Quyết định 1195/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: 1195/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Chúc
Ngày ban hành: 31/03/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1195/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 3 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU THÔNG THƯỜNG (ĐẤT SAN LẤP) PHỤC VỤ CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Căn cứ Kết luận số 01-KL/TU ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 203/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Văn bản số 57/HĐND-KTNS ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Thường trực HĐND tỉnh về việc cho ý kiến một số nội dung thay đổi về quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 4322/TTr-SXD ngày 30 tháng 12 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với những nội dung chính như sau:

1. Tên đồ án quy hoạch: Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

2. Đơn vị tổ chức lập quy hoạch: Sở Xây dựng Vĩnh Phúc.

3. Phạm vi nghiên cứu: Thuộc địa giới hành chính các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô và một phần tại thành phố Vĩnh Yên.

4. Quan điểm và mục tiêu:

4.1. Quan điểm:

- Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành khác;

- Đảm bảo khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đáp ứng yêu cầu về xây dựng và phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; đảm bảo quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội;

- Tạo điều kiện để các tổ chức có năng lực về tài chính, kỹ thuật tham gia đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) theo hướng đầu tư bền vững. Hoạt động khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân ở vùng có khoáng sản.

4.2. Mục tiêu:

- Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở cho việc quản lý, cấp phép khai thác theo đúng quy định của pháp luật;

- Đáp ứng nhu cầu đất làm vật liệu san lấp trong xây dựng trên địa bàn tỉnh trước mắt và lâu dài;

- Cung cấp sơ bộ các tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các mỏ sẽ đưa vào khai thác;

- Xác định các điểm, mỏ đưa vào quy hoạch khai thác, sử dụng trên cơ sở đã loại trừ các vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản để bảo đảm cho các hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định của pháp luật.

5. Nội dung quy hoạch:

5.1. Quy mô:

a) Quy mô diện tích: Tổng diện tích quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 552,26 ha.

b) Quy mô trữ lượng: Được xác định chính xác trong quá trình tổ chức lập, thẩm định phạm vi mốc giới, cao độ khống chế đối với từng vị trí điểm mỏ trước khi làm các thủ tục thăm dò, cấp giấy phép khai thác.

5.2. Vị trí: Tổng số có 28 khu vực thuộc địa bàn các huyện và thành phố Vĩnh Yên:

a) Huyện Bình Xuyên: gồm 03 khu vực có kí hiệu BX1, BX2, BX3; tổng diện tích khai thác khoảng 91 ha.

b) Huyện Tam Đảo: gồm 05 khu vực có kí hiệu TĐ1, TĐ2, TĐ3, TĐ4, TĐ5; tổng diện tích khai thác khoảng 122 ha.

c) Huyện Tam Dương: gồm 07 khu vực có kí hiệu TD1, TD2, TD3, TD4, TD5, TD6, TD7; tổng diện tích khai thác khoảng 111 ha.

d) Huyện Lập Thạch: gồm 09 khu vực có kí hiệu LT1, LT2, LT3, LT4, LT5, LT6, LT7, LT8, LT9; tổng diện tích khai thác khoảng 193 ha.

đ) Huyện Sông Lô: gồm 03 khu vực có kí hiệu SL1, SL2, SL3; tổng diện tích khai thác khoảng 30 ha.

e) Thành phố Vĩnh Yên: gồm 01 khu vực có kí hiệu VY1 với diện tích khai thác khoảng 5,26 ha.

(Chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo bản vẽ có kí hiệu QHĐĐ:01 do Viện Quy hoạch Xây dựng Vĩnh Phúc - Sở Xây dựng xác lập tháng 12/2015; tọa độ và cao độ sử dụng trong bản vẽ quy hoạch theo hệ tọa độ quốc gia VN2000).

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

6.1. Giải pháp về quản lý:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về khoáng sản cho các cấp, các ngành, nhân dân và các đơn vị, tổ chức, cá nhân khai thác, vận chuyển khoáng sản để nâng cao nhận thức và có biện pháp thực hiện đảm bảo theo đúng quy định;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý, khai thác đất làm vật liệu san lấp theo quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác có liên quan. Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp;

- Kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp của đội ngũ cán bộ chuyên môn các cấp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản nhằm tham mưu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

6.2. Giải pháp bảo vệ môi trường:

- Thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; áp dụng và tuân thủ đúng, đầy đủ các biện pháp, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung theo đúng quy định;

- Thu gom, xử lý các loại chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động khai thác, vận chuyển đất san lấp;

- Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường và có các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường trong quá trình khai thác;

- Tổ chức ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường và thực hiện đầy đủ các nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

6.3. Các giải pháp về công nghệ, thiết bị:

- Khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến và sử dụng các trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại trong hoạt động khai thác nhằm tận thu tối đa, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm sử dụng các công nghệ khai thác khoáng sản hợp lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản đất san lấp; sử dụng tận thu triệt khoáng sản và không gây ô nhiễm môi trường.

6.4. Các giải pháp khác: Chính quyền giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với vốn vay ưu đãi để doanh nghiệp đầu tư thay đổi thiết bị khai thác, vận chuyển để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Kịp thời hỗ trợ các địa phương, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do khai thác đất san lấp gây ra.

7. Tổ chức thực hiện:

7.1. Sở Xây dựng:

- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch khai thác khoáng sản vật liệu thông thường (đất san lấp) phục vụ các dự án trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt;

- Chủ trì phối hợp với các Sở ngành, địa phương có liên quan tổ chức lập, thẩm định phạm vi mốc giới, quy mô khai thác, cao độ khống chế đối với các đơn vị có nhu cầu đất san lấp, báo cáo UBND tỉnh chấp thuận phạm vi địa điểm trước khi làm các thủ tục thăm dò, cấp phép khai thác đất;

- Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch nếu có những vấn đề mới phát sinh, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý.

7.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép khai thác đất; cải tạo, hạ độ cao đối với đất nông nghiệp, đất thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình; hồ sơ thu hồi, giao đất khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

- Kiểm tra, xác nhận việc phục hồi môi trường sau khai thác đất làm vật liệu san lấp đối với các trường hợp UBND cấp tỉnh cho phép.

7.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối bố trí nguồn ngân sách và đề xuất giải pháp huy động mọi nguồn lực cho công tác điều tra, nghiên cứu về tài nguyên khoáng sản thuộc phạm vi tỉnh quản lý, tổ chức xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản.

7.4. Cục Thuế tỉnh:

- Hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình đăng ký, kê khai nộp tiền thuê đất, các loại thuế, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình;

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành chính sách thu tiền thuê đất, chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình.

7.5. Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải:

- Có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện khai thác, vận chuyển đất làm vật liệu san lấp công trình không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn giao thông và vi phạm luật giao thông đường bộ;

- Phối hợp với UBND cấp huyện trong công tác quản lý hoạt động khai thác đất làm vật liệu san lấp công trình nhằm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

7.6. UBND các huyện, thành, thị: Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong việc quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với các cấp biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên, Chủ tịch UBND các huyện: Bình Xuyên, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn: Hợp Hòa, Khai Quang, Trung Mỹ, Minh Quang, Tam Quan, Yên Dương, Bồ Lý, Hoàng Hoa, Kim Long, Hướng Đạo, Duy Phiên, Thanh Vân, Hoa Sơn, Liễn Sơn, Liên Hòa, Ngọc Mỹ, Bàn Giản, Tử Du, Xuân Lôi, Đồng Ích, Tiên Lữ, Đồng Thịnh, Đức Bác, Quang Yên và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ XD, Bộ TNMT (b/c);
- TTTU, HĐND tỉnh (b/c);
- CPCT, CPVP;
- Như Điều 3;
- TT công báo;
- Cổng TTGTĐT;
- Cviên: khối NCTH;
- Lưu: VT, NN5.
(H- b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Chúc

 

PHỤ LỤC

VỊ TRÍ ĐỊA ĐIỂM KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU THÔNG THƯỜNG (ĐẤT SAN LẤP) PHỤC VỤ CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1195/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

STT

Ký hiệu tại bản đồ

Vị trí địa điểm

Diện tích (ha)

Mục đích sử dụng đất theo QHXD

I. Huyện Bình Xuyên

 

 

91

 

1

BX1

Khu vực đồi Trại Ngỗng, xã Trung Mỹ

6

Đất trồng rừng sản xuất

2

BX2

Khu vực đồi Cao, đồi Đồng Giang, xã Trung Mỹ

55

nt

3

BX3

Khu vực đồi giáp hồ La Cóc, xã Trung Mỹ

30

nt

II. Huyện Tam Đảo

 

 

122

 

1

TĐ1

Khu vực đồi Đá, xã Minh Quang

10

Đất trồng rừng sản xuất

2

TĐ2

Khu vực đầu Gò Phấng, xã Minh Quang

15

nt

3

TĐ3

Khu vực đồi thôn Kiên Tràng, xã Tam Quan

10

Đất phát triển đô thị

4

TĐ4

Khu vực đồi Cao Tiêu, Đồi Ngang, xã Yên Dương.

35

Đất trồng rừng sản xuất

5

TĐ5

Khu vực đồi Rừng Đoài - thôn Tây Sơn, khu vực đồi Đá Rầm, xã Bồ Lý

52

nt

III. Huyện Tam Dương

 

 

111

 

1

TD1

Khu vực đồi thôn Lũng Hữu 9, xã Hoàng Hoa

10

Đất trồng rừng sản xuất

2

TD2

Khu vực tại xã Kim Long; khu đồi Chùa, xã Hướng Đạo, khu đồi thôn Phú Cường, thôn Mới, thôn Điền Trù; các khu đồi xung quanh thuộc xã Hướng Đạo

25

Đất trồng rừng sản xuất; một phần phát triển đô thị

3

TD3

Khu vực đồi Kiến, đồi Cháy và đồi Bồ Mỵ, thị trấn Hợp Hòa

11

Đất phát triển cây xanh đô thị

4

TD4

Khu vực đồi Đồng Bông, khu đồi thuộc xã Hướng Đạo

25

Đất trồng rừng sản xuất

5

TD5

Khu vực đồi Dọc Đanh, đồi Ao Lưa, khu vực xung quanh thuộc xã Hướng Đạo

20

Đất phát triển đô thị

6

TD6

Khu đồi Đồng Bông, thôn Diên Lâm, xã Duy Phiên

5

Đất trồng rừng sản xuất

7

TD7

Khu đồi Bu Lu, đồi Tròn, đồi Giềng, đồi Nghè, đồi Đá, khu đồi xung quanh thuộc xã Thanh Vân

15

Thuộc QHPK khu đô thị Đại học tỉnh

IV. Lập Thạch

 

 

193

 

1

LT1

Khu vực đồi tại TT Hoa Sơn, xã Liễn Sơn và xã Liên Hòa; khu đồi Đá Vỡ, xã Ngọc Mỹ

60

Đất phát triển công nghiệp, đất trồng rừng sản xuất

2

LT2

Khu vực đồi thôn Phú Ninh, đồi Bồ Kiên, xã Liên Hòa

18

Đất phát triển công nghiệp (thuộc KCN Thái Hòa - Liễn Sơn - Liên Hòa (KV2))

3

LT3

Khu vực đồi Bồ Kiên, xã Liên Hòa và khu đồi Bò Mía, xã Bàn Giản

16

Đất trồng rừng sản xuất

4

LT4

Khu vực đồi Bờ Núi, thôn Hoàng Sơn và đồi chùa Mèn, đồi Rừng Sậu thôn Bản Hậu, đồi Ao Rô thôn Sau Gia, đồi Voi Đằm thôn Đồng Quyền, xã Tử Du; khu đồi Bò Mía, Bò Bò, Rừng Sòi, Đồng Cùng thuộc xã Tử Du

25

nt

5

LT5

Khu vực đồi thôn Phú Ninh, thôn Guồng, xã Tử Du

5.5

nt

6

LT6

Khu vực đồi Ao Sau, thôn Vườn Tràng, xã Xuân Lôi

1.5

nt

7

LT7

Khu vực thuộc KCN Lập Thạch 2, tại xã Bàn Giản và Đồng Ích

25

Đất phát triển công nghiệp (KCN Lập Thạch II)

8

LT8

Khu vực đồi Quạn, xã Xuân Lôi và xã Tử Du

20

Đất trồng rừng sản xuất

9

LT9

Khu vực đồi Đính Chùa, xã Tiên Lữ, xã Tử Du

22

nt

V. Huyện Sông Lô

 

 

30

 

1

SL1

Khu vực đồi Dọc Mai, Dọc Đỏa thuộc xã Đồng Thịnh

5

Đất phát triển công nghiệp

2

SL2

Khu vực đất đồi tại xã Đức Bác và xã Đồng Thịnh

15

nt

3

SL3

Khu vực chân núi Đền, thôn Đồng Găng, xã Quang Yên

10

Đất trồng rừng sản xuất

VI. Thành phố Vĩnh Yên

 

 

5.26

 

1

VY1

Khu đồi gò Rùa, phường Khai Quang

5.26

Đất công nghiệp, cây xanh đô thị

Tổng số điểm

28

 

Tổng diện tích

552.26

 

 





Nghị định 15/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản Ban hành: 09/03/2012 | Cập nhật: 13/03/2012