Quyết định 1221/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Quản lý đầu tư quỹ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: 1221/QĐ-BHXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Nguyễn Thế Mạnh
Ngày ban hành: 29/09/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1221/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, VÀ TỔ CHỨC CỦA VỤ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ QUỸ

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định s89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ vCơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo him y tế, bảo hiểm thất nghiệp và Quyết định số 38/2019/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Quản lý đầu tư quỹ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện: hoạt động đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (sau đây gọi là các quỹ bảo hiểm) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật.

Vụ Quản lý đầu tư quỹ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc tham gia ý kiến với các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản về công tác quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư các quỹ bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Giúp Tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, ngắn hạn để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm đảm bảo an toàn, hiệu quả đúng quy định; phối hợp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư trong dự toán thu, chi hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Giúp Tổng Giám đốc tổ chức quản lý, thực hiện hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư, cụ thể:

a) Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán thu, chi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, xây dựng phương án đầu tư quỹ báo cáo Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Hằng tháng, căn cứ số liệu do các đơn vị liên quan cung cấp, xác định số tiền tạm thời nhàn rỗi có thể đầu tư báo cáo Tổng Giám đốc;

c) Cập nhật thông tin về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, mức trung bình lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn tại thời điểm gửi tiền của bốn chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc bốn ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để xác định mức lãi suất đầu tư hoặc để điều chỉnh lãi suất đầu tư được kịp thời;

d) Trên cơ sở phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm đã được Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội phê duyệt, phân tích tình hình tài chính và đánh giá chỉ tiêu cơ bản đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam lựa chọn; đề xuất việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trình Tổng Giám đốc quyết định đầu tư;

đ) Thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu chứng minh là dự án quan trọng sử dụng một phần vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Đề xuất mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư, phương thức giải ngân, thanh toán, báo cáo Tổng Giám đc trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội phê duyệt để tổ chức thực hiện. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư đảm bảo đúng mục đích, đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng đầu tư vào dự án;

e.) Xác định các khoản phí phải trả khi thực hiện các hình thức đầu tư như: Phí lưu ký trái phiếu Chính phủ, phí môi giới mua, bán trái phiếu hoặc các khoản phí khác khi phát sinh từ hoạt động đầu tư;

g) Tổng hợp, mở sổ nghiệp vụ, cập nhật phần mềm nghiệp vụ theo dõi đầy đủ, chi tiết các hoạt động đầu tư cho từng hình thức đầu tư, đối tượng đầu tư; đôn đốc, kiểm tra, đối chiếu, thu hồi tiền gốc, lãi phải thu khi đến hạn thu hồi và các khoản lãi phát sinh khác đảm bảo chính xác, kịp thời; chịu trách nhiệm về dữ liệu trong phần mềm nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

h) Thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư tiền gốc đầu tư và các khoản lãi phát sinh đối với từng hình thức đầu tư, đối tượng đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thời điểm 31/12 hằng năm;

i) Phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện chuyển tiền, đối chiếu số tiền đầu tư, số tiền đến hạn thu hồi, các khoản lãi phát sinh và số dư nợ hằng tháng của các đối tượng đầu tư đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

4. Xác định lãi suất đầu tư bình quân hằng năm và lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 09 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo quy định, trình Tổng Giám đốc thông báo đến Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân để làm cơ sở thực hiện việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm theo quy định.

5. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc xác định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm hằng năm và thông báo để Vụ Tài chính - Kế toán làm cơ sở trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

6. Giúp Tổng Giám đốc thực hiện xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP.

7. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ đề nghị sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định.

8. Định kỳ 03 tháng, tổng hợp và giúp Tổng Giám đốc lập báo cáo tình hình và kết quả thực hiện hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm, trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

9. Tổng hợp kết quả thực hiện hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm hằng năm, chuyển Vụ Tài chính - Kế toán.

10. Cung cấp các tài liệu, hồ sơ phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về hoạt động đầu tư quỹ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

11. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học; cải cách hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN; thi đua, khen thưng; thông tin, tuyên truyền; các hoạt động hợp tác quốc tế; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

12. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, văn thư, lưu trữ theo quy định.

13. Quản lý công chức, viên chức và tài sản của đơn vị theo quy định.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Điều 3. Tổ chức và chế độ làm việc

1. Tchức:

Vụ Quản lý đầu tư quỹ có Vụ trưởng, không quá 02 (hai) Phó Vụ trưởng và các viên chức. Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Biên chế của Vụ Quản lý đầu tư quỹ do Tổng Giám đốc giao.

2. Chế độ làm việc:

Vụ Quản lý đầu tư quỹ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp chế độ thủ trưởng. Phó Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức, viên chức trong Vụ phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trong trường hợp một nhiệm vụ phân công cho 02 viên chức trở lên thực hiện thì phải giao cho một người chịu trách nhiệm chính về nhiệm vụ được phân công.

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Vụ trưởng

1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này.

2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Vụ; quản lý công chức, viên chức và tài sản được giao theo quy định.

3. Ban hành, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Vụ.

4. Quyết định các công việc thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Vụ; quyết định các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công chức, viên chức; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hiện tượng tiêu cực khác trong Vụ; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm.

5. Thực hiện quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

6. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2020 và thay thế Quyết định số 1372/QĐ-BHXH ngày 15/8/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Quản lý đầu tư quỹ.

Bãi bỏ Quyết định số 3033/QĐ-BHXH ngày 20/12/2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng trực thuộc Vụ Quản lý đầu tư quỹ.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý đầu tư quỹ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- HĐ
QL (để b/c);
- Tổng Giám đốc;
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Lưu: VT, TCCB (5).

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thế Mạnh

 

Điều 4. Các hình thức đầu tư

1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Cho ngân sách nhà nước vay;

c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;

đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.

3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư

1. Phạm vi xử lý rủi ro:

a) Các Khoản đầu tư vào hình thức gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại bị rủi ro do ngân hàng thương mại gặp rủi ro theo quy định của pháp luật;

b) Các Khoản đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bị rủi ro do chủ đầu tư gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng gồm thiên tai, hỏa hoạn, địch họa.

2. Biện pháp xử lý rủi ro:

a) Gia hạn nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư khi đến hạn thu hồi trong thời gian tối đa không quá 03 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể;

b) Khoanh nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư và tiền lãi phát sinh khi đến hạn thu hồi trong thời gian nhất định và không tính lãi đối với số tiền (gốc) chưa thu trong thời gian được khoanh nợ; thời hạn khoanh nợ tối đa không quá 03 năm;

c) Xóa lãi là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền lãi đầu tư của bên có liên quan khi đến hạn thanh toán;

d) Bán nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển giao quyền chủ nợ đối với Khoản đầu tư bị rủi ro cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ, được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua, bán nợ. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng, trong đó xác định rõ giá bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác có liên quan. Trường hợp số tiền thu được của bên mua nợ nhỏ hơn số tiền bị rủi ro (nếu có), thì số chênh lệch này được xử lý theo quy định tại Điểm đ Khoản này;

đ) Xóa gốc là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền gốc đầu tư của bên có liên quan. Nguồn bù đắp xóa nợ được trích từ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Nguyên tắc xử lý rủi ro:

a) Khoản đầu tư được thực hiện theo đúng thẩm quyền và phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này;

b) Có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Khoản đầu tư bị rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư (tiền gốc, lãi);

c) Việc xử lý rủi ro được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự và quy định của pháp luật;

d) Một Khoản đầu tư bị rủi ro có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Thẩm quyền xử lý rủi ro:

a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp gia hạn nợ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp khoanh nợ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

c) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp xóa lãi, bán nợ, xóa nợ quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Khi xảy ra rủi ro dẫn đến vốn đầu tư không thu hồi đúng hạn hoặc không có khả năng thu hồi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:

a) Phải kịp thời báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan có liên quan để xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại, tổn thất về tài sản và lập hồ sơ đề nghị xử lý;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế và cơ quan có liên quan thẩm định, đề xuất các biện pháp xử lý để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Xem nội dung VB