Quyết định 1152/QĐ-UBND năm 2017 về kế hoạch hội nhập quốc tế thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW năm 2013 của Bộ Chính trị giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: | 1152/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Văn Cao |
Ngày ban hành: | 30/05/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, điều ước quốc tế, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1152/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 05 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hội nhập quốc tế thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị giai đoạn 2017-2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Giao Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Huế và các huyện, thị xã triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế và các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỘI NHẬP QUỐC TẾ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TW NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2013 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN 2017-2020 CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1152/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả khả quan có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
Bước sang giai đoạn mới, nhằm thực hiện thắng lợi các nội dung về hội nhập quốc tế đã được đặt ra trong Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hội nhập quốc tế thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Thực hiện có hiệu quả chương trình hội nhập quốc tế của tỉnh trong đó nhận định hội nhập kinh tế là trọng tâm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Triển khai kịp thời, thống nhất, có hiệu quả Chương trình hành động số 28-CTr/TU; nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và cán bộ, Đảng viên, nhân dân về mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Đảng về hội nhập quốc tế; tạo sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao; xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh góp phần tích cực vào công cuộc giữ vững độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường; đến năm 2020, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước và khu vực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm phát triển một cách toàn diện, vững chắc; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng; duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm chủ lực, cải thiện đời sống nhân dân.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân trên 9%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.400 - 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế (GRDP): du lịch, dịch vụ: 55%; công nghiệp - xây dựng: 37%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 8%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân từ 15 - 20%/năm. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân từ 10 - 12%/năm. Tỷ lệ đô thị hóa từ 60 - 65%.
- Về xã hội: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên khoảng 1 - 1,1%/năm. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 8 - 10%. Lao động qua đào tạo đạt 65 - 70%; giải quyết việc làm mới từ 15.000 - 17.000 lao động/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1,5 - 2%/năm. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: 50 - 60%.
- Về môi trường: Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt trên 95% (trong đó, nước sạch đạt trên 90%). Ổn định độ che phủ rừng từ 57 - 58%; 95% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Yêu cầu
- Các cấp ủy, các ngành, các cấp quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tích cực hội nhập quốc tế, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong công tác chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh vực.
- Hội nhập quốc tế phải trên cơ sở phát huy tối đa nội lực kinh tế của tỉnh, gắn kết với quá trình hoàn thiện cơ chế, cải cách thủ tục hành chính, phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh.
- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh và công bằng xã hội.
- Cần kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng và an ninh trên địa bàn tỉnh, cảnh giác trước những âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện “diễn biến hòa bình”.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác thông tin tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức về hội nhập quốc tế - công tác xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế - xây dựng tổ chức bộ máy phục vụ nhiệm vụ hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới
- Tổ chức quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về hội nhập quốc tế nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân về hội nhập quốc tế, về WTO và lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế; những rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thương mại quốc tế, các kế hoạch chương trình hành động của địa phương, các sở, ban, ngành,... những thuận lợi và khó khăn thách thức đối với đất nước nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trong quá trình hội nhập.
- Phối hợp với cơ quan Trung ương định kỳ tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các Sở, ban, ngành; các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh về đường lối đối ngoại của Việt Nam, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của tỉnh về Hội nhập kinh tế quốc tế; các bộ luật, đạo luật liên quan đến kinh doanh, môi trường đầu tư - thể chế kinh tế thị trường đã được ban hành và có hiệu lực như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Dạy nghề..., các chính sách mới liên quan đến xuất nhập khẩu (thuế, hải quan…); kịp thời cập nhật những vấn đề hội nhập mang tính thời sự, những vấn đề mới và những vấn đề mang tính định hướng, tạo nên sự đồng thuận cao đối với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của địa phương về Hội nhập quốc tế.
- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền thông qua các hoạt động tư vấn giải đáp, tháo gỡ vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện hội nhập theo hướng chuyên sâu, đi vào những vấn đề cụ thể phù hợp với từng đối tượng cụ thể và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
- Xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế từ nay đến năm 2020.
- Xây dựng bộ máy tổ chức đủ thẩm quyền và năng lực để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và phối hợp trong các hoạt động hội nhập quốc tế. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp, các ngành từ cơ quan cấp tỉnh, cấp sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
- In ấn, phát hành tài liệu quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh và thành tựu phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, trên các kênh truyền thông như: các bản tin, tạp chí, báo mạng và các kênh truyền hình của Trung ương bằng nhiều thứ tiếng.
- Tiếp tục tham gia việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy đáp ứng yêu cầu triển khai các cam kết trong lĩnh vực cải cách tư pháp và hoàn thiện thể chế tư pháp.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo.
2. Về hội nhập kinh tế quốc tế
Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, các nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
a) Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội:
- Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể hóa các chế độ chính sách của Trung ương áp dụng tại địa phương, các chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi trong cấp giấy chứng nhận đầu tư, các thủ tục giao đất, cho thuê đất.
- Tạo môi trường thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh để thu hút đầu tư phát triển sản xuất vào các khu công nghiệp theo hướng lựa chọn các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường. Hình thành các khu, cụm công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo có quy mô lớn, vai trò quan trọng với toàn vùng và cả nước.
- Đẩy mạnh tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư xác định địa bàn trọng tâm, trọng điểm xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh hiện đại. Xây dựng và hình thành hệ thống kinh doanh theo chuỗi như: chuỗi siêu thị, chuỗi trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, hình thức nhượng quyền thương mại... khuyến khích ưu tiên xây dựng chợ đầu mối, chợ nông thôn.
- Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá về các hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh; về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong thúc đẩy phát triển kinh tế. Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, danh mục các dự án tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư. Hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài, đào tạo và nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư.
- Xúc tiến, vận động và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích viện trợ của các tổ chức phi chính phủ cho các tổ chức xã hội, hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương và hỗ trợ hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu.
- Ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong việc thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh; quy chế phối hợp trong vận động nguồn vốn viện trợ ODA; bố trí vốn đối ứng, quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
- Rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu lại vốn cho các công ty TNHH một thành viên để thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Xây dựng các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không phục vụ hội nhập quốc tế gồm Cảng nước sâu Chân Mây, Sân bay quốc tế Phú Bài, hệ thống đường bộ kết nối các cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân với các trung tâm kinh tế của nước bạn Lào và với trục chính của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.
b) Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam và tỉnh đã ký kết với các đối tác trong WTO:
- Triển khai chương trình hành động thực hiện chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) từ nay đến năm 2020.
- Tích cực triển khai thực hiện các nội dung trong các văn bản ghi nhớ, hợp tác với các địa phương, vùng và lãnh thổ mà Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết.
- Thực hiện các cam kết trong lĩnh vực lao động, việc làm phù hợp với công ước và thông lệ quốc tế.
c) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các sản phẩm chủ lực của địa phương trong giai đoạn mới:
- Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách về tài chính - tín dụng như: khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất theo chiều sâu; ưu tiên các lĩnh vực mũi nhọn, sản phẩm chủ lực, sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao; thành lập và phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp.
- Tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ về thị trường:
+ Tổ chức và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các sự kiện xúc tiến đầu tư và thương mại.
+ Xây dựng và vận hành cổng thông tin thương mại điện tử nhằm giới thiệu các tin tức, cơ hội giao thương, các chính sách mới và tham vấn theo từng ngành hàng, từng đối tượng cụ thể.
+ Hàng năm xây dựng kế hoạch in ấn và phát hành các ấn phẩm tuyên truyền.
+ Tổ chức tham gia các sự kiện, hội chợ triển lãm trong nước theo chương trình xúc tiến quốc gia, các lễ hội (Festival) hàng năm.
+ Nghiên cứu phát triển thị trường tiềm năng:
* Trong nước: tập trung các thị trường trọng điểm như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng.
* Nước ngoài: Chú trọng vào các thị trường mục tiêu như sau:
+ Các nước ASEAN;
+ Các nước Đông Bắc Á: tập trung Nhật Bản và Hàn Quốc;
+ Các nước trong khối EU;
+ Các nước khu vực Trung Đông;
+ Các nước Bắc Mỹ, Hoa Kỳ;
- Thực hiện các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại:
+ Triển khai các giải pháp thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại và tiện lợi phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân. Khuyến khích việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác trong việc xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ nhằm khai thác thế mạnh về mặt bằng, am hiểu thị hiếu người tiêu dùng của doanh nghiệp bán lẻ trong nước với thế mạnh về vốn và quản lý của nhà đầu tư nước ngoài.
+ Duy trì và mở rộng chương trình bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế, chống lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Tiếp tục đẩy mạnh chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần khẳng định vị thế của hàng Việt đối với người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia của các hàng hóa Việt.
- Tập trung nghiên cứu, thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đối phó với các rào cản thương mại khi nhiều quốc gia nhập khẩu tăng cường chính sách bảo hộ sản phẩm nội địa.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đã đề ra; Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao để tạo bước đột phá, Có chính sách khuyến khích đầu tư và chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ; công nghệ y học cao cấp, công nghiệp dược liệu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, công nghiệp dệt - may.
- Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc hàng rào phi thuế quan để kiểm soát hàng nhập khẩu về số lượng và chất lượng nhằm bảo vệ nhà sản xuất trong nước và người tiêu dùng.
- Nâng cao hiệu quả của quá trình liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia của các sản phẩm chủ lực.
- Triển khai có hiệu quả Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác; hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, đăng ký, bảo hộ và phát triển thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển môi trường khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
d) Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế:
- Tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn: khuyến nông, điện nước, giao thông, chợ tại các huyện, xã nghèo, và khó khăn. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.
- Từng bước phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững; chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp sang sản xuất nông sản, thực phẩm chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn phát triển nông nghiệp với cải thiện, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển du lịch và nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, phấn đấu đóng góp 25 - 30% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh các dịch vụ có lợi thế; các sản phẩm du lịch chất lượng cao.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững Phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm thúc đẩy liên kết trong sản xuất chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Phát triển kinh tế biển, đầm phá gắn với bảo vệ tài nguyên, an ninh và chủ quyền biển, đảo. Tiếp tục xây dựng Quảng Điền, Nam Đông thành 2 huyện nông thôn mới. Tạo môi trường điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phù hợp với quy định của pháp luật.
e) Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường:
- Từng bước hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị trường hướng đến mục tiêu đa dạng hóa thị trường vốn, quản lý và vận hành tốt hơn thị trường bất động sản.
- Xây dựng và điều hành hiệu quả hệ thống đăng ký bất động sản thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch về bất động sản, hoàn chỉnh các quy định về thế chấp đất đai.
- Phát triển đồng bộ thị trường lao động; quy hoạch đầu tư nâng cao năng lực hoạt động hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, phát triển các cơ sở giao dịch.
3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế
a) Ngoại giao kinh tế:
- Rà soát, nghiên cứu lại các biên bản thỏa thuận đã ký kết với các địa phương nhằm triển khai các hoạt động cụ thể, đưa các nội dung đã ký kết đi vào thực tế, đạt hiệu quả.
- Tăng cường quảng bá, hình ảnh, tiềm năng của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tại các hội thảo, hội chợ triển lãm khu vực và quốc tế nhằm thu hút hơn nữa các đối tác nước ngoài đến địa phương giao lưu, hợp tác; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội tìm kiếm thị trường, nhà đầu tư, đối tác, cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp,...
- Bên cạnh việc tăng cường thu hút nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, cần tiếp tục nâng cao công tác thông tin, giám sát hoạt động khảo sát, triển khai chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ, tránh lợi dụng mục đích nhân đạo để phục vụ lợi ích khác; đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết với nhà tài trợ của các đơn vị thụ hưởng, tránh vi phạm các thỏa thuận với nhà tài trợ gây mất lòng tin và những khó khăn không cần thiết trong việc vận động các chương trình, dự án tài trợ khác.
- Tiếp tục xúc tiến mở đường bay từ Huế đi Quảng Ninh, Cần Thơ, Chiềng Mai (Thái Lan), Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, phát triển đầu tư, thương mại và du lịch.
b) Ngoại giao văn hóa:
- Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện các Kế hoạch tổ chức kỷ niệm Năm hữu nghị với các nước (năm chẵn và theo sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao), thông qua các hoạt động đó để tạo cơ hội giao lưu, trao đổi, tìm hiểu lẫn nhau, đồng thời thắt chặt hơn và đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu.
- Đẩy mạnh và tập trung vào các chương trình, sự kiện lớn tại địa phương (như Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế...) mời các cơ quan đại diện ngoại giao, các đối tác nước ngoài tham dự để thông qua đó thu hút sự quan tâm, chú ý của các đối tác nước ngoài, đồng thời là dịp để giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử. Ưu tiên các nguồn lực để cơ bản hoàn thành trùng tu khu vực Đại Nội và một số khu vực trọng điểm trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm ngang tầm vị thế của đô thị Huế.
c) Ngoại giao chính trị:
- Tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán các nước tại Việt Nam để tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác quốc tế khác; tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ đối với địa phương và công dân ta tại các nước; đồng thời đây cũng là nguồn thông tin, cầu nối đắc lực cho các hoạt động.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ công chức, viên chức, nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ Việt Nam; đồng thời tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và nắm rõ về tình hình biển Đông, khu vực ASEAN cũng như thế giới.
d) Ngoại giao nhân dân: tăng cường công tác ngoại giao nhân dân với các nước (đặc biệt với Lào và Campuchia) nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị, đảm bảo an ninh, chính trị trong khu vực; đồng thời trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
e) Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động đối ngoại:
- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động đối ngoại tại địa phương được thống nhất, rõ ràng, minh bạch.
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về hoạt động đối ngoại đã được ban hành (quản lý đoàn ra, đoàn vào; quản lý hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài…).
f) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế:
- Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và công tác chuyên môn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hội nhập quốc tế tại các sở, ban, ngành, thành phố và các huyện,.
- Tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế của các sở, ban, ngành, địa phương tham gia các khóa đào tạo trong nước và ngoài nước về chuyên môn, ngoại ngữ; tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên sâu về các vấn đề pháp lý, cam kết trong các lĩnh vực mà Việt Nam tham gia.
- Thông qua sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao tiếp tục mở thêm các khóa học cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng cho các cán bộ, công chức, viên chức trên lĩnh vực đối ngoại, ngoại ngữ.
4. Về an ninh quốc phòng:
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; tạo chuyển biến quan trọng về nhận thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tập trung củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, nâng cao khả năng phân tích, dự báo; xử lý tốt các tình huống phức tạp, chủ động đấu tranh làm thất bại các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; giữ vững chủ quyền biên giới, biển, đảo, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
- Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng với các đối tác truyền thông và các đối tác có quan hệ hữu nghị, hợp tác chính thức, đặc biệt chú trọng các nước thuộc khu vực ASEAN. Chọn lọc một số lĩnh vực “phi truyền thống” để hợp tác như chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh.
- Các lực lượng quân sự, công an tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng môi trường thông thoáng, lành mạnh, thân thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của tỉnh đạt hiệu quả; đảm bảo công tác an ninh đối ngoại; chủ động phòng, chống việc lợi dụng hội nhập quốc tế để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
- Tham gia xây dựng và triển khai chiến lược hội nhập quốc phòng, an ninh nhằm phục vụ mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và đối phó với thách thức về an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh mạng và các thách thức an ninh phi truyền thống khác. Tập trung vào các lĩnh vực xuất nhập cảnh, văn phòng đại diện nước ngoài, các hoạt động đối ngoại, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác đối ngoại trong công tác quản lý biên giới, cửa khẩu, đảm bảo trật tự an toàn khu vực biên giới, an ninh quốc gia.
5. Về văn hóa, xã hội, lao động, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, môi trường, an sinh xã hội và các lĩnh vực khác.
- Tích cực tiếp thu những mô hình phát triển văn hóa, xã hội thành công trên thế giới, chủ động nghiên cứu áp dụng những mô hình này vào quá trình xây dựng, phát triển tỉnh để trở thành tỉnh văn minh, hiện đại và mang tầm khu vực.
- Trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng của tỉnh, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, xã hội; chủ động, tích cực và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử, con người tỉnh Thừa Thiên Huế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các cam kết giữa Việt Nam với WTO trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, lao động, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế và các lĩnh vực khác.
- Trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, cần chú trọng tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và tri thức của đối tác nước ngoài để thực hiện một số dự án trọng điểm; xây dựng các trường đại học quốc tế, trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới; phát triển hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống vận tải và y tế chất lượng cao.
- Bảo vệ có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa; xây dựng cơ chế thích hợp huy động các nguồn lực để tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa.
- Mở rộng thị phần ở những thị trường xuất khẩu lao động hiện có và phát triển thị trường mới, nhất là thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động. Sắp xếp, kiện toàn các tổ chức, cơ sở sự nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch.
- Tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, giữa các dân tộc trong tỉnh.
- Phát triển hệ thống dạy nghề theo hướng hiện đại, chuẩn hóa, xã hội hóa và hội nhập khu vực, quốc tế.
- Tiếp tục thực hiện đề án đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế tại địa phương.
- Xây dựng và triển khai các đề án bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, làng nghề, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học góp phần phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, nguồn nước, động và thực vật.
- Nâng cao năng lực và hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ của cơ quan xác lập quyền sở hữu trí tuệ, tuyên truyền phổ biến các vấn đề sở hữu trí tuệ trong WTO, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và các nhà sản xuất, kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng của công tác tiêu chuẩn, đo lường và quản lý chất lượng nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và xác lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các sản phẩm tại địa phương.
- Tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy chế phối hợp, phân công cụ thể giữa các ngành nhằm tạo điều kiện xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm du lịch an toàn, thân thiện và đảm bảo dịch vụ ăn uống đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Hoàn thiện quy trình giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, lao động, tài nguyên rừng, khoáng sản.
- Từng bước triển khai chính phủ điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính như: thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, thủ tục nộp thuế, cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh,…
- Thông qua các hoạt động lễ hội, các chương trình giao lưu quốc tế, chủ động, tích cực tham gia giới thiệu, quảng bá và nâng cao chất lượng, thành tích trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở khu vực và thế giới.
- Tăng cường công tác tư tưởng, văn hóa, thông tin tuyên truyền; đấu tranh có hiệu quả nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về xã hội, văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
6. Kinh phí thực hiện
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong kế hoạch về hội nhập quốc tế; căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố, các thị xã, huyện khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch về hội nhập quốc tế giai đoạn từ nay đến năm 2020; đồng thời cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm sát với tình hình thực tế của ngành, địa phương.
2. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND thành phố, các thị xã, huyện có trách nhiệm:
- Tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Giao nhiệm vụ cho bộ phận chuyên môn thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình đảm nhiệm chức năng là cơ quan đầu mối để giải quyết hoặc phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác hội nhập quốc tế.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện kế hoạch này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có nội dung, vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế; các sở, ban, ngành, các địa phương chủ động phối hợp với Sở Ngoại vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1152/QĐ-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Sản phẩm |
Thời gian thực hiện và hoàn thành |
I. |
Tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết 22 và Chương trình hành động |
||||
1.1. |
Phổ biến quán triệt Nghị quyết 22 và Chương trình hành động của BTVTU, Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh tới các ngành, các cấp, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. |
Sở Ngoại vụ |
Các Sở, ngành và địa phương |
Các lớp tập huấn |
2017-2018 |
1.2. |
Thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, các bài báo tuyên truyền về hội nhập quốc tế; quảng bá giới thiệu hình ảnh quê hương, con người, lịch sử, văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế tới nhân dân trong tỉnh và kiều bào ở nước ngoài thông qua các kênh phát thanh truyền hình của tỉnh và Trung ương, cổng thông tin điện tử của tỉnh, các trang thông tin điện tử, đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế. |
Sở Thông tin & Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Văn hóa, Thể thao, Sở và Du lịch; Báo Thừa Thiên Huế; Đài PTTH Thừa Thiên Huế |
Các Sở, ngành và địa phương |
Các bản tin, bài báo, chương trình phát thanh và truyền hình. |
2017-2019 |
1.3. |
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tình hình hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế; các thỏa thuận tự do thương mại của Việt Nam đã ký kết với các nước; các cơ hội, thách thức khi Việt Nam tham gia tổ chức Thương mại thế giới (WTO). |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành và địa phương |
Các chương trình, tài liệu và ấn phẩm tuyên truyền, bài viết, ấn phẩm. |
2017-2019 |
1.4. |
Xây dựng Kế hoạch thông tin đối ngoại giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Ngoại vụ |
Kế hoạch thông tin đối ngoại giai đoạn |
2017 |
II. |
Xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập quốc tế |
||||
2.1. |
Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành giữa Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan trong quản lý các hoạt động đối ngoại |
Sở Ngoại vụ |
Các Sở ngành liên quan |
Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại |
2017-2018 |
2.2. |
Kiện toàn bộ máy cơ quan ngoại vụ địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về đối ngoại cho cán bộ làm công tác ngoại vụ địa phương |
Sở Ngoại vụ |
Sở Nội vụ |
Các lớp tập huấn. |
Tổ chức hàng năm từ 2016-2020 |
III. |
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm |
||||
3.1. |
Xây dựng và triển khai Kế hoạch Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đến năm 2020 |
Sở Công thương |
Các sở, ngành, địa phương |
trình Chủ tịch UBDN tỉnh kế hoạch |
2017-2020 |
3.2. |
Trên cơ sở các chính sách của TW, tham mưu xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu; liên kết liên doanh với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài |
Các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô |
Sở Ngoại vụ, các địa phương |
Chính sách và cơ chế |
2017-2020 |
3.3. |
Xây dựng Đề án "Quảng bá thông tin của tỉnh ra nước ngoài" |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Sở Ngoại vụ, các ngành và địa phương |
|
2017-2019 |
3.4. |
Trên cơ sở các quy định của TW, xây dựng các tiêu chuẩn về lao động, việc làm với lao động nước ngoài phù hợp với những điều ước và thỏa thuận quốc tế. |
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội |
Các Sở: Ngoại vụ, Kế hoạch và ĐT, Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô |
Quy định về tiêu chuẩn |
2017-2018 |
IV. |
Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
||||
4.1. |
Xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở, ngành, địa phương |
Chiến lược |
2017-2018 |
4.2. |
Kế hoạch hành động của tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ngành và địa phương |
|
2017-2018 |
V. |
Duy trì, mở rộng, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại |
||||
5.1. |
Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài có mối quan hệ với tỉnh; thăm và tiếp xúc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh và có tiềm năng. |
Sở Ngoại vụ |
Các cơ quan liên quan |
Các chuyến thăm, tiếp xúc. |
2017-2018 |
VI. |
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh |
||||
6.1. |
Xây dựng kế hoạch hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh |
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh. |
Các cơ quan liên quan |
Dự thảo Kế hoạch trình UBND tỉnh |
2017 |
6.2. |
Phương án chống bạo loạn, khủng bố |
Công an tỉnh |
Các Sở, ngành và địa phương |
|
2017 |
VII. |
Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo và các lĩnh vực khác |
||||
7.1. |
Bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu tuyên truyền, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người tỉnh Thừa Thiên Huế. |
Sở Văn hóa- Thể thao; Sở Du lịch |
Các cơ quan liên quan |
Tạp chí, tờ gấp, tờ rơi, băng đĩa |
2017 |
7.2. |
Ban hành Chương trình xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, ưu tiên vận động viện trợ vào các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thông, bảo vệ môi trường, ... |
Sở Ngoại vụ |
Các Sở, ngành và địa phương |
|
2017-2018 |
VIII. |
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực |
|
|
|
|
8.1. |
Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhât là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đến năm 2020 |
Các Sở, cơ quan: Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Cung ứng nguồn nhân lực |
Các sở, ngành và địa phương |
Đề án |
2017-2018 |
IX. |
Tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập quốc tế |
||||
9.1. |
Xây dựng cơ chế phối hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các chủ trương, chính sách, chương trình về hội nhập kinh tế quốc tế |
Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế, Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ |
Các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp |
|
2017-2020 |
9.2. |
Báo cáo đánh giá việc thực hiện các cam kết và thỏa thuận về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh |
Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế, Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ |
Các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp |
Báo cáo |
2017-2020 |