Quyết định 12/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án thành lập Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: | 12/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Cao Khoa |
Ngày ban hành: | 09/01/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài chính, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 01 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12//2002;
Căn cứ Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Quyết định số 07/2008/QĐ-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 10/12/2013 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi Khóa XI, Kỳ họp thứ 10 về việc phê duyệt Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2988/STC-QLGCS ngày 30/12/2013 về việc phê duyệt Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thành lập Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Quảng Ngãi (có Đề án kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Nội vụ tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thành lập Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Quảng Ngãi theo quy định hiện hành của Nhà nước
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
THÀNH LẬP QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 9/01/2014 của UBND tỉnh )
I. Sự cần thiết phải thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam và sẽ hình thành khu kinh tế Dung Quất nối liền với khu kinh tế mở Chu Lai. Đây là lợi thế rất lớn, tạo điều kiện để tỉnh phát triển nhanh công nghiệp - dịch vụ. Với lợi thế đó, trong những năm gần đây kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng định hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể, nhất là ngành công nghiệp và Khu kinh tế Dung Quất phát triển mạnh.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra: “Khai thác, phát huy mọi nguồn lực và lợi thế so sánh để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế nhanh và bền vững; trong đó phát triển công nghiệp, xây dựng, phát triển đô thị là nhiệm vụ đột phá mang tính chiến lược”. Để phát huy những tiềm năng của địa phương thành lợi thế phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trong điều kiện vốn đầu tư phát triển còn hạn chế như thời gian qua và nhu cầu vốn hiện nay, cần phải có các giải pháp tích cực, phù hợp để khai thác được mọi nguồn lực tài chính trong xã hội, giải quyết kịp thời khó khăn về vốn, góp phần đảm bảo được nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà nhanh, bền vững trong những năm tiếp theo.
Giải pháp tích cực và toàn diện là cần có một tổ chức tài chính Nhà nước hoạt động độc lập trong khuôn khổ luật định để huy động các nguồn vốn, đặc biệt là huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới, các nhà tài trợ quốc tế để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết những khó khăn về nguồn vốn đầu tư trong những năm đến. Tổ chức tài chính nhà nước đó là Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi.
Theo tài liệu Hội nghị thường niên đánh giá tình hình thực hiện dự án Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ Tài chính tổ chức vào tháng 9/2013 tại tỉnh Ninh Bình thì đến nay cả nước đã thành lập 35 Quỹ đầu tư phát triển tại các tỉnh, thành phố; Quỹ đầu tư phát triển đã đóng góp trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp; vốn điều lệ của Quỹ trong 3 năm gần đây tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định, bình quân mỗi năm tăng hơn 20%; tình hình huy động vốn của các Quỹ chủ yếu là nguồn vốn ODA, hoạt động đầu tư trực tiếp dưới hình thức: đầu tư trọn gói bằng nguồn vốn tự có của Quỹ, hợp vốn với các tổ chức kinh tế để cùng thực hiện dự án; góp vốn thành lập các doanh nghiệp để thực hiện đầu tư vào các dự án hạ tầng kinh tế kỹ thuật trên địa bàn tỉnh; hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động của Quỹ trong thời gian qua, góp phần giảm áp lực về vốn cho nhu cầu đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách.
Từ những vấn đề nêu trên, việc thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi trong thời điểm hiện nay theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ là phù hợp và hết sức cần thiết, đảm bảo các yêu cầu về mặt pháp lý và thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhất là huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới; thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ phát triển đất tỉnh và các quỹ tài chính khác do UBND tỉnh thành lập. Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ thì số vốn điều lệ tối thiểu phải có tại thời điểm thành lập là 100 tỷ đồng và điều kiện này sẽ được đáp ứng từ nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2013 hình thành nên điều kiện cần và đủ để thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi tại thời điểm hiện nay.
- Nghị định số 138/2007/NĐ - CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
- Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
- Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;
- Quyết định số 07/2008/QĐ-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
Mục 1. TÊN TỔ CHỨC, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
I. Tên tổ chức:
1. Tên tổ chức: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Quỹ).
- Tên giao dịch quốc tế: Quang Ngai Development Investment Fund.
- Tên giao dịch viết tắt: QNGDIF
2. Địa vị pháp lý:
Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi là một tổ chức tài chính Nhà nước của tỉnh, thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi có tư cách pháp nhân, có bộ máy hoạt động, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Cấp thành lập: Do UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định thành lập
4. Cơ quan quản lý trực tiếp: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
5. Thời điểm hoạt động: Khi có quyết định thành lập của UBND tỉnh Quảng Ngãi có hiệu lực thi hành.
6. Trụ sở làm việc: Tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
II. Nguyên tắc hoạt động
1. Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương, hoạt động theo mô hình ngân hàng chính sách, thực hiện nguyên tắc tự chủ về tài chính, không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn.
2. Quỹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của mình.
III. Phạm vi hoạt động
Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện các hoạt động sau:
1. Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Không được huy động các nguồn vốn ngắn hạn để thực hiện hoạt động.
2. Đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp vào các dự án; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư, thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho ngân sách tỉnh theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Mục 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUỸ
I. Chức năng
1. Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh, vốn tài trợ, viện trợ, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy thác; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của UBND tỉnh để huy động vốn cho ngân sách tỉnh.
3. Nhận ủy thác quản lý hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; quỹ phát triển nhà ở, quỹ phát triển đất, quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và các quỹ tài chính khác do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập. Việc ủy thác cho Quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp; ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ theo quy định.
II. Nhiệm vụ
1. Thực hiện đầu tư trong phạm vi kế hoạch và cơ cấu đầu tư đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
2. Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và phát triển vốn; tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro.
3. Đầu tư đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
4. Thu hồi kịp thời, đầy đủ, đúng hạn cả nợ gốc và nợ lãi để đảm bảo hoàn vốn.
5. Hoàn trả đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và nợ lãi đối với tất cả các khoản vốn mà Quỹ huy động được từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
6. Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
8. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo luật định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật.
9. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ.
10. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định hiện hành.
11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh, Sở Tài chính và Bộ Tài chính.
12. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước.
III. Quyền hạn
1. Tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu và phạm vi hoạt động của Quỹ theo đúng quy định tại Đề án và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
2. Được lựa chọn các dự án có hiệu quả thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định để quyết định đầu tư. Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
4. Được từ chối mọi yêu cầu của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực khác của Quỹ, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
5. Được liên hệ với các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư.
6. Được mời và tiếp các đối tác đầu tư, kinh doanh nước ngoài, được cử cán bộ và nhân viên của Quỹ ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan, khảo sát theo quy định của pháp luật.
7. Được pháp luật bảo hộ với tư cách là một pháp nhân trước mọi hành vi trái pháp luật gây tổn hại đến tài sản, quyền lợi và uy tín của Quỹ.
8. Được tổ chức hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động quy định tại Đề án và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
9. Được quản lý, sử dụng vốn và tài sản được giao; khai thác các nguồn lực nhằm tăng nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ.
10. Được trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đàm phán, ký kết các hợp đồng vay vốn, nhận tài trợ, nhận ủy thác trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi theo đúng pháp luật Việt Nam.
11. Được đầu tư vào các dự án với tư cách là chủ đầu tư hoặc đồng chủ đầu tư; cho vay hoặc hợp vốn cho vay đối với các dự án; góp vốn thành lập doanh nghiệp; ủy thác và nhận ủy thác theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ. Được cử người đại diện phần vốn góp của Quỹ tại doanh nghiệp mà Quỹ góp vốn.
12. Có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, hồ sơ về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh để xem xét quyết định đầu tư, cho vay; trực tiếp thẩm định phương án tài chính, hiệu quả đầu tư của các dự án.
13. Được thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn để xem xét, thẩm định một phần hoặc toàn bộ các dự án mà Quỹ đầu tư trực tiếp, cho vay, góp vốn thành lập doanh nghiệp.
14. Được kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân vay vốn tại Quỹ, tài sản bảo đảm tiền vay; tình hình quản lý, sử dụng nguồn vốn Quỹ cho vay, đầu tư cũng như các vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư.
15. Được đình chỉ việc đầu tư, cho vay, góp vốn; thu hồi các khoản đầu tư trước thời hạn nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh đối tượng sử dụng vốn không đúng mục đích, vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật.
16. Có quyền từ chối tài trợ, hợp tác, cho vay, cung cấp vốn nếu xét thấy trái pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động của Quỹ.
17. Được ban hành các quy chế, quy trình hoạt động để làm căn cứ triển khai hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của Quỹ trong từng thời kỳ.
18. Được tuyển dụng, thuê mướn, bố trí, sử dụng và đào tạo cán bộ; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng trên cơ sở kết quả hoạt động của Quỹ và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
19. Được cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sở hữu của Quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành.
20. Khi đến hạn trả nợ, nếu chủ đầu tư không trả được nợ thì Quỹ được quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
Mục 3. BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH QUỸ
Quỹ đầu tư phát triển Quảng Ngãi tổ chức theo mô hình hoạt động độc lập, bộ máy tổ chức của Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành.
I. Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ có 5 thành viên, gồm có:
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
- Giám đốc Quỹ kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
- Các thành viên Hội đồng quản lý gồm: Lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ngãi.
- Ngoại trừ Giám đốc Quỹ kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động chuyên trách, tất cả các thành viên khác của Hội đồng quản lý Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nhưng không được kiêm nhiệm bất kỳ một chức vụ nào khác trong Quỹ.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
3. Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ phải có kiến thức, kinh nghiệm về tài chính, đầu tư vốn, quản trị doanh nghiệp.
4. Thành phần, cơ cấu, tiêu chuẩn, nhiệm kỳ hoạt động và chế độ làm việc, chế độ lương, phụ cấp, thưởng, miễn nhiệm, bãi nhiệm của Hội đồng quản lý Quỹ được quy định cụ thể tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Xem xét và thông qua phương hướng hoạt động, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; thẩm tra và thông qua báo cáo quyết toán của Quỹ;
b) Giám sát, kiểm tra bộ máy điều hành của Quỹ trong việc chấp hành các chính sách và pháp luật, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
c) Xem xét, thông qua khung lãi suất cho vay đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt;
d) Xem xét, quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền;
đ) Trình UBND tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ cho phù hợp với yêu cầu thực tế và các quy định hiện hành của pháp luật;
g) Xem xét, giải quyết các khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật;
h) Trình Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng Ban kiểm soát Quỹ; quyết định các thành viên khác của Ban kiểm soát theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát Quỹ;
i) Ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ;
k) Ban hành quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ;
l) Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách và các nguồn lực do Nhà nước giao cho Quỹ;
m) Được sử dụng con dấu của Quỹ trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ;
n) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ, Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát Quỹ và một số quy định có liên quan phục vụ hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ;
o) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên của Ban kiểm soát theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát;
p) Trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân cấp, điều chỉnh phân cấp giữa Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ trong việc quyết định đầu tư trực tiếp, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp;
q) Quyết định việc đầu tư trực tiếp, cho vay đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp; quyết định cử người đại diện phần vốn góp tại doanh nghiệp được Quỹ góp vốn trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp;
r) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế; xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh theo đề nghị của Giám đốc Quỹ; quyết định gia hạn nợ theo thẩm quyền; quyết định xóa nợ lãi cho vay đầu tư;
t) Thông qua đề nghị của Giám đốc Quỹ, ban hành Quy chế hoạt động của bộ máy điều hành Quỹ; Quy chế đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản của Quỹ; các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí gián tiếp; Quy chế trả lương, các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ (bao gồm nhưng không giới hạn: Quy chế đầu tư trực tiếp, Quy chế cho vay đầu tư, Quy chế góp vốn thành lập doanh nghiệp, Quy chế quản lý rủi ro, Quy chế thẩm định dự án, Quy chế huy động vốn, Quy chế bảo đảm tiền vay và một số quy chế khác thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Ban Giám đốc Quỹ) để làm căn cứ triển khai hoạt động của Quỹ, phù hợp với tình hình triển khai hoạt động thực tế của Quỹ trong từng thời kỳ;
u) ủy quyền cho Giám đốc Quỹ thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý Quỹ. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền. Hội đồng quản lý Quỹ chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các nội dung ủy quyền;
v) Trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án nhân sự, chế độ tiền lương, thưởng; phương thức tổ chức, bộ máy quản lý của Quỹ phù hợp với quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ và pháp luật hiện hành.
x) Trên cơ sở quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh về phương thức tổ chức hoạt động của Quỹ, quyết định tổ chức các Phòng, Ban nghiệp vụ của Quỹ theo đề nghị của Giám đốc Quỹ đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả;
y) Chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ và chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc được phân công trước Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật;
z) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác theo ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh nhưng không được trái với quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ và pháp luật hiện hành.
6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ, cùng Giám đốc Quỹ ký nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Quỹ;
b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Quản lý Quỹ theo quy định tại điểm 5 khoản này;
c) Thay mặt Hội đồng quản lý Quỹ ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý;
d) Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ; có quyền hủy bỏ các quyết định của Giám đốc Quỹ trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
đ) Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc cho ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ thực hiện một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ về các công việc được ủy quyền;
e) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.
II. Ban kiểm soát Quỹ
1. Ban kiểm soát có 3 (ba) thành viên, gồm có:
a) Trưởng Ban kiểm soát Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và làm việc theo chế độ chuyên trách.
b) Các thành viên khác của Ban kiểm soát Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và không là người trong cùng một cơ quan với thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Thành phần, cơ cấu, nhiệm kỳ hoạt động, chế độ làm việc, lương, phụ cấp của Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định và được quy định cụ thể tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ và nghiệp vụ hoạt động của Quỹ, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản của Quỹ;
b) Lập kế hoạch thực hiện và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác giám sát, kiểm tra trước Hội đồng quản lý Quỹ. Trưởng Ban Kiểm soát có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc trong trường hợp không được Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ chấp thuận thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập phiên họp bất thường để báo cáo những vấn đề khẩn cấp làm phương hại đến hoạt động của Quỹ;
c) Trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, kết quả thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ nhưng không tham gia biểu quyết;
d) Kịp thời phát hiện và báo cáo ngay với Hội đồng quản lý Quỹ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thua lỗ hoặc các vi phạm trong việc quản lý tài chính của bộ máy điều hành Quỹ;
đ) Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm soát khi chưa được Hội đồng quản lý Quỹ chấp thuận;
e) Trưởng Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản lý Quỹ và pháp luật nếu có hành vi bao che, bỏ qua các hành vi vi phạm đã phát hiện; về các thiệt hại của Quỹ nếu tiết lộ kết quả kiểm tra, kiểm soát khi chưa có sự chấp thuận của Hội đồng quản lý Quỹ;
g) Trường hợp đột xuất, vì lợi ích của Quỹ và trách nhiệm của Ban Kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát có quyền báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Trưởng Ban kiểm soát phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 điều 30 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ và được quy định cụ thể tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
III. Bộ máy điều hành Quỹ
1. Bộ máy điều hành của Quỹ gồm: Ban Giám đốc (Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và các phòng, ban nghiệp vụ:
a) Giám đốc Quỹ kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là người đại diện pháp nhân của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ, Giám đốc Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
b) Phó Giám đốc và kế toán trưởng do Giám đốc Quỹ đề nghị Hội đồng quản lý Quỹ xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.
c) Số lượng, tên gọi các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định căn cứ thực tế hoạt động của Quỹ, phù hợp với quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ nhưng tối đa không quá 04 phòng, ban.
d) Việc tuyển dụng lao động; quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo của Quỹ được thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ
2. Giám đốc và các Phó Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ và được quy định cụ thể tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
3. Nhân sự các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn Quỹ: Do Quỹ Phát triển đất tỉnh Quảng Ngãi ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi thực hiện và theo quy định thì các phòng nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ Phát triển đất tỉnh Quảng Ngãi không còn tồn tại. Vì vậy, nhân sự các phòng nghiệp vụ chuyên môn trước mắt sử dụng nhân sự của các phòng nghiệp vụ chuyên môn Quỹ Phát triển đất tỉnh Quảng Ngãi để thực hiện nhiệm vụ, sau này tùy theo điều kiện cụ thể, yêu cầu công việc và kết quả hoạt động, Ban giám đốc Quỹ báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ để làm cơ sở ký hợp đồng tuyển dụng lao động thực hiện nhiệm vụ và tự trang trải kinh phí.
d) Bộ máy điều hành Quỹ làm việc theo chế độ chuyên trách.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ:
a) Quản lý và điều hành các hoạt động của Quỹ theo đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, pháp luật của Nhà nước và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Trình Hội đồng quản lý Quỹ ban hành Quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ;
c) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Hội đồng quản lý Quỹ; ký các văn bản thuộc phạm vi điều hành của Giám đốc Quỹ;
d) Trực tiếp quản lý tài sản, vốn hoạt động và chịu trách nhiệm bảo toàn phát triển vốn, tài sản của Quỹ theo quy định của pháp luật;
đ) Được phép đại diện cho Quỹ đối với các quan hệ trong và ngoài nước;
e) Đại diện pháp nhân của Quỹ trước pháp luật trong việc tố tụng, tranh chấp, giải thể và những vấn đề thuộc phạm vi điều hành tác nghiệp của Quỹ;
g) Xây dựng chiến lược phát triển, phương hướng hoạt động, kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm; xây dựng chiến lược, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính trình Hội đồng quản lý Quỹ thông qua để trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
h) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đã được duyệt và các hoạt động khác của Quỹ phù hợp với quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ và các quy định khác có liên quan;
i) Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật trình Hội đồng quản lý Quỹ thông qua để làm căn cứ thực hiện;
k) Căn cứ quy chế hoạt động nghiệp vụ do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành, ban hành quy trình nghiệp vụ hoạt động của Quỹ;
l) Lập phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận; trích lập và sử dụng các quỹ trình Hội đồng quản lý Quỹ quyết định theo thẩm quyền hoặc để trình ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
m) Trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính do Bộ Tài chính ban hành, xây dựng quy chế lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật... áp dụng chung cho toàn Quỹ để trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt;
n) Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của Quỹ cho Hội đồng quản lý Quỹ, ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính và Bộ Tài chính;
o) Đề nghị Hội đồng quản lý Quỹ trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của Quỹ;
p) Thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ và quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng, phó các phòng nghiệp vụ và tương đương trở xuống;
q) Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác của Quỹ do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Hội đồng quản lý Quỹ ủy nhiệm nhưng không được trái với quy
định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007, Nghị định số 37/2013/NĐ- CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ và quy định hiện hành của nhà nước có liên quan.
Mục 4. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
I. Huy động vốn
1. Huy động vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước, bao gồm:
a) Vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng vay vốn. Việc vay vốn nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về vay nợ nước ngoài.
b) Phát hành trái phiếu Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật.
c) Các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ không được huy động vốn ngắn hạn.
3. Giới hạn huy động vốn của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ.
4. Trường hợp huy động vốn cho ngân sách tỉnh được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, quy định của UBND tỉnh và không tính vào nguồn vốn huy động của Quỹ.
II. Đầu tư trực tiếp vào các dự án
1. Đối tượng đầu tư trực tiếp là các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định tại điểm 2 khoản này.
2. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ, hàng năm hoặc trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Căn cứ vào danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh quy định tại điểm 2 khoản này, Quỹ lựa chọn, thẩm định và quyết định đầu tư trực tiếp vào các dự án cụ thể nếu đáp ứng các điều kiện đầu tư quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ.
4. Thẩm quyền quyết định mức vốn đầu tư đối với một dự án:
a) Trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do UBND tỉnh quyết định.
b) Từ 5% đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
c) Từ 2% đến dưới 5% vốn chủ sở hữu của Quỹ nhưng tối đa không quá 5 tỷ đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. Trường hợp vượt quá 5 tỷ đồng do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định
d) Dưới 2% vốn chủ sở hữu của Quỹ nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng do Giám đốc Quỹ quyết định. Trường hợp vượt quá 2 tỷ đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định
5. Điều kiện, phương thức, hình thức và giới hạn đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và khoản 2, khoản 3, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ.
III. Cho vay đầu tư
1. Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư thuộc danh mục các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định tại điểm 2 khoản này.
2. Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ, hàng năm hoặc trong từng thời kỳ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Căn cứ vào danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh quy định tại điểm 2 khoản này, Quỹ lựa chọn, thẩm định và quyết định cho vay các dự án cụ thể nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 mục này.
4. Lãi suất cho vay vốn đầu tư đối với từng dự án cụ thể do người có thẩm quyền quyết định cho vay quyết định nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ.
5. Thẩm quyền quyết định mức vốn cho vay đầu tư đối với một dự án:
a) Trên 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ do UBND tỉnh quyết định.
b) Từ 5% đến 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
c) Từ 2% đến dưới 5% vốn chủ sở hữu của Quỹ nhưng tối đa không quá 5 tỷ đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. Trường hợp vượt quá 5 tỷ đồng do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định
d) Dưới 2% vốn chủ sở hữu của Quỹ nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng do Giám đốc Quỹ quyết định. Trường hợp vượt quá 2 tỷ đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định
6. Bảo đảm tiền vay:
Căn cứ vào đặc điểm của từng dự án đầu tư, Quỹ lựa chọn một, một số hoặc tất cả các biện pháp bảo đảm tiền vay sau đây:
a) Cầm cố, thế chấp tài sản của chủ đầu tư;
b) Cầm cố, thế chấp bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay;
c) Bảo lãnh của bên thứ ba;
d) Các biện pháp bảo đảm tiền vay khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
7. Điều kiện, thời hạn, lãi suất, quy định về cho vay hợp vốn; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro và giới hạn cho vay thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 14, Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 và khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2013/NĐ- CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ.
IV. Góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế
1. Hình thức góp vốn:
Quỹ được góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 khoản II Mục này.
2. Thẩm quyền quyết định mức vốn góp đối với một doanh nghiệp:
a) Trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do UBND tỉnh quyết định.
b) Từ 5% đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
c) Từ 2% đến dưới 5% vốn chủ sở hữu của Quỹ nhưng tối đa không quá 5 tỷ đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định. Trường hợp vượt quá 5 tỷ đồng do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định
d) Dưới 2% vốn chủ sở hữu của Quỹ nhưng tối đa không quá 2 tỷ đồng do Giám đốc Quỹ quyết định. Trường hợp vượt quá 2 tỷ đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định
3. Giới hạn vốn góp thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ.
4. Việc quản lý phần vốn góp của Quỹ vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành của nhà nước có liên quan.
V. Nhận ủy thác và ủy thác
1. Nhận ủy thác:
a) Quỹ được nhận ủy thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Ngãi, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Quỹ với tổ chức, cá nhân ủy thác.
b) Quỹ được nhận ủy thác quản lý hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; quỹ phát triển nhà ở, quỹ phát triển đất, quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã và các quỹ tài chính khác do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập. Việc ủy thác cho Quỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Quỹ được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
d) Quỹ được hưởng phí dịch vụ nhận ủy thác và được hạch toán vào nguồn thu của Quỹ. Mức phí cụ thể được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng nhận ủy thác.
2. Ủy thác:
a) Quỹ được ủy thác cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quảng Ngãi thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tượng vay vốn của Quỹ thông qua hợp đồng ủy thác giữa Quỹ với tổ chức nhận ủy thác.
b) Các tổ chức nhận ủy thác được hưởng phí dịch vụ ủy thác. Mức phí cụ thể được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng ủy thác.
NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN CỦA QUỸ
Mục 1. NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động.
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn chủ sở hữu của Quỹ bao gồm:
a) Vốn điều lệ: Vốn điều lệ ban đầu là 100 (một trăm) tỷ đồng từ nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2013.
b) Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đầu tư phát triển;
c) Các nguồn vốn khác của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
2. Khi cần bổ sung vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước, UBND tỉnh xem xét tình hình thực tế và khả năng ngân sách để trình Hội đồng nhân tỉnh xem xét chấp thuận trước khi UBND tỉnh quyết định.
II. Vốn huy động
Quỹ được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc kinh doanh hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; bao gồm:
1. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. Việc vay vốn ngoài nước thực hiện theo quy định của pháp luật về vay nợ nước ngoài;
2. Phát hành trái phiếu Quỹ Đầu tư Phát triển Quảng Ngãi theo quy định của pháp luật;
3. Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Tổng mức vốn huy động theo các hình thức quy định tại điểm 1, điểm 2 và điểm 3 nêu trên tối đa bằng 6 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ tại cùng thời điểm.
* Vốn nhận ủy thác: Các nguồn vốn nhận ủy thác không thuộc vốn hoạt động của Quỹ
Mục 2. CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN CỦA QUỸ
I. Chế độ tài chính
1. Quỹ thực hiện chế độ tài chính, mở sổ sách kế toán, ghi chép chứng từ, hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Năm tài chính của Quỹ bắt đầu từ 01 tháng 01 và kết thúc là 31 tháng 12 năm dương lịch.
2. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu.
3. Khoản trích dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư được hạch toán vào chi phí hoạt động của Quỹ.
4. Cơ chế tiền lương, tiền thưởng và xếp hạng doanh nghiệp của Quỹ thực hiện theo quy định áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn. Việc xếp hạng Quỹ theo tiêu chuẩn xếp hạng đối với nhóm công ty tài chính.
5. Quỹ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Kết quả hoạt động của Quỹ là khoản chênh lệch giữa tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả hợp lý, hợp lệ. Trường hợp tổng doanh thu lớn hơn tổng số chi phí, phần chênh lệch này được phân phối theo trình tự sau:
a) Bù đắp các khoản lỗ lũy kế đến thời điểm quyết toán;
b) Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Quỹ theo quy định của pháp luật;
c) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ của Quỹ thì không trích nữa;
d) Phần chênh lệch sau khi đã trừ các khoản quy định tại tiết a, tiết b và tiết c điểm này được trích theo thứ tự sau:
- Trích Quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 30%. Mức trích cụ thể do Hội đồng quản lý Quỹ xem xét trình UBND tỉnh quyết định;
- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành Quỹ, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng và do Hội đồng quản lý Quỹ xem xét trình UBND tỉnh quyết định.
- Trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện. Mức trích cụ thể do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định;
- Phần chênh lệch còn lại được bổ sung vào Quỹ đầu tư phát triển.
7. Mục đích sử dụng các quỹ
a) Quỹ dự phòng tài chính được dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động;
b) Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung vốn điều lệ;
c) Quỹ khen thưởng được dùng để thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho cán bộ, nhân viên trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác;
d) Quỹ phúc lợi được dùng để chi cho các hoạt động, công trình phúc lợi công cộng của cán bộ, nhân viên; phúc lợi xã hội;
đ) Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành được sử dụng để thưởng cho Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc Quỹ.
II. Chế độ kế toán, kiểm toán
1. Quỹ phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với loại hình hoạt động của đơn vị.
2. Báo cáo tài chính của Quỹ phải được một tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán.
1. Các sở, ban, ngành chức năng có liên quan tổ chức triển khai thực hiện việc thành lập Quỹ đầu tư phát triển Quảng Ngãi theo đúng quy định.
2. Trong quá trình hoạt động, tùy theo tình hình thực tế và kết quả hoạt động của Quỹ, chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Quỹ và phương hướng nhiệm vụ các năm tiếp theo, Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định để làm cơ sở thực hiện.
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Ban hành: 19/12/2013 | Cập nhật: 15/04/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về nguyên tắc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng cơ bản tỉnh Thái Nguyên năm 2014 Ban hành: 12/12/2013 | Cập nhật: 18/02/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND phê duyệt Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 29/03/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2012 Ban hành: 18/12/2013 | Cập nhật: 27/03/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về Kế hoạch dạy nghề năm 2014 tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 12/06/2014
Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về bãi bỏ bảng giá thu một phần viện phí tại trạm y tế xã áp dụng cho người bệnh ngoại trú, nội trú có thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị quyết 13/2008/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 19/05/2015
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 02/12/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND dự toán và phân bổ ngân sách thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 Ban hành: 10/12/2013 | Cập nhật: 24/01/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 13/12/2013 | Cập nhật: 12/02/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND bố trí vốn ngân sách để thực hiện chuyển đổi dự án siêu thị kết hợp chung cư 18 tầng khu đô thị Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm quỹ nhà ở xã hội Ban hành: 13/12/2013 | Cập nhật: 29/11/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND ban hành Quy định lộ trình và chính sách hỗ trợ chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 11/12/2013 | Cập nhật: 29/11/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND phê duyệt giá đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2014 Ban hành: 13/12/2013 | Cập nhật: 03/01/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND phê duyệt chế độ chi tiêu tài chính đối với giải thi đấu thể thao Ban hành: 06/12/2013 | Cập nhật: 13/01/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên đội tuyển năng khiếu thể thao của Trường Nghiệp vụ Thể dục, thể thao và mức hỗ trợ thêm chi phí cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia Ban hành: 06/12/2013 | Cập nhật: 13/03/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội Ban hành: 04/12/2013 | Cập nhật: 19/08/2014
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 05/12/2013 | Cập nhật: 23/12/2013
Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND mức thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 12/07/2013 | Cập nhật: 07/10/2013
Nghị định 37/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Ban hành: 22/04/2013 | Cập nhật: 23/04/2013
Quyết định 07/2008/QĐ-BTC ban hành điều lệ mẫu áp dụng cho các quỹ đầu tư phát triển địa phương Ban hành: 29/01/2008 | Cập nhật: 14/02/2008
Thông tư 139/2007/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Ban hành: 29/11/2007 | Cập nhật: 06/12/2007
Nghị định 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương Ban hành: 28/08/2007 | Cập nhật: 06/09/2007