Quyết định 1148/QĐ-TĐC năm 2015 về Quy trình thực hiện việc kiểm định đối chứng do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
Số hiệu: 1148/QĐ-TĐC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Người ký: Trần Văn Vinh
Ngày ban hành: 29/07/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN
ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1148/QĐ-TĐC

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC KIỂM ĐỊNH ĐỐI CHỨNG

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Quyết định số 27/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đo lường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thực hiện việc kiểm định đối chứng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đo lường, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị quản lý, sử dụng công tơ điện, đồng hồ nước lạnh và Thủ trưởng các tổ chức kiểm định có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thứ trưởng Trần Việt Thanh (để b/c);
- Trung tâm Thông tin TCĐLCL;
- Lưu: VT; ĐL

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Trần Văn Vinh

 

QUY TRÌNH

THỰC HIỆN VIỆC KIỂM ĐỊNH ĐỐI CHỨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1148/QĐ-TĐC ngày 29 tháng 07 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này hướng dẫn thực hiện việc kiểm định đối chứng theo quy định tại Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2.

2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Kiểm định đối chứng: là hình thức kiểm định định kỳ áp dụng đối với công tơ điện, đồng hồ nước lạnh (viết tắt là phương tiện đo) do tổ chức kiểm định đối chứng thực hiện (1).

- Đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo là các đơn vị quản lý, sử dụng công tơ điện, đồng hồ nước lạnh (như các Tổng công ty, Công ty Điện lực; các Tổng công ty, Công ty kinh doanh nước sạch, các Tổng công ty, Công ty cấp thoát nước).

- Tổ chức kiểm định đối chứng là tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (viết tắt là Tổng cục) giao thực hiện kiểm định đối chứng.

3. Tiêu chí giao thực hiện kiểm định đối chứng

3.1. Tổ chức được giao thực hiện kiểm định đối chứng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Là tổ chức được chỉ định, công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo trong lĩnh vực tương ứng hoạt động trên địa bàn địa phương;

b) Không thuộc hệ thống tổ chức của đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo (không là đơn vị thành viên của: Tổng công ty, công ty kinh doanh nước sạch; Tổng công ty, công ty cấp thoát nước; Tổng công ty, công ty Điện lực hoặc Công ty Thí nghiệm điện);

c) Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực thực hiện khối lượng công việc kiểm định đối chứng được giao thực hiện;

d) Phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường đối với hoạt động kiểm định phương tiện đo ở từng địa phương hoặc trên phạm vi cả nước.

3.2. Số lượng phương tiện đo được giao thực hiện kiểm định đối chứng: Từ 10 % đến 15 % tổng số phương tiện đo phải kiểm định định kỳ hàng năm theo kế hoạch của đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo tại địa phương (2).

3.3. Đơn giá kiểm định đối chứng phải tuân thủ quy định tại Điều 26 của Luật Đo lường và không được vượt quá đơn giá tương ứng của tổ chức được chỉ định, công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo thuộc hệ thống tổ chức của đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo áp dụng trên địa bàn địa phương.

4. Trình tự, thủ tục giao thực hiện kiểm định đối chứng

4.1. Trình tự, thủ tục xây dựng đề xuất của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương về việc giao thực hiện kiểm định đối chứng

a) Các đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo lập Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đo (theo Mẫu 1.BCQLSD tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này) gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương (sau đây viết tắt là Chi cục TCĐLCL) và về Tổng cục (để báo cáo).

b) Tổ chức đáp ứng yêu cầu tại Mục 3.1 của Quy trình này có nhu cầu được giao thực hiện kiểm định đối chứng lập hồ sơ đề nghị gửi về Chi cục TCĐLCL. Hồ sơ gồm: Công văn đề nghị; Báo cáo tự đánh giá khả năng thực hiện kiểm định đối chứng (theo Mẫu 2.BCNL tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này).

c) Chi cục TCĐLCL xem xét các hồ sơ, báo cáo; chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo và các tổ chức đề nghị được giao thực hiện kiểm định đối chứng triển khai các nội dung sau:

- Xác định chủng loại, số lượng phương tiện đo phải được kiểm định định kỳ hàng năm theo kế hoạch của các đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo;

- Căn cứ tiêu chí giao thực hiện kiểm định đối chứng tại Mục 3 của Quy trình này, thống nhất các nội dung đề xuất (gồm: Tên tổ chức được giao thực hiện kiểm định đối chứng; Tên đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo; Chủng loại và số lượng phương tiện đo được kiểm định đối chứng; Thời gian thực hiện; Đơn giá kiểm định đối chứng; Phương thức tiếp nhận phương tiện đo để kiểm định đối chứng).

- Lập biên bản thống nhất các nội dung đề xuất. Biên bản phải có họ tên, chữ ký, đóng dấu của các bên liên quan.

Ví dụ 1: Công ty Điện lực tỉnh A (đơn vị quản lý, sử dụng công tơ điện) dự kiến tổng số công tơ điện xoay chiều kiểu cảm ứng 1 pha phải được kiểm định định kỳ hàng năm theo kế hoạch là 100.000 chiếc. Tổ chức đề nghị được thực hiện kiểm định đối chứng công tơ điện trên địa bàn tỉnh A: Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL trực thuộc Chi cục TCĐLCL.

Chi cục TCĐLCL chủ trì, họp với Công ty Điện lực, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL xác định và thống nhất đề xuất:

- Số lượng công tơ điện xoay chiều kiểu cảm ứng 1 pha phải được kiểm định đối chứng hàng năm là 15% tổng số (15.000 chiếc);

- Tổ chức được đề xuất để Tổng cục chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng công tơ điện là Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL;

- Thời gian thực hiện: 03 năm từ ngày được chỉ định;

- Đơn giá kiểm định đối chứng: 40.000 đ/chiếc;

- Phương thức tiếp nhận phương tiện đo:

+ Công ty Điện lực tỉnh A chịu trách nhiệm giao đủ số lượng, đúng chủng loại công tơ điện cảm ứng 1 pha theo tiến độ;

+ Địa điểm tiếp nhận: tại địa điểm kiểm định của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL.

Ví dụ 2: Công ty kinh doanh nước sạch tỉnh B (đơn vị quản lý, sử dụng đồng hồ nước) dự kiến tổng số đồng hồ nước lạnh kiểu cơ khí, đường kính danh định đến 50 mm phải được kiểm định định kỳ hàng năm kế hoạch là 80.000 chiếc.

Tổ chức đề nghị được thực hiện kiểm định đối chứng đồng hồ nước lạnh trên địa bàn tỉnh B: Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL trực thuộc Chi cục TCĐLCL.

Chi cục TCĐLCL chủ trì, họp với Công ty Nước sạch, Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL xác định và thống nhất đề xuất:

- Số lượng đồng hồ nước lạnh đề xuất giao thực hiện kiểm định đối chứng là: 10% tổng số (8.000 chiếc).

- Tổ chức được đề xuất để Tổng cục chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng là Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL;

- Thời gian thực hiện: 03 năm từ ngày được chỉ định;

- Đơn giá kiểm định đối chứng: 40.000 đ/chiếc;

- Phương thức tiếp nhận phương tiện đo:

+ Công ty kinh doanh nước sạch tỉnh B chịu trách nhiệm giao đủ số lượng, đúng chủng loại đồng hồ nước lạnh theo tiến độ;

+ Địa điểm tiếp nhận: tại địa điểm kiểm định của Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL.

d) Chi cục TCĐLCL lập một (01) bộ hồ sơ đề xuất về việc kiểm định đối chứng gửi về Tổng cục (qua Vụ Đo lường) đồng gửi đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo và tổ chức được đề xuất giao thực hiện kiểm định đối chứng. Bộ hồ sơ gồm:

- Công văn của Chi cục TCĐLCL đề xuất về việc kiểm định đối chứng. Công văn phải có các nội dung chính sau: Tên tổ chức được đề xuất giao thực hiện kiểm định đối chứng; Tên đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo; Chủng loại, số lượng phương tiện đo đề xuất kiểm định đối chứng; đề xuất thời gian thực hiện, đơn giá kiểm định đối chứng, phương thức tiếp nhận phương tiện đo;

- Biên bản thống nhất nội dung đề xuất về việc kiểm định đối chứng theo quy định tại Điểm c Mục 4.1 của Quy trình này;

- Các hồ sơ, báo cáo liên quan (Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đo; Báo cáo tự đánh giá khả năng thực hiện kiểm định đối chứng...).

đ) Trường hợp địa phương chưa đủ điều kiện triển khai thực hiện kiểm định đối chứng (ví dụ: không có tổ chức đáp ứng yêu cầu để được đề xuất chỉ định thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn,...), Chi cục TCĐLCL lập văn bản báo cáo tình hình thực tế và kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn gửi Tổng cục và Sở Khoa học và Công nghệ.

4.2. Giao thực hiện kiểm định đối chứng

4.2.1. Trên cơ sở hồ sơ đề xuất của Chi cục TCĐLCL, tiêu chí giao thực hiện kiểm định đối chứng, Tổng cục xem xét, ra quyết định về việc kiểm định đối chứng. Quyết định có các nội dung cơ bản: Tên, địa chỉ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo; tên, địa chỉ tổ chức kiểm định đối chứng; số lượng phương tiện đo phải kiểm định đối chứng tại tổ chức kiểm định đối chứng; thời hạn hiệu lực.

a) Thời hạn hiệu lực của quyết định về việc kiểm định đối chứng là ba (03) năm kể từ ngày ký.

Trường hợp thời hạn hiệu lực còn lại của quyết định chỉ định kiểm định phương tiện đo hoặc quyết định công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo đã cấp cho tổ chức ít hơn ba (03) năm thì thời hạn hiệu lực của quyết định về việc kiểm định đối chứng là thời hạn hiệu lực còn lại của quyết định chỉ định hoặc quyết định công nhận đó.

b) Quyết định được gửi cho Chi cục TCĐLCL, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo và tổ chức kiểm định đối chứng.

c) Quyết định về việc kiểm định đối chứng và bộ hồ sơ đề xuất về việc kiểm định đối chứng nêu tại Điểm d Mục 4.1 của Quy trình này được lưu giữ tại Tổng cục, Chi cục TCĐLCL, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo, tổ chức kiểm định đối chứng. Thời hạn lưu giữ: một (01) năm sau ngày quyết định về việc kiểm định đối chứng hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ.

4.2.2. Điều chỉnh nội dung của quyết định về việc kiểm định đối chứng, chỉ định lại

a) Khi có nhu cầu điều chỉnh nội dung của quyết định về việc kiểm định đối chứng (ví dụ: thay đổi tổ chức kiểm định đối chứng, số lượng phương tiện đo,..), tổ chức kiểm định đối chứng lập hồ sơ đề nghị (gồm: Công văn đề nghị của Chi cục TCĐLCL, Biên bản thống nhất về nội dung điều chỉnh của các bên liên quan và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan) và gửi về Tổng cục để xem xét, ban hành quyết định điều chỉnh.

b) Ba (03) tháng trước khi quyết định về việc kiểm định đối chứng hết hiệu lực, tổ chức kiểm định đối chứng có nhu cầu được chỉ định lại lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị (gồm: Công văn đề nghị; Báo cáo tự đánh giá khả năng thực hiện kiểm định đối chứng theo Mẫu 2.BCNL tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này; Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định đối chứng trong thời gian được chỉ định theo Mẫu 3.BCTH tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này) gửi về Chi cục TCĐLCL. Chi cục TCĐLCL xem xét, đề xuất về việc kiểm định đối chứng theo trình tự, thủ tục tại Điểm c Mục 4.1 của Quy trình này.

c) Tổng cục xem xét, quyết định về việc kiểm định đối chứng theo Mục 4.2.1 của Quy trình này.

d) Việc lưu giữ quyết định chỉ định lại và các hồ sơ liên quan được áp dụng theo Điểm c Mục 4.2.1 của Quy trình này.

4.2.3. Đình chỉ hiệu lực của quyết định về việc kiểm định đối chứng

a) Đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định về việc kiểm định đối chứng áp dụng đối với tổ chức kiểm định đối chứng bị đình chỉ hoạt động kiểm định phương tiện đo hoặc tổ chức kiểm định đối chứng không hoàn thành trách nhiệm tại Mục 5.2 của Quy trình này.

b) Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục ra quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ quyết định về việc kiểm định đối chứng (sau đây gọi tắt là quyết định đình chỉ). Thời hạn đình chỉ không quá sáu (06) tháng kể từ ngày có hiệu lực của quyết định đình chỉ. Quyết định đình chỉ được gửi cho Chi cục TCĐLCL, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo, tổ chức kiểm định đối chứng.

c) Trong thời hạn bị đình chỉ, sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả, tổ chức kiểm định bị đình chỉ lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ gửi đến Tổng cục (qua Vụ Đo lường). Bộ hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ, hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả. Tổng cục xem xét, quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại tổ chức kiểm định đối chứng về nội dung đã khắc phục hậu quả của tổ chức kiểm định đối chứng bị đình chỉ để ra quyết định bãi bỏ hiệu lực của quyết định đình chỉ (sau đây gọi tắt là quyết định bãi bỏ hiệu lực đình chỉ). Quyết định bãi bỏ hiệu lực đình chỉ được gửi Chi cục TCĐLCL, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo, tổ chức kiểm định đối chứng.

d) Việc lưu giữ quyết định đình chỉ, quyết định bãi bỏ hiệu lực đình chỉ và các hồ sơ liên quan được áp dụng theo Điểm c Mục 4.2.1 của Quy trình này.

4.2.4. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định về việc kiểm định đối chứng

a) Hủy bỏ hiệu lực của quyết định về việc kiểm định đối chứng áp dụng đối với tổ chức kiểm định đối chứng bị giải thể, phá sản hoặc vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tổ chức kiểm định đối chứng bị đình chỉ không hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn đình chỉ ghi trong thông báo đình chỉ hoặc khi tổ chức kiểm định đối chứng có văn bản đề nghị không tiếp tục thực hiện kiểm định đối chứng.

b) Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục ra quyết định hủy bỏ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định về việc kiểm định đối chứng (gọi tắt là quyết định hủy bỏ hiệu lực). Quyết định hủy bỏ hiệu lực được gửi cho Chi cục TCĐLCL, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện đo và tổ chức kiểm định đối chứng.

c) Việc lưu giữ quyết định hủy bỏ hiệu lực và các hồ sơ liên quan được áp dụng theo Điểm c Mục 4.2.1 của Quy trình này.

5. Trách nhiệm triển khai thực hiện quyết định về việc kiểm định đối chứng

5.1. Tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện đo có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Chuyển đủ số lượng phương tiện đo phải kiểm định đối chứng theo quyết định của Tổng cục cho tổ chức kiểm định đối chứng;

b) Trả đầy đủ chi phí kiểm định cho tổ chức kiểm định đối chứng.

5.2. Tổ chức kiểm định đối chứng có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Thực hiện yêu cầu kiểm định đối chứng của tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện đo trừ trường hợp bất khả kháng;

b) Tiến hành kiểm định đối chứng theo quy trình kiểm định phương tiện đo tương ứng;

c) Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định đối chứng (theo Mẫu 3.BCTH tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy trình này) về Chi cục TCĐLCL và Tổng cục (để biết) trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.

5.3. Chi cục TCĐLCL có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

a) Đề xuất giao thực hiện kiểm định đối chứng theo trình tự, thủ tục tại Mục 4.1 của Quy trình này;

b) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kiểm định đối chứng theo quyết định của Tổng cục;

c) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện kiểm định đối chứng trên địa bàn (đối với địa phương chưa đủ điều kiện triển khai thực hiện kiểm định đối chứng nêu tại Điểm đ Mục 4.1 của Quy trình này);

d) Thực hiện các công việc khác được giao trong Quy trình này;

đ) Kiểm tra, báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện kiểm định đối chứng theo hướng dẫn tại Công văn số 738/TĐC-KHTC ngày 07/5/2014 của Tổng cục về việc báo cáo kết quả hoạt động định kỳ.

6. Xử lý kết quả kiểm định đối chứng

Căn cứ kết quả kiểm định đối chứng (như số lượng, chủng loại công tơ điện, đồng hồ nước lạnh qua kiểm định đối chứng cho kết quả không đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định), Tổng cục xem xét, tổ chức tăng cường kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, nhập khẩu công tơ điện, đồng hồ nước lạnh và các tổ chức kiểm định liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật./.

 

Phụ lục

CÁC BIỂU MẪU

1. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đo

Mẫu 1.BCQLSD

2. Báo cáo tự đánh giá khả năng thực hiện kiểm định đối chứng

Mẫu 2.BCNL

3. Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định đối chứng

Mẫu 3.BCTH

 

Mẫu 1.BCQLSD

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…………….

..., ngày … tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐO

Tên đơn vị:..........................................................................................................

Địa chỉ trụ sở chính:………………………..;

Điện thoại: …………..Fax……….Email……….

I. Tình hình quản lý, sử dụng phương tiện đo(1)

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo, cấp chính xác

Tổng số

Số lượng phải được kiểm định kỳ hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đề xuất về việc thực hiện kiểm định đối chứng(3)

1. Số lượng phương tiện đo

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo, cấp chính xác

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Thời gian thực hiện từ tháng.... năm ….. đến        tháng       năm 20...

3. Đề xuất khác: (Ví dụ: chi phí kiểm định đối chứng, phương thức thực hiện...)

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục TCĐLCL (b/cáo);
- Chi cục TCĐLCL địa phương
- Lưu VT;... (đơn vị soạn thảo);

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Mẫu 2.BCNL

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…………….

..., ngày … tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH ĐỐI CHỨNG

Tên tổ chức kiểm định:

Địa chỉ trụ sở chính:………………………;

Điện thoại: ………………Fax:... Email…………..

Phạm vi được chỉ định hoặc công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo (2)

TT

Tên phương tiện đo

Phạm vi đo

Cấp độ chính xác

Quyết định chỉ định/Quyết định công nhận KNKĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự đánh giá khả năng thực hiện kiểm định đối chứng

1. Phương tiện đo: (ghi số lượng phương tiện đo/ngày và tổng số phương tiện đo/năm)

2. Thời gian thực hiện: (ghi cụ thể thời gian)

3. Chi phí kiểm định: (ghi cụ thể đơn giá/phương tiện đo)

4. Các điều kiện khác:

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục TCĐLCL;
- Chi cục TCĐLCL địa phương;
- Lưu VT;... (đơn vị soạn thảo);

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Mẫu 3.BCTH

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…………….

..., ngày … tháng … năm 20…

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH ĐỐI CHỨNG
(Thời gian kiểm định đối chứng từ ngày …… đến ngày ……….)

- Tên tổ chức lập báo cáo: …………(tên tổ chức) .................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: ......................................................................

- Điện thoại: ……………..Fax: …………………….. Email: …………………………

- Địa điểm thực hiện hoạt động: .....................................................

- Điện thoại: ……………..Fax: …………………….. Email: …………………………

- Quyết định về việc kiểm định đối chứng số:…………………..

1. Đã thực hiện kiểm định đối chứng:

STT

Tên phương tiện đo, phạm vi đo, cấp chính xác

Số lượng đã kiểm định

Ghi chú

Đạt

Không đạt

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

2. Đánh giá về tình hình thực hiện

2.1. Số lượng phương tiện đo đã kiểm định: (đáp ứng/không đáp ứng đúng yêu cầu).

2.2. Thời gian thực hiện: (đáp ứng/không đáp ứng đúng yêu cầu).

2.3. Đơn giá kiểm định: (phù hợp/không phù hợp).

3. Đề xuất, kiến nghị:

 

 

Nơi nhận:
- Tổng cục TCĐLCL;
- Chi cục TCĐLCL địa phương
- Lưu VT;... (đơn vị soạn thảo);

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TỔ CHỨC
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 



(1) Kiểm định đối chứng không phải là thực hiện kiểm định lại một lượng công tơ điện, đồng hồ nước lạnh đã được kiểm định định kỳ bởi tổ chức kiểm định được chỉ định, công nhận khả năng kiểm định công tơ điện, đồng hồ nước lạnh.

(2) Số lượng phương tiện đo được giao thực hiện kiểm định đối chứng tại Mục 3.2 của Quy trình này được áp dụng cho giai đoạn đầu (từ 2015 đến hết năm 2017). Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét, quyết định số lượng này cho các năm tiếp theo trên cơ sở tổng kết kết quả thực hiện của giai đoạn đầu.

(1) Ghi tên phương tiện đo, phạm vi đo, cấp chính xác theo quy định tại Danh mục phương tiện đo nhóm 2 và quy trình kiểm định tương ứng.

Ví dụ:

- Công tơ điện xoay chiều kiểu cảm ứng 1 pha; U đến 240V; I đến 100 A; cấp chính xác đến 0,5;

- Đồng hồ nước lạnh kiểu cơ khí, đường kính đến 50 mm, Qn đến 15 m3/h; cấp A, B, C.

(2) Ghi theo Quyết định chỉ định, công nhận khả năng kiểm định phương tiện đo đã được cấp.

Điều 26. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm

1. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành công việc, phù hợp với nội dung, khối lượng, tính chất và thời hạn hoàn thành việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

2. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được xác định trên cơ sở các chi phí cơ bản sau đây:

a) Chi phí vật tư;

b) Chi phí nhân công;

c) Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị;

d) Chi phí vận chuyển.

3. Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường phải được xây dựng, niêm yết công khai và theo quy định của pháp luật về giá

Xem nội dung VB