Quyết định 1157/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án tổ chức, tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng người tâm thần
Số hiệu: | 1157/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bạc Liêu | Người ký: | Bùi Hồng Phương |
Ngày ban hành: | 25/05/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1157/QĐ-UBND |
Bạc Liêu, ngày 25 tháng 5 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, TIẾP NHẬN QUẢN LÝ, NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Công văn số 3539/LĐTBXH-BTXH ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc bố trí kinh phí rà soát đối tượng tâm thần nặng, lang thang, có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 105/TTr-SLĐTBXH ngày 06 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án số 26/ĐA-SLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2010 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng người tâm thần.
Điều 2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ Đề án được duyệt chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có chức năng liên quan tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ, báo cáo tiến độ thực hiện, phản ánh những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có chức năng liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH BẠC LIÊU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/ĐA-SLĐTBXH |
Bạc Liêu, ngày 12 tháng 5 năm 2010 |
ĐỀ ÁN
VỀ VIỆC TỔ CHỨC TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Tính đến thời điểm cuối năm 2008, theo kết quả rà soát của Phòng Chính sách Bảo trợ xã hội của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh Bạc Liêu có trên 973 người tâm thần phân liệt trong đó: Thị xã Bạc Liêu 175, huyện Vĩnh Lợi 86, huyện Hòa Bình 158, huyện Giá Rai 62, huyện Đông Hải 264, huyện Hồng Dân 58 và huyện Phước Long 170. Vì Bạc Liêu là vùng đất có nhiều di tích tâm linh, tôn giáo có nhiều lễ hội cho nên một số người lang thang, tâm thần ở các vùng khác cũng theo dòng người đi lễ hội đến Bạc Liêu ăn xin và ở lại không về quê nhà.
Chính vì thế, trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều người bệnh tâm thần phân liệt vô gia cư, thường sống lang thang ngoài đường, gầm cầu, các khu chợ ở hầu hết các huyện thị. Số đối tượng tâm thần còn lại thường thoát ly sự quản lý của gia đình. Đặc biệt, các hộ nghèo có người tâm thần cũng vượt khả năng quản lý nuôi dưỡng, thường bỏ mặc cho xã hội. Hiện tượng này, đã gây cản trở, mất trật tự, an toàn giao thông và làm mất vẻ mỹ quan, văn minh đô thị.
Thực hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội’’. Thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, trực tiếp là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các ngành, các cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập cùng với các phúc lợi xã hội, với chương trình tài trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước những năm qua đã góp phần giúp các cơ sở bảo trợ xã hội trong tỉnh trong đó có Trung tâm Bảo trợ xã hội giải quyết căn bản các vấn đề xã hội như nuôi dưỡng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi và người già cô đơn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống.
Việc mở rộng tiếp nhận quản lý nuôi dưỡng đối tượng tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu là rất cần thiết góp phần thực hiện tính nhân đạo của Đảng và Nhà nước, giúp đỡ cho đối tượng tâm thần được ổn định cuộc sống, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn giao thông và văn minh đô thị. Vì thế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng đề án tiếp nhận nuôi dưỡng đối tượng tâm thần với những nội dung cụ thể như sau:
II. NHIỆM VỤ - MỤC TIÊU:
1. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-UB ngày 25 tháng 11 năm 1999 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu là đơn vị sự nghiệp có chức năng nuôi dưỡng tập trung các đối tượng xã hội bao gồm:
Người tàn tật về thể chất và tâm thần; người già cô đơn không nơi nương tựa; trẻ mồ côi; trẻ vô thừa nhận; người lang thang xin ăn thu gom chờ phân loại đưa về nơi cư trú.
Hiện tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng chăm sóc 57 đối tượng trong đó có 38 đối tượng trẻ mồ côi, 17 người già cô đơn (Có 2 tâm thần).
- Thực hiện công văn số 659/UBND-TH ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc chấp thuận chủ trương tổ chức, quản lý, nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội.
2. Nhiệm vụ:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
- Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tổ chức tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng thường xuyên từ 50 đến 60 người tâm thần phân liệt. Đảm bảo cho người tâm thần có cuộc sống ổn định, giảm bớt khó khăn và sự xa lánh của cộng đồng. Thường xuyên liên hệ với Bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Giá Rai giúp đỡ Trung tâm về chuyên môn để theo dõi quản lý diễn biến sức khỏe thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người tâm thần xử lý cấp cứu, biệt giữ những trường hợp lên cơn trước khi đưa đến khoa tâm thần bệnh viện điều trị.
b) Phối hợp với các ngành có liên quan:
- Sở Y tế: Chăm sóc y tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng các đối tượng tâm thần trong cơ sở bảo trợ xã hội;
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho các đối tượng Trung tâm Bảo trợ xã hội;
- Sở Tài chính: Bố trí kinh phí hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội theo Luật Ngân sách Nhà nước.
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
1. Cơ chế tổ chức:
Trung tâm Bảo trợ xã hội phân công 01 Phó Giám đốc phụ trách quản lý cơ sở nuôi dưỡng các đối tượng và cán bộ giúp việc. Dự kiến bộ phận cán bộ quản lý gián tiếp 6 - 8 người, cán bộ nuôi dưỡng, chăm sóc y tế từ 12 - 15 người.
Định mức cán bộ trực tiếp nuôi dưỡng, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội Vụ cho Trung tâm thực hiện tại khoản 1 mục d Điều 13 của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về định mức cán bộ, nhân viên chăm sóc đối tượng tâm thần:
- Người tâm thần nặng (Kích động, sa sút, giai đoạn cuối): 1 nhân viên chăm sóc 2 đối tượng;
- Người tâm thần đã thuyên giảm: 01 nhân viên chăm sóc từ 3 đến 4 đối tượng;
- Người tâm thần đã phục hồi: 01 nhân viên chăm sóc từ 8 đến 10 đối tượng.
Có chế độ phụ cấp độc hại, phụ cấp đặc thù cho cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc đối tượng tâm thần theo quy định của Nhà nước.
2. Quy trình tiếp nhận đối tượng:
Tất cả đối tượng tâm thần được tiếp nhận và quản lý nuôi dưỡng tập trung tại trung tâm đều phải lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2007/TTBLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và có quyết định của Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thì trung tâm mới tiếp nhận nuôi dưỡng.
- Đối tượng tâm thần phân liệt lang thang ngoài đường phố hoặc điều trị cắt cơn tại bệnh viện không thân nhân do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị hoặc bệnh viện; lập hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định. Chính quyền địa phương, đơn vị có trách nhiệm đưa bàn giao người tâm thần đến tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tiếp nhận.
- Đối tượng tâm thần phân liệt có thân nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo ở địa phương. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị hướng dẫn lập hồ sơ, tập hợp gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm Bảo trợ xã hội lập thủ tục trình Giám đốc Sở quyết định tiếp nhận.
- Đối tượng tâm thần phân liệt có thân nhân mà hoàn cảnh gia đình không thuộc diện chính sách hoặc không phải diện hộ nghèo mà gia đình khá giả muốn gửi người thân vào trung tâm, thì tùy theo điều kiện kinh tế của họ, Trung tâm Bảo trợ xã hội tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức đóng góp cho phù hợp đảm bảo đủ cân đối điều trị và ăn uống cho đối tượng.
Trung tâm tổ chức vận động, tiếp nhận sự trợ giúp nhân đạo từ thiện của các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh; góp phần tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn đời sống người tâm thần được nuôi dưỡng tại trung tâm.
3. Về cơ sở vật chất - kinh phí:
a) Về cơ sở vật chất:
Hiện tại Trung tâm có khu 2 tầng gồm có 10 phòng đủ điều kiện tiếp nhận nuôi dưỡng từ 50 đến 60 đối tượng tâm thần.
Tổ chức thực hiện theo phương án quy hoạch tổng thể của Trung tâm Bảo trợ xã hội.
b) Kinh phí:
- Trung tâm Bảo trợ xã hội thực hiện đầy đủ chế độ chính sách bảo trợ xã hội cho đối tượng tập trung theo các nhóm của Nghị định số 67/CP của Chính phủ tại khoản 5 Điều 4 chương II cho đối tượng tâm thần;
- Cơ sở bảo trợ xã hội quản lý tài chính, tài sản theo các quy định hiện hành. Việc sử dụng kinh phí phải bảo đảm công khai, dân chủ theo quy định pháp luật và có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính định kỳ hàng năm với cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan tài chính cùng cấp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì triển khai đề án, chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tổ chức tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng người tâm thần.
- Sở chủ động phối hợp các ngành như Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Văn hóa –Thể thao và Du lịch và các huyện thị trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án tiếp nhận quản lý, nuôi dưỡng người tâm thần để Trung tâm Bảo trợ xã hội tổ chức triển khai thực hiện. /.
|
GIÁM ĐỐC |
Công văn 3539/LĐTBXH-BTXH về bố trí kinh phí rà soát đối tượng tâm thần nặng, lang thang, có hành vi gây nguy hiểm đến gia đình và cộng đồng năm 2010 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 22/09/2009 | Cập nhật: 23/09/2009
Nghị định 68/2008/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Ban hành: 30/05/2008 | Cập nhật: 05/06/2008
Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xă hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 13/07/2007 | Cập nhật: 24/07/2007
Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội Ban hành: 13/04/2007 | Cập nhật: 19/04/2007