Quyết định 1199/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015
Số hiệu: 1199/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/08/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1199/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”;

Căn cứ Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thtướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các Chưomg trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 - 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015 (sau đây gọi là Chương trình), bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015.

2. Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ Y tế.

3. Mục tiêu của Chương trình:

a) Mục tiêu chung: Chủ động duy trì mức sinh thấp hp lý để quy mô dân số sớm ổn định trong khoảng 115 - 120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI; khng chế tc độ tăng nhanh tỷ sgiới tính khi sinh; nâng cao cht lượng dân số về thể chất, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) từ 2,0 con năm 2010 giảm xuống còn 1,9 con vào năm 2015.

- Quy mô dân số không vượt quá 93 triệu người vào năm 2015.

- Tốc độ tăng dân số mức khoảng 0,1% vào năm 2015.

- Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân năm khoảng 0,1%o trong giai đoạn 2012 - 2015.

- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng từ 67,5% năm 2010 lên 70,1% vào năm 2015.

- Giảm số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa đạt mức sinh thay thế từ 29 tỉnh, thành phố năm 2011 xuống còn 17 tỉnh, thành phố vào năm 2015.

- Giảm tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, để đến năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113.

- Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh giảm từ 3% năm 2010 xuống 2,5% vào năm 2015.

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh từ 1,5% năm 2010 lên 15% vào năm 2015.

- Tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc từ 6% năm 2010 lên 30% vào năm 2015.

- Tỷ lệ thanh niên, các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 10% vào năm 2015.

4. Phạm vi, địa bàn thực hiện Chương trình:

Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Tập trung giảm sinh ở vùng có mức sinh cao, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và duy trì mức sinh ở các vùng miền có mức sinh thấp; giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; mở rộng sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, sàng loc và chn đoán sơ sinh, tư vn và khám sức khỏe tin hôn nhân, các can thiệp làm giảm nguy cơ suy giảm số lượng và chất lượng dân số.

5. Thời gian thực hiện: từ năm 2012 đến hết năm 2015.

6. Tổng mức vốn và nguồn vốn Chương trình:

Tổng mức đầu tư thực hiện Chương trình là 8.990 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:

- Vốn ngân sách trung ương: 4.152 tỷ đồng;

- Vốn ngân sách địa phương: 2.870 tỷ đồng;

- Vốn vay, viện trợ: 968 tỷ đồng;

- Vốn huy động từ các nguồn khác: 1.000 tỷ đồng.

7. Các dự án của Chương trình:

Dự án 1: Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Mục tiêu: Đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có chất lượng cho các đối tượng sdụng; trên cơ sở bảo đảm hậu cần, mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và các nhóm đối tượng khó tiếp cận, quản lý tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã, góp phần thực hiện mục tiêu và tạo sự bền vững của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Nội dung của Dự án:

+ Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 80% và tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70,1% vào năm 2015;

+ 100% đối tượng thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được tư vấn trước, trong và sau khi áp dụng biện pháp tránh thai;

+ 100% cơ sở y tế cấp huyện được cung cấp trang thiết bị, dụng cụ kế hoạch hóa gia đình;

+ 95% xã có khả năng đặt được dụng cụ tử cung và hút thai dưới 6 tuần tuổi;

+ Bảo đảm cơ số dự phòng an toàn kho phương tiện tránh thai tuyến trung ương 6 tháng sử dụng, tuyến tỉnh 3 tháng và tuyến huyện 1-2 tháng. 100% kho hậu cần bảo quản phương tiện tránh thai tuyến trung ương và 80% kho hậu cần bảo quản phương tiện tránh thai tuyến tỉnh, huyện đáp ứng tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP);

+ 90% cơ sở đăng ký cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình có đủ phương tiện tránh thai;

+ Triển khai tiếp thị xã hội các loại phương tiện tránh thai để đến năm 2015 đạt được 100% nhu cầu sử dụng thuốc uống tránh thai khẩn cấp; 90% nhu cầu bao cao su; 66% nhu cầu thuốc viên uống tránh thai; 25% nhu cầu dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai được khách hàng tự chi trả khi sử dụng;

+ 100% cán bộ làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở các tuyến, được đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng tư vấn;

+ 90% cán bộ quản lý hậu cần kế hoạch hóa gia đình của tuyến tỉnh, huyện được đào tạo mới và đào tạo lại kiến thức, kỹ năng về quản lý hậu cần phương tiện tránh thai;

+ 90% cán bộ của các cơ quan, tổ chức quản lý tiếp thị xã hội được đào tạo về kỹ năng quản lý tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai;

+ 100% cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình ở thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố được hưởng thù lao, chính sách theo quy định;

+ 100% cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã không phải là viên chức và không thuộc đối tượng của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối vi cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng thù lao, chính sách theo quy định;

+ 100% Ban dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã được hỗ trợ công tác quản lý theo quy định.

- Kinh phí thực hiện: 4.846 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:

+ Ngân sách trung ương: 1.883 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương: 1.363 tỷ đồng;

+ Huy động hợp pháp khác: 1.600 tỷ đồng.

b) Dự án 2: Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước thông qua việc mở rộng sàng lọc và chn đoán trước sinh và sơ sinh, các can thiệp làm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; tiếp tục thử nghiệm và mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số đối với các nhóm đối tượng đặc thù.

- Nội dung của Dự án:

+ Giảm tốc độ tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh, để đến năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 113;

+ Tỷ lệ người cao tuổi được tư vấn và chăm sóc sức khỏe dưới mọi hình thức đạt 30% vào năm 2015;

+ Tỷ lệ trẻ em mới sinh bị dị tật bẩm sinh giảm từ 3% năm 2010 xuống 2,5% vào năm 2015;

+ Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh từ 1,5% năm 2010 lên 15% vào năm 2015;

+ Tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc từ 6% năm 2010 lên 30% vào năm 2015;

+ Tỷ lệ thanh niên, các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 10% vào năm 2015.

Kinh phí thực hiện: 1.706 tỷ đng, dự kiến huy động từ các nguồn:

+ Ngân sách trung ương: 844 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương: 647 tỷ đồng;

+ Huy động hợp pháp khác: 215 tỷ đồng.

c) Dự án 3: Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

- Mục tiêu: Tăng cường truyền thông và chuyển đổi hành vi, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; đào tạo tập huấn chuyên môn dân số - kế hoạch hóa gia đình cho đội ngũ cán bộ các cấp; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin số liệu chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện tốt chính sách khuyến khích đối với cộng đồng, tập thể, cá nhân; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm truyền thông tư vấn và cơ sở dữ liệu dân số - kế hoạch hóa gia đình, góp phần đạt được các mục tiêu của Chiến lược Dân số và Sức khoẻ sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Nội dung của Dự án:

+ 100% cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ban hành các văn bản lãnh đạo chỉ đạo, quản lý điều hành về duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số về thể chất và hỗ trợ, khuyến khích thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ 100% ban, ngành, đoàn thể liên quan các cấp trực tiếp tham gia truyền thông chuyển đổi hành vi và 100% thành viên, hội viên gương mẫu thực hiện và vận động gia đình, nhân dân thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ 100% cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 28 tỉnh, thành phố chưa đạt mức sinh thay thế và 100% cặp vợ chồng bắt đầu bước vào tuổi sinh đẻ của 35 tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế được tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình;

+ 100% cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuồi sinh đẻ của 43 tỉnh, thành phố có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh được tuyên truyền về luật pháp, chính sách và hệ lụy của việc lựa chọn giới tính thai nhi, về bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi;

+ 100% cặp vợ chồng, nam giới, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là phụ nữ mang thai của 51 tỉnh, thành phố đã triển khai sàng lọc trước sinh và sơ sinh được tuyên truyền về lợi ích, chấp nhận thực hiện sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, sàng lọc và chẩn đoán sơ sinh;

+ 90% người chưa thành niên và thanh niên, đặc biệt là các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn của 63 tnh, thành phố được cung cấp kiến thức và kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản người chưa thành niên, về sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, về bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, về các bệnh của bố mẹ có thsẽ liên quan tới bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh và cam kết khám sức khỏe tiền hôn nhân, kết hôn đúng luật định;

+ 100% tập thể, cá nhân tích cực tham gia công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được hưởng chế độ khuyến khích theo quy định;

+ 90% thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được quy định trong hương ước, quy ước của thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố;

+ 100% công chức dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh, viên chức dân s- kế hoạch hóa gia đình cấp huyện và viên chức dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản về dân s- kế hoạch hóa gia đình;

+ Hàng năm, 35% cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình ở thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố được bồi dưỡng kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ 100% công chức, cán bộ quản lý chủ chốt của cơ quan dân số - kế hoạch hóa gia đình các cấp được bồi dưỡng kỹ năng điều hành và tổ chức thực hiện chương trình;

+ 95% cộng tác viên dân số - kế hoạch hóa gia đình ở thôn, ấp, bản, làng, cụm dân cư, tổ dân phố cập nhật thường xuyên thông tin vào sổ hộ gia đình;

+ 95% cán bộ làm công tác thống kê chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã, huyện, tỉnh hiểu rõ quy trình giám sát, thẩm định thông tin số liệu và lập báo cáo thống kê chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ 100% kho dữ liệu điện tử tại các cấp hoạt động an toàn; thường xuyên cập nhật thông tin biến động, đồng bộ dữ liệu để lập được báo cáo thống kê chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình điện tử nhằm cung cấp thông tin dữ liệu dân số - kế hoạch hóa gia đình theo yêu cầu, phục vụ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại các cấp.

+ 100% cơ sở dữ liệu của Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình được tích hợp với cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đỉnh và được chia sẻ thông tin trên website của Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình.

+ 100% Trung tâm truyền thông, tư vấn và cơ sở dữ liệu dân số - kế hoạch hóa gia đình cp tỉnh, huyện có đủ điu kiện vcơ sở vật cht và trang thiết bị kỹ thuật để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, hoạt động của Chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Kinh phí thực hiện: 2.079 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:

+ Ngân sách trung ương: 1.092 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương: 834 tỷ đồng;

+ Huy động hợp pháp khác: 153 tỷ đồng.

d) Đề án: Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển

- Mục tiêu: Kiểm soát quy mô dân số và chất lượng dân số các vùng biển, đảo và ven bin, góp phn thực hiện thng lợi chính sách dân s và kế hoạch hóa gia đình và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Nội dung của Đề án:

+ Quy mô dân số các vùng biển, đảo và ven biển không vượt quá 34 triệu người vào năm 2015;

+ Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng biển, đảo và ven biển áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 72% vào năm 2015;

+ Tỷ lệ người làm việc và người dân sinh sống trên đảo, ven biển, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu kinh tế thuộc khu vực đảo, ven biển và trên biển được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đạt 80% vào năm 2015;

+ Tỷ lệ trẻ em tại các vùng biển, đảo và ven biển bị dị dạng, dị tật và thiểu năng trí tuệ do rối loạn chuyển hóa và do di truyền giảm bình quân hàng năm khoảng 5% trong giai đoạn 2012-2015.

- Kinh phí thực hiện: 359 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:

+ Ngân sách trung ương: 333 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương: 26 tỷ đồng.

8. Các giải pháp thực hiện Chương trình:

a) Lãnh đạo, tổ chức và quản lý: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các ngành, đoàn thể nhân dân; đưa công tác dân số thành một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động thường kỳ của các ngành, đoàn thể nhân dân; lấy kết quả thực hiện công tác dân số là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của địa phương, đơn vị. Thường xuyên kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình để ổn định hệ thống tchức và quản lý chương trình đạt hiệu quả cao.

b) Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi:

- Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin có chất lượng về quy mô dân số, mất cân bằng gii tính khi sinh, cơ cấu “dân số vàng”, già hóa dân số và chất lượng dân số đến lãnh đạo các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh mẽ về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội thuận lợi cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Triển khai đồng bộ các hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số - kế hoạch hóa gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đài truyền thanh huyện, xã, phường.

c) Dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình:

- Mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình. Huy động các nguồn kinh phí để cải tạo, nâng câp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị, dụng cụ y tế đáp ứng các yêu cầu về quy trình và phân tuyến kỹ thuật, ưu tiên tuyến cơ sở và khu vực khó khăn.

- Tiếp tục xây dựng và áp dụng các phương thức cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình phù hợp với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng ven biển, hải đảo, khu công nghiệp và các nhóm người chưa thành niên, thanh niên và đối tượng đặc thù (người di cư, người khuyết tật, người dân thuộc dân tộc có nguy cơ suy thoái về chất lượng giống nòi); tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số của một số dân tộc thiểu số.

d) Đảm bảo hậu cần và tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai: Củng cố, nâng cấp hệ thống hậu cần đbảo quản, cung cấp phương tiện tránh thai và các loại vật tư, hóa chất, sinh phẩm thiết yếu phục vụ các dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về phương tiện tránh thai.

đ) Xã hội hóa, phối hợp liên ngành và chính sách khuyến khích: Đcao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các đoàn thể trong việc vận động các thành viên, hội viên của cơ quan, đơn vị và vận động thành viên gia đình, nhân dân thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

e) Thông tin số liệu chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao chất lượng thu thập, cập nhật kho dữ liệu điện tử và thẩm định thông tin số liệu thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ; thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nghiệp vụ cho các cấp. Tổ chức tốt việc lưu giữ, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin số liệu dân số - kế hoạch hóa gia đình theo nhu cầu của người dùng tin.

g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế: Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ trung ương đến địa phương theo hướng chuyên nghiệp. Chuẩn hóa đội ngũ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cấp xã, ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động tham gia các tchức, chương trình quốc tế về dân số, kế hoạch hóa gia đình; tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế.

9. Tổ chức thực hiện Chương trình:

a) Bộ Y tế chủ trì:

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2012 - 2015 theo quy định.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thẩm định, phê duyệt các Dự án và Đề án thành phần của Chương trình theo đúng quy trình, quy định, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện các Dự án và Đề án thành phần.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện Chương trình; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Các Bộ, ngành Trung ương khác:

- Thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng quy định.

- Tham gia triển khai nội dung Chương trình trong phạm vi và nội dung, nhiệm vụ có liên quan đến lĩnh vực do mình quản lý.

c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của từng địa phương; tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung của Chương trình theo chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành chức năng.

- Lồng ghép có hiệu quả việc thực hiện Chương trình với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định hiện hành. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả và tránh thất thoát.

Điều 2. Cơ chế quản lý điều hành Chương trình

Cơ chế quản lý và điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2012 - 2015 thực hiện theo quy định về quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, QHQT, ĐP, NC, TKBT;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b). XH

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng