năm tạo ra giá trị sản xuất lâm nghiệp 50 - 55 tỉ đồng, trong đó xây dựng lâm sinh 3,0 - 3,2 tỉ đồng, khai thác chế biến, dịch vụ đạt 48 - 52 tỉ đồng.
- Về xã hội, an ninh quốc phòng: Tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt là các hộ nghèo…góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong khu vực..
2. Nhiệm vụ:
- Bảo vệ rừng: Giai đoạn 2010-2015: 4.569,7 ha; giai đoạn 2016-2020: 4.773,4 ha.
- Làm giàu rừng: Giai đoạn từ nay đến 2015 xây dựng mô hình làm giàu rừng trên núi đá như: trồng cây thông gió, cây móc mật, cây bương ở xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng và phát triển nguồn cây thuốc quý như Đảng sâm, Kim ngân, Thổ sâm… rồi nhân rộng trên toàn bộ diện tich 3.138,4 rừng tự nhiên trên núi đá vôi.
- Trồng rừng tập trung:
+ Trồng rừng mới: 203,7 ha (Kim Bảng 147 ha, Thanh Liêm 21 ha, Duy Tiên là 35,7 ha). Trong đó đều là trồng rừng sản xuất.
+ Trồng lại rừng sau khai thác:
- Khối lượng: Đến năm 2020, sẽ khai thác và trồng lại tổng cộng 703,7 ha, trong đó 500 ha rừng trồng hiện có và 203,7 rừng trồng giai đoạn 2010 - 2015. Bình quân 70 - 80 ha/năm.
- Trồng cây phân tán: 1,8 triệu cây
+ Giai đoạn 2010 - 2015: bình quân 218.000 cây/năm.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: bình quân 142.000 cây/năm
- Khai thác rừng
Đối tượng là diện tích rừng trồng hiện có 1.386,6 ha và 203,7 ha trồng rừng giai đoạn 2010 - 2015. Hàng năm tiến hành khai thác bình quân 70 - 80 ha, bình quân mỗi ha đạt 45 m3/ha, sản lượng từ 3.150 - 3.600 m3/năm.
- Chế biến và tiêu thụ lâm sản:
+ Giai đoạn 2010 - 2015: Rà soát lại các cơ sở chế biến hiện có, đầu tư cải tạo nâng cấp nhà xưởng, thay thế dây truyền công nghệ hiện đại.
+ Giai đoạn sau 2015: Sản lượng khai thác lâm sản hàng năm trên địa bàn ổn định. Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ…
- Các hoạt động khác:
Quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020: Diện tích được chi trả phí môi trường:
3.413,44 ha rừng phòng hộ phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái.
Rừng sản xuất phấn đấu 30% diện tích có chứng chỉ rừng, trồng rừng cơ chế phát triển sạch (CDM).
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, lâm sinh:
+ Xây dựng vườn ươm: Đầu tư xây dựng 01 trại giống cây lâm nghiệp ở xóm 1 xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, diện tích 9,3 ha. Trong đó diện tích xây dựng khu rừng giống Keo tai tượng là 7,6 ha, còn lại là ươm cây giống. Tiến độ thực hiện từ 2009 - 2010.
+ Xây dựng hệ thống phòng chống cháy rừng: Giai đoạn 2010 - 2020, cụ thể: Chòi canh lửa rừng tại huyện Kim Bảng 01 chòi, huyện Thanh Liêm 01 chòi và 10 bảng nội quy.
3. Phạm vi quy hoạch: Các xã, thị trấn có rừng và đất lâm nghiệp thuộc huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên, Bình Lục.
4. Quy hoạch đất Lâm nghịêp:
4.1. Tổng diện tích đất Lâm nghiệp quy hoạch lại là: 4.906,42 ha, trong đó:
- Đất có rừng: 4.773,42 ha.
+ Rừng tự nhiên: 3.138,40 ha.
+ Rừng trồng: 1.768,02 ha.
(rừng trồng sản xuất: 1.723,32ha; rừng trồng phòng hộ 44,7 ha)
- Đất chưa có rừng: 133,0 ha.
4.2. Quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp:
- Rừng đặc dụng: 0 ha.
- Rừng Phòng hộ: 3.183,1 ha.
+ Rừng tự nhiên: 3.138,4 ha.
+ Rừng trồng: 44,7 ha.
- Rừng sản xuất: 1.723,32 ha.
+ Rừng trồng: 1.590,32 ha.
+ Đất chưa có rừng: 133,0 ha.
5. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn:
5.1. Vốn đầu tư: Tổng số vốn đầu tư: 29.837,4 triệu đồng, chiếm 100%, trong đó:
- Vốn bảo vệ rừng: 9.338,1 triệu đồng, chiếm 31,30%.
- Vốn phát triển rừng: 17.634,1 triệu đồng, chiếm 59,10%.
- Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là: 655,0 triệu đồng, chiếm 2,19%.
- Vốn quản lý: 2.210,2 triệu đồng, chiếm 7,41%.
5.2. Nguồn vốn:
Tổng vốn đầu tư thực hiện là: 29.837,4 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách: 25.035,6 triệu đồng, chiếm 83,9% tổng vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp (Ngân sách Trung ương 22.532,1 triệu đồng chiếm 90%, ngân sách điạ phương 2.503,5 triệu đồng chiếm 10%).
- Vốn của doanh nghiệp + vốn vay: 2.902,5 triệu đồng, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư cho lâm nghiệp.
- Vốn khác 1.899,3 triệu đồng đồng, chiếm 6,4%.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lưc thi hành kể từ ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng, Trưởng ban quản lý dự án rừng phòng hộ tỉnh Hà Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu tránh nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 14/01/2008 | Cập nhật: 23/02/2008