Quyết định 1208/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (REDD+) tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 1208/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình Người ký: Trần Tiến Dũng
Ngày ban hành: 25/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1208/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 25 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT RỪNG, SUY THOÁI RỪNG, QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG, BẢO TỒN VÀ NÂNG CAO TRỮ LƯỢNG CÁC BON RỪNG (REDD+)” TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

Căn cứ Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 27/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về việc “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 952/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/6/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 8113/BNN-HTQT ngày 02/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng văn kiện Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ;

Căn cứ Công văn số 2223/DALN-FCPF ngày 02/11/2015 của Ban Quản lý Các dự án lâm nghiệp về việc thông tin PRAP phục vụ xây dựng văn kiện chương trình giảm phát thải;

Căn cứ Quyết định số 3291/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Khung đề cương xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 575/TTr-SNN ngày 13/4/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng” (REDD+) tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2016 - 2020 (có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện REDD+ tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương Bình và Xã hội, Thông tin Truyền thông; Trưởng Ban Dân tộc; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Tiến Dũng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ CẤP TỈNH (PRAP)

THUỘC CHƯƠNG TRÌNH GIẢM PHÁT THẢI (ER-P) CHO FCPF TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 25/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

1. Mục đích:

Góp phần giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các bon rừng, bảo tồn trữ lượng các bon rừng và quản lý rừng bền vững phù hợp với mục tiêu của Chương trình hành động REDD+ quốc gia; góp phần đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình.

2. Mục tiêu:

- Giai đoạn 2016 - 2017: Chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+; thí điểm thực hiện mô hình hoạt động dự án REDD+ và nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức và người dân địa phương.

- Giai đoạn 2018 - 2020: Hoàn thiện về cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức và năng lực kỹ thuật nhằm đảm bảo phối hợp, quản lý, vận hành các dự án và các hoạt động một cách hiệu quả theo đúng thiết kế của Bản kế hoạch hành động REDD+ tỉnh; triển khai các hoạt động REDD+ lồng ghép trong thực hiện Kế hoạch BV & PTR tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2020 nhằm phát triển rừng bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng hóa và cải thiện sinh kế cho các chủ rừng và người dân.

3. Vùng dự án: Toàn bộ tỉnh Quảng Bình

- Các huyện ưu tiên: 6 huyện bao gồm: Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa

- Các xã và chủ rừng tham gia: 19 xã gồm: Thượng Trạch, Tân Trạch, Phúc Trạch (huyện Bố Trạch); Lâm Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy); Thượng Hóa, Dân Hóa, Hóa Sơn, Hồng Hóa, Tân Hóa (Minh Hóa); Trường Sơn, Trường Xuân (huyện Quảng Ninh); Quảng Hợp (Quảng Trạch); Cao Quảng, Kim Hóa, xã Lâm Hóa, Đồng Hóa, Thuận Hóa (huyện Tuyên Hóa).

- Chủ rừng lớn, gồm: 01 Vườn Quốc gia (Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng); 07 Ban Quản lý Rừng phòng hộ (Động Châu, Ba Rền, Long Đại, Minh Hóa, Nam Quảng Bình, Quảng Trạch, Tuyên Hóa); 09 chi nhánh Lâm trường (Đồng Hới, Bồng Lai, Bố Trạch, Khe Giữa, Kiến Giang, Minh Hóa, Quảng Trạch, Rừng Thông, Trường Sơn).

4. Thời gia thực hiện: Từ ngày 01/4/2016 đến ngày 31/12/2020

5. Mô tả sơ lược về Kế hoạch

Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng Bình được xây dựng nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các bon rừng, bảo tồn trữ lượng các bon rừng và quản lý rừng bền vững. Trên cơ sở xác định các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng cũng như những rào cản, thách thức trong việc nâng cao chất lượng rừng. Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng Bình sẽ được tập trung thực hiện tại 19 xã ưu tiên thuộc 6 huyện bao gồm 3 hợp phần chính đó là: Quản lý rừng; xã hội và môi trường; các vấn đề liên quan đến quản lý.

- Về dân số: Dân số trung bình năm 2015 toàn tỉnh 872.720 người, tăng 0,52% so với năm 2014, trong đó dân số khu vực thành thị 170.419 người, chiếm 19,53%, nông thôn 720.301 người, chiếm 80,47% dân số.

- Về dân tộc: Người kinh chiếm đa số (97,5%), dân tộc thiểu số có 2 dân tộc chủ yếu với dân số 22.385 người (tính đến tháng 6/2015), trong đó: Dân tộc Bru - Vân Kiều có 16.425 người (gồm các tộc người: Vân Kiều, Ma Coong, Khùa, Trì); dân tộc Chứt có 5.848 người (gồm các tộc người: Sách Mày, Rục, Mã Liềng, A Rem) ngoài ra còn có 112 người thuộc các thành phần dân tộc thiểu số khác như Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô.

- Về lao động: 532.064 người, bao gồm 19,19% lao động thành thị và 80,81% lao động nông thôn.

- Về kinh tế: Năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6,7%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,6%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,6%; thu nhập bình quân đầu người 27,3 triệu đồng.

Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình, 2014

- Về tài nguyên rừng và giao đất, giao rừng

+ Về tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp: 641.132,0ha, trong đó: Diện tích đất rừng đặc dụng: 123.462,0ha; diện tích rừng phòng hộ: 174.387,0ha; diện tích rừng sản xuất: 343.283,0ha (Nghị quyết 87/2014/NQ-HĐND ngày 15/7/2014).

+ Về giao đất, giao rừng: Diện tích rừng đã giao cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng: 124.760ha, trong đó diện tích giao cho hộ gia đình, cá nhân: 116.974ha; cộng đồng: 7.786ha

+ Diện tích rừng chưa giao, UBND xã quản lý: 102.400ha, bao gồm: Rừng tự nhiên: 81.520ha; rừng trồng: 9.860ha; đất trống: 11.020ha

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, 2014)

- Về tình hình mất rừng và suy thoái rừng

+ Tổng diện tích rừng bị mất giai đoạn năm 2000 - 2013: 51.000ha; trong đó: Tuyên Hóa: 9.000ha; Quảng Ninh: 13.000ha; Minh Hóa: 13.800ha; Bố Trạch: 8.600ha.

+ Tổng diện tích rừng bị suy thoái giai đoạn 2000 - 2013: 80.000ha; trong đó: Bố Trạch: 20.700ha; Tuyên Hóa: 18.000ha; Minh Hóa: 12.992,4ha; Lệ Thủy: 12.827,2ha; Quảng Ninh: 13.039,2ha.

- Các gói hoạt động can thiệp

Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện với các gói can thiệp sau:

(1) Tăng cường các biện pháp làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa.

(2) Phát triển lâm sản ngoài gỗ.

(3) Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

(4) Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ, phát triển rừng cho các tổ chức.

(5) Xây dựng vườn ươm cây giống đảm bảo chất lượng.

(6) Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn.

(7) Xây dựng chuỗi liên kết đầu tư - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế.

(8) Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

(9) Hoàn thiện việc giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

(10) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thí điểm chính sách hưởng lợi từ rừng tự nhiên đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao rừng.

(11) Ổn định quy hoạch và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

(12) Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nông nghiệp thôn/xóm/bản (quỹ tín dụng cộng đồng).

(13) Tăng năng suất cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm từ vườn rừng nhằm cải thiện kinh tế hộ.

(14) Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng cho các chủ rừng và tổ đội BVR của xã.

(15) Hỗ trợ đầu tư trang phục, trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kiểm lâm, tổ đội bảo vệ rừng cấp xã, cộng đồng.

(16) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng địa phương.

(17) Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng tại cấp cơ sở.

- Các tham vấn:

Quá trình xây dựng PRAP tỉnh Quảng Bình đã có các cuộc tham vấn như sau: 01 hội thảo cấp tỉnh về xây dựng khung đề cương; 01 hội thảo cấp tỉnh về phân tích nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và các biện pháp can thiệp; 01 hội nghị xác định các giải pháp/biện pháp can thiệp và nguồn tài chính; 06 cuộc họp cấp huyện/6 huyện, ưu tiên; 06 cuộc họp cấp xã/6 xã và 06 cuộc họp thôn cấp thôn/6 thôn.

5. Nguồn vốn thực hiện

- Tổng kinh phí cho Kế hoạch hành động REDD+: 429.201.895.000 đồng.

- Nguồn ngân sách (Trung ương và tỉnh): 48.910.298.000 đồng.

- Nguồn khác (ODA, REDD+, FCPF, WB,…): 379.749.269.000 đồng.

A. THÔNG TIN CƠ BẢN VÀ GIỚI THIỆU

1. Địa bàn thực hiện PRAP và thực trạng tài nguyên rừng

PRAP được xây dựng cho phạm vi toàn tỉnh Quảng Bình nhưng các hoạt động của REDD+ được thực hiện tại 19 xã ưu tiên của 6 huyện tỉnh Quảng Bình theo kết quả phân tích không gian và tham vấn các bên liên quan tại tỉnh và khảo sát hiện trường.

1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng

Năm 2014, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Quảng Bình là 641.132,0ha, chiếm 79,49% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, rừng tự nhiên 476.877,3ha, chiếm 74,38%; rừng trồng 74.877,1ha, chiếm 11,68%; đất chưa có rừng 89.377,6ha, chiếm 13,94%.

Bảng 1. Diện tích đất rừng phân theo đơn vị hành chính

TT

Tên huyện, thị xã, thành phố

Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp đến năm 2020

Diện tích quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

 

 

Tổng

641,132.0

123,462.0

174,387.0

343,283.0

 

1

Lệ Thủy

106,619.3

 

27,335.5

79,283.8

 

2

Quảng Ninh

100,142.0

136.0

43,629.9

56,376.1

 

3

Đồng Hới

6,581.8

 

3,039.5

3,542.3

 

4

Bố Trạch

171,485.5

92,756.0

18,428.5

60,301.0

 

5

Ba Đồn

6,479.6

 

1,490.1

4,989.5

 

6

Quảng Trạch

27,661.5

 

12,831.4

14,830.1

 

7

Tuyên Hóa

95,897.6

 

30,865.0

65,032.6

 

8

Minh Hóa

126,264.7

30,570.0

36,767.1

58,927.6

 

Trong 641.132,0ha rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp: Diện tích đất rừng đặc dụng 123.462,0ha chiếm 19,26%; diện tích đất rừng phòng hộ 174.387,0ha chiếm 27,20%; diện tích đất rừng sản xuất 343.283,0ha chiếm 53,54%. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Quảng Bình tập trung chủ yếu ở các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Minh Hóa và Tuyên Hóa.

1.2. Diễn biến tài nguyên rừng

Bảng 2. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Quảng Bình

TT

Năm

Diện tích đất tự nhiên

Diện tích có rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Đất trống

Đất ngoài lâm nghiệp

Độ che phủ

1

2008

806.526,50

552.871,50

457.382,70

95.488,80

75.320,90

178.334,10

68,5

2

2009

806.526,50

560.652,30

457.097,70

103.554,60

72.084,70

173.789,50

69,5

4

2012[1]

806.526,50

584.436,80

476.877,30

107.559,50

73.199,70

148.890,00

72,5

5

2013

806.526,50

567.824,20

476.877,30

90.946,90

92.555,80

146.146,50

70,4

6

2014

806.526,50

551.754,40

476.877,30

74.877,10

89.377,60

165.394,50

68,4

 

Hình 1. Biểu đồ diễn biến rừng qua các năm

1.3. Cách tiếp cận được sử dụng cho PRAP

- Tiếp cận hệ thống: Quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cần phải được coi như một phần không thể tách rời trong kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh, quy hoạch BV & PTR và các đề án, dự án khác có liên quan đến sử dụng đất, BV & PTR trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tiếp cận có sự tham gia: Quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ là một quá trình có sự tham gia và giải quyết những vấn đề đa ngành.

- Tiếp cận môi trường - xã hội - kinh tế: Gói giải pháp được xác định trong PRAP phải đảm bảo mục tiêu môi trường, gồm giảm phát thải nồng độ khí các bon vào không khí, đảm bảo đa dạng sinh học, độ che phủ rừng...; đảm bảo mục tiêu xã hội nâng cao đời sống và phúc lợi xã hội của cán bộ, cộng đồng người dân sống trong và phụ thuộc vào rừng; mục tiêu kinh tế đảm bảo khả thi về kinh phí thực hiện và tái sinh bền vững tài nguyên rừng dựa trên khai thác “Dịch vụ môi trường, gỗ rừng bền vững”.

2. Vị trí, diện tích các loại rừng chính và diễn biến tài nguyên rừng

2.1. Hiện trạng và diễn biến các loại rừng

Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng rừng giai đoạn 2000 - 2013, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Quảng Bình tăng 13.371,30ha trong đó diện tích đất có rừng tăng 47.889,12ha, diện tích rừng giàu giảm (44.358,78ha) và diện tích rừng trồng tăng (48.123,89ha).

Bảng 3. Biến động loại đất, loại rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000 - 2013[2]

TT

Loại đất, loại rừng

Diện tích loại đất, loại rừng (ha)

Năm 2000

Năm 2013

Biến động tăng (+); giảm (-)

 

Đất lâm nghiệp

657.277,10

670.748,40

13.471,30

I

Đất có rừng

526.367,40

574.256,52

47.889,12

1

Rừng giàu

76.102,00

31.743,22

-44.358,78

2

Rừng trung bình

155.727,40

144.087,40

-11.640,00

3

Rừng nghèo

60.340,90

74.336,30

13.995,40

4

Phục hồi

48.957,20

61.202,00

12.244,80

5

Rừng trên núi đá

146.235,40

142.076,98

-4.158,42

6

Rừng trồng

38.867,00

86.990,89

48.123,89

7

Núi đá

137,50

33.819,73

33.682,23

II

Đất trống QHLN

130.909,70

96.491,88

-34.417,82

Bảng 4. Ma trận diễn biến rừng giai đoạn 2000 - 2013 tỉnh Quảng Bình

Đơn vị tính: Ha

 

Năm 2013

 

Năm 2000

Trạng thái

Rừng giàu

Rừng trung bình

Rừng nghèo

Rừng phục hồi

Rừng núi đá

Rừng trồng

Núi đá

Đất trống

Tổng

Rừng giàu

24.711,11

37.080,32

3.262,20

1.199,20

1.172,83

35,08

6.295,73

1.955,23

75.711,70

Rừng trung bình

4.677,36

88.537,87

22.394,99

10.408,24

9.246,33

1.739,02

4.690,13

13.473,57

155.167,51

Rừng nghèo

632,71

4.253,25

39.178,91

5.482,48

1.208,80

1.344,92

2.763,43

4.711,06

59.575,56

Rừng phục hồi

855,33

3.838,57

2.633,05

27.615,50

632,67

2.125,83

5.065,88

5.401,91

48.168,74

Rừng núi đá

576,91

5.957,77

1.413,02

3.094,36

126.513,61

332,14

5.488,39

1.901,12

145.277,32

Rừng trồng

 

7,49

37,78

462,11

73,01

28.895,00

2.336,44

1.207,25

33.019,08

Núi đá

 

 

0,17

 

43,02

3,17

12,66

52,69

111,71

Đất trống

280,36

4.155,90

4.881,53

11.904,88

2.096,29

20.424,33

5.286,84

60.783,09

109.813,22

 

Tổng

31.733,78

143.831,17

73.801,65

60.166,77

140.986,56

54.899,49

31.939,50

89.485,92

626.844,84

Nguồn: Kết quả phân tích từ bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Quảng Bình năm 2000 và 2013

Diễn biến rừng giai đoạn 2000 - 2013

Hình 2. Diện tích mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường chất lượng rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000 - 2013

Thay đổi các loại rừng theo huyện:

Bảng 5. Diện tích mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường chất lượng rừng giai đoạn 2000 - 2013 theo đơn vị hành chính

Đơn vị tính: Ha

TT

Tên huyện

Suy thoái rừng

Mất rừng

Tăng chất lượng RTN

Tăng diện tích RT

1

Minh Hóa

12.942,93

13.777,63

7.486,46

737,08

2

Tuyên Hóa

17.429,93

9.032,17

8.762,23

2.097,87

3

Quảng Trạch

2.804,48

2.094,34

2.451,07

4.971,61

4

Quảng Ninh

12.993,36

13.020,21

8.917,43

989,35

5

Lệ Thủy

12.783,48

3.732,65

7.005,15

4.874,04

6

Bố Trạch

20.639,90

8.534,15

5.366,59

6.163,31

7

Đồng Hới

233,35

625,73

263,32

591,07

 

Tổng cộng

79.827,43

50.816,88

40.252,25

20.424,33

Nguồn: Kết quả phân tích từ bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Quảng Bình năm 2000 và 2013

2.2. Diện tích rừng phân theo đối tượng sử dụng

Bảng 6. Diện tích rừng phân theo đối tượng sử dụng

Đơn vị tính: Ha

Loại đất, loại rừng

Tổng diện tích

Phân theo loại chủ quản lý

DN nhà nước

BQL RPH

Hộ gia đình

Cộng đồng

Tổ chức khác

Đơn vị vũ trang

Chưa giao

Diện tích tự nhiên

806.526,67

 

 

 

 

 

 

 

Đất có rừng

561.620,96

116.399,10

251.278,40

104.315,61

8.393,70

298,51

3.798,10

77.137,54

Rừng tự nhiên

481.338,19

99.539,10

238.693,78

57.593,21

8.390,42

58,51

2.608,09

74.455,08

Rừng trồng

80.282,77

16.860,00

12.584,62

46.722,40

3,28

240

1.190,01

2.682,46

Đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp

84.073,23

15.839,20

15.784,60

18.227,05

1.345,19

121

401

32.355,19

Nguồn: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, 2014

2.3. Diện tích rừng có giá trị bảo tồn cao

Diện tích rừng có giá trị bảo tồn cao được phân loại thành 3 cấp như sau:

+ Khu vực có giá trị bảo tồn cao (thuộc diện tích rừng đặc dụng), với diện tích khoảng 126.004ha tập trung tại các huyện Bố Trạch, Minh Hóa và Quảng Ninh.

+ Khu vực có giá trị bảo tồn trung bình (thuộc diện tích rừng tự nhiên giàu, trung bình, nghèo có diện tích liền vùng >= 10.000ha), với diện tích khoảng 272.775,57ha, tập trung tại các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Minh Hóa.

+ Khu vực có giá trị bảo tồn thấp (thuộc diện tích rừng có đai cao < 300m và > 1200m, khu vực rừng ngập mặn và núi đá), với diện tích khoảng 175.235,64ha, tập trung tại các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh, Tuyên Hóa, Đồng Hới.

2.4. Tình trạng mất rừng và suy thoái rừng

Mất rừng: Giai đoạn 2000 - 2013, diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình bị mất khoảng 51.001,3ha, tập trung ở các huyện như Tuyên Hóa (9.065,6ha), Quảng Ninh (13.065,7ha), Minh Hóa (13.830,6ha) và Bố Trạch (8.564,5ha).

Suy thoái rừng: Giai đoạn 2000 - 2013, diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình bị suy thoái khoảng 80.117,0ha, tập trung ở các huyện như Bố Trạch (20.714,7ha), Tuyên Hóa (17.495,1ha), Minh Hóa (12.992,4ha), Lệ Thủy (12.827,2ha) và Quảng Ninh (13.039,2ha).

Kết quả tham vấn các bên liên quan tại địa phương đã xác định được các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng ở tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000 - 2013 như sau:

2.4.1. Nguyên nhân trực tiếp

- Chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang rừng trồng kinh tế, cao su.

- Xâm lấn rừng tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là sắn, ngô và hồ tiêu.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như xây dựng hồ thủy lợi, mở đường giao thông.

- Khai thác rừng trái phép và khai thác rừng theo kế hoạch của Nhà nước.

- Cháy rừng trồng.

- Đốt nương làm rẫy.

- Quá trình đô thị hóa.

- Thiên tai (mưa bão).

2.4.2. Nguyên nhân gián tiếp

- Người dân sống tại khu vực gần rừng thiếu đất sản xuất nông nghiệp, thiếu đất trồng rừng kinh tế;

- Nhận thức/ý thức của người dân về Luật Bảo vệ rừng còn hạn chế đặc biệt là người dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số;

- Lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng, thiếu về công cụ hỗ trợ và yếu về chuyên môn nghiệp vụ BVR;

- Do phát triển kinh tế xã hội (nhu cầu sử dụng lâm sản và sử dụng đất để thực hiện các mục tiêu khác gia tăng) đã ảnh hưởng tới bảo vệ và phát triển rừng.

- Sự phối hợp của các bên liên quan trong bảo vệ rừng còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả.

3. Các ưu tiên trong PRAP

Ưu tiên của PRAP

1. Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, điều phối thực hiện REDD+ và tiếp tục nâng cao năng lực tiếp cận và triển khai các hoạt động REDD+

2. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động nhằm giảm mất rừng, suy thoái rừng và bảo tồn trữ lượng các bon

3. Thực hiện các hoạt động tăng cường trữ lượng các bon rừng

4. Thực hiện quản lý rừng bền vững

4. Bối cảnh tổ chức thể chế

4.1. Các tổ chức chính và vai trò trong PRAP

Trong thực hiện PRAP các cơ quan, tổ chức sau đây là có liên quan:

a) UBND tỉnh

- Lập kế hoạch và chiến lược bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh và phê duyệt các chương trình, đề án về bảo vệ và phát triển rừng;

- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh;

- Phân bổ tài chính cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;

- Cho các doanh nghiệp thuê đất rừng, thu hồi đất rừng đã giao cho các tổ chức;

- Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ rừng cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào cải tạo rừng nghèo kiệt và trồng rừng.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Tổ chức thực hiện việc điều tra, phân loại rừng, thống kê, kiểm kê diện tích, trạng thái, trữ lượng, chất lượng từng loại rừng; xác lập các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định; xác định ranh giới các loại rừng, lập bản đồ rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, tham mưu UBND tỉnh công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng, hồ sơ thu hồi rừng;

- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng phương án và thực hiện việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra việc sản xuất giống và chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; quản lý vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất lâm nghiệp; bảo quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng;

- Chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt phương án điều chế rừng, phương án quản lý rừng bền vững, thiết kế khai thác rừng; chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý rừng, trồng, sử dụng rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra và tổng hợp kết quả cấp giấy phép khai thác rừng cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch khai thác rừng của tổ chức sau khi được cấp phép; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;

- Xây dựng, chỉ đạo, quản lý lực lượng bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng chuyên trách theo quy định; phối hợp với chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị huy động lực lượng, phương tiện của tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.

c) Chi cục Kiểm lâm

- Quản lý nhà nước về BV & PTR, bảo đảm chấp hành pháp luật và thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- Tham mưu giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Hướng dẫn kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật trong việc sử dụng rừng, BV & PTR của các đối tượng chủ rừng theo quy định.

- Phối hợp với các ngành, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Ngăn chặn, xử lý các vụ vi phạm theo quy định.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hướng dẫn thủ tục đầu tư cho các chủ rừng cũng như các doanh nghiệp và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các đối tượng này.

- Xây dựng chính sách đầu tư và ưu đãi và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ban hành.

e) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê đất lâm nghiệp và kiểm kê rừng kết hợp với kiểm kê đất đai;

- Đo vẽ bản đồ chi tiết, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp đối với đất lâm nghiệp;

- Hướng dẫn chủ rừng, chủ dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiếp nhận báo cáo đánh giá, đề xuất UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định;

- Hướng dẫn chủ rừng, chủ dự án lập hồ sơ thuê đất, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

g) Sở Tài chính

- Cân đối và bố trí vốn, tính toán các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác, hướng dẫn các thủ tục đầu tư để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch;

- Định giá đất đấu thầu, làm cơ sở để các nhà đầu tư đẩy mạnh công tác cải tạo rừng, trồng rừng;

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách đầu tư và ưu đãi trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

h) UBND cấp huyện

- Tổ chức triển khai và thúc đẩy việc thực hiện các quyết định do UBND tỉnh ban hành;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của địa phương, lồng ghép với các dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn;

- Kiểm tra, đôn đốc các xã và phối hợp với các ngành trong việc tổ chức phát triển rừng, tổ chức truy quét chống chặt phá rừng trái phép;

- Xây dựng phương án hoặc kế hoạch chống lấn chiếm đất lâm nghiệp theo địa bàn quản lý, nội dung, kế hoạch phải xác định các điểm nóng cần tập trung giải quyết ngay, nêu rõ giải pháp và thời hạn giải quyết.

i) UBND cấp xã

- Tổ chức quản lý diện tích rừng chưa được giao cho các tổ chức, cá nhân khác quản lý;

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng.

k) Ban QLR và công ty lâm nghiệp nhà nước

- Thuộc sự quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quản lý diện tích rừng được UBND tỉnh giao như là một chủ rừng;

- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch chi tiết hàng năm tổ chức thực hiện quy hoạch và liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao cho những diện tích rừng sản xuất.

l) Các công ty lâm nghiệp tư nhân

Các công ty tư nhân tham gia trong quản lý rừng ở Quảng Bình chủ yếu là trồng rừng, trồng cao su và cây nguyên liệu. Thời hạn sử dụng đất được giao và cho thuê là tùy theo từng dự án cụ thể, nhưng tối đa là 50 năm. Hầu hết các công ty này không phải đến từ địa phương.

m) Các tổ chức nhà nước khác

- Các đơn vị này bao gồm đơn vị lực lượng vũ trang, hợp tác xã nông lâm nghiệp;

- Được giao khoán rừng để quản lý và sử dụng ổn định lâu dài, có trách nhiệm quản lý rừng như là một chủ rừng. Được hưởng lợi từ tr lượng rừng tăng trưởng (theo Quyết định 178).

n) Hộ gia đình

- Được nhà nước giao đất, giao rừng, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và hưởng lợi của chủ rừng theo quy định;

- Nhận khoán bảo vệ rừng từ các chủ rừng nhà nước thông qua hợp đồng hàng năm giữa chủ rừng và hộ gia đình. Được hưởng tiền công bảo vệ rừng là 200.000 đồng/ha/năm và được khai thác gỗ củi và lâm sản theo quy định;

- Nhận khoán đất lâm nghiệp của Ban Quản lý rừng và công ty lâm nghiệp để sử dụng ổn định lâu dài thông qua hợp đồng giao nhận khoán, bao gồm đất lâm nghiệp không có rừng để trồng rừng và để trồng rừng hoặc đất lâm nghiệp có rừng để chăm sóc, quản lý và bảo vệ. Được hưởng lợi hoàn toàn kết quả tạo ra do gia đình tự bỏ vốn đầu tư; được chia sẽ lợi ích từ trữ lượng rừng tăng trong thời gian nhận khoán; được chia sẻ lợi ích từ rừng do chủ rừng đầu tư (theo Quyết định 178).

4.2. Điều phối liên ngành

Lồng ghép PRAP với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch hành động biến đổi khí hậu, kế hoạch phát triển kinh kế xã hội

(1). Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Mục tiêu của QH BV và PTR đến 2020

Ưu tiên của PRAP

- Bảo vệ rừng: 581.348ha

Bảo vệ rừng: 399.556ha

- Trồng mới: 3.500ha

- Trồng lại rừng: 12.500ha

- Cải tạo rừng nghèo kiệt: 11.000ha

Trồng rừng gỗ lớn: 2.000ha

- Làm giàu rừng: 1.500ha

- Nuôi dưỡng rừng: 5.000ha

- Trồng cây lâm nghiệp phân tán: 20 triệu cây

Khoanh nuôi, làm giàu rừng: 3.000ha

- Khai thác gỗ rừng trồng: 1.125.000m3

- Khai thác gỗ cây phân tán: 100.000m3

- Khai thác gỗ khác: 112.000m3

 

- Khai thác nhựa thông: 25.000 tấn

- Khai thác song mây: 7.500 tấn

- Khai thác LSNG: 105.000 tấn

Phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích: 10.160ha

- Chuyển hóa rừng giống: 50ha

- Xây dựng vườn ươm công nghiệp: 5 vườn

- Xây dựng mô hình LSNG: 15 mô hình

- Mô hình du lịch sinh thái: 6 vườn

Xây dựng 4 vườn ươm cây bản địa và 4 vườn ươm cây trồng rừng kinh doanh gỗ lớn

(2). Quy hoạch sử dụng đất

Bảng 8. Điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Đơn vị tính: Ha

TT

Loại rừng

Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình theo QĐ số 857/QĐ-UB ngày 20/4/2007 và Quyết định 1997/QĐ-CT ngày 28/8/2012 của UBND tỉnh

Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Tăng (+), giảm (-) diện tích
(ha)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
 (%)

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
 (%)

 

Tổng

649,019.0

100

641,132.0

100

-7,887.0

1

Đất rừng đặc dụng

125,498.0

19.3

123,462.0

19.3

-2,036.0

2

Đất rừng phòng hộ

202,445.0

31.2

174,387.0

27.2

-28,058.0

3

Đất rừng sản xuất

321,076.0

49.5

343,283.0

53.5

22,207.0

(3). Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ưu tiên của KH PT KTXH

Tóm tắt các hành động đề xuất

1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng; nâng cao hiệu quả sử dụng đất; chú trọng phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, lạc, hồ tiêu, cây ăn quả

- Đầu tư các dự án trồng rừng nguyên liệu, trồng cây cao su;

- Phát triển mô hình thâm canh trong sản xuất nông lâm nghiệp;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, giáo dục;

- Đẩy mạnh thu hút nguồn đầu tư, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư;

- Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ, có cơ chế ưu đãi phát triển khoa học công nghệ.

2. Phát triển kinh tế vùng gò đồi, kết hợp giữa phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày; đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp

3. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng. Nâng cao hiệu quả sử dụng rừng theo hướng bền vững. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao chất lượng độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái

(4). Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu

Ưu tiên Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu

Tóm tắt các hành động đề xuất

1. Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu

- Dự án truyền thông về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2013 - 2015

- Dự án cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

- Dự án xây dựng thí điểm mô hình cộng đồng ứng phó với thiên tai có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu

- Triển khai các dự án: Xây dựng, củng cố đê, kè chống sạt lở cửa sông Nhật Lệ (khu vực từ phía Nam cầu Dài đến giáp huyện Quảng Ninh), thành phố Đồng Hới; nâng cấp, cải tạo đê, kè chống sạt lở và nước biển dâng phía tả sông Nhật Lệ phía hữu sông Long Đại và sông Lệ Kỳ; nâng cấp, cải tạo đê, kè sông Dinh, huyện Bố Trạch (đoạn thị trấn Nông Trường Việt Trung); nâng cấp tuyến đê kè bờ tả sông Gianh, huyện Quảng Trạch (đoạn từ xã Quảng Thuận đến cầu Quảng Hải); lập quy hoạch chi tiết các lưu vực sông tỉnh; xử lý tình trạng ngập lụt tại khu vực Tân Hóa, huyện Minh Hóa; xây dựng, củng cố đê, kè chống sạt lở phía hữu sông Nhật Lệ (đoạn qua xã Bảo Ninh); nạo vét 5 cửa sông bị bồi lấp trên địa bàn tỉnh; nâng cấp tuyến đê kè bờ hữu sông Gianh đoạn tới cầu Quảng Hải đến xã Cảnh Hóa và tả hữu sông Roòn

2. Cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

3. Triển khai một số nhiệm vụ, dự án ưu tiên, cấp bách ứng phó với biến đổi khí hậu

5. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

5.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.065km2, dân số năm 2014 có 868.174 người.

- Vị trí địa lý: Tọa độ địa lý ở phần đất liền là:

• Điểm cực Bắc: 18005’12" vĩ độ Bắc.

• Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc.

• Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông.

• Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông.

Tỉnh có bờ biển dài 116,04km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng Không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 12 và Tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với nước CHDCND Lào.

- Địa hình:

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

- Khí hậu:

Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

- Tài nguyên đất:

Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: Nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

- Tài nguyên động, thực vật:

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.

+ Về động vật

 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi Lam Đuôi Trắng, Gà Lôi Lam Mào Đen, Trĩ...

- Về đa dạng thực vật:

Với diện tích rừng 486.688ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: Có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31 triệu m3.

- Tài nguyên biển và ven biển:

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3 - 5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

- Tài nguyên nước:

Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

- Tài nguyên khoáng sản:

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

5.2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vận tải đường biển và đường sông là một lợi thế của tỉnh, với 05 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng Hòn La. Đặc biệt, cảng biển Hòn La là nơi có mực nước sâu, mặt nước rộng lớn, xung quanh là quần thể đảo che chắn gió, tàu trọng tải lớn ra vào, neo đậu rất thuận lợi. Sân bay Đồng Hới đã được nâng cấp hiện đại để đón được các máy bay hạng nặng. Các dịch vụ viễn thông, truyền hình, điện lực, cấp nước, hệ thống ngân hàng phát triển đồng bộ, hiện đại đã góp phần mạnh mẽ vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

- Dân số trung bình năm 2015 toàn tỉnh 872.720 người, tăng 0,52% so với năm 2014, trong đó dân số khu vực thành thị 170.419 người, chiếm 19,53%, nông thôn 720.301 người, chiếm 80,47% dân số. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 ước tính 525.650 người, tăng 0,67% so với năm 2014; trong đó, lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 55,16%, giảm 0,81 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 17,21%, tăng 0,28 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 27,63%, tăng 0,53 điểm phần trăm so với năm 2014.

- Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tương đối đồng bộ. Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp đang được đầu tư cả chiều sâu lẫn quy mô, chất lượng đáp ứng được nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cử nhân, kỹ sư, công nhân lành nghề... phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

5.2.1. Các dịch vụ xã hội và tình trạng đói nghèo

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2014 trên địa bàn tỉnh có 18.049 hộ nghèo, chiếm 7,93% tổng số hộ toàn tỉnh; 41.527 hộ cận nghèo, chiếm 18,24%. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của cả nước và cao nhất khu vực Bắc Trung Bộ. Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ hơn 280 tỷ đồng giúp đỡ người nghèo. Từ nguồn quỹ này, tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương xây mới và sửa chữa hơn 13 ngàn ngôi nhà đại đoàn kết tặng hộ nghèo. Hàng chục ngàn hộ nghèo khác được hỗ trợ bò sinh sản, phát triển sản xuất. Ngoài hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, tỉnh Quảng Bình còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho hàng trăm lượt hộ nghèo vay vốn phát triển kinh doanh, giúp bà con vượt khó. Cùng với hỗ trợ người nghèo về xây dựng nhà ở, nhà vượt lũ, hỗ trợ vốn sản xuất, giống cây, giống con thì các tổ chức, đoàn thể xã hội đã về tận các bản làng, vùng quê khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo. Những dịp lễ, tết, người nghèo cũng được nhận quà từ các cấp chính quyền, trẻ em nghèo cũng được hỗ trợ đồ dùng học tập để đến trường, dù chưa phải là nhiều nhưng đã thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với người nghèo, góp phần giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Trong việc xây dựng PRAP của tỉnh Quảng Bình, chưa có cơ chế ưu tiên hỗ trợ nhóm người nghèo - nhóm dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, cũng giống với nhóm người dân tộc thiểu số, những người nghèo sẽ là đối tượng được ưu tiên mà Chương trình REDD+ hướng tới trong quá trình triển khai thực hiện. Tỷ lệ nghèo đói là một trong số những tiêu chí cho việc lựa chọn khu vực ưu tiên thực hiện các gói giải pháp can thiệp được đề xuất trong PRAP.

5.2.2. Thu hút và sự tham gia của người dân tộc thiểu số

Thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất, giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trên suất nông nghiệp, lâm nghiệp. Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã giao đất ở cho 3.311 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với diện tích 201ha (bình quân 600 m2/hộ), giao đất sản xuất cho 2.601 hộ, diện tích 2.187ha (bình quân 0,84 ha/hộ) và giao đất lâm nghiệp cho 2.533 hộ, diện tích hơn 5.520ha (bình quân 2,2 ha/hộ). Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở nông thôn đạt 92,65%, đất sản xuất nông nghiệp đạt 89,3%, đất lâm nghiệp đạt 88,19%.

Việc thu hút sự tham gia của người dân tộc thiểu số trong PRAP là một nội dung quan trọng. Người dân tộc thiểu số là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương. Liên hợp quốc đã đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu cho sự tồn tại, phẩm giá và hạnh phúc của người dân tộc thiểu số trên toàn thế giới thông qua một tuyên bố chung về quyền của người dân tộc (UNDRIP).

Trong quá trình thực hiện PRAP của địa phương, đối tượng người dân tộc thiểu số được tham gia vào là còn rất hạn chế, chưa thấy được rõ sự tham gia của đối tượng này trong quá trình xây dựng các kế hoạch hành động. Tuy nhiên, việc lồng ghép yếu tố người dân tộc thiểu số vào trong các gói giải pháp của PRAP đã được thực hiện rất tốt. Phần lớn các hoạt động trong PRAP đều xác định rõ vấn đề ưu tiên cho đối tượng người dân tộc thiểu số, đặc biệt là những đối tượng sống trong và gần rừng.

5.2.3. Các vấn đề giới

Việc lồng ghép vấn đề giới vào PRAP dựa trên phương pháp tiếp cận về quyền con người để phát triển và đảm bảo công bằng giới. Phụ nữ cần được nhìn nhận là một thành tố của sự thay đổi để có thể tham gia vào các hoạt động của PRAP nhằm giảm phát thải. Việc lồng ghép giới vào trong PRAP cho phép thiết kế chương trình có hiệu quả hơn. Tuy nhiên có rất ít bằng chứng để chỉ ra rằng các cơ quan quản lý ngành lâm nghiệp trong đó có cả cơ quan chính phủ và phi chính phủ đã thực hiện kế hoạch và chính sách lấy giới làm trọng tâm một cách hệ thống và đầy đủ.

Trong bối cảnh REDD+, cần phải có sự tham gia của cả nam giới và nữ giới trong xây dựng kế hoạch hành động cũng như thực hiện kế hoạch. Điều này được chứng minh bởi một thực tế là giữa nam giới và nữ giới tồn tại sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt sử dụng và quản lý tài nguyên rừng. Bất cứ hoạt động nào của REDD+ đều có tác động đến khối lượng công việc của phụ nữ bởi họ là đối tượng có trách nhiệm chính trong việc đáp ứng các nhu cầu sống của gia đình.

Những điểm mạnh và hạn chế trong việc lồng ghép vấn đề giới trong xây dựng PRAP:

Điểm mạnh: Kế hoạch xây dựng PRAP đã cho thấy cần phải tuân thủ các chính sách đảm bảo an toàn về xã hội và môi trường đã được nêu trong các văn bản, quy định của quốc gia, quốc tế. Chính sách đảm bảo an toàn cũng đã đề cập đến tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động của PRAP; việc tham gia của phụ nữ vào việc xây dựng PRAP cũng đã được nêu trong phần phân tích các bên liên quan; trong suốt quá trình xây dựng PRAP bao gồm việc tổ chức các hội thảo, các buổi tham vấn tại địa phương, yếu tố phụ nữ luôn được quan tâm, được mời tham gia.

Hạn chế: Nhìn chung vấn đề giới chưa được đề cập thỏa đáng trong báo cáo PRAP của tỉnh. Rất ít phụ nữ tham gia vào quá trình xây dựng PRAP; các cơ quan, tổ chức có chức năng nhiệm vụ liên quan tới giới như Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ chưa được giao các nhiệm vụ rõ ràng và chưa được bố trí nguồn lực phù hợp để tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện PRAP sau này.

5.2.4. Cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM) đối với PRAP

- Nhóm quản lý rừng ở cấp thôn/bản tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh ở cấp thôn/bản.

- UBND cấp xã tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh ở cấp xã và các vấn đề mà cấp thôn/bản không giải quyết được (ví dụ: Vấn đề liên thôn/bản).

- UBND cấp huyện tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh ở cấp huyện và các vấn đề mà cấp xã không thể giải quyết được (ví dụ: Vấn đề liên xã).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh ở cấp tỉnh và các vấn đề mà cấp huyện không giải quyết được (ví dụ: Vấn đề liên huyện).

- UBND tỉnh tiếp nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh mà Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không giải quyết được (ví dụ: Vấn đề liên ngành).

6. Tình hình giao đất, giao rừng

6.1. Thực trạng rừng tự nhiên sau khi giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng

Hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh diện tích đất có rừng tự nhiên đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý khoảng 69.000ha (phần lớn tại huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa). Rừng tự nhiên sau khi giao cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng nhưng phần lớn không được quan tâm bảo vệ nên rừng vẫn bị xâm hại, chủ yếu xảy ra ở 2 dạng sau:

- Chủ rừng là hộ gia đình không đủ năng lực quản lý bảo vệ hoặc không quan tâm đến bảo vệ nên phần lớn diện tích rừng vẫn bị lén lút khai thác trái phép làm cho chất lượng rừng suy giảm, rừng càng ngày càng trở lên nghèo kiệt;

- Thực hiện việc phá rừng từng bước và lấn chiếm dần diện tích rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế (chủ yếu là cây keo) làm diện tích rừng tự nhiên có nguy cơ ngày càng giảm.

- Các hình thức phá rừng tự nhiên được thực hiện từ từ trong nhiều ngày, nhiều tháng và quy trình phá lần lượt theo từng bước: Luỗng phát dây deo, bụi dậm; chặt từng cây gỗ; để trồng keo với số lượng ít; diện tích nhỏ và thực hiện mỗi ngày một ít theo kiểu gặm nhấm. Thực hiện kiên trì trong nhiều tháng, nhiều năm để có diện tích keo tương đối lớn, nhiều trường hợp do chính hộ gia đình chủ rừng thực hiện nên rất khó ngăn chặn và xử lý.

- Những năm vừa qua Chi cục Kiểm Lâm đã tăng cường thực hiện các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng để trồng keo lai (đặc biệt diện tích đã có chủ quản lý), đến nay các vụ vi phạm đã giảm, nhưng tình trạng chặt phá rừng tự nhiên để trồng keo lai luôn luôn có nguy cơ bùng phát.

6.2. Quản lý rừng trồng bằng các nguồn vốn dự án và rừng do người dân tự bỏ kinh phí trồng

- Rừng thông nhựa trồng bằng các nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn vay, tài trợ của nước ngoài do các dự án 327, PAM, 661, Việt - Đức trồng trong các năm 1990 - 2005 nay giao cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng (diện tích hiện tại giao cho hộ gia đình quản lý là 8.200ha) phần lớn đến tuổi khai thác đã bị khai thác diệt “Chích xương cá” hoặc không thực hiện các biện pháp PCCCR để rừng bị cháy, bị phá (đặc biệt là các huyện phía Bắc tỉnh) làm cho cây thông ngày càng giảm sút về diện tích và chất lượng.

- Một số nơi địa hình có độ dốc lớn, tầng đất nông, nhiều sỏi đá (khu vực đèo ngang - huyện Quảng Trạch, xã Hồng Hóa - huyện Minh Hóa, khu vực phía Bắc huyện Bố Trạch, vv). Ngoài rừng tự nhiên chỉ có cây thông có khả năng giữ đất, phòng hộ tốt cho môi trường do tán lá dày, bộ rễ phát triển và giữ đất tốt, thời gian sinh trưởng của thông dài 30 - 50 năm nên khả năng phòng hộ môi trường rất cao và tương đối bền vững. Nếu phá bỏ toàn bộ cây thông, trồng cây keo thì khả năng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất và sa mạc hóa ở những khu vực này là rất cao.

- Thời gian qua Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện các biện pháp PCCCR, tăng cường quản lý khai thác nhựa thông và nỗ lực ngăn chặn khai thác trái phép nên tình trạng trên đã giảm nhiều.

- Rừng keo, bạch đàn trồng bằng nguồn kinh phí do các dự án tài trợ và người dân tự bỏ kinh phí để trồng, đa phần được quản lý bảo vệ tốt, đã khai thác và trồng lại nhiều lần. Hàng năm trên địa bàn tỉnh khai thác sản lượng rừng trồng bình quân từ 280.000m3 đến 350.000m3, chủ yếu là gỗ keo nguyên liệu dùng để băm dăm và làm bột giấy. Việc trồng các loại keo đã tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân miền núi.

- Tuy nhiên chu kỳ trồng và khai thác keo lai trên đất dốc thực hiện trong thời gian ngắn thường là 5 - 7 năm, do thời gian che phủ mặt đất ngắn, thực bị dưới tán phát triển kém nên đã gây ra tình trạng xói mòn, rửa trôi bề mặt gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái về lâu dài. Đặc biệt, là ở nơi có độ dốc lớn, tầng đất nông, đất lẫn nhiều sỏi đá không nên trồng keo lai với diện tích tập trung quá lớn.

6.3. Tình trạng phá rừng lấn chiếm và tranh chấp đất lâm nghiệp để lấy đất trồng rừng nguyên liệu

- Thời gian qua tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để lấy đất trồng rừng (chủ yếu trồng keo xuất khẩu làm nguyên liệu sản xuất giấy, ván nhân tạo) đã xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh và tăng mạnh trong những năm gần đây, gây phức tạp trong công tác quản lý bảo vệ rừng; mất trật tự an ninh xã hội; khó khăn cho việc giao đất, giao rừng và thực hiện các chính sách, pháp luật bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đặc biệt tại các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa.

- Đối tượng rừng, đất lâm nghiệp bị phá và lấn chiếm thuộc diện tích rừng chưa giao, hiện do UBND xã quản lý, đất lâm nghiệp do các lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, sử dụng. Rừng tự nhiên giao hộ gia đình bảo vệ cũng bị phá dần để trồng keo lai, xảy ra nhiều ở địa bàn huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa.

- Tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp đã xảy ra khá gay gắt ở một số địa phương thuộc huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và Lệ Thủy. Đặc biệt là huyện Bố Trạch do tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp chậm giải quyết và xử lý dứt điểm nên đã phát triển trên diện rộng trong thời gian dài và bùng phát thành tranh chấp phức tạp, khó giải quyết.

- Chi cục Kiểm lâm đã có nhiều cố gắng phối hợp với các địa phương, cơ quan chức năng ngăn chặn tình trạng phá rừng tự nhiên để trồng keo lai, đến nay tình trạng trên đã có chiều hướng giảm. Nhưng vẫn có nguy cơ tái phát nếu không tăng cường quản lý thường xuyên.

6.4. Một số vấn đề khác có liên quan trong giao đất, giao rừng

- Giao rừng tự nhiên cho người dân nhưng chưa có chính sách hưởng lợi cụ thể đối với người nhận. Thực tế người dân chưa được hưởng lợi trực tiếp từ rừng tự nhiên; giao không rõ ràng về ranh giới và hiện trạng rừng; giao rừng tự nhiên quá xa khu dân cư; tình trạng chuyển nhượng rừng tự nhiên trái phép đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh.

- Thời gian qua giá nhựa thông trên thị trường giảm, giá gỗ nguyên liệu rừng trồng tương đối ổn định. Mặt khác cây thông dễ bị cháy nếu không vệ sinh rừng trước mùa khô. Do đó người dân tự tìm cách phá bỏ thông để trồng keo.

- Nguồn lợi thu được từ việc trồng keo nguyên liệu tương đối cao nên nhu cầu cần đất để trồng rừng của người dân tăng mạnh; trong khi đất trống và rừng tự nhiên trong hồ sơ giao đất, quy hoạch 3 loại rừng và ngoài thực địa có nhiều sai lệch, không rõ ràng. Do đó rất khó khăn cho chủ rừng triển khai trồng rừng trên đất lâm nghiệp được giao, người dân tự phá rừng trên đất đã giao quản lý hoặc lấn, chiếm đất lâm nghiệp của đối tượng khác để trồng rừng.

- Nhà nước chưa quy định cụ thể việc thu phí từ khai thác rừng trồng, lập quỹ bảo vệ rừng cấp xã để tạo nguồn kinh phí phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR ở cấp cơ sở nên cấp xã rất thiếu kinh phí và thiếu năng lực để quản lý chặt chẽ việc trồng rừng, khai thác rừng trồng và ngăn chặn việc phá rừng tự nhiên để trồng rừng.

6.5. Nhu cầu thực tế của người dân và những vướng mắc về đất và rừng

a) Nhu cầu thực tế của người dân về đất và rừng

Qua việc rà soát thực địa, tiếp xúc với người dân và làm việc với chính quyền cơ sở tại một số xã của huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch..., Chi cục Kiểm lâm xác định nhu cầu thực tế của người dân là rất cần đất để trồng rừng kinh tế. Nhu cầu nhận rừng chưa bức bách do chính sách hưởng lợi và chế tài quản lý rừng chưa rõ ràng. Đặc biệt là rừng tự nhiên, nếu không có chính sách hưởng lợi rõ ràng thì người dân không muốn nhận hoặc nhận nhưng không có trách nhiệm bảo vệ nên rừng sẽ tiếp tục bị phá.

b) Vướng mắc về đất có rừng tự nhiên xen lấn đất trống đã giao cho hộ gia đình quản lý.

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên xen lẫn đất trống đã giao cho các hộ gia đình tại các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số huyện khác quản lý bảo vệ hầu hết có ranh giới chưa rõ ràng; loại đất, loại rừng trong hồ sơ và ngoài thực địa ở nhiều nơi không trùng khớp; chưa phân biệt được đất trồng rừng với các loại đất có rừng khác. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đại đa số không có khả năng phục hồi rừng nhưng ghi trong thẻ đỏ (giấy CNQSDĐ) với mục đích sử dụng là khoanh nuôi phục hồi rừng nên gây khó khăn cho người dân trong việc triển khai trồng rừng.

c) Vướng mắc về giao rừng trồng và quản lý rừng trồng sau khi giao

- Diện tích rừng trồng 9.860ha do cấp xã quản lý tại huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy… chủ yếu là rừng phi lao và một số loài cây trồng trên cát hiện nay do UBND xã tạm quản lý với diện tích khoảng 6.100ha do bóc tách từ các BQL RPH chuyển về địa phương. Tại địa bàn các xã vùng cát thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh thủ tục bóc tách và chuyển giao ngoài thực địa vẫn chưa cụ thể. Các xã vùng ven biển thuộc TP. Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch rừng phi lao trên cát chủ yếu là bảo vệ môi trường ít có giá trị kinh tế nên khó giao cho người dân quản lý.

- Diện tích còn lại 3.760ha chủ yếu là rừng trồng thông nhựa và một ít rừng keo, bạch đàn chưa giao hiện tại do UBND xã quản lý hoặc giao hợp tác xã quản lý sử dụng. Diện tích này không nhiều so với nhu cầu nhận rừng của người dân do đó khi xây dựng kế hoạch giao rừng rất khó khăn do các thôn trong xã tranh chấp và các hộ gia đình cũng tranh chấp nhau (mặc dù sau khi nhận không quan tâm bảo vệ, không PCCCR hoặc tìm cách bán cây rừng để đầu nậu khai thác nhựa theo kiểu chích diệt), trong khi quỹ đất rất có hạn nên vướng mắc, khó triển khai thực hiện.

7. Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản

7.1. Quản trị rừng của tỉnh

Quản trị rừng bao gồm 3 hợp phần: REDD+, quản lý rừng bền vững (SFM) và thương mại gỗ.

- Thực hiện REDD+: Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng lớn về lâm nghiệp với độ che phủ đạt 67,57%. UBND tỉnh Quảng Bình đã sớm nhận thức được tiềm năng mà REDD+ mang lại và đã chủ động đề xuất tham gia vào các hoạt động REDD+ với Bộ NN & PTNT cũng như tiếp xúc với các nhà tài trợ tiềm năng, nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc triển khai thực hiện sáng kiến REDD+ tại tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình đã trở thành một trong ba tỉnh được lựa chọn thí điểm Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các - bon trong lâm nghiệp (FCPF)/Ngân hàng Thế giới tài trợ trong thời gian từ 2013 - 2015.

- Quản lý rừng bền vững: Lâm Trường Trường Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại là một trong 5 đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn thí điểm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, dưới sự hỗ trợ của “Chương trình quản lý sử dụng rừng bền vững, thương mại và tiếp thị các lâm sản chính ở Việt Nam”, nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Việt Nam và CHLB Đức. Để xây dựng thí điểm phương án quản lý rừng bền vững, Lâm Trường Trường Sơn đã cùng các chuyên gia quốc tế, chuyên gia lâm nghiệp của Bộ NN và PTNT, Đại học Lâm nghiệp, Cục Lâm nghiệp, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, thu thập các thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và đa dạng sinh học. Đến nay (cuối 2015), đơn vị đã hoàn thiện phương án quản lý rừng bền vững.

- Thương mại gỗ: Theo Quyết định số 2743/QĐ-UBND , ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cưa xẻ gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2017, tỉnh Quảng Bình có 329 cơ sở cưa xẻ gỗ trên địa bàn 8 huyện/thành phố/thị xã của tỉnh. Sản phẩm gỗ của tỉnh sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ trong thị trường nội tỉnh và một số tỉnh lân cận. Việc đưa sản phẩm gỗ ra nước ngoài đặc biệt là thị trường EU được đánh giá như là “Khe cửa hẹp”.

7.2. Kinh nghiệm thực hiện FLEGT tỉnh

- Được sự tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU) và tổ chức ICCO Hà Lan, Dự án FLEGT khu vực miền Trung và Dự án FLEGT do WWF và Tổng Cục lâm nghiệp tài trợ đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng chủ rừng, các doanh nghiệp chế biến kinh doanh lâm sản (đặc biệt là các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu lâm sản, đồ gỗ) hiểu rõ các quy định hiện tại của Nhà nước về khai thác, chế biến, vận chuyển lâm sản; các yêu cầu và tiến trình đàm phán FLEGT và Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với liên minh Châu Âu vv...

- Kết quả tham vấn tại địa phương thu nhận được một số ý kiến về Chương trình như sau:

Nhóm hộ trồng rừng: Để nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các nhóm hộ trồng rừng phải làm nhiều thủ tục như (1) đăng ký nhu cầu sử dụng đất, (2) xã thành lập hội đồng và xét duyệt, (3) xã thông báo danh sách các hộ được cấp sổ đỏ để thu thập ý kiến, thắc mắc của người dân, (4) Phòng Tài nguyên Môi trường xem xét, lập bản đồ địa chính, giao đất trên thực địa và cấp giấy cho người dân địa phương. Ngoài ra lâu nay người dân đã quen với việc bán khoán rừng cho thương lái nên chưa biết đến các thủ tục làm hồ sơ khai thác và bảng kê lâm sản.

Nhóm các doanh nghiệp chế biến gỗ: Trên địa bàn huyện gỗ rừng trồng đang bị khai thác non, nhỏ lẻ, manh mún do đó việc cung cấp hồ sơ thủ tục (bảng kê sản phẩm) rất khó khăn, khó xác minh cụ thể nguồn gốc sản phẩm.

Nhóm các cơ quan liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp: Cán bộ kiểm lâm đã làm tốt công tác quản lý hỗ trợ người dân trồng rừng trong việc làm hồ sơ thiết kế khai thác, bảng kê lâm sản, đống búa kiểm lâm. Bên cạnh đó cơ quan vẫn đang gặp khó khăn trong việc xác định gỗ từ bảng kê lâm sản so với gỗ trên từng chuyến hàng, các nội dung có trong bảng kê quá chi tiết nên người lập cũng như người xác nhận rất khó kiểm tra. Đến nay việc lập bảng kê, xác nhận lâm sản đối với gỗ rừng trồng đã đơn giản hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trồng rừng, kinh doanh lâm sản có nguồn gốc từ rừng trồng.

Nhóm các tổ chức xã hội dân sự: Đây là cầu nối cung cấp thông tin đến cơ sở nên cần thiết kế các kế hoạch truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực cho các đối tượng này lúc đó từng nội dung cụ thể trong tiến trình mới đến tận từng người dân được.

8. Đánh giá môi trường và xã hội chiến lược (SESA) và khung đánh giá môi trường và xã hội (ESMF) trong PRAP

Đánh giá về tác động và giảm thiểu và chính sách an toàn tương tự nhau cho sáu tỉnh Bắc Trung Bộ, sẽ do BQLDA TW thực hiện.

B. NGUYÊN NHÂN MẤT RỪNG, SUY THOÁI RỪNG - CÁC VẤN ĐỀ VÀ CHIẾN LƯỢC/GIẢI PHÁP GIẢM PHÁT THẢI

1. Danh sách các nguyên nhân được xếp hạng theo mức độ nghiêm trọng

Quá trình phân tích dữ liệu và tham vấn các bên liên quan cho thấy các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng ở Quảng Bình bao gồm: Chuyển đổi sang rừng trồng kinh tế (keo, cao su); xâm lấn rừng tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là sắn, ngô và hồ tiêu; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông; khai thác rừng trái phép và khai thác rừng theo kế hoạch của Nhà nước; cháy rừng; đốt nương làm rẫy; đô thị hóa và thiên tai. Tuy nhiên khi phân tích các nguyên nhân trên thấy rằng có những nguyên nhân có thể giải quyết được, có những nguyên nhân không thể hoặc chưa thể giải quyết được trong khuôn khổ kế hoạch hành động REDD+. Vì vậy, kết quả tham vấn với các bên liên quan tại tỉnh đã xác định một số nguyên nhân sau đây là quan trọng để xác định giải pháp thực hiện.

TT

Các nguyên nhân

Mô tả (diện tích và khu vực)

Chiến lược giảm phát thải

1

Chuyển đổi sang rừng trồng kinh tế (keo, cao su)

Tại xã Hưng Trạch, Xuân Trạch (Bố Trạch), Quảng Phương (Quảng Trạch), Ngân Thủy (Lệ Thủy)

Cần tăng hiệu quả kinh tế từ rừng trồng

2

Xâm lấn rừng tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là sắn, ngô và hồ tiêu

Huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Minh Hóa

Cần giảm mất rừng

3

Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông

Đường Xuyên Á đi qua huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa, mở rộng đường 16 và xây dựng đường lên cửa khẩu Chút - Mút tại huyện Lệ Thủy

Cần giảm suy thoái rừng

4

Khai thác rừng trái phép và khai thác rừng theo kế hoạch của Nhà nước

Xã Kim Hóa, Lâm Hóa, Cao Quảng (Tuyên Hóa), Hóa Sơn, Hóa Hợp (Minh Hóa), Trường Sơn (Quảng Ninh)

Cần giảm mất rừng và suy thoái rừng

5

Cháy rừng

Huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Minh Hóa

Cần giảm mất rừng

2. Các vấn đề và hoạt động cụ thể tại địa bàn

2.1. Địa bàn ưu tiên thực hiện REDD+

Kết quả phân tích dữ liệu không gian và tham vấn tại tỉnh Quảng Bình đã xác định được 19 xã ưu tiên thuộc 6 huyện thực hiện REDD+ theo 5 nội dung: Giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các bon, tăng cường trữ lượng các bon và quản lý rừng bền vững.

TT

Huyện

Diện tích đất tự nhiên (ha)

Diện tích rừng (ha)

Giảm mất rừng

Giảm suy thoái rừng

Bảo tồn các bon

Tăng cường các bon

Quản lý rừng bền vững

1

Bố Trạch

Thượng Trạch

74.709,58

74.330,44

 

x

x

x

 

2

Bố Trạch

Tân Trạch

35.227,08

35.209,40

 

 

x

 

 

3

Bố Trạch

Phúc Trạch

5.783,66

3.981,93

 

 

x

 

 

4

Lệ Thủy

Lâm Thủy

22.767,21

22.308,07

x

x

 

x

x

5

Lệ Thủy

Kim Thủy

48.835,68

47.164,09

x

x

 

x

x

6

Lệ Thủy

Ngân Thủy

16.153,74

15.314,72

x

 

 

x

x

7

Minh Hóa

Thượng Hóa

35.294,86

34.482,61

x

x

x

 

x

8

Minh Hóa

Dân Hóa

35.649,24

34.807,00

x

x

x

x

 

9

Minh Hóa

Hóa Sơn

18.056,23

17.099,85

 

x

x

 

x

10

Minh Hóa

Hồng Hóa

7.132,08

6.766,84

 

 

 

x

 

11

Minh Hóa

Tân Hóa

7.119,61

6.103,18

 

 

 

x

 

12

Quảng Ninh

Trường Sơn

77.985,61

77.400,55

x

x

 

x

x

13

Quảng Ninh

Trường Xuân

15.540,82

14.484,68

 

 

 

x

 

14

Quảng Trạch

Quảng Hợp

11.302,16

9.481,09

 

 

 

x

 

15

Tuyên Hóa

Cao Quảng

11.644,21

10.391,98

x

x

 

x

 

16

Tuyên Hóa

Kim Hóa

18.209,67

17.026,68

x

x

 

x

 

17

Tuyên Hóa

Lâm Hóa

10.083,15

9.787,54

x

x

 

x

 

18

Tuyên Hóa

Đồng Hóa

5.996,71

5.200,40

x

 

 

x

 

19

Tuyên Hóa

Thuận Hóa

4.464,58

3.885,11

 

 

 

x

 

2.2. Các hoạt động chương trình giảm phát thải ưu tiên

Kết quả hội thảo với các bên liên quan tại Quảng Bình cho thấy, các hoạt động trực tiếp và gián tiếp nhằm giảm phát thải ưu tiên tại tỉnh bao gồm:

1. Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

2. Giao đất, giao rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng;

3. Nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên nhằm bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon;

4. Trồng rừng thâm canh và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng nhằm tăng cường trữ lượng các bon và quản lý rừng bền vững;

5. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững hướng tới chứng chỉ rừng nhằm quản lý rừng bền vững.


C. CÁCH TIẾP CẬN PRAP

Bảng 1. Tóm tắt cách tiếp cận PRAP nhằm giảm phát thải

Mục tiêu

Các nguyên nhân mất rừng  và suy thoái rừng/các nguyên nhân đe dọa

Giải pháp tiếp cận và các hành động ưu tiên (các hành động giảm phát thải đề xuất)

Các chỉ số thành công

Khung thời gian

1. Quản lý bảo vệ rừng

1. Năng lực và nghiệp vụ của một bộ phận lực lượng bảo vệ rừng còn thấp;

2. Chính sách quản lý rừng của các cấp ngành còn lỏng lẻo;

3. Công tác phối hợp với giữa các bên liên quan còn chưa hiệu quả;

4. Ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa nhận thức rõ về Luật Bảo vệ rừng.

 

 

1. Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (kiểm lâm, các chủ rừng và tổ đội BVR của xã)

* 32 lớp tập huấn

 

2016 - 2020

2. Hỗ trợ đầu tư trang phục, trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng

* 2000 bộ trang phục;

* 20 máy GPS;

* 20 máy tính bảng cho lực lượng kiểm lâm;

* 40 máy thổi gió PCCCR.

2016 - 2017

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ và phát triển rừng cho người dân và cộng đồng địa phương

* 12 lớp tuyên truyền

 

2016 - 2020

4. Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng tại cấp cơ sở

* 20 hội thảo

 

2016 - 2017

2. Cải thiện sinh kế hộ gia đình, cá nhân

1. Quy hoạch ngành lâm nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất giữa các ngành;

2. Năng suất cây trồng của các hộ thấp;

3. Công tác huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế;

4. Thị trường đầu ra của các sản phẩm nông lâm nghiệp không ổn định;

5. Các hộ sống gần rừng còn thiếu đất sản xuất;

6. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

5. Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

* Diện tích: 20.000ha được giao;

* 12 lớp tuyên truyền;

* 1 hệ thống CSDL hồ sơ giao đất.

2016 - 2017

6. Hỗ trợ cụ thể hóa chính sách hưởng lợi từ rừng tự nhiên đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

* Thí điểm 1.000ha rừng của cộng đồng

 

7. Nâng cao năng lực quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

* 10 hợp tác xã được thành lập

2016 - 2020

8. Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng

* Diện tích 152.000ha rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng; 247.556ha rừng của tổ chức

2016 - 2020

9. Tăng năng suất cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm từ trang trại nông lâm kết hợp nhằm cải thiện kinh tế hộ

* Tổ chức được 12 lớp tập huấn và xây dựng được 10 mô hình

 

10. Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nông nghiệp thôn/xóm/bản (quỹ tín dụng cộng đồng)

* 10 mô hình phát triển kinh tế vườn rừng đem lại hiệu quả

2016 - 2020

3. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên

1. Việc phục hồi rừng tự nhiên còn hạn chế;

2. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên thấp (200.000 đồng/ha/năm);

3. Mức chi trả cho hoạt động bảo vệ rừng thấp, chưa tạo được động lực, khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng của chủ rừng;

4. Chính sách hưởng lợi từ rừng tự nhiên chưa hợp lý dẫn đến chưa tạo được động lực cho chủ rừng tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên được giao là rừng nghèo, nghèo kiệt và phục hồi;

5. Tình trạng vi phạm lâm luật vẫn diễn ra và ngày càng tinh vi hơn.

11. Tăng cường các biện pháp làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa

* Diện tích: 3.000ha được làm giàu rừng

2016 - 2020

12. Phát triển lâm sản ngoài gỗ

 

* 4 mô hình được trồng thử nghiệm; dự kiến nhân rộng thêm 2.000ha

2016 - 2020

13. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

* Xây dựng, thành lập được quỹ bảo vệ và phát triển rừng

2016 - 2020

4. Phát triển rừng trồng kinh tế

 

1. Năng suất và chất lượng rừng trồng thấp, chưa áp dụng trồng rừng thâm canh mà chủ yếu trồng rừng quảng canh, tự phát;

2. Quản lý, quy hoạch rừng trồng chưa chặt chẽ;

3. Cháy rừng trồng;

4. Định hướng phát triển cây gỗ lớn chưa có hiệu quả;

5. Diện tích rừng giao, khoán cho dân nhỏ lẻ;

6. Cơ chế ưu đãi về vốn, lãi vay trong phát triển rừng trồng chưa thực sự hiệu quả, người trồng rừng khó tiếp cận với nguồn vốn vay;

7. Liên kết sản xuất rừng trồng còn nhỏ lẻ, chưa hiệu quả.

14. Xây dựng vườn ươm cây giống đảm bảo chất lượng

* Xây dựng được 4 vườn ươm

2016 - 2020

15. Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn

* Diện tích: 2.000ha được trồng rừng gỗ lớn

2016 - 2020

16. Xây dựng chuỗi liên kết đầu tư - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế

* Xây dựng được 4 chuỗi liên kết

 

2016 - 2020

5. Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

Quản lý rừng bền vững chưa được thực hiện trên phạm vi rộng;

17. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

* 01 chủ rừng được cấp chứng chỉ rừng

 

2016 - 2020

D. CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG

Bảng 2: Mô tả chi tiết các hoạt động

Các hoạt động chi tiết được đề xuất theo 3 hợp phần chính gồm: Quản lý rừng; xã hội và môi trường và các vấn đề liên quan tới quản lý

Mục tiêu các hợp phần

Các hoạt động

Kết quả

Trách nhiệm

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

1. Quản lý phát triển rừng

Hoạt động 1

Tăng cường các biện pháp làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa

- Xây dựng được 4 vườn ươm

- Tập huấn được 6 lớp

- Tập huấn được 6 lớp

- Thực hiện được 4 mô hình (160ha)

Nhân rộng 1.000ha

Nhân rộng thêm 1.000ha

Nhân rộng thêm 1.000ha

Sở NN & PTNT

Hoạt động 2

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

- Xây dựng được 1 báo cáo và 1 đề án

- Thực hiện được 4 mô hình (160ha)

Nhân rộng thêm 1.000ha

Nhân rộng thêm 500ha

Nhân rộng thêm 500ha

Sở NN&PTNT

Hoạt động 3

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xây dựng được đề án

Đề án được phê duyệt

 

 

 

Quỹ bảo vệ phát triển rừng

Hoạt động 4

Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng

Hỗ trợ lần 1

Hỗ trợ lần 2

Hỗ trợ lần 3

Hỗ trợ lần 4

Hỗ trợ lần 5

Quỹ bảo vệ phát triển rừng

Hoạt động 5

Xây dựng vườn ươm cây giống đảm bảo chất lượng

- Xây dựng được báo cáo xác định vị trí và thiết kế vườn ươm

- Xây dựng được 4 vườn ươm

 

 

 

Sở NN & PTNT

Hoạt động 6

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn

- Xây dựng được 1 đề án

- Thành lập được 10 hợp tác xã

- Tập huấn được 12 lớp

Trồng được 1.000ha

Trồng được 500 ha

Trồng được 500 ha

Sở NN & PTNT

Hoạt động 7

Xây dựng chuỗi liên kết đầu tư - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế

- Xây dựng được 1 báo cáo đánh giá và 4 báo cáo phương án xây dựng chuỗi liên kết

- Tổ chức được 5 cuộc họp đánh giá

 

 

 

Sở

NN & PTNT

Hoạt động 8

Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

Xây dựng được 1 báo cáo rà soát, đánh giá phương án

Hỗ trợ 1 chủ rừng hoàn thiện phương án QLRBV

Hỗ trợ năng lực cho 1 chủ rừng thực hiện phương án QLRBV

Hỗ trợ cho 1 chủ rừng thực hiện được phương án QLRBV

Hỗ trợ cho 1 chủ rừng đạt được chứng chỉ rừng

Sở NN & PTNT

2. Xã hội và môi trường

Hoạt động 9

Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

Hỗ trợ được 10.000ha

Hỗ trợ được 10.000ha

 

 

 

Sở NN&PTNT

Hoạt động 10

Hỗ trợ cụ thể hóa chính sách hưởng lợi từ rừng tự nhiên đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

Xây dựng 1 quyết định của UBND tỉnh

Thực hiện thí điểm 300ha

Thực hiện thí điểm 200ha

Thực hiện thí điểm 500ha

Tổng kết và đánh giá

Sở NN & PTNT

Hoạt động 11

Nâng cao năng lực quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

Rà soát các chủ rừng có diện tích đất lâm nghiệp được giao

Hỗ trợ xây dựng 10 hợp tác xã lâm nghiệp

Tổ chức 10 lớp tập huấn cho các hợp tác xã mới thành lập

Định hướng cho một số hợp tác xã đến thực hiện phương án quản lý RBV

Tổ chức họp đánh giá kết quả

Sở NN & PTNT

Hoạt động 12

Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nông nghiệp thôn/xóm/ bản (quỹ tín dụng cộng đồng)

Xây dựng báo cáo đánh giá

Xác định quy mô, hình thức quỹ

Hỗ trợ thực hiện mô hình

Tổng kết đánh giá

Nhân rộng mô hình

Sở NN & PTNT

Hoạt động 13

Tăng năng suất cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm từ trang trại nông lâm kết hợp nhằm cải thiện kinh tế hộ

Xây dựng báo cáo đánh giá, kế hoạch thực hiện

Tập huấn kỹ thuật

Hỗ trợ thực hiện mô hình

Thành lập các hợp tác xã

Tổng kết đánh giá

Sở NN & PTNT

3. Các vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý

Hoạt động 14

Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (kiểm lâm, các chủ rừng và tổ đội BVR của xã, cộng đồng)

Tổ chức được 10 lớp

 

Tổ chức được 10 lớp

 

Tổ chức được 6 lớp

 

Tổ chức được 6 lớp

 

Tổng kết và đánh giá

 

Sở NN & PTNT

Hoạt động 15

Hỗ trợ đầu tư trang phục, trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng

Hỗ trợ được 2000 bộ trang phục

Hỗ trợ được 20 GPS, 40 máy thổi gió, 20 máy tính bảng

 

 

 

Chi cục Kiểm lâm

Hoạt động 16

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng địa phương

Tổ chức được 12 lớp tập huấn

 

Tổ chức được 25 lớp tuyên truyền

 

Tổ chức được 25 lớp tuyên truyền

Tổ chức được 25 lớp tuyên truyền

Tổ chức được 25 lớp tuyên truyền

Sở NN & PTNT

Hoạt động 17

Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng tại cấp cơ sở

Tổ chức được 10 lượt tuần tra

Tổ chức được 10 lượt tuần tra

Tổ chức được 10 lượt tuần tra

Tổ chức được 10 lượt tuần tra

Tổ chức được 10 lượt tuần tra

Sở NN & PTNT

E. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Tên hợp phần

Mô tả

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

1

2

3

4

1

2

3

4

1

2

3

4

1

2

3

4

1

2

3

4

HỢP PHẦN 1

QUẢN LÝ RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 1

Tăng cường các biện pháp làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 2

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 3

Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4

Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ, phát triển rừng cho các tổ chức

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 5

Xây dựng vườn ươm cây giống đảm bảo chất lượng

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 6

Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ lớn

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 7

Xây dựng chuỗi liên kết đầu tư - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 8

Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

HỢP PHẦN 2

XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 9

Hoàn thiện việc giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 10

Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thí điểm chính sách hưởng lợi từ rừng tự nhiên đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao rừng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 11

Ổn định quy hoạch và nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 12

Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nông nghiệp thôn/xóm/bản (quỹ tín dụng cộng đồng)

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 13

Tăng năng suất cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm từ vườn rừng nhằm cải thiện kinh tế hộ

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

HỢP PHẦN 3

CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 14

Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng cho các chủ rừng và tổ đội BVR của xã

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 15

Hỗ trợ đầu tư trang phục, trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, tổ đội bảo vệ rừng cấp xã, cộng đồng

x

x

x

x

x

x

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 16

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng địa phương

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Hoạt động 17

Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng tại cấp cơ sở

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

F. NGÂN SÁCH VÀ NGUỒN

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT

Hoạt động ưu tiên

Hoạt động chi tiết

Đơn vị tính

Số lượng

Định mức

Ngày công

Đơn giá
 (1.000 VND)

Tổng vốn

Nguồn

Chính phủ

Khác (dự án ODA, vv)

1.000 VND

1.000 VND

USD

1.000 VND

USD

HỢP PHẦN 1: QUẢN LÝ RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng cường các biện pháp làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa

1.1. Xây dựng hoặc nâng cấp 4 vườn ươm nhân giống cây bản địa

Vườn ươm

4

 

 

 

1.200.000

 

 

1.200.000

 

- Khảo sát lựa chọn vị trí và thiết kế

Báo cáo

1

 

 

50.000

50.000

 

 

 

 

- Chi phí nhân công xây dựng và lắp đặt

Công

100

 

 

300

30.000

 

 

 

 

- Xây dựng nhà kho

Nhà

1

 

 

20.000

20.000

 

 

 

 

- Xây dựng nhà đóng bầu

Nhà

1

 

 

50.000

50.000

 

 

 

 

- Xây dựng đường đi

Mét (m)

300

 

 

200

60.000

 

 

 

 

- Hệ thống tưới tiêu

Hệ thống

1

 

 

30.000

30.000

 

 

 

 

- Hệ thống che sáng, cung cấp ánh sáng

Hệ thống

1

 

 

10.000

10.000

 

 

 

 

- Cổng và hàng rào

Hệ thống

1

 

 

50.000

50.000

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 1 vườn ươm

 

 

 

 

 

300.000

 

 

 

 

1.2. Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng

Lớp

12

 

 

 

568.890

 

 

568.890

 

- Chi phí cho giảng viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Chi phí đứng lớp (2 ngày)

Người

4

 

 

1.000

4.000

 

 

 

 

+ Chi phí đi lại (2 lượt)

Lượt

4

 

 

700

2.800

 

 

 

 

+ Phòng nghỉ

Ngày đêm

4

 

 

450

1.800

 

 

 

 

+ Ăn uống (2 ngày)

Người

4

 

 

150

600

 

 

 

 

- Chi phí cho học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ chi phí đi lại (trung bình 100km/ người/2 lượt đi - về)

Km

3.000

 

 

1,5

4.500

 

 

 

 

+ Tiền ăn

Người

60

 

 

100

6.000

 

 

 

 

+ Giải lao giữa buổi (4 lượt/2 ngày)

Người

120

 

 

30

3.600

 

 

 

 

+ Tiền phòng nghỉ

Đêm

30

 

 

200

6.000

 

 

 

 

+ Chi phí cho lớp tập huấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Biên soạn tài liệu tập huấn

Trang

30

 

 

45

1.350

 

 

 

 

+ Văn phòng phẩm (băng dính, bút, giấy A4, giấy mầu…)

Người

30

 

 

50

1.500

 

 

 

 

+ In ấn tài liệu tập huấn

Bộ

30

 

 

30

900

 

 

 

 

+ Thuê hội trường, loa, máy chiếu, người phục vụ, phông chữ

Ngày/lớp

2

 

 

4.300

8.600

 

 

 

 

+ Thuê xe đi hiện trường

Ngày

1

 

 

3.500

3.500

 

 

 

 

- Kinh phí quản lý (5%)

 

 

 

 

 

2.258

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 1 lớp

 

 

 

 

 

47.408

 

 

 

 

1.3. Xây dựng 04 mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng (40ha/mô hình)

Ha

160

 

 

 

4.857.141

 

 

4.857.141

 

- Năm thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phát dọn thực bì

M2

10.000

252

39,68

122,318

4.854

 

 

 

 

+ Đào hố

Hố

1000

53

11,89

122,318

1.454

 

 

 

 

+ Lấp hố

Hố

1000

133

4,74

122,318

580

 

 

 

 

+ Vận chuyển cây con và trồng

Cây

1000

64

9,84

122,318

1.204

 

 

 

 

+ Chăm sóc

M2

10.000

512

19,53

122,318

2.389

 

 

 

 

+ Trồng dặm

Cây

150

47

2,02

122,318

247

 

 

 

 

+ Bảo vệ

 

 

 

 

 

200

 

 

 

 

+ Cuốc con trồng cây

Cái

0,45

 

 

45

20

 

 

 

 

+ Cuốc to cuốc hố trồng cây

Cái

0,45

 

 

65

29

 

 

 

 

+ Dao phát thực bì

Cái

0,3

 

 

55

17

 

 

 

 

+ Đòn gánh

Cái

0,45

 

 

15

7

 

 

 

 

+ Quang sọt gánh cây

Đôi

0,45

 

 

75

34

 

 

 

 

+ Cây giống (cây bản địa)

Cây

1000

 

 

12

12.000

 

 

 

 

+ Cây trồng dặm (cây bản địa) 15%

Cây

150

 

 

12

1.800

 

 

 

 

- Năm thứ 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Trồng dặm 10% cây bản địa

Cây

100

 

 

12

1.200

 

 

 

 

+ Chăm sóc lần 1

M2

10.000

512

19,53

122,318

2.389

 

 

 

 

+ Chăm sóc lần 2

M2

10.000

779

12,84

122,318

1.571

 

 

 

 

+ Công trồng dặm

 

100

47

1,34

122,318

164

 

 

 

 

+ Bảo vệ

 

 

 

 

 

200

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 1 ha

 

 

 

 

 

30.357

 

 

 

 

1.4. Triển khai nhân rộng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng

Ha

3.000

 

 

 

91.071.385

 

 

91.071.385

 

Tổng

 

 

 

 

 

97.697.416

 

 

97.697.416

 

2

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

2.1. Xây dựng đề án phát triển lâm sản ngoài gỗ của tỉnh

Đề án

1

 

 

 

498.471

249.235

 

249.235

 

- Chi phí nhân công đi ngoại nghiệp

Người

10

 

210

200

42.000

 

 

 

 

- Chi chí phương tiện đi lại

Km

10.000

 

10.000

1,5

15.000

 

 

 

 

- Thu thập dữ liệu

Huyện

6

 

 

 

60.000

 

 

 

 

- Xử lý số liệu nội nghiệp

 

 

 

 

 

50.000

 

 

 

 

- Chi phí vật liệu (10% x (1))

 

 

 

 

 

20.000

 

 

 

 

- Tổng hợp số liệu và lập hồ sơ

 

 

 

 

 

100.000

 

 

 

 

- Hội thảo

Lần

2

 

2

26.828

53.655

 

 

 

 

- Viết chuyên đề

Báo cáo

5

 

5

8.000

40.000

 

 

 

 

- Viết đề án/quy hoạch

Báo cáo

1

 

1

12.000

12.000

 

 

 

 

- In ấn

 

 

 

 

 

10.500

 

 

 

 

- Kiểm tra và nghiệm thu kết quả

Lượt

2

 

 

25.000

50.000

 

 

 

 

- Chi phí quản lý và dự phòng (10%)

 

 

 

 

 

45.316

 

 

 

 

Tổng chi phí cho xây dựng 1 đề án

 

 

 

 

 

498.471

 

 

 

 

2.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm phát triển LSNG dưới tán rừng nghèo, nghèo kiệt

Ha

160

 

 

10.000

1.600.000

800.000

 

800.000

 

2.3. Hỗ trợ nhân rộng mô hình phát triển LSNG dưới tán rừng đối với các chủ rừng lớn và hộ gia đình có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Ha

2.000

 

 

10.000

20.000.000

10.000.000

 

10.000.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

22.098.471

11.049.235

 

11.049.235

 

3

Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh

Báo cáo

1

 

 

1.000.000

1.000.000

 

 

1.000.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

1.000.000

 

 

1.000.000

 

4

Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng

4.1. Xây dựng kế hoạch

Báo cáo

1

 

 

 

29.900

29.900

 

 

 

- Xây dựng kế hoạch (dự thảo)

Chuyên đề

1

 

 

8.000

8.000

 

 

 

 

- Tiền ăn

Người

10

 

 

100

1.000

 

 

 

 

- Tiền nghỉ giải lao (2 buổi)

Người

20

 

 

30

600

 

 

 

 

- Tiền phòng nghỉ trưa

Người

10

 

 

100

1.000

 

 

 

 

- Tài liệu họp

Bộ

10

 

 

50

500

 

 

 

 

- Tiền cho cán bộ đi họp

Người

10

 

 

250

2.500

 

 

 

 

- Phòng họp, máy chiếu, loa, phông chữ, người phục vụ

Ngày

1

 

 

4.300

4.300

 

 

 

 

- Hoàn thiện báo cáo kế hoạch

Chuyên đề

1

 

 

12.000

12.000

 

 

 

 

Tổng chi phí cho xây dựng 1 kế hoạch

 

 

 

 

 

29.900

 

 

 

 

4.2. Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng tự nhiên của các tổ chức

Ha

247.556

 

 

400

99.022.400

19.804.480

 

79.217.920

 

4.3. Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng tự nhiên đã được giao cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng

 

152.000

 

 

400

60.800.000

12.160.000

 

48.640.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

159.852.300

31.994.380

 

127.857.920

 

5

Xây dựng vườn ươm cây giống trồng rừng gỗ lớn đảm bảo chất lượng

Hỗ trợ xây dựng mới 4 vườn ươm cây giống vô tính năng suất cao và trồng rừng gỗ lớn

Vườn ươm

4

 

 

 

1.200.000

 

 

1.200.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

1.200.000

 

 

1.200.000

 

6

Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh cung cấp gỗ lớn

6.1. Xây dựng quy hoạch chiến lược phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành và xã/chủ rừng được ưu tiên

Báo cáo

1

 

 

 

498.471

 

 

498.471

 

6.2. Hỗ trợ xây dựng thực thể hợp pháp trong QLR như HTX, tổ hợp tác cho các chủ rừng quy mô nhỏ hướng tới quản lý rừng bền vững

HTX

10

 

 

20.000

200.000

 

 

200.000

 

6.3. Nâng cao năng lực cho thực thể/chủ rừng trong quản trị doanh nghiệp, kỹ thuật lâm sinh, giống và tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị sản phẩm

Lớp tập huấn

12

 

 

 

568.890

 

 

568.890

 

6.4. Xây dựng mô hình rừng gỗ lớn ngoài hiện trường

Ha

2.000

 

 

 

73.617.350

 

 

73.617.350

 

- Trồng rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phát dọn thực bì

M2

10.000

252

39,68

122,318

4.854

 

 

 

 

- Đào hố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hố trồng cây phụ trợ (30 x 30 x 30)

Hố

1.111

96

11,57

122,318

1.415

 

 

 

 

+ Hố trồng cây bản địa (40 x 40 x 40)

Hố

556

53

10,49

122,318

1.283

 

 

 

 

- Lấp hố trồng cây

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cây phụ trợ (30 x 30 x 30)

Hố

1.111

193

5,76

122,318

705

 

 

 

 

+ Cây bản địa (40 x 40 x 40)

Hố

556

133

4,18

122,318

511

 

 

 

 

+ Vận chuyển cây và trồng (cỡ bầu <0,5 kg/bầu)

Cây

1.667

134

12,44

122,318

1.522

 

 

 

 

- Chăm sóc năm thứ nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phát chăm sóc lần 1

M2

10.000

512

19,53

122,318

2.389

 

 

 

 

+ Trồng dặm

Cây

167

93

1,80

122,318

220

 

 

 

 

+ Phát chăm sóc lần 2

M2

10.000

779

12,84

122,318

1.571

 

 

 

 

+ Dẫy cỏ, vun gốc (đường kính từ 0,8 - 1,0m)

Hố

1.667

79

21,10

122,318

2.581

 

 

 

 

+ Bảo vệ rừng mới trồng

Ha

1

7

7,28

122,318

890

 

 

 

 

- Chăm sóc năm thứ hai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phát chăm sóc lần 1

M2

10.000

512

19,53

122,318

2.389

 

 

 

 

+ Phát chăm sóc lần 2

M2

10.000

779

12,84

122,318

1.571

 

 

 

 

+ Dẫy cỏ, vun gốc (đường kính từ 0,8 - 1,0m)

Hố

1.667

79

21,10

122,318

2.581

 

 

 

 

+ Bảo vệ rừng mới trồng

Ha

1

7,28

7,28

122,318

890

 

 

 

 

- Chăm sóc năm thứ 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phát chăm sóc lần 1

M2

10.000

630

15,87

122,318

1.941

 

 

 

 

+ Phát chăm sóc lần 2

M2

10.000

653

15,31

122,318

1.873

 

 

 

 

+ Bảo vệ rừng mới trồng

Ha

1

7,28

7,28

122,318

890

 

 

 

 

- Chi phí vật tư (cây giống trồng rừng và trồng dặm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cây phụ trợ (tạm tính)

Cây

1.222

 

 

0,650

794

 

 

 

 

+ Cây bản địa (tạm tính)

Cây

612

 

 

3,200

1.958

 

 

 

 

- Chi phí quản lý (2,125% )

 

 

 

 

 

698

 

 

 

 

- Chi phí dự phòng (10%)

 

 

 

 

 

3.283

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 1ha

 

 

 

 

 

36.809

 

 

 

 

6.5. Định hướng quy trình sản xuất gỗ hợp pháp, cấp chứng chỉ rừng (tuyên truyền)

Lớp tuyên truyền

12

 

 

 

524.790

 

 

524.790

 

- Chi phí cho cán bộ tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Chi phí đứng lớp (2 ngày)

Người

4

 

 

1.000

4.000

 

 

 

 

+ Chi phí đi lại (2 lượt)

Lượt

4

 

 

700

2.800

 

 

 

 

+ Phòng nghỉ

Ngày đêm

4

 

 

450

1.800

 

 

 

 

+ Ăn uống (2 ngày)

Người

4

 

 

150

600

 

 

 

 

- Chi phí cho học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hỗ trợ chi phí đi lại (trung bình 100km/ người/2 lượt đi - về)

Km

3.000

 

 

1,5

4.500

 

 

 

 

+ Tiền ăn

Người

60

 

 

100

6.000

 

 

 

 

+ Giải lao giữa buổi (4 lượt/2 ngày)

Người

120

 

 

30

3.600

 

 

 

 

+ Tiền phòng nghỉ

Đêm

30

 

 

200

6.000

 

 

 

 

- Chi phí cho lớp tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Biên soạn tài liệu tuyên truyền

Trang

30

 

 

45

1.350

 

 

 

 

+ In ấn tài liệu tuyên truyền

Bộ

30

 

 

30

900

 

 

 

 

+ Văn phòng phẩm (băng dính, bút, giấy A4, giấy mầu…)

Người

30

 

 

50

1.500

 

 

 

 

+ Thuê hội trường, loa, máy chiếu, người phục vụ, phông chữ

Ngày/lớp

2

 

 

4.300

8.600

 

 

 

 

- Kinh phí quản lý (5%)

 

 

 

 

 

2.083

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 1 lớp

 

 

 

 

 

43.733

 

 

 

 

6.6. Tổng kết và đánh giá

Cuộc họp

5

 

 

 

134.138

 

 

134.138

 

- Các dịch vụ trọn gói

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Phòng họp, máy chiếu, loa, phong chữ, người phục vụ

Phòng

1

 

 

4.300

4.300

 

 

 

 

+ Giải lao giữa giờ

Người

50

 

 

30

1.500

 

 

 

 

+ Tiền ăn

Người

50

 

 

100

5.000

 

 

 

 

- Văn phòng phẩm, tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Văn phòng phẩm (băng dính, bút, giấy A4, giấy mầu…)

Người

50

 

 

50

2.500

 

 

 

 

+ In ấn tài liệu họp

Người

50

 

 

30

1.500

 

 

 

 

- Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ (2 người)

Buổi

4

 

 

500

2.000

 

 

 

 

+ Hỗ trợ tiền đi lại cho cán bộ (trung bình 50km/người/2 lượt đi - về)

Km

2.500

 

 

1,5

3.750

 

 

 

 

+ Tiền phòng nghỉ trưa

Người

50

 

 

100

5.000

 

 

 

 

- Kinh phí quản lý (5%)

 

 

 

 

 

1.278

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 1 cuộc họp

 

 

 

 

 

26.828

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

75.543.638

 

 

75.543.638

 

7

Xây dựng chuỗi liên kết đầu tư - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế

7.1. Tổ chức điều tra, thống kê tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch là đất rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân gắn với quy hoạch sản xuất lâm nghiệp và chế biến tại khu vực triển khai

Báo cáo

1

 

 

 

498.471

 

 

498.471

 

7.2. Lập phương án xây dựng quy chế liên kết giữa “Nhà đầu tư” - “Người sản xuất” - “Doanh nghiệp tiêu thụ”

Phương án

4

 

 

100.000

400.000

 

 

400.000

 

7.3. Tổng kết và đánh giá

Cuộc họp

5

 

 

 

134.138

 

 

134.138

 

Tổng

 

 

 

 

 

1.032.608

 

 

1.032.608

 

8

Hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện phương án quản lý rừng bền vững cho Lâm trường Khe Giữa

8.1. Rà soát các loại đất, loại rừng và thực hiện giao rừng cho các chủ rừng là tổ chức

Ha

38.695

 

 

100

3.869.500

 

 

3.869.500

 

8.2. Điều tra bổ sung tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học; đánh giá tác động môi trường, xã hội, khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao, dịch vụ hệ sinh thái rừng

8.3. Hỗ trợ chủ rừng hoàn thiện phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt

8.4. Hỗ trợ chủ rừng thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

8.5. Hỗ trợ năng lực cho đạt được chứng chỉ quản lý rừng bền vững

Tổng

 

 

 

 

 

3.869.500

 

 

3.869.500

 

HỢP PHẦN 2: XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

9.1. Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giao đất, giao rừng

Ha

20.000

 

 

 

17.188.106

3.437.621

 

13.750.484

 

- Chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ c/trình

C/trình

1

15

15

174,068

2.611,020

 

 

 

 

+ Xây dựng đề cương và dự toán

C/trình

1

8,8

8,8

283,318

2.493,198

 

 

 

 

+ Chỉnh sửa đề cương, dự toán

C/trình

1

3,5

3,5

283,318

991,613

 

 

 

 

+ Thiết kế kỹ thuật

C/trình

1

10

10

283,318

2.833,180

 

 

 

 

+ Can vẽ bản đồ ngoại nghiệp

Ha

300

0,00125

0,4

125,977

50,391

 

 

 

 

+ Tập huấn thống nhất biện pháp kỹ thuật

Người

2

5

10

156,818

1.568,180

 

 

 

 

+ Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, đời sống

C/trình

1

10

10

156,818

1.568,180

 

 

 

 

- Ngoại nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Sơ thám làm thủ tục hành chính với xã

1

20

20

243,068

4.861,360

 

 

 

 

+ Họp dân phổ biến kế hoạch tr.khai (lần 1)

Thôn

5

2

10

243,068

2.430,680

 

 

 

 

+ Khoanh vẽ các loại đất, loại rừng phục vụ

Ha

300

0,02

6

156,818

940,908

 

 

 

 

+ Xây dựng phương án giao, cho thuê rừng

 

 

 

 

 

 

+ Khoanh vẽ, xác định ranh giới các lô rừng dự kiến giao cho hộ

Hộ

100

0,2

20

156,818

3.136,360

 

 

 

 

+ Phác thảo sơ đồ giao rừng/cho thuê rừng, làm việc thống nhất sơ đồ tại các thôn

Thôn

5

2

10

243,068

2.430,680

 

 

 

 

+ Họp thông qua phương án g/rừng (lần 2)

C/trình

1

15

15

260,318

3.904,770

 

 

 

 

+ Kiểm tra ngoại nghiệp

Công

81

7%

5,7

243,068

1.385,488

 

 

 

 

+ Chuyển quân, rút quân

Người

2

2

4

208,568

834,272

 

 

 

 

- Thực hiện giao rừng ngoài thực địa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đo đạc/rà soát ranh giới thửa đất LN

Km

70

0,5

35

159,955

5.598,425

 

 

 

 

+ Đo đạc bóc tách ranh giới rừng

Km

53

0,5

26,5

159,955

4.238,808

 

 

 

 

(DT có rừng chiếm 75% = 225ha)

 

 

 

 

 

 

+ Chọn, lập ô tiêu chuẩn 500m2, 1 ô/hộ

Ô TC

100

2

200

180,864

36.172,800

 

 

 

 

+ Điều tra tài nguyên trên các ô tiêu chuẩn

Ô TC

100

1

100

180,864

18.086,400

 

 

 

 

+ Làm việc thống nhất số liệu với địa phương và lập kế hoạch bàn giao rừng tại thực địa

C/trình

1

15

15

170,409

2.556,135

 

 

 

 

+ Bàn giao rừng tại thực địa

Hộ

100

1

100

170,409

17.040,900

 

 

 

 

+ Vận chuyển, đóng mốc r.giới tại thực địa

Mốc

100

0,3

30

122,318

3.669,540

 

 

 

 

(1mốc/hộ x 100 hộ = 100 mốc)

 

 

 

 

 

 

+ Kiểm tra ngoại nghiệp

Công

507

7%

35,5

243,068

8.628,914

 

 

 

 

+ Chuyển quân, rút quân

Người

2

2

4

208,568

834,272

 

 

 

 

- Nội nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tính diện tích rừng và đất rừng phục vụ xây dựng phương án

Ha

300

0,001

0,3

125,977

37,793

 

 

 

 

+ Số hóa và biên tập bản đồ (1/10.000)

Mảnh

0,1

25

2,5

189,750

474,375

 

 

 

 

+ Tính toán thống kê các loại biểu

Biểu

20

0,1

2

191,318

382,636

 

 

 

 

+ Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo

C/trình

1

22

22

243,068

5.347,496

 

 

 

 

+ Viết báo cáo phương án giao rừng

Ctrình

1

40

40

243,068

9.722,720

 

 

 

 

+ Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo

C/trình

1

16,5

16,5

208,568

3.441,372

 

 

 

 

+ Kiểm tra nội nghiệp

Công

83

15%

12,5

225,818

2.822,725

 

 

 

 

+ In ấn, giao nộp tài liệu

C/trình

1

10

10

170,932

1.709,320

 

 

 

 

- Thực hiện các thủ tục giao rừng, cho thuê rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Tính diện tích rừng và đất rừng sau khi đo

Hộ

100

0,01

1

125,977

125,977

 

 

 

 

+ Nhập số liệu theo các biểu điều tra ô TC

Biểu

100

0,05

5

208,568

1.042,840

 

 

 

 

+ Tính toán xử lý số liệu ô TC

Biểu

100

0,125

12,5

243,068

3.038,350

 

 

 

 

+ Vẽ sơ đồ các thửa đất

Thửa

100

0,079

7,9

189,750

1.499,025

 

 

 

 

+ Số hóa và biên tập bản đồ (1/10.000)

Mảnh

0,1

25

2,5

189,750

474,375

 

 

 

 

+ Lập cơ sở dữ liệu

C/trình

1

40

40

243,068

9.722,720

 

 

 

 

+ Lập hồ sơ giao, cho thuê rừng

C/trình

1

22

22

243,068

5.347,496

 

 

 

 

+ Trình duyệt hồ sơ

C/trình

1

22

22

243,068

5.347,496

 

 

 

 

+ Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo

C/trình

1

16,5

16,5

208,568

3.441,372

 

 

 

 

+ Kiểm tra nội nghiệp

Công

129

15%

19,4

225,818

4.380,869

 

 

 

 

+ In ấn, giao nộp tài liệu

C/trình

1

10

10

170,932

1.709,320

 

 

 

 

+ Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính, trình duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

C/trình

1

100

100

243,068

24.306,800

 

 

 

 

- Phục vụ

Công

1.001

Jan-15

66,8

210,659

14.072,021

 

 

 

 

- Quản lý

Công

1.126

12%

135,1

225,818

30.508,012

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 300ha/100 hộ

 

 

 

 

 

257.821,584

 

 

 

 

Tổng chi phí cho 1ha

 

 

 

 

 

859,405

 

 

 

 

9.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp về công tác giao đất, giao rừng

Lớp tuyên truyền

12

 

 

 

524.790

 

 

524.790

 

9.3. Xây dựng hệ thống dữ liệu và quản lý hồ sơ giao đất, giao rừng

Hệ thống

1

 

 

500.000

500.000

100.000

 

400.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

18.729.398

3.537.621

 

14.675.274

 

10

Hỗ trợ cụ thể hóa chính sách hưởng lợi từ rừng tự nhiên đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

10.1. Xây dựng phương án hưởng lợi từ rừng tự nhiên đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao

Quyết định UBND

1

 

 

 

498.471

 

 

498.471

 

10.2. Hỗ trợ kinh phí thiết kế, lập hồ sơ hưởng lợi từ rừng tự nhiên đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao

Ha

1.000

 

 

100

100.000

 

 

100.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

598.471

 

 

598.471

 

11

Nâng cao năng lực quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

11.1. Rà soát chủ rừng quy mô nhỏ và xây dựng báo cáo đánh giá khả thi và đánh giá năng lực tại các xã ưu tiên

Báo cáo

1

 

 

 

498.471

 

 

498.471

 

11.2. Hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác theo 151/2007/NĐ-CP hoặc hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã

HTX

10

 

 

20.000

200.000

 

 

200.000

 

11.3. Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức cho thực thể được thành lập về quản trị doanh nghiệp, quản lý và phát triển rừng bền vững, tài chính, liên kết - liên danh trong sản xuất, tiếp cận thị trường…

Lớp tập huấn

10

 

 

 

474.075

 

 

474.075

 

11.4. Hỗ trợ HTX xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng

HTX

10

 

 

100.000

1.000.000

 

 

1.000.000

 

11.5. Hỗ trợ thực hiện phương án quản lý bảo vệ rừng

HTX

10

 

 

100.000

1.000.000

 

 

1.000.000

 

11.6. Tổng kết và đánh giá

Cuộc họp

5

 

 

 

134.138

 

 

134.138

 

Tổng

 

 

 

 

 

3.306.683

 

 

3.306.683

 

12

Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng bảo vệ và phát triển rừng tại thôn/xóm/bản (quỹ tín dụng cộng đồng)

12.1. Đánh giá vai trò của quỹ tín dụng bảo vệ và phát triển rừng

Báo cáo

1

 

 

30.000

30.000

 

 

30.000

 

12.2. Xác định quy mô, hình thức hoạt động của quỹ tín dụng bảo vệ và phát triển rừng

Báo cáo

1

 

 

100.000

100.000

 

 

100.000

 

12.3. Hỗ trợ xây dựng một số mô hình tín dụng bảo vệ và phát triển rừng

Quỹ

12

 

 

500.000

6.000.000

 

 

6.000.000

 

12.4. Tổng kết và đánh giá

Cuộc họp

12

 

 

 

321.930

 

 

321.930

 

Tổng

 

 

 

 

 

6.451.930

 

 

6.451.930

 

13

Tăng năng suất cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm từ trang trại nông lâm kết hợp nhằm cải thiện kinh tế hộ

13.1. Điều tra đánh giá năng suất nguyên nhân cây trồng năng suất thấp

Báo cáo

1

 

 

 

498.471

 

 

498.471

 

13.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình này gắn với thực thể (tổ hợp tác hoặc HTX)

Báo cáo

1

 

 

100.000

100.000

 

 

100.000

 

13.3. Tập huấn năng lực, khuyến nông cho các hộ gia đình đồng thuận tham gia

Lớp tập huấn

12

 

 

 

568.890

 

 

568.890

 

13.4. Hỗ trợ xây dựng mô hình gồm có hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ cây giống, vật tư, phân bón (5 - 6 ha/mô hình)

Mô hình

12

 

 

300.000

3.600.000

 

 

3.600.000

 

13.5. Tổng kết và đánh giá

Cuộc họp

12

 

 

 

321.930

 

 

321.930

 

Tổng

 

 

 

 

 

5.089.291

 

 

5.089.291

 

HỢP PHẦN 3: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (kiểm lâm, các chủ rừng và tổ đội BVR của xã)

Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, gồm có xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo và tập huấn nghiệp vụ (19 lớp cấp xã, 6 lớp cấp huyện, 7 lớp cho 7 ban quản lý rừng phòng hộ)

Lớp tập huấn

32

 

 

 

1.517.040

 

 

1.517.040

 

Tổng

 

 

 

 

 

1.517.040

 

 

1.517.040

 

15

Hỗ trợ đầu tư trang phục, trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng

15.1. Hỗ trợ trang phục (quần áo, dép, áo mưa, mũ...)

Bộ

2.000

 

 

1.000

2.000.000

 

 

2.000.000

 

15.2. Hỗ trợ máy GPS cho lực lượng kiểm lâm

Chiếc

20

 

 

10.000

200.000

 

 

200.000

 

15.3. Máy tính bảng cho lực lượng kiểm lâm

Chiếc

20

 

 

10.000

200.000

 

 

200.000

 

15.4. Máy thổi gió phòng chống cháy rừng

Chiếc

40

 

 

25.000

1.000.000

 

 

1.000.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

3.400.000

 

 

3.400.000

 

16

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân và cộng đồng địa phương

16.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng

Báo cáo

1

 

 

30.000

30.000

 

 

30.000

 

16.2. Xây dựng nội dung, hình thức, đánh giá nhu cầu tuyên truyền

Báo cáo

1

 

 

100.000

100.000

 

 

100.000

 

16.3. Tập huấn xây dựng mạng lưới truyền thông cơ sở

Lớp tập huấn

12

 

 

 

568.890

 

 

568.890

 

16.4. Hỗ trợ công tác tuyên truyền

Cuộc tuyên truyền

100

 

 

 

4.373.250

 

 

4.373.250

 

16.5. Tổng kết và đánh giá

Cuộc họp

5

 

 

 

134.138

 

 

134.138

 

Tổng

 

 

 

 

 

5.206.278

 

 

5.206.278

 

17

Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng tại cấp cơ sở

17.1. Rà soát, tổng kết đánh giá hàng năm kết quả thực hiện quy chế phối hợp đã ký và bổ sung quy chế

Hội thảo

20

 

 

 

536.550

 

 

536.550

 

17.2. Hỗ trợ thực hiện tuần tra liên ngành, liên tỉnh cho 6 huyện ưu tiên

Lượt tuần tra

50

 

 

30.000

1.500.000

 

 

1.500.000

 

17.3. Tổng kết và đánh giá

Cuộc họp

5

 

 

 

134.138

 

 

134.138

 

Tổng

 

 

 

 

 

2.170.688

 

 

2.170.688

 

Tổng 1 - 17

 

 

 

 

 

408.763.710

46.581.236

 

361.665.971

 

Dự phòng (5%)

 

 

 

 

 

20.438.185

2.329.062

 

18.083.299

 

Tổng bao gồm dự phòng

 

 

 

 

 

429.201.895

48.910.298

 

379.749.269

 

G. RỦI RO VÀ THÁCH THỨC

G.1. Phân tích rủi ro xã hội trong các hoạt động được đề xuất

Tên hoạt động

Hoạt động chính

Rủi ro xã hội

Rủi ro sẽ ảnh hưởng đến các bên liên quan dễ bị tổn thương như thế nào?

Khả năng rủi ro (cao, thấp, trung bình)

Tác động của rủi ro (cao, thấp, trung bình)

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro xã hội

Tăng cường các biện pháp làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa

Xây dựng hoặc nâng cấp 04 vườn ươm nhân giống cây bản địa

Không

 

 

 

 

Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng

Xây dựng 4 mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng (40ha/mô hình)

Triển khai nhân rộng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng (3.000ha)

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

Xây dựng đề án phát triển lâm sản ngoài gỗ

Giảm khả năng tiếp cận các loại LSNG đối với các đối tượng dễ bị tổn thương do việc quản lý LSNG chặt chẽ hơn

Hộ gia đình, cá nhân mất hoặc giảm sinh kế từ nguồn LSNG

Trung bình

Trung bình

Tăng cơ hội việc làm cho các đối tượng dễ bị tổn thương

Xây dựng mô hình thí điểm phát triển LSNG dưới tán rừng nghèo, nghèo kiệt

Nhân rộng mô hình phát triển LSNG dưới tán rừng đối với các chủ rừng lớn và hộ gia đình có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xây dựng đề án chi trả môi trường rừng

Không

 

 

 

 

Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng

Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng

Ngân sách hạn chế

Tổ đội bảo vệ rừng không được hỗ trợ

Cao

Cao

Huy động ngân sách từ nhiều nguồn trong và ngoài nước

Xây dựng vườn ươm cây giống đảm bảo chất lượng

Xây dựng 04 vườn ươm (1 ha/vườn) theo quy chuẩn

Không

 

 

 

 

Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh cung cấp gỗ lớn

Xây dựng quy hoạch chiến lược phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành và xã/chủ rừng được ưu tiên

Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, không có nhiều hộ, cá nhân có thể tham gia

Các hộ, cá nhân thuộc nhóm dễ tổn thương không đủ điều kiện thực hiện

Cao

Cao

Hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với các hộ, cá nhân thực hiện mô hình

Hỗ trợ xây dựng thực thể hợp pháp trong QLR như HTX, tổ hợp tác cho các chủ rừng quy mô nhỏ

Nâng cao năng lực cho thực thể/chủ rừng trong quản trị doanh nghiệp, kỹ thuật lâm sinh, giống và tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị sản phẩm…

Xây dựng mô hình rừng gỗ lớn ngoài hiện trường, 2.000ha

Định hướng quy trình sản xuất gỗ hợp pháp hướng tới chứng chỉ rừng

Tổng kết và đánh giá

Xây dựng chuỗi liên kết đầu tư - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế

Tổ chức điều tra, thống kê tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch là đất rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân gắn với quy hoạch sản xuất lâm nghiệp và chế biến tại khu vực triển khai.

Các đối tượng dễ bị tổn thương khó tiếp cận và tham gia

Các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng dễ bị tổn thương không có đủ khả năng để tham gia

Cao

Cao

Ưu tiên hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho các đối tượng dễ bị tổn thương

Lập phương án xây dựng quy chế liên kết giữa “Nhà đầu tư” - “Người sản xuất” - “Doanh nghiệp tiêu thụ”

Tổng kết và đánh giá

Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

Rà soát các loại đất, loại rừng và thực hiện giao rừng cho các chủ rừng là tổ chức

Một bộ phận cộng đồng sống gần rừng mất hoặc giảm khả năng tiếp cận các giá trị từ rừng

Các đối tượng thuộc nhóm yếu thế không được hưởng 1 phần lợi ích trực tiếp từ rừng mà lẽ ra họ được hưởng

Trung bình

Cao

Tăng số lượng hợp đồng bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân dễ bị tổn thương

Điều tra bổ sung tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học; đánh giá tác động môi trường, xã hội, khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao, dịch vụ hệ sinh thái rừng

Hỗ trợ chủ rừng hoàn thiện phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Hỗ trợ chủ rừng thực hiện PA quản lý rừng bền vững

Hỗ trợ năng lực cho chủ rừng đạt được chứng chỉ QLRBV

Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giao đất

Xác định sai đối tượng được hỗ trợ giao đất, có tình trạng lợi ích nhóm

Hộ, cá nhân không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cao

Cao

Tham vấn cộng đồng để xác định đúng đối tượng được hỗ trợ

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp về công tác giao đất, giao rừng

Xây dựng hệ thống dữ liệu và quản lý hồ sơ giao đất, giao rừng

Nâng cao năng lực quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

Rà soát chủ rừng quy mô nhỏ và xây dựng báo cáo đánh giá khả thi và đánh giá năng lực tại các xã ưu tiên

Cơ chế phân công chia sẻ không hợp lý

Các hộ, cá nhân thuộc nhóm dễ tổn thương khó hoặc ít được tham gia đóng góp ý kiến hoặc hưởng lợi ít

Trung bình

Trung bình

Xây dựng điều lệ hoạt động chặt chẽ đảm bảo cơ chế phân công chia sẻ lợi ích hợp lý trong hợp tác xã

Hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác theo 151/2007/ NĐ-CP

Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức cho thực thể được thành lập

Hỗ trợ HTX xây dựng phương án QLBVR

Hỗ trợ thực hiện phương án QLBVR

Tổng kết và đánh giá

Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nông nghiệp thôn/xóm/bản (quỹ tín dụng cộng đồng)

Đánh giá vai trò của quỹ tín dụng cộng đồng trong việc phát triển sinh kế

Việc xét duyệt, lựa chọn ưu tiên đối tượng cho vay quỹ sẽ gặp khó khăn. Có thể có trường hợp cho vay quỹ không đúng đối tượng, sử dụng quỹ không đúng mục đích

Khó khăn trong việc giám sát hoạt động nguồn quỹ

Việc sử dụng vốn vay không đúng đối tượng, không đúng mục đích, giám sát nguồn quỹ không chặt chẽ sẽ dẫn đến những tranh chấp quyền lợi khi tham gia hoạt động quỹ trong cộng đồng

Trung bình

Thấp

Lựa chọn đối tượng vay phải công bằng và minh bạch

Cộng đồng cùng tham gia giám sát hoạt động của nguồn quỹ

Xác định quy mô, hình thức hoạt động của quỹ tín dụng cộng đồng

Hỗ trợ xây dựng một số mô hình tín dụng cộng đồng trong sản xuất và phát triển sinh kế

Tổng kết và đánh giá

Tăng năng suất cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm từ trang trại nông lâm kết hợp nhằm cải thiện kinh tế hộ

Điều tra đánh giá năng suất nguyên nhân cây trồng năng suất thấp

Không

 

 

 

 

Xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình này gắn với thực thể (tổ hợp tác hoặc HTX)

Tập huấn năng lực, khuyến nông cho các hộ gia đình đồng thuận tham gia

Hỗ trợ xây dựng mô hình gồm có hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ cây giống, vật tư, phân bón (5 - 6 ha/mô hình)

Tổng kết và đánh giá

Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (kiểm lâm, các chủ rừng và tổ đội BVR của xã)

Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, gồm có xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo và tập huấn nghiệp vụ (19 lớp cấp xã, 6 lớp cấp huyện, 7 lớp cho 7 ban quản lý rừng phòng hộ)

Chia sẻ lợi ích không công bằng

Xung đột, bất đồng giữa những người được hỗ trợ

Trung bình

Trung bình

Thành lập tổ giám sát giúp cho việc hỗ trợ trang thiết bị cho các chủ rừng và tổ đội bảo vệ rừng cấp xã được công khai minh bạch

Hỗ trợ đầu tư trang phục, trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng

Hỗ trợ trang phục (quần áo, dép, áo mưa, mũ…), máy GPS, máy tính bảng, máy thổi gió

Ngân sách hạn chế

Các lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, tổ đội bảo vệ rừng cấp xã, cộng đồng không nhận được sự hỗ trợ

Cao

Cao

Huy động ngân sách từ nhiều nguồn trong và ngoài nước

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng địa phương

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng

Không thu hút được nhiều đối tượng tham gia

Các đối tượng tham gia không hiểu nội dung tuyên truyền, không có sự thay đổi tích cực nào sau khi được tập huấn tuyên truyền

Trung bình

Trung bình

Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyên truyền

Xây dựng nội dung, hình thức và thực hiện tuyên truyền

Tập huấn xây dựng mạng lưới truyền thông cơ sở

Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng tại cấp cơ sở

Rà soát, tổng kết đánh giá hàng năm kết quả thực hiện quy chế phối hợp đã ký và bổ sung quy chế

Xung đột, tranh chấp lợi ích giữa chủ rừng và cộng đồng người dân sống gần rừng

Hộ gia đình, cá nhân thuộc nhóm dễ tổn thương không có tiếng nói trong việc tham gia vào lập kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng

Trung bình

Trung bình

Tăng số lượng hợp đồng bảo vệ rừng cho các đối tượng dễ bị tổn thương

Hỗ trợ thực hiện tuần tra liên ngành, liên tỉnh cho 6 huyện ưu tiên

Tổng kết và đánh giá

G.2. Phân tích rủi ro môi trường trong các hoạt động được đề xuất

Tên hoạt động

Hoạt động chính

Rủi ro môi trường

Rủi ro sẽ ảnh hưởng đến các bên liên quan dễ bị tổn thương như thế nào?

Khả năng rủi ro (cao, thấp, trung bình)

Tác động của rủi ro (cao, thấp, trung bình)

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro môi trường

Tăng cường các biện pháp làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa

Xây dựng hoặc nâng cấp 04 vườn ươm nhân giống cây bản địa

Phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên hiện có

Thay đổi môi trường sống tự nhiên của khu vực hộ gia đình, cá nhân sinh sống

Cao

Cao

Không làm giàu rừng ở những khu vực có tính đa dạng sinh học cao

Tập huấn kỹ thuật xây dựng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng

Xây dựng 04 mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng (40ha/mô hình)

Triển khai nhân rộng mô hình khoanh nuôi làm giàu rừng (20.000 ha)

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

Xây dựng đề án phát triển lâm sản ngoài gỗ

Giảm đa dạng sinh học

Giảm các nguồn lợi từ rừng cho một bộ phận người phụ thuộc vào rừng

Thấp

Thấp

Áp dụng các biện pháp lâm sinh bền vững

Xây dựng mô hình thí điểm phát triển LSNG dưới tán rừng nghèo, nghèo kiệt

Nhân rộng mô hình phát triển LSNG dưới tán rừng đối với các chủ rừng lớn và hộ gia đình có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

Xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng

Không

 

 

 

 

Hỗ trợ kinh phí quản lý bảo vệ rừng

Hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng

Không

 

 

 

 

Xây dựng vườn ươm cây giống đảm bảo chất lượng

Xây dựng 04 vườn ươm (1 ha/vườn) theo quy chuẩn

Không

 

 

 

 

Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh cung cấp gỗ lớn

Khảo sát để xây dựng báo cáo khả thi và báo cáo đánh giá năng lực đối với xã được xác định định hướng xây dựng mô hình thâm canh

Giảm đa dạng sinh học do chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng gỗ lớn

Nguồn nước, môi trường sống của người dân có thể bị thay đổi theo hướng không có lợi

Thấp

Cao

Quy hoạch vùng trồng rừng cây gỗ lớn

Xây dựng quy hoạch chiến lược phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành và xã/chủ rừng được ưu tiên

Hỗ trợ xây dựng thực thể hợp pháp trong QLR như HTX, tổ hợp tác cho các chủ rừng quy mô nhỏ

Nâng cao năng lực cho thực thể/chủ rừng trong quản trị doanh nghiệp, kỹ thuật lâm sinh, giống và tiếp cận thị trường, chuỗi giá trị sản phẩm…

Xây dựng mô hình rừng gỗ lớn ngoài hiện trường 2.000 ha

Định hướng quy trình sản xuất gỗ hợp pháp hướng tới chứng chỉ rừng

Tổng kết và đánh giá

Xây dựng chuỗi liên kết đầu tư - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế

Tổ chức điều tra, thống kê tình hình quản lý sử dụng đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch là đất rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân gắn với quy hoạch sản xuất lâm nghiệp và chế biến tại khu vực triển khai.

Không

 

 

 

 

Lập phương án xây dựng quy chế liên kết giữa “Nhà đầu tư” - “Người sản xuất” - “Doanh nghiệp tiêu thụ”

Tổng kết, đánh giá mô hình điểm, tuyên truyền, phổ biến nhân rộng mô hình

Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

Rà soát các loại đất, loại rừng và thực hiện giao rừng cho các chủ rừng là tổ chức

Không

 

 

 

 

Điều tra bổ sung tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học; đánh giá tác động môi trường, xã hội, khu vực rừng có giá trị bảo tồn cao, dịch vụ hệ sinh thái rừng

Hỗ trợ chủ rừng hoàn thiện phương án Quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Hỗ trợ chủ rừng thực hiện PA quản lý rừng bền vững

Hỗ trợ năng lực cho chủ rừng đạt được chứng chỉ QLRBV

Hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động giao đất

Rừng tự nhiên bị mất do hộ chuyển đổi đất rừng sản xuất sang mục đích khác

Diện tích rừng tự nhiên của hộ/cá nhân bị giảm hoặc không còn do chuyển sang mục đích khác

Trung bình

Trung bình

Hỗ trợ người dân có đất được giao trồng rừng và làm giàu rừng

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính quyền các cấp về công tác giao đất, giao rừng

Xây dựng hệ thống dữ liệu và quản lý hồ sơ giao đất, giao rừng

Nâng cao năng lực quản lý rừng và đất lâm nghiệp được giao cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng

Rà soát chủ rừng quy mô nhỏ và xây dựng báo cáo đánh giá khả thi và đánh giá năng lực tại các xã ưu tiên

Không

 

 

 

 

Hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác theo 151/2007/NĐ-CP

Xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức cho thực thể được thành lập

Hỗ trợ thực thể được thành lập về xây dựng KH quản lý - bảo vệ rừng

Hỗ trợ thực thể được thành lập về thực hiện KH QL & BVR

Định hướng thực thể được thành lập tới chứng chỉ rừng phù hợp nếu có đủ năng lực

Tổng kết và đánh giá

Xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nông nghiệp thôn/xóm/bản (quỹ tín dụng cộng đồng)

Đánh giá vai trò của quỹ tín dụng cộng đồng trong việc phát triển sinh kế

Không

 

 

 

 

Xác định quy mô, hình thức hoạt động của quỹ tín dụng cộng đồng

Hỗ trợ xây dựng một số mô hình tín dụng cộng đồng trong sản xuất và phát triển sinh kế

Tổng kết và đánh giá

Tăng năng suất cây trồng và đa dạng hóa các sản phẩm từ trang trại nông lâm kết hợp nhằm cải thiện kinh tế hộ

Điều tra đánh giá năng suất nguyên nhân cây trồng năng suất thấp

Không

 

 

 

 

Xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình này gắn với thực thể

Tập huấn năng lực, khuyến nông cho các hộ gia đình đồng thuận tham gia

Hỗ trợ xây dựng mô hình gồm có hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ cây giống, vật tư, phân bón

Tổng kết và đánh giá

Nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng (kiểm lâm, các chủ rừng và tổ đội BVR của xã)

Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, gồm có xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo và tập huấn nghiệp vụ (19 lớp cấp xã, 6 lớp cấp huyện, 7 lớp cho 7 ban quản lý rừng phòng hộ)

Không

 

 

 

 

Hỗ trợ đầu tư trang phục, trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ rừng

Hỗ trợ trang phục (quần áo, dép, áo mưa, mũ…), máy GPS, máy tính bảng, máy thổi gió

Không

 

 

 

 

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng địa phương

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng

Không

 

 

 

 

Xây dựng nội dung, hình thức và thực hiện tuyên truyền

Tập huấn xây dựng mạng lưới truyền thông cơ sở

Tổng kết và đánh giá

Tăng cường giải pháp thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng tại cấp cơ sở

Rà soát, tổng kết đánh giá hàng năm kết quả thực hiện quy chế phối hợp đã ký và bổ sung quy chế

Không

 

 

 

 

Hỗ trợ thực hiện tuần tra liên ngành, liên tỉnh cho 6 huyện ưu tiên

Tổng kết và đánh giá


H. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ (GS & ĐG) VÀ THEO DÕI, BÁO CÁO, THẨM ĐỊNH (MRV)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ vai trò chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành liên quan giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh.

H.1. Nội dung giám sát và đánh giá

1.1. Giám sát thực hiện các hoạt động REDD+

- Giám sát chính sách và giải pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng;

- Giám sát quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo các quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, giám sát các hoạt động lâm nghiệp đề xuất trong giảm thiểu mất rừng suy thoái rừng, phục hồi rừng và tăng cường trữ lượng rừng;

- Giám sát hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về REDD+ trong cộng đồng, hộ gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng;

- Giám sát việc tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý trong tiếp cận REDD+;

- Giám sát việc thực hiện các hoạt động thí điểm các mô hình lâm nghiệp liên quan đến BVR, phát triển rừng, cải thiện sinh kế trong giai đoạn thí điểm 2016 - 2017 để đúc kết kinh nghiệm hoàn thiện triển khai cơ chế REDD+ trong giai đoạn 2018 - 2020;

- Các tổ chức tham gia giám sát: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng, người dân.

1.2. Giám sát việc quản lý và sử dng nguồn tài chính REDD+

- Giám sát việc giải ngân và thực hiện các giao dịch tài chính có liên quan đến thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh.

- Giám sát việc chia sẻ lợi ích từ nguồn thu REDD+ cho các đối tượng hưởng lợi, quan tâm đến cộng đồng địa phương, dân tộc thiểu số, phụ nữ và nam giới. Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ ở tất các các cấp trong việc giám sát quản lý tài chính và giải ngân cũng như trong việc giám sát chia sẻ lợi ích, giải quyết khiếu nại, thắc mắc…

1.3. Giám sát các nội dung khác

Tiến hành thường xuyên việc giám sát đánh giá về chính sách đảm bảo an toàn, bao gồm cả bình đẳng giới và đưa ra khuyến nghị dựa trên khung kế hoạch giám sát và kết quả giám sát.

1.4. Đánh giá thực hiện PRAP

Đánh giá việc thực hiện triển khai kế hoạch sẽ được tiến hành hàng năm và đưa ra các khuyến nghị để nâng cấp chương trình.

H.2. Giám sát về việc thực hiện đảm bảo các biện pháp an toàn môi trường và xã hội

Việc xây dựng kế hoạch giám sát đánh giá có sự tham gia việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh nhằm đạt được mục tiêu cung cấp những thông tin cho Hệ thống thông tin BPĐBAT cấp quốc gia. Những nguyên tắc chính của hệ thống này bao gồm:

- Các bên liên quan chính phải trực tiếp tham gia tích cực, không chỉ ở hình thức cung cấp nguồn thông tin.

Tăng cường năng lực của người dân địa phương để phân tích, phản ánh và đưa ra hành động thông qua lồng ghép nhân rộng các mô hình thí điểm có sự tham gia của người dân và cộng đồng trong giám sát đánh giá các vấn đề liên quan đến triển khai REDD+.

- Có sự trao đổi lẫn nhau giữa các bên liên quan với các cấp độ khác nhau thúc đẩy cam kết, thúc đẩy hành động khắc phục.

Với những nguyên tắc thống nhất như trên, đề xuất các bước trong quy trình giám sát có sự tham gia tại Quảng Bình, gồm:

- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn cần thảo luận kỹ với các bên liên quan để xác định mục tiêu và những nguyên tắc chính cho việc giám sát có sự tham gia, những lợi ích và mục đích, những người thực hiện, các kết quả phục vụ cho các đối tượng nào.

- Xây dựng các chỉ số và cơ chế: Các bên liên quan cần phải tham gia tích cực vào quá trình xây dựng bộ chỉ số theo nguyên tắc SMART (cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, liên quan đến mục tiêu và trong khung thời gian xác định)

- Thu thập dữ liệu: Khi các mục tiêu và các chỉ số được thiết lập, làm thế nào để thu thập thông tin là bước quan trọng tiếp theo trong giám sát có sự tham gia. Có những công cụ và cơ chế để thu thập dữ liệu khác nhau, mặc dù chúng cần được cụ thể cho các kết quả và các bối cảnh. Ở giai đoạn này, các bên tham gia cần phải xác định: Các thông tin có thể tìm thấy ở đâu? những công cụ/cơ chế nào có thể có ích để giúp giám sát có sự tham gia trong bối cảnh của tỉnh Quảng Bình.

- Phân tích dữ liệu: Trọng tâm của hoạt động này là phân tích và xác định sự liên quan của PRAP với nhu cầu và lợi ích của các bên liên quan; những tác động từ những hoạt động đã triển khai; rà soát các quy trình làm thế nào để PRAP được thực hiện và quyết định thực hiện như thế nào.

- Phân tích hệ thống các dữ liệu thu thập và giám sát: Nên được thực hiện bởi tất cả các bên tham gia tại địa phương (tất cả các cấp) (không bao gồm các nguyên nhân bên ngoài). Do đó, khuyến cáo rằng các nguồn lực sẽ được phân bổ cho các hoạt động nâng cao năng lực và phân tích dữ liệu bằng cách tham gia của địa phương.

- Báo cáo, phản hồi và chia sẻ thông tin: Do sự đa dạng các nhóm cũng như các bên liên quan tham gia vào quá trình này, báo cáo cần có các đặc điểm sau đây: Rõ ràng, đơn giản, sử dụng hình ảnh, quen thuộc và khả năng tiếp cận với những quy định rất rõ ràng về việc chia sẻ thông tin. Để tiếp cận đối tượng là người dân địa phương, các hình thức chia sẻ thông tin (ngoài báo cáo bằng văn bản) và đầu tư vào việc tuyên truyền các kết quả báo cáo tới người dùng cuối cùng cần phải được đặt đúng chỗ. Bước này sẽ cho phép các bên tham gia ở địa phương phản hồi nếu các cấu trúc và các diễn đàn để chia sẻ thông tin được kết hợp giữa các cộng đồng với nhau.

H.3. Phạm vi và yêu cầu trong việc thực hiện giám sát đánh giá

3.1. Phạm vi theo dõi đánh giá: Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

3.2. Các yêu cầu trong việc thực hiện giám sát và đánh giá

- Phải minh bạch, rõ ràng và có thể kiểm chứng được;

- Có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, huyện, tổ chức và người dân tham gia;

- Phải đảm bảo phù hợp với các khuyến khích về vấn đề đa lợi ích, phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH tại địa phương, tôn trọng quyền lợi và nguyện vọng của hộ dân và cộng đồng.

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo

- Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo, trong đó bổ sung đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh tham gia thành viên Ban Chỉ đạo; đảm bảo ít nhất 30% số thành viên là phụ nữ;

- Xây dựng, trình Trưởng ban và ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo;

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình triển khai Kế hoạch REDD+ trình Trưởng ban ký ban hành;

- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao năng lực về REDD+ trong tỉnh;

- Xây dựng hướng dẫn thực hiện kế hoạch hành động REDD+ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền;

- Xây dựng, thông qua và thực hiện các kế hoạch cấp tỉnh và chương trình thực hiện hàng năm;

- Tham mưu UBND tỉnh có phối hợp với các cơ quan liên quan trong đàm phán quốc tế về REDD+ và thu hút kinh phí từ các chương trình dự án, các tổ chức quốc tế tại trợ;

- Chủ trì thiết lập và hoàn thiện mức cơ sở;

- Kiểm tra, giám sát và thường kỳ đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động REDD+. Hàng năm, đánh giá, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh;

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:

+ Phối hợp với các đơn vị chủ rừng nhà nước và các chủ rừng liên quan khác, hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện Kế hoạch hoạt động REDD+;

- Hàng năm theo dõi diễn biến rừng thông qua các Hạt Kiểm lâm, UBND xã và báo cáo kết quả cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chú trọng việc phối hợp với cộng đồng hộ dân để thực hiện việc giám sát rừng có các bên tham gia.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lập kế hoạch và quản lý đất đai thực hiện hoạt động REDD+;

- Thực hiện Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học, giai đoạn 2015 - 2020 gắn kết với mục tiêu triển khai Kế hoạch hành động REDD+ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, tuyên truyền về hoạt động về biến đổi khí hậu.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sắp xếp và cân đối vốn đối ứng để thực hiện các dự án và phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính xây dựng cơ chế và chính sách quản lý, thực hiện kế hoạch hành động REDD+.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính, giám sát các bên liên quan đảm bảo tuân thủ theo các quy định về quản lý tài chính trong quá trình thực hiện kế hoạch.

5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy, hỗ trợ nhóm dân tộc thiểu số tham gia vào quá trình thực hiện PRAP và theo dõi, giám sát quá trình tham gia thực hiện của nhóm dân tộc thiểu số.

7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ sở dữ liệu bình đẳng giới để thực hiện REDD+; hỗ trợ, thúc đẩy nhóm phụ nữ tham gia và hưởng lợi trong quá trình thực hiện PRAP.

8. Các sở, ban ngành liên quan khác

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức và năng lực, huy động mọi lực lượng, đặc biệt người dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào các hoạt động REDD+; lồng ghép thực thi REDD+ vào các chương trình, dự án liên quan đến người dân sống gần rừng.

9. UBND cấp huyện

- Chủ trì tiếp nhận các chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo REDD+ tỉnh thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh tại địa phương.

- Chỉ đạo UBND xã triển khai thực hiện Kế hoạch hành động REDD+ ở địa phương./.

 

 



[1] Năm 2012 diện tích rừng và đất lâm nghiệp tăng do điều tra bổ sung khu vực núi đá, huyện Quảng Ninh theo Quyết định số 1997/QĐ-CT ngày 28/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình.

[2] Theo yêu cầu của Chương trình REDD+, việc phân tích diễn biến rừng phải được phân tích từ bản đồ do vậy số liệu phân tích diễn biến rừng ở bảng trên sẽ có chênh lệch nhất định so với con số hiện nay tỉnh công bố do độ chính xác của bản đồ trong quá khứ.