Quyết định 12/2008/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu: 12/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Trương Ngọc Hân
Ngày ban hành: 17/04/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2008/QĐ-UBND

Thành phố Cao Lãnh, ngày 17 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg , ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-TC, ngày 31 tháng 8 năm 1998 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày 18 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 106/2007/NĐ-CP , ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ;

Căn cứ Nghị quyết số 86/2007/NQ-HĐND.K7, ngày 19 tháng 6 năm 2007 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc Quy định mức thu học phí và quỹ xây dựng trường học ở các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp;

Theo đề nghị tại Công văn số 583/STC-HCSN, ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định này ban hành kèm theo Quy định về mức thu, quản lý và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện Quyết định nầy.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Tr
ương Ngọc Hân

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DUNG HỌC PHÍ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 4 năm 2008, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng thu học phí là học sinh, học viên đang theo học ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập và bán công trong hệ thống giáo dục quốc dân, trừ các đối tượng được miễn.

Điều 2. Đối tượng miễn, giảm thu học phí

1. Trường công lập:

a) Đối tượng miễn học phí:

- Học sinh đang học cấp tiểu học;

- Học sinh là con liệt sĩ;

- Học sinh là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Học sinh là con thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% trở lên;

- Học sinh là con (con đẻ, con nuôi hợp pháp) của hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ.

- Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa, kể cả trường hợp đang nuôi dưỡng tập trung và đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng;

- Học sinh trường nuôi dạy trẻ khuyết tật;

- Học sinh là con của cán bộ, công chức, viên chức mà cha mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Học sinh là con gia đình (cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ nghèo, thoát nghèo theo quy định của nhà nước.

- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học tập giỏi.

- Học sinh là Bí thư đoàn, Liên đội trưởng, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên trường học.

- Học sinh là người tàn tật, khuyết tật làm suy giảm khả năng hoạt động (từ 21% trở lên), khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

b) Đối tượng giảm 50%: Học sinh là uỷ viên Ban chấp hành đoàn, Ủy viên Ban chỉ huy Liên chi đội, thành viên Ủy ban Hội liên hiệp thanh niên trường học;

2. Trường bán công (Mầm non): Đối tượng miễn và giảm học phí áp dụng như học sinh trường công lập.

3. Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên: Đối với học viên học lớp bổ túc:

a) Đối tượng miễn: Học viên là con liệt sĩ, gia đình thuộc hộ nghèo.

b) Đối tượng giảm:

- Giảm 40% cho học viên là con thương binh và bản thân thương binh bị mất sức lao động từ 21% trở lên;

- Giảm 20% cho học viên trong độ tuổi phổ cập bậc trung học;

Chương II

MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

Điều 3. Mức thu học phí

1. Trường mầm non: Học phí được thu 9 tháng trong năm học, riêng Nhà trẻ thu 12 tháng, mức thu mỗi tháng cụ thể như sau :

a) Mẫu giáo công lập:

- Thành phố, thị xã: 18.000 đồng/học sinh/tháng.

- Khu vực còn lại: 9.000 đồng /học sinh/tháng.

b) Mầm non bán công:

- Thành phố, thị xã: 110.000 đồng/học sinh/tháng.

- Khu vực còn lại: 80.000 đồng /học sinh/tháng.

c) Trường có học sinh bán trú: Tiền ăn cho học sinh bán trú ở các trường mầm non do Ban Giám hiệu trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo đủ 800 calo/buổi đối với mẫu giáo và 1.200 calo/ngày đối với Nhà trẻ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo sự thỏa thuận thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh.

2. Trường phổ thông:

a) Đối với các lớp phổ thông công lập: Tiền thu học phí được thu 9 tháng trong năm học, mức thu mỗi tháng cụ thể như sau:

Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng

Cấp học

Các khu vực

Thành phố,thị xã

Khu vực còn lại

- Trung học cơ sở

 

 

+ Lớp 6

7.000

4.000

+ Lớp 7

8.000

6.000

+ Lớp 8

9.000

8.000

+ Lớp 9

11.000

9.000

-Trung học phổ thông

 

 

+ Lớp 10

13.000

9.000

+ Lớp 11

14.000

12.000

+ Lớp 12

17.000

13.000

b) Đối với trường Tiểu học có lớp học 2 buổi/ngày: Tiền bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp 2 buổi/ngày do Ban Giám hiệu nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh thỏa thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo sự thỏa thuận thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh.

3. Trung tâm Giáo dục thường xuyên:

a) Nghề phổ thông: Thu tiền chi phí học nghề phổ thông từ 20.000 đồng/học sinh/tháng đến 120.000 đồng/ học sinh/tháng (tuỳ theo nghề). Mức thu từng nghề phải được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

b) Lớp bổ túc trung học: Thu học phí học viên từ 18 tuổi trở lên và công nhân, viên chức được quy định như sau:

Đơn vị tính: đồng/học viên/tháng

Lớp học

Các khu vực

Thành phố,thị xã

Khu vực còn lại

+ Lớp 6,7,8

65.000

60.000

+ Lớp 9

84.000

78.000

+ Lớp 10,11

88.000

82.000

+ Lớp 12

98.000

93.000

c) Các lớp luyện thi đại học: Đơn vị xây dựng mức thu trên nguyên tắc đảm bảo lấy thu bù chi, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm phê duyệt mức thu cụ thể.

b) Phổ cập trung học cơ sở: Học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi học phổ cập trung học cơ sở, thu học phí theo qui định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 3 của Quy định này.

Điều 4. Thủ tục miễn, giảm học phí.

1. Học sinh đang học ở trường tiểu học và trường nuôi dạy trẻ khuyết tật không phải làm đơn xin miễn học phí;

2. Học sinh, học viên thuộc các đối tượng miễn, giảm phải làm đơn xin miễn, giảm theo mẫu thống nhất do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc UBND các xã, phường, thị trấn phát hành; có xác nhận nội dung kê khai của gia đình học sinh, học viên do cơ quan thẩm quyền địa phương, ký tên và đóng dấu; có ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp.

3. Thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào ý kiến xác nhận của địa phương (kèm theo phôtô các giấy tờ có liên quan được quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2, Quy định này) và ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp để quyết định việc miễn giảm học phí.

Điều 5. Sử dụng nguồn thu học phí

1. Trường công lập: Tiền thu học phí đơn vị được để lại 100% để chi hoạt động thường xuyên, cụ thể như:

- Trích 95% trên tổng số thu, được xem là 100% để chi:

+ Trích 40% chi tạo nguồn làm lương theo qui định của Chính phủ.

+ Trích 60% chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy; chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập và các công việc khác có liên quan.

- Trích 5% trên tổng số thu để chi cho công tác thu và quản lý học phí: sau khi trừ chi phí mua biên lai, số còn lại được xem là 100% :

+ Trích 70% cho công tác thu và quản lý tại đơn vị.

+ Trích 30% chi cho công tác quản lý thu tại Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với các trường do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý).

2. Trường bán công (Mầm non): Tiền thu học phí đơn vị được để lại 100% để chi hoạt động thường xuyên phục vụ hoạt động giảng dạy, cụ thể như:

- Trích 98% trên tổng số thu; sau khi chi lương, chi phụ cấp lương và tiền trực trưa của giáo viên; số còn lại xem là 100% :

+ Trích 40% để chi tạo nguồn làm lương theo qui định của Chính phủ.

+ Trích 60% chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy; chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập và các công việc khác có liên quan.

- Trích 2% trên tổng số thu để chi cho công tác thu và quản lý học phí: sau khi trừ chi phí mua biên lai, số còn lại được xem là 100%:

+ Trích 70% cho công tác thu và quản lý tại đơn vị.

+ Trích 30% chi cho công tác quản lý thu tại Phòng Giáo dục và Đào tạo .

3. Trung tâm Giáo dục thường xuyên (Phần thu học phí bổ túc và Nghề phổ thông):

Tiền thu học phí đơn vị được để lại 100% để chi hoạt động thường xuyên phục vụ giảng dạy, cụ thể như:

- Trích 98% trên tổng số thu; sau khi trừ khoản chi tiền giờ thỉnh giảng của giáo viên, số còn lại được xem là 100%:

+ Trích 40% để chi tạo nguồn làm lương theo qui định của Chính phủ. + Trích 60% chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy; chi tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy học tập và các công việc khác có liên quan.

- Trích 2% trên tổng số thu để chi cho công tác thu và quản lý học phí: sau khi trừ chi phí mua biên lai, số còn lại được xem là 100%:

+ Trích 70% cho công tác thu và quản lý tại đơn vị.

+ Trích 30% chi cho công tác quản lý thu tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Mức chi giờ thỉnh giảng các lớp: Tiền chi trả giờ thỉnh giảng cho giáo viên: tuỳ khả năng nguồn tài chính của Trung tâm, Giám đốc Trung tâm thỏa thuận mức chi cho phù hợp nhưng không vượt định mức sau:

- Nghề phổ thông:

+ Lớp 6, 7, 8, 9 là: 20.000 đồng/tiết.

+ Lớp 10, 11, 12 là: 24.000 đồng/tiết.

- Bổ túc:

Đơn vị tính: đồng/tiết

Lớp học

Các khu vực

Thành phố, thị xã

Khu vực còn lại

Lớp 6, 7, 8

18.000

17.000

Lớp 9

20.000

19.000

Lớp 10,11

24.000

23.000

Lớp 12

26.000

25.000

Điều 6. Quản lý quỹ học phí

- Hàng năm cùng với lập dự toán thu, chi nguồn ngân sách Nhà nước, các đơn vị lập dự toán thu, chi quỹ học phí báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp xem xét thẩm định, tổng hợp và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp.

- Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đôn đốc thu đủ số học phí theo qui định. Danh sách thu phải có đủ chữ ký của người nộp tiền, người thu tiền, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị kèm theo hồ sơ được miễn giảm khi lưu trữ chứng từ. Việc quản lý thu, chi các đơn vị thực hiện tại bộ phận tài vụ của các đơn vị, đảm bảo đầy đủ sổ sách kế toán theo dõi thu, chi quỹ học phí. Nghiêm cấm việc tọa chi và để ngoài sổ sách kế toán quỹ học phí.

- Các đơn vị sử dụng biên lai thu do cơ quan thuế phát hành. Hàng tháng các đơn vị nhận và quyết toán biên lai được quy định như sau:

+ Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận biên lai để phân phối cho các đơn vị trực thuộc và chịu trách nhiệm quyết toán biên lai tại Chi cục thuế các huyện, thị, thành phố.

+ Trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp Tỉnh nhận biên lai và quyết toán biên lai tại Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo. Riêng các hoạt động dịch vụ (nghề phổ thông, ngoại ngữ, tin học) nhận và quyết toán biên lai tại cơ quan thuế trên địa bàn.

- Tiền quỹ học phí thu được hàng tháng các đơn vị phải nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước, nơi các đơn vị giao dịch. Đối với tỷ lệ trích nộp tiền quản lý về Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị chuyển vào tài khoản: 945.02.00.00002 mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Tháp.

- Kết thúc năm, chậm nhất ngày 05 của tháng thứ nhất năm sau, các đơn vị phải báo cáo quyết toán thu, chi quỹ học phí và chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định. Các đơn vị phải báo cáo quyết toán thu, chi về cơ quan quản lý để cơ quan này tổng hợp báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện ghi thu, ghi chi qua ngân sách nhà nước (quyết toán thu, chi phải tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách nhà nước; hạch toán theo mục lục chi ngân sách, theo từng ngành học và ghi ở cột nguồn kinh phí khác).

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này. Định kỳ hằng năm báo cáo những khó khăn, vướng mắc trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét giải quyết.

Điều 8. Các cơ quan Thuế địa phương nơi đơn vị thu đóng trụ sở có trách nhiệm cấp biên lai thu học phí cho đơn vị thu; kiểm tra đôn đốc các đơn vị thu học phí thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu học phí theo đúng chế độ quy định.

Điều 9. Tổ chức, cá nhân vi phạm về thu, chi, quản lý và sử dụng tiền quỹ học phí sẽ bị xử lý theo qui định của Pháp luật./.