Quyết định 118 /2006/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ đạo phòng chống Tội phạm-Ma tuý-Mại dâm-Văn hóa phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: 118/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
Ngày ban hành: 11/05/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 11 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM-MA TUÝ-MẠI DÂM-VĂN HÓA PHẨM ĐỘC HẠI VÀ PHÒNG CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ TRẺ EM

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ đến năm 2010; Quyết định số 49/2005/QĐ/TTg ngày 10/3/2005 về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma tuý đến năm 2010”;

Căn cứ Chỉ thị số 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh và bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng;

Căn cứ Quyết định số 61/2000/ QĐ-TTg ngày 05/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy - mại dâm;

Căn cứ Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em giai đoạn 2004-2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hoá - thông tin,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập ban chỉ đạo phòng chống Tội phạm-Ma tuý-Mại dâm - AIDS- Văn hoá phẩm độc hại của tỉnh, thành phần gồm :

1. Ông Nguyễn Văn Hiệp – Phó chủ tịch UBND tỉnh: Trưởng ban.

2. Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Công an tỉnh: Phó Trưởng ban thường trực.

3. Ông Ninh Quốc Bình – Phó Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội : Phó Trưởng ban.

4. Ông Lục Duy Lạc - Phó Giám đốc sở Y tế: Phó Trưởng ban.

5. Bà Nguyễn Ngọc Điệp - Phó Giám đốc Sở Văn hóa thông tin: Phó trưởng ban. Và các thành viên:

6. Ông Nguyễn Thành Tài- Giám đốc sở Tài chính.

7. Bà Phạm Thị Thanh Hải- Phó Giám đốc sở Kế hoạch- Đầu tư.

8. Bà Đặng Ngọc Vân- Phó Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo.

9. Ông Đoàn Xuân Hội- Phó Giám đốc sở Tư Pháp.

10. Bà Lý Thị Thu- Phó Cục trưởng Cục Hải quan.

11. Bà Trương Thị Anh Đào- Phó Chủ nhiệm Uỷ ban dân số- Gia đình và Trẻ

12. Ông Trần Văn Huy- Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh.

Mời các Ông, Bà có tên sau nay tham gia Ban chỉ đạo:

1. Bà Đỗ Thị Phượng- Phó Chủ tịch UBMT TQ VN tỉnh: Phó Trưởng ban.

2. Ông Nguyễn Hoàng Vinh- Chủ tịch Hội nông dân tỉnh: Thành viên.

3. Bà Phan Thị Hậu- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Thành viên.

4. Ông Nguyễn Tầm Dương- Phó Chủ tịch Hội Liên đoàn Lao động tỉnh: Thành

5. Bà Lê Thị Mộng Diễm- Phó Bí thư Tỉnh Đoàn TNCS.HCM: Thành viên.

6. Ông Nguyễn Tấn Thời- Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Thành viên.

Điều 2. Ban chỉ đạo phòng chống Tội phạm-Ma tuý-Mại dâm-AIDS và văn hoá phẩm độc hại là tổ chức liên ngành, có chức năng giúp UBND tỉnh trong việc chỉ đạo phối hợp công tác phòng chống tội phạm theo Chỉ thị số 37/2004/CT-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ; công tác phòng chống ma tuý theo Quyết định số 49/2005/QĐ/TTg ngày 10/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ; công tác phòng chống mại dâm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ, công tác phòng chống AIDS theo Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg ngày 05/6/2000 Thủ tướng Chính phủ; công tác phòng chống văn hoá phẩm độc hại theo Chỉ thị số 814/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính Phủ; công tác phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em theo Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng các chương trình hoạt động và kế hoạch phòng, chống: Tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em.

2. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra và đánh giá hoạt động của các cơ sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt .

3. Phối hợp giữa các sở, ngành, các đoàn thể và hướng dẫn chỉ đạo việc lồng ghép, phối hợp các chương trình, kế hoạch và nguồn lực của công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em theo những yêu cầu, mục tiêu chung.

4. Tổng hợp và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và các tổ chức có liên quan của Chính phủ về tình hình thực hiện công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em tại địa phương.

5. Chỉ đạo các hoạt động phối hợp với các địa phương khác trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em.

Điều 3. Giúp việc cho các Ban chỉ đạo phòng, chống: Tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em gồm có:

1. Bộ phận tổng hợp Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Văn phòng thường trực phòng chống tội phạm và ma tuý đặt tại Văn phòng Công an tỉnh.

3. Văn phòng thường trực phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em đặt tại phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội- Công an tỉnh.

4. Văn phòng thường trực phòng chống AIDS đặt tại sở Y tế.

5. Văn phòng thường trực phòng chống tệ nạn mại dâm đặt tại Sở Lao động – Thương binh Xã hội.

6. Văn phòng thường trực phòng chống văn hoá phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội trong lĩnh vực hoạt động văn hoá, du lịch văn hoá đặt tại sở Văn hoá thông tin.

Ban chỉ đạo phòng, chống: Tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em quy định cụ thể từng chức năng, nhiệm vụ của các Văn phòng thường trực.

Điều 4. Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống: tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em có trách nhiệm:

1. Công an tỉnh: Là cơ quan thường trực về phòng, chống tội phạm và ma tuý và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em; Chủ trì, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình và kế hoạch liên ngành phòng, chống tội phạm; phòng chống và kiểm soát ma tuý; phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em trên phạm vi toàn tỉnh; Phối hợp với cơ quan Quân sự, Hải quan và các cơ quan liên quan đấu tranh phát hiện, điều tra, xử lý, các cá nhân vi phạm pháp luật hình sự. Tập trung phân loại đối tượng hình sự, đối tượng nghiện ma tuý, đối tượng buôn bán phụ nữ, trẻ em, đối tượng chứa chấp và môi giới mại dâm để lập hồ sơ đề nghị xử lý theo pháp luật hình sự hoặc đưa vào cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực phòng, chống tệ nạn mại dâm; Chủ trì, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình và kế hoạch liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm; Tổ chức tham mưu, xét duyệt đưa đối tượng ma tuý, mại dâm vào cơ sở chữa bệnh , cai nghiện. Quản lý công tác chữa trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho những người nghiện ma tuý, mại dâm tại cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng.

3. Sở Y tế: Là cơ quan thường trực phòng, chống AIDS; Chủ trì, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình và kế hoạch liên ngành phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức khám, cai nghiện, chữa bệnh xã hội tại các cơ sở y tế, các cơ sở chữa bệnh tại cộng đồng cho những người nghiện ma tuý, mại dâm, người bị bệnh tâm thần và quản lý giáo dục đồng đẳng người bị nhiễm HIV/AIDS, ma tuý, mại dâm, AIDS; Quản lý việc mua bán và sử dụng các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cho mục đích chữa bệnh và thuốc hỗ trợ cai nghiện ma tuý.

4. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, triển khai công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

5. Sở Văn hoá - Thông tin: Là cơ quan thường trực về phòng, chống văn hoá phẩm độc hại, các tệ nạn xã hội trong lĩnh vực hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá; Chủ trì, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình và kế hoạch liên ngành phòng, chống tội phạm hình sự, ma tuý, tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em và các tệ nạn xã hội trong lĩnh vực hoạt động văn hoá theo Nghị định 87/CP của Chính phủ và Chỉ thị số 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo, tổ chức công tác giáo dục phòng, chống : Văn hoá phẩm độc hại, ma tuý, mại dâm, AIDS, tội phạm hình sự và tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em trong các trường học.

7. Cục Hải quan: Phối hợp với Công an tỉnh, Quản lý thị trường và các ngành liên quan kiểm soát phát hiện và ngăn chặn việc vận chuyển ma tuý trái phép, văn hoá phẩm độc hại vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

8. Sở Tài chính: Bảo đảm đủ và kịp thời kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo dự toán hàng năm cho công tác phòng, chống: Văn hoá phẩm độc hại, ma tuý, mại dâm, AIDS và tội phạm; kinh phí hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 814; phối hợp kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cho công tác phòng, chống Văn hoá phẩm độc hại, ma tuý, mại dâm, AIDS và tội phạm; đồng thời huy động các nguồn lực khác phục vụ cho công tác này.

10. Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống: Văn hoá phẩm độc hại, ma tuý, mại dâm, AIDS và tội phạm trên toàn địa bàn.

11. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo phòng chống Tội phạm Ma tuý – Mại dâm – AIDS – Văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em tỉnh phối hợp với các hoạt động chung của các lĩnh vực phòng, chống: Văn hoá phẩm độc hại, ma tuý, mại dâm, AIDS và tội phạm; tổng hợp tình hình chung để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và các tổ chức có liên quan của Chính phủ.

12. Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Uỷ ban Dân số-Gia đình và Trẻ em có trách nhiệm vận động quần chúng thuộc đoàn thể của mình tích cực phòng chống, phối hợp các ngành, các địa phương và các đoàn thể khác huy động sức mạnh toàn dân tham gia vào công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em.

Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm chỉ đạo phòng, chống tội phạm , ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em ở địa phương. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em theo cơ cấu tương ứng như Ban chỉ đạo của tỉnh.

Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em các huyện, thị xã có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo triển khai và phối hợp công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em ở địa phương. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo và của các cơ quan thành viên tương tự chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

Điều 6. Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em tỉnh ban hành Quy chế làm việc, cơ chế điều hành và mối quan hệ giữa các thành viên Ban chỉ đạo, giữa Ban chỉ đạo của tỉnh với Ban chỉ đạo của các huyện, thị xã nhằm bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ và sự chỉ đạo thống nhất trong công tác phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, AIDS, văn hoá phẩm độc hại và phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em.

Điều 7. Quyết định này thay thế Quyết định số 179/2005/QĐ-UBND ngày 22/8/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 8. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các Ông, Bà có tên tại Điều 1, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn