Quyết định 12/2008/QĐ-UBND về điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 12/2008/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Thế Thảo |
Ngày ban hành: | 21/03/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2008/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 2008 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN HOÀNG MAI, TỶ LỆ 1/2000 (PHẦN QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT)
Địa điểm: Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 03 năm 2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (Phần Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Điều lệ Quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (Phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật)”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Xây dựng, Giao thông công chính; Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai, Chủ tịch UBND các phường thuộc quận Hoàng Mai; Thủ trưởng các Sở, Ngành, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH CHI TIẾT QUẬN HOÀNG MAI, TỶ LỆ 1/2000 (PHẦN QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Điều 1. Điều lệ này hướng dẫn việc quản lý xây dựng, sử dụng các công trình theo đúng đồ án Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (Phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) đã được phê duyệt theo Quyết định số 11/2008/QĐ-UBND ngày 21/3/2008 của UBND Thành phố.
Điều 2. Ngoài những quy định trong Điều lệ này, việc quản lý xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai còn phải tuân theo những quy định khác của pháp luật nhà nước có liên quan.
Điều 3. Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Điều lệ này phải được Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, Giám đốc các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng Hà Nội, Giao thông công chính chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc quản lý xây dựng trên địa bàn quận Hoàng Mai theo đúng quy hoạch được duyệt và quy định của pháp luật.
Điều 5. Phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch chi tiết:
Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, tiếp giáp với các quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì, trong khu vực phát triển đô thị của thành phố trung tâm.
Ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng.
+ Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân.
+ Phía Nam giáp với huyện Thanh Trì.
+ Phía Đông giáp sông Hồng.
Ranh giới và quy mô nghiên cứu:
Tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính của quận khoảng 4.104,1 ha (theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 6/11/2003 của Chính phủ). Phạm vi và quy mô nghiên cứu quy hoạch là khu vực phát triển đô thị có diện tích khoảng 3034,47 ha, dân số khoảng 243.000 người (phần đất trong đê của quận Hoàng Mai).
Điều 6. Quy hoạch sử dụng đất và giao thông:
Tuân thủ theo Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (phần Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 16 tháng 12 năm 2005.
Điều 7. Nguyên tắc thiết kế và các yêu cầu chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
- Triển khai cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 108/1999/QĐ-TTg ngày 20/6/1998.
- Khớp nối thống nhất các định hướng của đồ án quy hoạch chuyên ngành và các quy hoạch chi tiết, dự án… đã được phê duyệt trong khu vực.
- Hệ thống HTKT được thiết kế cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn quy phạm hiện hành. Các công trình đầu mối HTKT nằm trong phạm vi nghiên cứu cần được đầu tư xây dựng đồng bộ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của hệ thống.
- Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng, triển khai các bước tiếp sau cần phối hợp với các dự án khác có liên quan để khớp nối thống nhất đầu tư xây dựng đồng bộ.
- Trường hợp nếu có điều chỉnh phương án kiến trúc: hệ thống HTKT cần được rà soát lại để đáp ứng yêu cầu theo phương án kiến trúc được duyệt.
Điều 8. Quy hoạch san nền thoát nước mưa (chuẩn bị kỹ thuật):
1. Thoát nước mưa:
Dựa theo điều chỉnh Quy hoạch chung và Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đã được phê duyệt, tuân thủ và giữ nguyên hướng thoát nước và các công trình đầu mối, sông mương thoát nước chính có liên quan tới các khu vực khác trong Thành phố.
Khu vực nghiên cứu quy hoạch được phân chia làm 3 lưu vực thoát nước chính như sau:
- Lưu vực 1: khu Tây Nam quận (Đại Kim). Diện tích khoảng 166,48 ha.
+ Phía Bắc giáp Quận Thanh Xuân.
+ Phía Tây giáp làng Triều Khúc, huyện Thanh Trì.
+ Phía Đông giáp sông Tô Lịch.
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
Hướng thoát: phần lớn lưu vực thoát ra mương thoát nước Tân Triều, mương Đại Kim. Cùng với hệ thống thoát nước dự kiến xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn huyện Thanh Trì để thoát vào Sông Nhuệ. Cần phối hợp với huyện Thanh Trì để giải quyết trục thoát nước chính cho khu vực. Phần lưu vực nhỏ nằm giáp sông Tô Lịch thoát ra sông Tô Lịch.
- Lưu vực 2: khu Tây Bắc quận (Định Công, Hoàng Liệt). Diện tích khoảng 735,1 ha.
+ Phía Bắc giáp Quận Thanh Xuân.
+ Phía Tây giáp sông Tô Lịch.
+ Phía Đông giáp quốc lộ 1A.
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
Hướng thoát: thoát vào sông Lừ, sông Tô Lịch. Trong khu vực có hồ điều hòa: Định Công, Linh Đàm, Khương Trung 2. Khi mực nước sông Nhuệ thấp tự chảy ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt hoặc ra sông Hồng bằng trạm bơm đầu mối phía Nam khi mực nước sông Nhuệ cao không cho phép thoát ra.
- Lưu vực 3: khu vực còn lại (phía Đông đường Quốc lộ 1A). Diện tích khoảng 2132,89 ha.
+ Phía Bắc giáp Quận Hai Bà Trưng.
+ Phía Đông giáp tuyến đê quốc gia sông Hồng.
+ Phía Tây giáp quốc lộ 1A.
+ Phía Nam giáp huyện Thanh Trì.
Hướng thoát: Thoát nước vào các trục thoát nước chính gồm sông Sét, sông Kim Ngưu, sông Gạo, mương bao hồ Yên Sở, sông Tô Lịch ở phía Nam và các tuyến mương nhánh cho từng khu vực như: mương Tân Mai, mương Vĩnh Tuy, mương Vĩnh Hưng - Lĩnh Nam, mương Trần Phú… thoát về hồ điều hòa Yên Sở và trạm bơm đầu mối phía Nam để ra sông Hồng. Tự chảy ra sông Nhuệ qua đập Thanh Liệt khi mực nước sông Nhuệ thấp.
Hệ thống sông, mương thoát nước chính:
Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 đã tiến hành nạo vét, cải tạo hoàn chỉnh các trục thoát nước chính của Thành phố gồm: sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu… Hiện tại dự án giai đoạn 2 đang triển khai thực hiện, trong đó một số hạng mục công trình trên địa bàn quận Hoàng Mai như: tuyến mương tiêu Mai Động, Tân Mai, mương Trần Phú, sông Gạo… sẽ được cải tạo xây dựng. Do đó vị trí và quy mô của các công trình này về cơ bản được xác định theo dự án thoát nước được duyệt và phù hợp với quy hoạch. Được thực hiện theo dự án được Thành phố phê duyệt.
Yêu cầu chung: khi chưa xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch cần tạm thời duy trì các tuyến mương thoát nước hiện có để đảm bảo thoát nước của khu vực được bình thường.
Hệ thống hồ điều hòa:
- Hệ thống hồ điều hòa được bố trí phân tán trong các lưu vực thoát nước, tận dụng tối đa các ao hồ hiện có và trong các khu cây xanh dự kiến theo quy hoạch. Chức năng chính điều hòa nước mưa ngoài ra cùng với cây xanh, công viên cải thiện điều kiện vi khí hậu, hình thành khu vui chơi, giải trí phục vụ cho cộng đồng.
- Các hồ, ao trong khu vực làng, xóm hiện có cần tận dụng tối đa để thoát nước, chính quyền địa phương cần thống kê quản lý, đề xuất cải tạo phục vụ nhu cầu thoát nước, cảnh quan khi nghiên cứu lập các dự án cải tạo chỉnh trang khu vực làng xóm. Hạn chế tối đa việc san lấp hồ ao tùy tiện không theo quy hoạch.
- Tổng diện tích các hồ điều hòa hiện có và dự kiến đào mới khoảng 267 ha chiếm tỷ trọng khoảng 8,8%. Việc đào hồ, cải tạo các hồ hiện có sẽ được nghiên cứu và thực hiện theo các dự án riêng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hệ thống cống thoát nước mưa:
- Hệ thống cống thoát nước mưa được xây dựng dọc theo đường quy hoạch là cống tròn BTCT có tiết diện D600¸D2500mm hoặc cống bản phù hợp với lưu lượng thoát nước, giếng thu, giếng thăm trên hệ thống cống được xây dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn chuyên ngành quy định.
- Trong quá trình thiết kế tiếp sau cần khảo sát kỹ hệ thống cống hiện có để tận dụng và xây dựng bổ sung cho phù hợp với quy hoạch.
Các công trình kỹ thuật của hệ thống thoát nước:
- Công trình đầu mối: trạm bơm phía Nam và hệ thống hồ điều hòa Yên Sở, đập Thanh Liệt đầu tư xây dựng theo dự án thoát nước của toàn thành phố. Vận hành theo quy định của cơ quan quản lý hệ thống thoát nước thành phố.
- Công trình phụ trợ: các đập điều tiết để hoạt động của hệ thống thoát nước mưa giữa các lưu vực trong quá trình vận hành. Khống chế, điều chỉnh hướng thoát nước và khả năng điều tiết, tách nước thải tại từng khu vực. Thông qua công trình giếng tràn và đập điều tiết giữa hồ điều hòa với cống, sông mương thoát nước v.v…
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế, xây dựng đồng bộ hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị theo Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai đã được phê duyệt.
- Hoạt động của hệ thống thoát nước mưa là tự chảy và bơm cưỡng bức.
- Mực nước tính toán tại hồ điều hòa đầu mối Yên Sở cao nhất là: +4,50m theo quy hoạch hệ thống thoát nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Hồ điều hòa sử dụng để điều tiết nước mưa. Mực nước hồ theo quy định của cơ quan quản lý hệ thống thoát nước Thành phố. Việc khai thác sử dụng hồ cho các mục đích vui chơi giải trí và chăn nuôi thủy sản v.v… không ảnh hưởng tới chức năng điều tiết.
- Nước bẩn không được xả vào hồ điều hòa. Sử dụng ngăn lắng cặn và cống kỹ thuật tách nước mưa đợt đầu không cho chảy vào hồ đảm bảo vệ sinh môi trường nước.
- Quản lý mực nước, chế độ hoạt động của hệ thống và việc duy trì, nạo vét sẽ do cơ quan quản lý hệ thống thoát nước thực hiện theo quy định chung của Thành phố.
2. San nền:
- Cao độ san nền được xác định trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu thoát nước mưa và mối tương quan hợp lý với cao độ nền các công trình hiện có. Đối với khu vực xây dựng mới, nền được san thành các mái dốc có độ dốc i ³ 0.004 đảm bảo thoát nước tự chảy ra các tuyến đường bao quanh. Cao độ san nền trung bình đối với từng lưu vực thoát nước.
+ Lưu vực 1: HTB = 6,10¸6,30m
+ Lưu vực 2: HTB = 6,05¸6,25m
+ Lưu vực 3: HTB = 6,20¸6,40m
- Các lưu vực đã có quy hoạch, dự án thực hiện theo quyết định đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với khu vực đã xây dựng, làng xóm cũ việc san nền được thực hiện theo dự án riêng trên nguyên tắc cơ bản giữ theo cao độ hiện có, san lấp cục bộ đảm bảo mối tương quan hợp lý và không gây úng ngập cục bộ.
- Đối với khu vực không có điều kiện tôn đắp nền cần xem xét giải pháp thoát nước cục bộ phù hợp đảm bảo việc thoát nước cho khu vực này.
3. Hệ thống đê điều:
- Hệ thống đê sông Hồng và các hoạt động xây dựng có liên quan tới đê cần tuân thủ đảm bảo theo đúng luật đê điều. Khi triển khai các dự án đầu tư xây dựng tại khu vực tiếp giáp với tuyến đê sông Hồng, cần phải có sự thống nhất của cơ quan quản lý đê điều.
- Đê sông Hồng được bảo vệ và duy tu bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên, cần có kế hoạch san lấp các vệt trũng, thùng đấu… ven chân đê để đảm bảo an toàn cho đê.
- Việc gia cố, cải tạo tuyến đê được xác định cụ thể theo dự án riêng.
- Khu vực ngoài đê sông Hồng (vùng bãi sông Hồng) được thực hiện theo dự án riêng, được cấp thẩm quyền phê duyệt.
1. Nguồn nước: Quận Hoàng Mai được cấp từ nhà máy nước hiện có: Tương Mai, Pháp Vân, Nam Dư, thông qua các tuyến ống truyền dẫn hiện có và dự kiến xây dựng theo quy hoạch ngoài ra được cấp nước bổ sung từ nhà máy nước mặt Sông Đà theo dự án cấp nước khu vực Tây Nam Hà Nội.
- Trong trường hợp một số khu vực chưa được cấp nước sạch từ hệ thống của thành phố, tạm thời sử dụng các trạm cấp nước cục bộ hiện có.
2. Mạng lưới ống cấp nước:
2.1. Mạng ống truyền dẫn:
Cải tạo và xây dựng mới mạng lưới ống truyền dẫn F300¸F800mm để tạo mạng vòng đảm bảo cấp nước, mạng ống hiện có khi lập dự án xây dựng phát triển mạng lưới ống truyền dẫn cần khảo sát đánh giá để tận dụng trong hệ thống theo quy hoạch.
Việc quản lý và xây dựng mạng lưới ống truyền dẫn do cơ quan quản lý hệ thống cấp nước Thành phố giải quyết để đáp ứng yêu cầu cấp nước của khu vực.
2.2. Mạng ống phân phối chính:
- Các tuyến ống phân phối chính F100¸F200mm xây dựng mới dọc theo đường quy hoạch và kết hợp tận dụng tối đa đường ống cấp nước phân phối hiện có để hoàn chỉnh mạng phân phối cho từng khu vực.
- Mạng ống phân phối được đấu nối với đường ống truyền dẫn tại một số điểm thích hợp. Các khu đô thị mới, các khu vực đã có dự án đầu tư xây dựng, mạng lưới cấp nước được thực hiện theo dự án được duyệt.
3. Cấp nước cứu hỏa:
- Trên tuyến ống truyền dẫn và phân phối chính bố trí các họng cứu hỏa, khoảng cách theo quy phạm hiện hành, vị trí họng cứu hỏa bố trí thuận lợi, thuận tiện cho việc cấp nước chữa cháy. Vị trí, quy cách các họng cấp nước chữa cháy cần được chấp thuận của cơ quan PCCC.
- Bố trí các hố lấy nước cứu hỏa tại các hồ điều hòa để tăng cường khả năng lấy nước cứu hỏa khi cần thiết.
Điều 10. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
1. Quy hoạch thoát nước thải:
- Xây dựng hệ thống thoát nước tách riêng với hệ thống thoát nước mưa phù hợp với Quy hoạch chung. Riêng các khu vực làng xóm cũ, khu vực đã xây dựng trước mắt tạm sử dụng hệ thống nửa chung nửa riêng với nước mưa.
a. Phân chia lưu vực và các trạm xử lý:
- Quận Hoàng Mai được chia làm 2 lưu vực thoát nước chính, tương ứng với trạm xử lý của từng lưu vực:
+ Lưu vực 1: khu vực phía Tây đường Quốc lộ 1A (lưu lượng tính toán khoảng 23.500 m3/ngđ) thoát về trạm xử lý Yên Xá (trạm xử lý này nằm ở địa bàn huyện Thanh Trì, giải quyết thoát nước bẩn cho cả quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân).
+ Lưu vực 2: khu vực phía Đông đường Quốc lộ 1A (lưu lượng tính toán khoảng 47.000 m3/ngđ) thoát về trạm xử lý Yên Sở (trạm này giải quyết cho cả quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng). Vị trí xây dựng trạm xử lý Yên Sở được xem xét lựa chọn theo 1 trong 2 địa điểm sau và do cấp thẩm quyền quyết định.
* Địa điểm 1: tại khu vực phường Trần Phú (theo Điều chỉnh Quy hoạch chung và Quy hoạch tổng thể thoát nước đã được duyệt).
* Địa điểm 2: tại khu vực phía Bắc hồ Yên Sở theo dự án xây dựng công viên Yên Sở do Tập đoàn Gamuda-Berhad hiện đang nghiên cứu.
- Vị trí, quy mô công suất các trạm xử lý nước thải sẽ được thực hiện theo dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
b. Trạm bơm chuyển bậc và mạng lưới đường cống:
b1- Mạng lưới đường ống:
+ Hệ thống cống thoát nước thải:
- Xây dựng mạng lưới đường cống thoát nước thải tiết diện D300¸D1500 trên các đường quy hoạch (bao gồm cống thu đón dẫn nước bẩn tự chảy về trạm bơm chuyển bậc, cống áp lực và cống chính từ các trạm bơm chuyển bậc đưa nước thải về trạm xử lý).
- Đối với tuyến cống chính dọc theo đường quy hoạch 30m ở phía Bắc phường Yên Sở sẽ được xem xét xây dựng phù hợp với 1 trong 2 địa điểm xây dựng trạm xử lý Yên Sở, sẽ được xác định cụ thể theo dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Cống thoát nước được xây dựng đảm bảo độ dốc dọc i ³ 1/D (D: là đường kính cống), chiều dài cống tự chảy không quá 1500m. Độ sâu đặt cống không nên sâu quá 7,0m để phù hợp với điều kiện thực tế. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án nghiên cứu tiếp sau, trong từng khu vực nhỏ hơn có thể xây dựng bổ sung trạm bơm chuyển bậc và các tuyến cống khi cần thiết, để đảm bảo điều kiện tự chảy và chiều sâu chôn cống hợp lý.
b2- Trạm bơm chuyển bậc:
+ Lưu vực 1: Xây dựng khoảng 11 trạm bơm chuyển bậc.
+ Lưu vực 2: Xây dựng khoảng 15 trạm bơm chuyển bậc. Trường hợp trạm xử lý Yên Sở xây dựng tại địa điểm 2 giáp phía Bắc công viên Yên Sở, thì xây dựng bổ sung thêm 01 trạm bơm chuyển bậc (TB39) tại khu đất cây xanh giáp mương Trần Phú. Đồng thời xây dựng cống dẫn nước thải sau trạm bơm về trạm xử lý. Các trạm bơm chuyển bậc bố trí khu vực cây xanh. Đối với trạm bơm chuyển bậc và trạm xử lý nước thải cần đảm bảo khoảng cách ly và cây xanh cách ly theo quy chuẩn và tiêu chuẩn quy phạm hiện hành.
c. Hướng giải quyết thoát nước bẩn đối với từng khu vực:
- Khu vực xây dựng mới: xây dựng hệ thống cống riêng về trạm xử lý phù hợp với hệ thống thoát nước bẩn của khu vực. Các khu vực có dự án riêng sẽ thực thi theo dự án được duyệt và khớp nối thống nhất với hệ thống bên ngoài.
- Khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm: Trước mắt sử dụng hệ thống nửa chung, nửa riêng. Nước thải được xử lý qua bể tự hoại thoát tạm chung vào hệ thống thoát nước mưa, sau này sẽ xây dựng giếng tách và cống bao để đưa nước bẩn về trạm xử lý.
- Đối với các khu công nghiệp tập trung hoặc công nghiệp phân tán, nước thải sản xuất phải được xử lý trong từng nhà máy, xí nghiệp hoặc trạm xử lý tập trung của khu công nghiệp. Nước thải sau khi xử lý phải được phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, cho phép mới được thoát vào hệ thống thoát nước bẩn chung của khu vực và thành phố.
- Đối với một số tuyến cống, trạm bơm thoát nước thải đã được xác định theo dự án cần kiểm tra, đối chiếu với quy hoạch quận Hoàng Mai để đầu tư xây dựng cho phù hợp với hệ thống thoát nước thải của khu vực.
2. Vệ sinh môi trường:
a. Nguyên tắc tổ chức thu gom rác thải:
- Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường.
- Chu trình thu gom rác thải phải hợp lý, phù hợp với với dây truyền công nghệ hiện có và có tính đến tương lai. Để thuận tiện trong thu gom, vận chuyển và tái sử dụng cần tiến hành phân loại rác ngay từ nơi thải ra. Kể cả rác sinh hoạt và rác công nghiệp.
- Rác thải sinh hoạt: cần được phân loại tại nguồn từ các gia đình thành 2 loại:
+ Rác thải hữu cơ: rau, quả, thực phẩm, phế thải…
+ Rác thải vô cơ: nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại.
- Rác thải công nghiệp: phải được phân loại trong từng nhà máy, xí nghiệp hoặc trong khu công nghiệp, được tách thành 3 loại như sau:
+ Có thể tái chế được: kim loại, giấy, thủy tinh, chất dẻo…
+ Các chất thải rắn khác: tùy theo đặc điểm sản phẩm của từng nhà máy.
+ Chất thải rắn độc hại: kim loại nặng, hóa chất độc hại.
Phương thức thu gom đối với các loại rác này tùy theo chủng loại sẽ được thu gom vào các côngtenơ hoặc các thiết bị riêng. Trên địa bàn quận có dự kiến một số điểm tập kết rác, sau đó sẽ do đơn vị chuyên ngành tổ chức vận chuyển tới nơi quy định của thành phố, đối với phần rác độc hại được xử lý riêng tại khu xử lý rác công nghiệp của thành phố.
- Thuận lợi cho mọi đối tượng khi có nhu cầu thải rác vào đúng nơi quy định.
b. Nghĩa trang, nghĩa địa:
Trên địa bàn quận còn tồn tại một số nghĩa trang, nghĩa địa của các làng xóm nằm rải rác phân tán tại các khu vực. Trong quá trình đô thị hóa cần có kế hoạch di dời, tập trung về các nghĩa trang của Thành phố để đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực.
1. Nguồn điện cao thế:
- Nguồn cấp từ trạm 220/110KV Mai Động và Hà Đông thông qua mạng lưới đường dây và trạm 110KV.
- Các trạm 110/22KV cấp điện cho quận Hoàng Mai gồm 6 trạm: Mai Động, Văn Điển, Linh Đàm, Thanh Nhàn, Phương Liệt, Hoàng Mai (khi chưa xây dựng trạm Hoàng Mai thì tạm sử dụng trạm Thượng Đình).
- Trạm Hoàng Mai là trạm dự kiến xây mới năm 2010. Vị trí xây dựng trạm có thể đặt tại 1 trong 2 vị trí:
+ Vị trí 1: Tại khu vực công viên Đầm Hồng thuộc quận Thanh Xuân.
+ Vị trí 2: Tại khu đất xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc địa bàn huyện Thanh Trì.
(Vị trí, quy mô công suất cụ thể sẽ được cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt theo dự án riêng).
Công suất và việc đầu tư xây dựng, cải tạo các trạm 110KV theo Quy hoạch phát triển và cải tạo lưới điện Thành phố Hà Nội được duyệt và sẽ do cơ quan quản lý ngành điện thực hiện.
2. Mạng phân phối:
* Cấp trung thế: sử dụng cấp điện áp 22KV là cấp điện áp chuẩn của lưới điện trung thế.
* Mạng phân phối và trạm hạ thế đối với từng khu vực như sau:
- Khu vực có dự án sẽ xây dựng hệ thống cấp điện theo dự án đã được duyệt.
- Khu vực xây dựng mới:
+ Lắp đặt mới các tuyến cáp ngầm trung thế 22KV (mạch kép hoặc mạch vòng vận hành hở, mỗi trạm 22/0,4KV được cấp điện từ 2 đường cáp 22KV của 2 thanh cái trạm 110KV hoặc từ 2 trạm 110KV).
+ Xây dựng mới các trạm biến áp 22/0,4KV kiểu trạm xây (cấp điện cho phụ tải trong phạm vi bán kính khoảng 200¸300m).
+ Mạng lưới cáp hạ thế được xây dựng ngầm theo các tuyến đường quy hoạch.
- Khu vực đã xây dựng và làng xóm:
+ Các tuyến trung thế dây nối cấp điện áp 35(6)KV hiện có sẽ từng bước thay thế bằng cáp ngầm 22KV.
+ Các trạm biến áp 35(6)/0,4KV treo hiện có trước mắt tạm sử dụng. Lâu dài sẽ thay thế bằng trạm xây kín hoặc trạm kiốt. Việc cải tạo phù hợp với quá trình chuyển đổi vận hành lưới trung áp 22KV.
+ Lưới hạ thế: lưới điện hạ thế dây trần sẽ được cải tạo từng bước bằng cáp ngầm.
Điều 12. Tổng hợp đường dây đường ống
Xây dựng hệ thống tuynen hoặc hào kỹ thuật trên các tuyến đường chính, tuyến đường có nhiều công trình ngầm đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các công trình theo đúng tiêu chuẩn quy phạm hiện hành và tuân thủ Nghị định 41/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị.
Điều 13. Chỉ giới đường đỏ và hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật
- Chỉ giới đường đỏ của mạng đường được xác định trên cơ sở thống nhất với Quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai tỷ lệ 1/2000 (phần Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
- Định vị mạng lưới đường thành phố, đường khu vực: được xác định tại các quy hoạch chi tiết 1/500, dự án của từng khu vực và hồ sơ riêng của các tuyến đường.
- Chỉ giới đường đỏ được xác định trên cơ sở tim đường quy hoạch, mặt cắt ngang đường và các kích thước khống chế. Cụ thể sẽ được xác định ở giai đoạn thiết kế tiếp sau.
- Đối với hành lang bảo vệ đê, đường sắt, tuyến điện cao thế… khi cắm mốc cần lập hồ sơ riêng, tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn thiết kế tiếp sau.
- Chỉ giới xây dựng các công trình hai bên các tuyến đường phải đảm bảo các yêu cầu về giao thông, xây dựng các công trình HTKT đô thị: phòng cháy chữa cháy, kiến trúc cảnh quan của khu vực và tuân thủ theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam.
Điều 14. Điều lệ này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 15. Mọi vi phạm các điều khoản của Điều lệ này, tùy theo hình thức và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Đồ án quy hoạch chi tiết quận Hoàng Mai, tỷ lệ 1/2000 (phần quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật) và bản Điều lệ này được lưu trữ tại các cơ quan sau đây:
- UBND Thành phố Hà Nội.
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hà Nội.
- Sở Xây dựng.
- Sở Giao thông công chính.
- Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất.
- UBND quận Hoàng Mai.
Nghị định 41/2007/NĐ-CP về việc xây dựng ngầm đô thị Ban hành: 22/03/2007 | Cập nhật: 31/03/2007
Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng Ban hành: 24/01/2005 | Cập nhật: 06/12/2012
Nghị định 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Ban hành: 06/11/2003 | Cập nhật: 10/12/2009