Quyết định 1222/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
Số hiệu: | 1222/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/07/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 05/08/2011 | Số công báo: | Từ số 437 đến số 438 |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1222/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, quy hoạch các ngành và lĩnh vực.
2. Phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển và năng lượng tái tạo hình thành các sản phẩm mũi nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng và cả nước; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bảo tồn, phát huy, phát triển nền văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, tránh thiên tai; kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16 - 18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19 - 20%/năm; trong đó, giai đoạn 2011 - 2015: Công nghiệp - xây dựng tăng 30 - 31%/năm, nông, lâm, thủy sản tăng 5 - 6%/năm, khu vực dịch vụ tăng 15 - 16%/năm và giai đoạn 2016 - 2020: Công nghiệp - xây dựng tăng 32 - 33%/năm; nông, lâm, thủy sản tăng 6 - 7%/năm, khu vực dịch vụ tăng 16 - 17%/năm;
- GDP/người theo giá thực tế đến năm 2015 đạt khoảng 1.400 USD và đến năm 2020 đạt khoảng 2.800 USD;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2015 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 40%; ngành nông, lâm, thủy sản đạt 25%; các ngành dịch vụ đạt 35% và năm 2020 tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 52% - 20% - 28%;
- Tốc độ tăng thu ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17 - 18%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 19 - 20%/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2015 đạt 1.700 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 4.500 tỷ đồng; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đến năm 2015 đạt 10% và đến năm 2020 đạt 10 - 11%;
- Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2015 đạt 29 - 30%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 24 - 25%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 180 triệu USD và đến năm 2020 đạt 470 - 480 triệu USD;
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 tăng 24 - 25%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 29 - 30%/năm; huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ 2011 - 2020 đạt 260 nghìn tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 60 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 200 nghìn tỷ đồng.
b) Về xã hội:
- Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên. Giai đoạn 2011 - 2015 dân số tự nhiên tăng khoảng 1,15%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 1,1%/năm. Đến năm 2015 quy mô dân số đạt khoảng 640 - 650 nghìn người và năm 2020 đạt khoảng 740 - 750 nghìn người;
- Tỷ lệ hộ nghèo thời kỳ 2011 - 2020 giảm khoảng 1,2% - 1,5%/năm. Tỷ lệ bác sỹ/dân số, đến năm 2015 đạt 7 bác sỹ/1 vạn dân và năm 2020 đạt trên 8 bác sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, đến năm 2015 giảm xuống còn dưới 18% và năm 2020 giảm xuống còn dưới 13%;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 50%, trong đó đào tạo nghề đạt 33% và năm 2020 đạt trên 60% (đào tạo nghề đạt trên 45%). Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng dần lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 37%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên 28%, khu vực dịch vụ tăng lên 35% và năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm xuống còn 29%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên 34%; khu vực dịch vụ tăng lên 37%;
- Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Đến năm 2020 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông ở các thị trấn và một số xã có điều kiện; tỷ lệ xã, phường vững mạnh toàn diện đạt trên 50%.
c) Về môi trường:
- Nâng độ che phủ rừng đến năm 2015 đạt trên 45% và đến năm 2020 đạt 50%; cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho dân cư trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%, số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 85%, rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tập trung đạt 80%, quản lý và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế đạt 100%; đến năm 2020 các chỉ tiêu tương ứng đạt: trên 98%, 95%, 90% và 100%;
- Quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý môi trường.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Phương hướng phát triển:
Tập trung ưu tiên phát triển 6 nhóm ngành gồm: Năng lượng, du lịch, nông lâm, thủy sản, sản xuất chế biến và 2 nhóm ngành phụ trợ là giáo dục - đào tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản; đến năm 2020 mục tiêu phát triển 6 nhóm ngành đóng góp 91% GDP và giải quyết 85% lao động của toàn tỉnh, cụ thể:
a) Phát triển nhóm ngành năng lượng, mà trọng tâm là điện hạt nhân và năng lượng tái tạo để Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước; mục tiêu đến năm 2020 nhóm ngành này đóng góp 11% GDP và giải quyết 5 - 8% nhu cầu năng lượng quốc gia;
- Triển khai đầu tư xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân công suất 4.000 MW, nhà máy thứ nhất dự kiến khởi công xây dựng vào năm 2014, hoàn thành và vận hành vào năm 2020 (theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ);
- Phát triển loại hình thủy điện tích năng với quy mô 1.200 MW trên hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, dự kiến hoàn thành và hoạt động vào năm 2020; đẩy mạnh phát triển điện gió ở 14 vùng tiềm năng gió quy mô 1.600 MW, điện mặt trời quy mô 282 MW.
b) Du lịch:
Phát triển du lịch toàn diện dựa trên tiềm năng và lợi thế du lịch của Tỉnh, bao gồm: Du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa; từng bước hình thành khu du lịch trọng điểm của cả nước và khu vực Đông Nam Á với các loại hình du lịch đặc biệt có tính cạnh tranh cao, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt nhất, cụ thể:
- Phát triển loại hình du lịch thuyền buồm cao cấp, quy mô từ 100 đến 200 bến du thuyền tại vịnh Vĩnh Hy (huyện Ninh Hải) và khu du lịch Bình Sơn - Ninh Chữ (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm); hình thành các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ở khu du lịch Vĩnh Hy, Mũi Dinh; phát triển loại hình du lịch kết hợp thưởng thức đặc sản rượu vang nho địa phương, trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á; tập trung phát triển các khu du lịch biển, gồm: Khu du lịch Bình Tiên, Bình Tiên - Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ, Mũi Dinh, Cà Ná;
- Mục tiêu đến năm 2020 ngành du lịch đóng góp 12% GDP và giải quyết 13% lao động của toàn tỉnh; đến năm 2015 đón khoảng 1,3 - 1,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 14 - 15%; đến năm 2020 đón 2,5 - 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 19 - 20%.
c) Nông, lâm nghiệp, thủy sản:
Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, có năng suất và chất lượng cao, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; mục tiêu đến năm 2015 nhóm ngành nông - lâm - thủy sản đóng góp 25% GDP và giải quyết 37% lao động của toàn tỉnh và đến năm 2020 đóng góp 20% GDP và giải quyết 29% lao động của toàn Tỉnh, cụ thể:
- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, nâng cao giá trị sử dụng đất; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 6 - 7%/năm; ổn định diện tích trồng lúa 17 - 18 nghìn ha, sản lượng hàng năm đạt 200 - 220 nghìn tấn; nâng cao chất lượng đàn gia súc, phát triển mô hình chăn nuôi trang trại tập trung gắn với công nghiệp chế biến, nâng tỷ lệ sind hóa đàn bò, đến năm 2015 đạt 38% và đến năm 2020 đạt 45%;
- Về thủy sản: Phát huy lợi thế về sản xuất giống thủy sản, phát triển vùng sản xuất giống tập trung An Hải, Nhơn Hải và nghê nuôi tôm thịt gắn với công nghiệp chế biến xuất khẩu; đẩy mạnh nghề khai thác thủy sản xa bờ; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 7 - 8%/năm; mục tiêu đến năm 2015 sản lượng tôm giống đạt 11,5 tỷ con giống, diện tích nuôi tôm đạt 1,2 nghìn - 1,3 nghìn ha, sản lượng tôm thịt đạt 13 nghìn tấn, sản lượng hải sản đánh bắt xa bờ đạt 60 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 100 triệu USD và đến năm 2020 tương ứng các chỉ tiêu trên đạt: 17 tỷ con giống, 1,2 nghìn - 1,3 nghìn ha, 20 nghìn tấn, 65 nghìn tấn và 150 triệu USD;
- Về lâm nghiệp: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng một cách hợp lý bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững; bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có, tích cực trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh rừng, phát triển cây cao su theo hướng sản xuất hàng hóa trên vùng đất nghèo kiệt ở các huyện: Bác Ái, Ninh Sơn; mục tiêu đến năm 2015 độ che phủ rừng đạt trên 45% và đến năm 2020 đạt khoảng 50%.
d) Về công nghiệp:
Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch và tăng trưởng đột phá để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế; mục tiêu đến năm 2020 ngành công nghiệp đóng góp 12% GDP và giải quyết 13% lao động của toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng giai đoạn 2011 - 2015 bình quân đạt 22 - 24%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 26 - 28%/năm, cụ thể:
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến có lợi thế như công nghiệp sản xuất muối và hóa chất sau muối, công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, mở rộng diện tích sản xuất muối đạt từ 4.000 - 5.000 ha, sản lượng đạt 450 - 500 nghìn tấn/năm và phát triển các sản phẩm hóa chất sau muối như: Muối cao cấp, xút Magiê-Clo, sản lượng đạt 200 - 250 nghìn tấn/năm; đầu tư xây dựng từ 1 - 2 nhà máy chế biến tôm xuất khẩu, quy mô mỗi nhà máy đạt 10.000 tấn/năm; nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm, sản xuất bia, rượu nho gắn với việc hình thành các khu du lịch sinh thái;
- Kêu gọi đầu tư dự án sản xuất thép tại khu vực Dốc Hầm - Cà Ná, quy mô 14,5 triệu tấn/năm gắn với cảng hàng hóa, quy mô bốc dỡ hàng hóa 15 triệu tấn/năm;
- Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Giai đoạn 2011 - 2015 tập trung hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Du Long và Khu công nghiệp Phước Nam; giai đoạn 2016 - 2020 phát triển Khu công nghiệp Hiếu Thiện và Khu công nghiệp Cà Ná; mỗi huyện đầu tư xây dựng 1 - 2 cụm công nghiệp, với quy mô khoảng 30 - 50 ha, ưu tiên phát triển 8 cụm công nghiệp: Thành Hải, Tháp Chàm (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), Cà Ná (Thuận Nam), Tri Hải (Ninh Hải), Tân Sơn, Quảng Sơn (Ninh Sơn), Phước Thắng (Bác Ái), Suối Đá (Thuận Bắc).
đ) Xây dựng và kinh doanh bất động sản, phát triển các khu đô thị mới:
Phát triển ngành xây dựng trở thành một ngành kinh tế mạnh, có trình độ kỹ thuật cao, từng bước hình thành thị trường bất động sản; mục tiêu đến năm 2020 ngành đóng góp 37% GDP và giải quyết 25% lao động của toàn tỉnh, cụ thể:
- Hình thành các doanh nghiệp hoạt động xây dựng có năng lực về tài chính, nguồn nhân lực mạnh, chuyên môn cao để thực hiện các công trình dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp; tận dụng lợi thế về địa kinh tế, hình thành các khu đô thị tập trung, quy mô hợp lý; tập trung phát triển các khu đô thị cao cấp ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm;
- Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm: Dịch vụ môi giới, cho thuê bất động sản, phát triển thị trường trung gian cung cấp các dịch vụ mua, bán bất động sản và phát triển dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các công trình xây dựng, chống xuống cấp; phát triển thị trường nhà ở cho thuê, các khu văn phòng cao cấp.
e) Giáo dục và đào tạo:
Phát triển toàn diện, đồng bộ cả về quy mô, chất lượng giáo dục đào tạo, bảo đảm tốt cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, huy động mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường học, giảm thiểu tối đa chênh lệch về giáo dục giữa các vùng miền trong tỉnh; phấn đấu đến năm 2020 nhóm ngành đóng góp 3% GDP và giải quyết 0,2% lao động của toàn tỉnh, cụ thể:
- Phát triển mạng lưới trường, lớp ở các cấp học đạt chuẩn quốc gia, chú trọng phát triển nhà trẻ mẫu giáo theo hướng xã hội hóa; phấn đấu đến năm 2015 đạt 30% số trường đạt chuẩn quốc gia, 50% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày và 10% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020 các chỉ tiêu tương ứng trên đạt 50%, 60% và 20%;
- Đào tạo nghề: Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực; nâng cao hiệu quả hoạt động của Phân hiệu Đại học Nông lâm; thành lập các cơ sở Đại học Thủy lợi và Điện lực; nâng cấp Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Thuận thành Trường Cao đẳng đa ngành; xúc tiến chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sau năm 2015 thành lập trường Đại học Ninh Thuận, đồng thời kêu gọi đầu tư xây dựng tại tỉnh các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế.
2. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng
a) Hạ tầng giao thông:
- Đường bộ: Ưu tiên đầu tư xây dựng các trục giao thông kết nối 2 hành lang quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển, trục ngang quốc lộ 27 kết nối với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên, cầu Đông Hải - Phú Thọ (cầu An Đông). Nâng cấp các tuyến quốc lộ: 1A, 27A, 27B, tuyến đường ven biển (Bình Tiên - Cà Ná), đường 703 nối quốc lộ 1A đến đường Yên Ninh và Hải Thượng Lãn Ông, đường Kiền Kiền đến Cảng hàng hóa Ninh Chữ, đường Văn Lâm - Sơn Hải. Xây dựng đường vành đai thành phố Phan Rang - Tháp Chàm gắn kết với quốc lộ 27 và các tuyến đường qua các huyện: Ninh Hải, Thuận Bắc, Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước, khu vực Tân Bắc sân bay Thành Sơn đến Khu công nghiệp Du Long và khu vực các xã: Phước Thái, Phước Vinh (Ninh Phước), Ma Nới (Ninh Sơn). Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, miền núi và đường giao thông đến các vùng nguyên liệu; nâng cấp các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp VI và cấp V đồng bằng;
- Đường sắt: Triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch đến năm 2020 hoàn thành giai đoạn I cải tạo và nâng cấp đường sắt Bắc - Nam đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang - TP Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu quy hoạch phục hồi tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm để phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch với Đà Lạt;
- Đường biển: Phát triển cảng biển Dốc Hầm, quy mô hàng hóa qua cảng 15 triệu tấn/năm; cảng hàng hóa Ninh Chữ tiếp nhận được tàu thuyền trọng tải 10.000 tấn; các cảng chuyên dụng phục vụ du lịch gồm: Bình Tiên - Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ để tiếp nhận các tàu du lịch trong nước; nâng cấp và mở rộng các cảng cá: Cà Ná, Đông Hải và Ninh Chữ làm nơi tránh trú bão cho tàu thuyền, quy mô mỗi cảng từ 500 - 1.000 chiếc và có khả năng tiếp nhận tàu có công suất từ 500 - 1.000 CV.
b) Thủy lợi: Tập trung đầu tư các công trình thủy lợi để tăng năng lực tưới khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp vào năm 2015 và 56% vào năm 2020. Đến năm 2015 hoàn thành đầu tư hệ thống thủy lợi hồ Tân Mỹ dung tích khoảng 219 triệu m3, hồ Sông Than, hồ Ô Căm, hồ Tân Giang II, hồ Tà Nôi, hồ Tà Lâm (Ma Nới), hồ Đa Mây (xã Phước Bình, huyện Bác Ái). Đầu tư xây dựng đập 19/5 mở rộng (Lâm Sơn), đập hạ lưu sông Dinh để ngăn mặn, giữ nguồn nước ngọt, làm thay đổi môi trường sinh thái và khai thác lợi thế khu vực hai bên bờ sông Dinh; đầu tư kiên cố hệ thống kênh mương, trong đó tập trung đầu tư kênh cấp I thuộc các hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm, Tân Giang và hệ thống kênh mương cấp II, III để phát huy hiệu quả các hồ chứa nước đã đầu tư;
c) Hệ thống cấp nước và thoát nước: Mở rộng và nâng cấp mạng lưới cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các đô thị trong tỉnh; đầu tư hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải cho các khu công nghiệp và các Nhà máy điện hạt nhân;
d) Cấp điện:
- Nâng cấp và phát triển mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia, đáp ứng 100% nhu cầu về điện sản xuất phù hợp với quy mô sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp;
- Xây dựng trạm điện hạt nhân số 1 và số 2 (Trạm 500 KV); phát triển lưới điện đấu nối các nguồn điện hạt nhân, nhiệt điện và điện gió nối với hệ thống điện quốc gia và mạng lưới cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; nâng cấp hệ thống lưới điện 15 KV (hiện có) lên 22 KV và từng bước thay thế đường dây nổi 22 KV ở khu vực trung tâm các đô thị bằng cáp ngầm 22 KV;
- Xây dựng các trạm biến áp 220 KV, 110 KV phục vụ các Khu công nghiệp Du Long, Phước Nam, khu vực Dốc Hầm và cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
đ) Thông tin và truyền thông:
- Mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa mạng bưu chính - viễn thông và thông tin truyền thông có dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối các địa phương trên cả nước và quốc tế; hiện đại hóa hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang trên địa bàn tỉnh đến huyện, xã;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước (Chính phủ điện tử) và giao dịch điện tử; tăng mật độ thuê bao điện thoại, đến năm 2015 đạt bình quân 34 thuê bao điện thoại/100 dân và đến năm 2020 tăng lên 50 thuê bao điện thoại/100 dân;
- Đảm bảo 100% xã có nút mạng, tiến hành cung cấp đa dịch vụ, tốc độ cao, số người sử dụng Internet đến năm 2015 là 50%, sau 2015 về cơ bản tất cả nhu cầu về sử dụng Internet đều được đáp ứng; mật độ thuê bao Internet đến năm 2015 đạt 6,4 thuê bao/100 dân và đến năm 2020 đạt 15 thuê bao/100 dân.
3. Phát triển các vấn đề xã hội
a) Dân số và kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện tốt chiến lược dân số quốc gia, bảo đảm quy mô dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số. Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đến năm 2015 dân số tự nhiên tăng khoảng 1,15% và năm 2020 tăng khoảng 1,1%; tăng dân số cơ học giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 6,46%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 8%/năm; quy mô dân số Ninh Thuận đến năm 2015 đạt khoảng 640 - 650 nghìn người và năm 2020 đạt khoảng 740 - 750 nghìn người; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2015 đạt 43,9% và đến năm 2020 đạt 48%;
b) Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh; đầu tư hoàn chỉnh Bệnh viện đa khoa tỉnh 500 giường với trang thiết bị hiện đại, xây dựng mới Bệnh viện y học cổ truyền, Bệnh viện y học dân tộc ở các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn; nâng cấp các trạm y tế xã và bảo đảm các điều kiện khác theo hướng đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu đến năm 2015 có 70% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế và đến năm 2020 là 90%, tỷ lệ 100% trạm y tế có nữ hộ sinh và 80% trạm y tế xã, phường có bác sỹ. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 8 bác sỹ/vạn dân;
c) Định hướng phát triển văn hóa - thông tin - phát thanh truyền hình: Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phấn đấu đến năm 2015 số thôn, khu phố đạt chuẩn văn hóa đạt 65% số thôn, khu phố và đến năm 2020 đạt trên 80% số thôn, khu phố. Tăng cường thiết chế văn hóa cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa; phấn đấu đến năm 2015 đạt 60% xã, phường, thị trấn trong tỉnh xây dựng được trung tâm văn hóa - thông tin - thể thao, 98% các thôn bản có đài truyền thanh, 96% hộ gia đình xem được chương trình truyền hình và nghe đài tiếng nói Việt Nam và đến năm 2020 các chỉ tiêu tương ứng đạt 80%, 100% và 100%;
d) Định hướng phát triển thể dục - thể thao: Phát triển mạng lưới thể dục thể thao của Tỉnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu luyện tập và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, kết hợp phát triển các môn thể thao thành tích cao có lợi thế; đồng thời phát triển phong trào thể thao gắn với khôi phục thể thao dân gian các dân tộc trong tỉnh; chú trọng đào tạo vận động viên trẻ có chất lượng; phát triển phong trào thể thao quần chúng; phấn đấu số người tham gia thể dục thể thao ngày càng tăng;
đ) Phát triển khoa học công nghệ: Phát triển khoa học công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, ưu tiên công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng vào phục vụ sản xuất và đời sống; tăng cường hợp tác với các cơ quan khoa học trung ương đóng trên địa bàn, hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc nhân rộng các giống mới tạo ra các giá trị thương phẩm cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế hướng đến xuất khẩu. Tập trung đầu tư cho công tác khoa học, xây dựng một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng, xưởng thực nghiệm để sản xuất sản phẩm mới, trung tâm sản xuất giống và đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học.
4. Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội và một trong 3 mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững và bảo đảm thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; mục tiêu chung trong thời kỳ quy hoạch là làm cho môi trường sống ngày càng tốt hơn, theo hướng chủ động ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
5. Về quốc phòng - an ninh
a) Ưu tiên quỹ đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cho phát triển tiềm lực quốc phòng của Tỉnh và cả nước. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, biên phòng nhân dân;
b) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quân sự, biên phòng, công an và các Sở, ban ngành, mặt trận và toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, xây dựng tỉnh Ninh Thuận vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc phòng, an ninh.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ
1. Định hướng phát triển không gian, lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 theo hướng phát triển 2 hành lang, 6 khu vực phát triển chủ yếu với 3 khu vực ưu tiên, như sau:
a) 02 hành lang: Quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển.
b) 06 khu vực chủ yếu: Khu vực phía Tây (các huyện miền núi), khu vực du lịch phía Bắc, khu vực Đầm Nại, khu vực công nghiệp phía Nam, Làng ven đô (Phước Dân - Ninh Phước), trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm; trong đó tập trung ưu tiên 03 khu vực: Trung tâm đô thị Phan Rang - Tháp Chàm, khu vực du lịch phía Bắc tỉnh, khu vực công nghiệp phía Nam tỉnh.
2. Định hướng phân bố các ngành sản xuất
Phân bố sản xuất theo không gian thành 4 vùng ưu tiên, như sau:
a) Vùng miền núi (Ninh Sơn, Bác Ái): Chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày gắn với công nghiệp chế biến như mỳ, mía, thuốc lá, điều, cao su và phát triển chăn nuôi đại gia súc, xây dựng nông thôn mới.
b) Vùng phía Bắc: Tập trung ưu tiên cho phát triển du lịch, bố trí những khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, có quy mô lớn dọc theo ven biển từ Bình Tiên - Vĩnh Hy; hình thành một số khu du lịch nổi tiếng trong khu vực như: Khu du lịch Bình Tiên, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy, Núi Chúa và khu du lịch Bãi Thùng, Hòn Đỏ.
c) Vùng phía Nam: Ưu tiên phát triển công nghiệp, tập trung chủ yếu bố trí Khu công nghiệp Phước Nam và Khu công nghiệp Cà Ná, xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 1 tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam.
d) Vùng đồng bằng: Ưu tiên phát triển đô thị và dịch vụ - thương mại, phát triển đô thị trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị du lịch - thương mại, phát triển theo hướng “Thành phố công viên”, hình thành cụm đô thị vệ tinh: Khu đô thị sinh thái khu vực 02 bên bờ Sông Dinh, khu đô thị - du lịch Đầm Nại, khu đô thị Đông Văn Sơn - Bắc Bình Sơn, khu đô thị ven biển và khu Văn phòng cao cấp Bình Sơn - Ninh Chữ, khu đô thị phục vụ chuyên gia xây dựng 02 nhà máy điện hạt nhân ở Thuận Nam.
3. Định hướng phát triển các đơn vị hành chính
Nâng cấp các đô thị khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định; chia tách các xã, huyện có quy mô quá lớn về dân số và diện tích tự nhiên cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ quản lý kinh tế và xã hội. Định hướng phát triển các đơn vị hành chính, như sau:
a) Giai đoạn 2011 - 2015:
Toàn tỉnh có 6 đơn vị hành chính huyện và 1 thành phố; nâng cấp thành phố Phan Rang - Tháp Chàm lên đô thị loại II (khi đáp ứng đủ điều kiện quy định), xem xét điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã (xã, phường, thị trấn) nâng lên thành khoảng 91 xã, phường, thị trấn vào năm 2015.
b) Giai đoạn 2016 - 2020:
Toàn tỉnh sẽ có khoảng 7 đơn vị hành chính huyện (tăng 1 huyện được tách từ huyện Ninh Sơn), hình thành thị xã Tân Sơn (đô thị loại IV); mở rộng không gian lãnh thổ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm theo hướng phát triển mở rộng gồm cả thị trấn Khánh Hải và dọc khu vực 2 bên Đầm Nại để xây dựng khu đô thị - du lịch ven biển và mở rộng về phía Tây thành phố gồm phía Nam bờ Sông Dinh để hình thành khu đô thị dọc 2 bên bờ Sông Dinh; điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã nâng lên thành khoảng 101 xã, phường, thị trấn vào năm 2020.
V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
(Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 260 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 60 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, Tỉnh cần có các giải pháp cụ thể để huy động cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:
a) Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020; có chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho các công trình thủy lợi lớn, giao thông, điện, nước…; thực hiện chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để bê tông hóa kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn và xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao, v.v…;
b) Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư; tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư; chủ động xúc tiến, kêu gọi tìm kiếm đối tác đầu tư; đầu tư đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả cao nhất. Có cơ chế đảm bảo thực hành tiết kiệm triệt để trong chi tiêu hành chính, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư dứt điểm những dự án mang tính đột phá tạo sự phát triển cao và bền vững;
c) Đa dạng hóa các hình thức huy động và tạo vốn, coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng; thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, ban hành cơ chế, chính sách huy động vốn trong dân cư và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển; ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất là các công ty đa quốc gia để tranh thủ tiếp thu công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới;
d) Đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng nhằm tạo thuận lợi tiếp cận các nguồn vốn, đáp ứng kịp thời về vốn cho sản xuất kinh doanh; hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp các nước, tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán;
đ) Tập trung phối hợp tốt nhất với các Bộ, ngành liên quan để đẩy nhanh triển khai thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia đầu tư trên địa bàn;
e) Nâng cao vị trí địa kinh tế của Tỉnh để nâng cao giá trị sử dụng đất, tăng huy động GDP vào ngân sách trên cơ sở phát triển mạnh sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ và tăng cường công tác quản lý nguồn thu để bảo đảm chi và có kết dư để tái đầu tư phát triển;
g) Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực y tế, dạy nghề, giáo dục, văn hóa và thể thao, môi trường, phấn đấu có khoảng 20 - 25% vốn đầu tư trên lĩnh vực này được huy động từ xã hội hóa;
h) Huy động nguồn vốn FDI để đầu tư cho phát triển, tập trung kêu gọi đầu tư các dự án có quy mô lớn thuộc các nhóm ngành năng lượng, du lịch, công nghiệp, cảng biển, khu đô thị mới, giáo dục, y tế đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo bứt phá trong khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của Tỉnh; đối với nguồn vốn ODA: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng vùng nghèo, vùng khó khăn của Tỉnh. Tiếp tục chủ động hợp tác với các đối tác phát triển, các nhà tài trợ để xác định các cơ hội đầu tư cho phù hợp với mục tiêu ưu tiên và tiêu chí của nhà tài trợ;
i) Triển khai chương trình tín dụng nhà nước cho các doanh nghiệp có các dự án thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. Ưu tiên các dự án có quy mô lớn của các ngành mũi nhọn, các dự án đổi mới công nghệ chế biến nông, thủy sản, dự án phát triển năng lượng sạch. Nguồn vốn này dự kiến đáp ứng được khoảng 7 - 8,8% tổng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh;
k) Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút tối đa vốn các thành phần kinh tế, triển khai các dự án tỉnh có lợi thế so sánh như: Kinh tế biển, xây dựng các khu đô thị, văn phòng cho thuê; động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, tiểu điền; đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, khôi phục các nghề truyền thống địa phương.
2. Giải pháp tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
a) Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, làm động lực thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; tăng cường sự quan tâm của nhà đầu tư và các đối tác chiến lược đối với sự phát triển của Tỉnh;
b) Nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư và hiệu quả thực hiện các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển ODA, NGO; đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính và xúc tiến, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cho các nhà đầu tư và các đối tác phát triển;
c) Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan hành chính của tỉnh và đội ngũ quản lý doanh nghiệp, mang tính chuyên nghiệp cao và sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
a) Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật đến công tác và làm việc lâu dài ở Ninh Thuận, nhất là các chuyên gia đầu ngành;
b) Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo lao động để nâng cao chất lượng nguồn lao động hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo để đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực;
c) Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới; trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ…;
d) Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh; tập trung xúc tiến mời các trường Đại học, các Trung tâm đào tạo có uy tín, có kinh nghiệm đầu tư thành lập cơ sở đào tạo tại tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc tế; khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có dự án đầu tư quy mô lớn mở các trường đào tạo hoặc liên kết mở các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong giai đoạn tới; trước mắt là đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho phát triển 6 nhóm ngành kinh tế trụ cột của Tỉnh; tập trung xây dựng môi trường sống tốt để thu hút nguồn nhân lực là các chuyên gia trong nước và nước ngoài đến làm việc tại tỉnh.
4. Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ
a) Khuyến khích các doanh nghiệp tập trung đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, thay thế dần các thiết bị lạc hậu, đồng bộ hóa công nghệ trong những ngành có lợi thế như chế biến nông - lâm - thủy sản, chế biến thực phẩm. Cung cấp thông tin về công nghệ mới cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Mở rộng hình thức liên kết hợp tác giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học và các trường đại học nhằm đưa khoa học vào thực tế cuộc sống, đón bắt kịp thời đà phát triển của cả nước và trên thế giới.
b) Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường: Lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu; liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu;
c) Tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ vào các ngành mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu mà tỉnh có điều kiện sản xuất và đảm bảo cạnh tranh được. Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường.
5. Giải pháp tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, trọng tâm công tác giảm nghèo ở các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
a) Tăng cường năng lực cho người dân để phát triển sản xuất, tiếp cận các cơ hội để phát triển kinh tế: Tập trung đào tạo nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh cho người dân; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ;
b) Tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ xã hội: Bảo đảm người dân tiếp cận được các dịch vụ cơ bản; nâng cấp cơ sở hạ tầng cho giáo dục và y tế ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch đầu tư các công trình thiết yếu, phù hợp với yêu cầu ưu tiên cho từng xã có sự tham gia của người dân.
6. Giải pháp về bảo vệ môi trường, phát triển theo mô hình kinh tế xanh, sạch để phát triển bền vững
a) Đẩy mạnh công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và đưa nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu vào các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch bố trí dân cư vùng ven biển; tăng cường công tác thẩm định tạo điều kiện bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, thực hiện công tác giám sát môi trường có hiệu quả;
b) Đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng sạch, khuyến khích các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ môi trường và phòng tránh biển đổi khí hậu.
7. Giải pháp về nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
a) Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng hoạt động Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng nhằm khai thác tốt nhất nội lực và thu hút tối đa ngoại lực cho đầu tư phát triển;
b) Tiếp tục phân cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và ủy quyền cho các sở ngành theo hướng phân cấp, ủy quyền đi đôi với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và tăng cường năng lực bộ máy chính quyền cơ sở; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm tính chuyên nghiệp cao;
c) Hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, nhất là các cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính, tăng tính công khai minh bạch các thủ tục hành chính có liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
8. Giải pháp về mở rộng hợp tác liên kết phát triển vùng, cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
a) Mở rộng hợp tác toàn diện giữa Ninh Thuận với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các thành phố lớn trong cả nước; ưu tiên hợp tác liên kết phát triển du lịch, thương mại, sản xuất, khai thác và chế biến, tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, chú trọng các sản phẩm truyền thống là thế mạnh của từng địa phương;
b) Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và dạy nghề; hợp tác trong việc triển khai các dự án của trung ương về thăm dò dầu khí, khoáng sản như quặng titan, hợp tác phát triển các dịch vụ cảng biển và vận tải biển.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ GIÁM SÁT QUY HOẠCH
1. Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tỉnh cần tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh; đồng thời tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện Quy hoạch.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm để thực hiện có hiệu quả; hàng năm có đánh giá việc thực hiện Quy hoạch, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, kiến nghị theo thẩm quyền việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ.
3. Các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện Quy hoạch.
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
3. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch.
4. Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Phối hợp với tỉnh Ninh Thuận rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
TÊN DỰ ÁN |
A |
CÁC DỰ ÁN DO CÁC BỘ NGÀNH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN |
1 |
Nâng cấp quốc lộ 1A đoạn từ sân bay Quốc tế Cam Ranh đến thành phố Phan Rang - Tháp Chàm |
2 |
Tuyến tránh quốc lộ 1A đoạn qua Phan Rang |
3 |
Đầu tư nâng cấp quốc lộ 27 đoạn qua tỉnh Ninh Thuận |
4 |
Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh |
5 |
Quy hoạch và đầu tư phục hồi tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm |
6 |
Xây dựng nhà máy Điện hạt nhân số 1 và cơ sở hạ tầng phục vụ cho 02 nhà máy điện hạt nhân số 1 và số 2 |
7 |
Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ |
B |
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DO TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ |
I |
HẠ TẦNG GIAO THÔNG |
1 |
Xây dựng tuyến đường vành đai bao quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm |
2 |
Dự án đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná |
3 |
Đường Văn Lâm - Sơn Hải |
4 |
Quốc lộ 1A đi Phước Hà |
5 |
Đường Kiền Kiền đến cảng hàng hóa Ninh Chữ |
6 |
Quốc lộ 27 - Ma Nới - Phước Hà |
7 |
Nâng cấp các tuyến đường đô thị, các tuyến đường liên huyện tạo kết nối các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc, Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước |
8 |
Các tuyến đường đến trung tâm xã |
9 |
Dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng các cảng cá kết hợp tránh trú bão: Đông Hải, Mỹ Tân, Sơn Hải, Vĩnh Hy và Ninh Chữ |
II |
THỦY LỢI |
1 |
Hồ Sông Cái |
2 |
Hồ Sông Than |
3 |
Hồ Tân Giang 2 |
4 |
Hồ Tà Lâm |
5 |
Hồ Ô Căm |
6 |
Hồ Đa Mây |
7 |
Đập hạ lưu sông Dinh |
8 |
Nâng cấp hệ thống kênh mương cấp II, III cho các hồ chứa nước. |
III |
CẤP VÀ THOÁT NƯỚC |
1 |
Hệ thống cấp nước các khu công nghiệp, khu đô thị mới và 2 nhà máy điện hạt nhân |
2 |
Hệ thống thoát nước thải thành phố Phan Rang - Tháp Chàm |
3 |
Hệ thống thoát nước thải các thị trấn Tân Sơn, Khánh Hải, Phước Dân |
IV |
CÁC CÔNG TRÌNH XÃ HỘI VÀ PHỤC VỤ DÂN SINH |
1 |
Dự án đầu tư Bệnh viện Y học cổ truyền |
2 |
Đầu tư các Trung tâm Dạy nghề khu vực: Ninh Hải - Thuận Bắc; Ninh Phước - Thuận Nam; Ninh Sơn - Bắc Ái |
3 |
Đầu tư nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám đa khoa khu vực, các Trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia. |
4 |
Dự án sắp xếp dân cư ven biển |
5 |
Dự án đầu tư hạ tầng khu tái định cư cho 02 nhà máy điện hạt nhân số 1 và số 2 |
C |
CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ |
I |
NÔNG, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN |
1 |
Dự án phát triển lâm nghiệp bền vững |
2 |
Dự án phát triển trang trại nho |
3 |
Dự án trồng cây Jatropha |
4 |
Dự án phát triển cây cao su |
5 |
Dự án nuôi tôm công nghiệp An Hải, Sơn Hải |
6 |
Dự án sản xuất giống thủy sản An Hải, Khánh Nhơn |
II |
CÔNG NGHIỆP |
1 |
Dự án sản xuất thép tại khu vực Dốc Hầm |
2 |
Dự án khai thác và chế biến Titan tại khu công nghiệp Phước Nam |
3 |
Dự án sản xuất muối công nghiệp ở huyện Ninh Hải quy mô 1500 ha |
4 |
Dự án sản xuất muối công nghiệp ở huyện Thuận Nam quy mô 2500 ha |
5 |
Nhà máy sản xuất hóa chất từ muối với sản lượng 350 - 400 ngàn tấn/năm |
6 |
Nhà máy sản xuất nước khoáng ở Nhị Hà công suất 2 triệu lít/năm |
7 |
Các dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản |
8 |
Dự án đầu tư nhà máy chế biến thịt gia súc, quy mô 3.000 tấn - 5.000 tấn/năm |
9 |
Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ và trang trí nội thất quy mô 30.000 sản phẩm/năm |
10 |
Các dự án đầu tư nhà máy chế biến nhân hạt điều |
III |
LĨNH VỰC HẠ TẦNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP |
1 |
Mở rộng 2 khu công nghiệp Du Long và Phước Nam |
2 |
Mở rộng cụm công nghiệp Thành Hải |
3 |
Mở rộng cụm công nghiệp Tháp Chàm |
4 |
Khu công nghiệp Hiếu Thiện |
5 |
Khu công nghiệp Cà Ná |
6 |
Cụm công nghiệp cơ khí đóng tàu và dịch vụ hậu cần nghề cá ở Cà Ná |
7 |
Cụm công nghiệp Tri Hải |
8 |
Cụm công nghiệp Tân Sơn và Quảng Sơn |
9 |
Cụm công nghiệp Phước Thắng |
10 |
Cụm công nghiệp Suối Đá |
IV |
LĨNH VỰC GIAO THÔNG, CẢNG BIỂN |
1 |
Đầu tư nâng cấp và mở rộng cảng cá Cà Ná, Đông Hải |
2 |
Đầu tư cảng hàng hóa Dốc Hầm quy mô 15 triệu tấn/năm |
3 |
Đầu tư cảng hàng hóa Ninh Chữ tiếp nhận được tàu có trọng tải 10.000 tấn |
4 |
Phát triển các cảng chuyên dùng phục vụ du lịch Bình Tiên - Vĩnh Hy, Bình Sơn - Ninh Chữ |
5 |
Đầu tư xây dựng cầu An Đông (Phú Thọ - An Hải) |
V |
DU LỊCH |
1 |
Dự án khu du lịch Mũi Dinh |
2 |
Dự án du lịch sinh thái, đô thị Đầm Nại |
3 |
Dự án du lịch văn hóa Chăm |
4 |
Dự án du lịch nghỉ dưỡng Bình Sơn - Ninh Chữ |
5 |
Dự án khu nghỉ dưỡng và khách sạn Ma Trai (Sông Trâu) |
6 |
Dự án khu nghỉ dưỡng Hòn Đỏ |
7 |
Dự án khu du lịch cao cấp Bãi Thùng Beach Resort |
8 |
Dự án khu du lịch sinh thái cao cấp, bến du thuyền vịnh Vĩnh Hy |
VI |
LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG |
1 |
Các dự án điện gió ở 14 vùng tiềm năng gió theo Quy hoạch trên địa bàn các huyện |
2 |
Dự án năng lượng mặt trời |
3 |
Dự án nhiệt điện với tổng công suất 1.450 MW |
4 |
Dự án thủy điện tích năng với công suất 1.200 MW |
VII |
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, Y TẾ |
1 |
Trường Đại học tại tỉnh đạt chuẩn quốc tế |
2 |
Bệnh viện Đa khoa và chuyên khoa đạt chuẩn quốc tế |
3 |
Xây dựng các trường Trung học chuyên nghiệp |
VIII |
KHU ĐÔ THỊ |
1 |
Khu dân cư K1, K2 |
2 |
Khu dân cư Đông Văn Sơn - Bắc Bình Sơn |
3 |
Khu dân cư Tây Bắc, khu đô thị Đầm Nại |
4 |
Khu dân cư Đông Nam khu vực 2 bên bờ Sông Dinh |
Ghi chú: Vị trí, quy mô, tổng mức vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của địa phương./.
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006