Quyết định 1119/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 1119/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Trần Anh Dũng
Ngày ban hành: 16/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1119/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 16 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 686/QĐ-UBND ngày 06/5/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 167/TTr-SKHĐT ngày 22/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM:

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng, là khâu đột phá cho sự phát triển bền vững của tỉnh; xem việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là điều kiện cơ bản, là tiền đề để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

- Tạo cơ chế, chính sách phù hợp, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong tỉnh, đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Định hướng quy hoạch chi tiết mạng lưới trường, lớp học trong tỉnh phải đảm bảo hoàn chỉnh cơ cấu giáo dục quốc dân, hệ thống các chỉ tiêu ngành giáo dục và đào tạo phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng phát triển giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, tiến tới việc hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông.

- Nâng cấp, điều chỉnh, sắp xếp lại cơ sở vật chất hiện hữu theo quy hoạch; phát triển mạng lưới trường, lớp học, đảm bảo học sinh phổ thông học tập và hoạt động cả ngày trong trường theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo; huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đến trường, đạt các chỉ tiêu, phù hợp với định hướng phát triển giáo dục và đào tạo.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

- Chuẩn bị các điều kiện cơ bản thực hiện sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới hệ thống trường lớp, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa ngành giáo dục và đào tạo.

- Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa”, chú trọng xây dựng hoàn thiện cơ bản mạng lưới trường, lớp mầm non, trường trọng điểm chất lượng cao, trường đạt chuẩn quốc gia, trường học tổ chức 02 buổi/ngày, tạo điều kiện thực hiện đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Đảm bảo mạng lưới trường, lớp học phân bố đều, phát triển hài hòa, đồng bộ ở từng cấp học trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu học tập của người dân và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên có phẩm chất đạo đức chính trị, năng động, sáng tạo, giỏi chuyên môn.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xác định tiến độ, quy mô phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, qua đó xác định quy mô đầu tư cơ sở vật chất tương ứng về đất, về vốn xây dựng trong tổng thể quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quy hoạch này là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất của ngành giáo dục và đào tạo, đảm bảo điều kiện giảng dạy và phát triển toàn diện giáo dục các cấp. Đồng thời, giúp ngành giáo dục và đào tạo chủ động, chuẩn bị quỹ đất, huy động nguồn vốn, có giải pháp cho việc thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học của hệ thống giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hệ thống trường, lớp học để đạt các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:

+ Huy động trẻ 05 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,5%.

+ Huy động học sinh trong độ tuổi vào lớp 01 đạt 99,9%.

+ Huy động học sinh trong độ tuổi vào trung học cơ sở đạt 98.5%.

+ Huy động học sinh trong động tuổi vào trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề đạt 80%.

+ Các trường trong tỉnh đạt chuẩn chiếm tỷ lệ trên 30% ở các cấp học.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH:

1. Quy hoạch phát triển về số trường, trung tâm:

- Đến năm 2020, có 498 trường và trung tâm, tăng 28 trường và trung tâm, tập trung tăng trường học ở cấp mầm non và trung học phổ thông.

- Cấp học tiểu học đảm bảo giữ số trường hiện trạng, chỉ điều chỉnh, sắp xếp lại các trường có quy mô và vị trí không phù hợp, xóa các điểm lẻ ít học sinh học.

- Cấp học trung học cơ sở đảm bảo mỗi xã có 01 trường trung học cơ sở, riêng các phường thuộc thành phố, thị xã việc phân bổ trường theo cự ly và học sinh trong địa bàn.

- Đến năm 2020, số trường trên địa bàn tỉnh:

+ Cấp mầm non, mẫu giáo: 135 trường.

+ Cấp tiểu học: 214 trường.

+ Cấp trung học cơ sở: 102 trường.

+ Cấp trung học phổ thông: 37 trường.

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 10 trung tâm.

- Đến năm 2030, số trường trên địa bàn tỉnh:

+ Cấp mầm non, mẫu giáo: 140 trường.

+ Cấp tiểu học: 215 trường.

+ Cấp trung học cơ sở: 104 trường.

+ Cấp trung học phổ thông: 39 trường.

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 12 trung tâm

2. Quy hoạch trường đạt chuẩn quốc gia:

- Đến năm 2020, có 148 trường đạt chuẩn quốc gia, so với hiện trạng đang có 79 trường đạt chuẩn tăng 69 trường; số trường đạt chuẩn quốc gia đạt mức 30% từng cấp học:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 38 trường đạt.

+ Cấp học tiểu học: 64 trường.

+ Cấp học trung học cơ sở: 31 trường.

+ Cấp học trung học phổ thông: 12 trường.

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 03 trung tâm.

- Đến năm 2030, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt mức 70% từng cấp học như sau:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 98 trường đạt.

+ Cấp học tiểu học: 150 trường.

+ Cấp học trung học cơ sở: 73 trường.

+ Cấp học trung học phổ thông: 27 trường.

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 08 trung tâm.

3. Về phát triển số lớp:

- Đến năm 2020, số lớp là 7.768 lớp, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 1.622 lớp.

+ Cấp học tiểu học: 3.421 lớp.

+ Cấp học trung học cơ sở: 1.729 lớp.

+ Cấp học trung học phổ thông: 822 lớp

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 174 lớp.

- Đến năm 2030, số lớp là 8.553 lớp, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 1.955 lớp.

+ Cấp học tiểu học: 3.437 lớp.

+ Cấp học trung học cơ sở: 1.980 lớp.

+ Cấp học trung học phổ thông: 977 lớp

+ Trung tâm giáo dục thường xuyên: 204 lớp.

4. Về phát triển số học sinh:

- Đến năm 2020, số học sinh là 236.001 học sinh, dự kiến tăng thêm 41.707 học sinh, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 48.660 học sinh.

+ Cấp học tiểu học: 85.155 học sinh.

+ Cấp học trung học cơ sở: 65.691 học sinh.

+ Cấp học trung học phổ thông: 30.412 học sinh.

+ Giáo dục thường xuyên: 6.083 học viên.

- Đến năm 2030, số học sinh là 291.834 học sinh, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 58.660 học sinh.

+ Cấp học tiểu học: 102.655 học sinh.

+ Cấp học trung học cơ sở: 79.191học sinh.

+ Cấp học trung học phổ thông: 43.995 học sinh.

+ Giáo dục thường xuyên: 7.333 học viên.

5. Quy hoạch về phát triển đất:

- Diện tích đất tăng thêm tại các thời điểm quy hoạch sẽ được bổ sung cho các trường hiện trạng có diện tích đất còn thiếu. Riêng đối với các trường có diện tích đất hiện trạng cao hơn tại các thời điểm quy hoạch thì giữ nguyên diện tích đất từng điểm trường hiện có. Một số điểm trường di dời sang điểm mới, điểm đất cũ sẽ tùy từng địa phương được bố trí cho mầm non, tiểu học hoặc chuyển thành đất dự trữ của ngành giáo dục và đào tạo.

- Tổng diện tích đất cho phát triển ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh năm 2015 là 276,365 ha. Từ nay đến 2020 nhu cầu đất cần thêm: 77,636 ha.

- Diện tích đất quy hoạch đến năm 2020 là: 354,001 ha, cụ thể:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 72,990 ha.

+ Cấp học tiểu học: 127,732 ha.

+ Cấp học trung học cơ sở: 98,536 ha.

+ Cấp học trung học phổ thông: 45,619 ha.

+ Giáo dục thường xuyên: 9,124 ha.

- Diện tích đất quy hoạch đến năm 2030 là 437,750 ha, cụ thể:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 87,990 ha.

+ Cấp học tiểu học: 153,982 ha.

+ Cấp học trung học cơ sở: 118,786 ha.

+ Cấp học trung học phổ thông: 65,993 ha.

+ Giáo dục thường xuyên: 10,999 ha.

- Trước mắt ưu tiên tiến hành thủ tục đền bù giải tỏa dành quỹ đất cho phát triển ở các cấp học, nhất là cấp mầm non và ở cấp trung học phổ thông có số lượng học sinh tăng nhanh, diện tích đất còn thiếu.

6. Quy hoạch phát triển về giáo viên:

- Đến năm 2020, dự kiến phát triển số giáo viên là 14.216 giáo viên, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 3.568 giáo viên.

+ Cấp học tiểu học: 5.132 giáo viên.

+ Cấp học trung học cơ sở: 3.285 giáo viên.

+ Cấp học trung học phổ thông: 1.849 giáo viên.

+ Giáo dục thường xuyên: 382 giáo viên.

- Đến năm 2030, dự kiến phát triển số giáo viên là 15.866 giáo viên, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 4.301 giáo viên.

+ Cấp học tiểu học: 5.155 giáo viên.

+ Cấp học trung học cơ sở: 3.762 giáo viên.

+ Cấp học trung học phổ thông : 2.200 giáo viên.

+ Giáo dục thường xuyên: 448 giáo viên.

7. Quy hoạch phòng học, phòng bộ môn, phòng phục vụ học tập:

- Đến năm 2020, bố trí 100% phòng học, tăng thêm 30% phòng phục vụ học tập và phòng học bộ môn.

- Đến năm 2030, bố trí 100% phòng học, tăng thêm 60 % phòng phục vụ học tập và phòng học bộ môn.

a) Quy hoạch phòng học, phòng học bộ môn:

- Đến năm 2020, số phòng học, phòng bộ môn là 7.768 phòng, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 1.622 phòng.

+ Cấp học tiểu học: 3.421 phòng.

+ Cấp học trung học cơ sở: 1.729 phòng.

+ Cấp học trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên dạy nghề: 996 phòng.

- Đến năm 2030, số phòng học, phòng bộ môn là 8.553 phòng, cụ thể:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 1.955 phòng.

+ Cấp học tiểu học: 3.437 phòng.

+ Cấp học trung học cơ sở: 1.980 phòng.

+Cấp học trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên dạy nghề: 1.181 phòng.

b) Quy hoạch phòng phục vụ học tập:

- Đến năm 2020, nhu cầu phòng phục vụ học tập là 2.854 phòng. Số phòng này bố trí cho tất cả các trường kể cả đạt chuẩn và tăng cường cho trường chưa đạt chuẩn quốc gia. Dự kiến phòng phục vụ học tập được quy hoạch tại thời điểm năm 2020 như sau:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 899 phòng.

+ Cấp học tiểu học: 1.123 phòng.

+ Cấp học trung học cơ sở: 569 phòng.

+ Cấp học trung học phổ thông: 209 phòng.

+ Giáo dục thường xuyên: 54 phòng.

- Đến năm 2030:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 1.492 phòng.

+ Cấp học tiểu học: 1.834 phòng.

+ Cấp học trung học cơ sở: 950 phòng.

+ Cấp học trung học phổ thông: 375 phòng.

+ Giáo dục thường xuyên: 115 phòng.

c) Quy hoạch thay thế phòng học tạm, phòng bán kiên cố:

- Đến năm 2020, không còn phòng học tạm, xây mới thay thế 50% phòng bán kiên cố; đến năm 2030, thay thế 100% phòng bán kiên cố. Ở các điểm trường dự kiến xóa, dự kiến di dời sẽ không được thay thế phòng học tạm, phòng học bán kiên cố. Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020 thay thế 572 phòng học bán kiên cố, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 124 phòng.

+ Cấp học tiểu học: 356 phòng.

+ Cấp học trung học cơ sở: 82 phòng.

+ Cấp học trung học phổ thông : 10 phòng.

- Giai đoạn năm 2021 - 2030 thay thế 572 phòng bán kiên cố còn lại, gồm:

+ Cấp học mầm non, mẫu giáo: 124 phòng.

+ Cấp học tiểu học: 356 phòng.

+ Cấp học trung học cơ sở: 82 phòng.

+ Cấp học trung học phổ thông: 10 phòng.

8. Nhu cầu vốn các hạng mục đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp học giai đoạn 2015 - 2020 và 2021 - 2030:

Tổng nguồn vốn đầu tư: 3.958 tỷ đồng (Ba ngàn chín trăm năm mươi tám tỷ đồng), trong đó:

- Giai đoạn 2015 - 2020: 1.400 tỷ đồng

+ Ngân sách nhà nước: 1.050 tỷ đồng.

+ Xã hội hóa đầu tư: 350 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2030: 2.558 tỷ đồng.

+ Ngân sách nhà nước: 1.918 tỷ đồng.

+ Xã hội hóa đầu tư: 640 tỷ đồng.

IV. DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ:

(Đính kèm phụ lục số 01)

V. GIẢI PHÁP:

1. Giải pháp về quản lý Nhà nước:

- Triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về giáo dục và đào tạo, nhất là về xã hội hóa giáo dục và đào tạo; tạo cơ chế, chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tư tham gia phát triển ngành giáo dục và đào tạo, nhất là đầu tư vào cấp học mẫu giáo, ở các trung tâm đô thị như: Thành phố, thị xã, trung tâm huyện.

- Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành các đơn vị để nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo ở các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch của các cấp, các ngành; chủ động tổ chức thực hiện, tập trung giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo.

- Tổ chức tuyên truyền vận động mọi tầng lớp xã hội tham gia góp phần phát triển giáo dục và đào tạo.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Phân bổ ngân sách hàng năm cho ngành giáo dục và đào tạo để triển khai thực hiện Quy hoạch này đạt chỉ tiêu đề ra.

- Có cơ chế thanh lý các cơ sở vật chất tại các điểm lẻ không đạt tiêu chuẩn, lấy kinh phí đầu tư xây dựng mới các phòng học tại điểm chính, đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

- Thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương về về giáo dục và đào tạo, nhất là về xây dựng và phát triển mạng lưới trường, lớp học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, về xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

3. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Xây dựng và triển khai thực hiện đề án đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 nhằm nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn tỉnh. Trong công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ưu tiên phát triển đội ngũ giáo viên ở vùng dân tộc, cán bộ quản lý giáo dục là người dân tộc thiểu số.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý giáo dục và đào tạo từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời, tiếp tục cải cách hành chính trong ngành giáo dục và đào tạo.

- Tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, nâng cao chất lượng giáo viên ở các cấp học, mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục.

4. Giải pháp về mặt bằng xây dựng:

- Chuẩn bị quỹ đất xây dựng theo quy hoạch, rà soát quỹ đất công hiện có ưu tiên xây dựng trường học.

- Tại các khu dân cư mới, dành diện tích đất cho xây dựng công trình giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn.

- Công bố quy hoạch mạng lưới trường, lớp học đến tận cơ sở, địa phương. Bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện việc bồi hoàn đất khi lập dự án đầu tư xây dựng; đồng thời, kêu gọi các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đầu tư, hiến đất xây dựng trường.

5. Giải pháp về vốn đầu tư xây dựng:

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi các nguồn lực trong nhân dân, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư, hỗ trợ đất, vốn xây dựng trường học, ưu tiên cấp mầm non, kế tiếp là cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường phổ thông trọng điểm chất lượng cao, chú trọng ở thị xã, thành phố, thị trấn, khu vực phát triển dân cư, đô thị hóa nhanh.

- Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư Trung ương, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa trường, lớp, các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu; các dự án tài trợ và vay của nước ngoài ODA.

- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đề án về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

6. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ bản:

- Lập dự án đầu tư thiết kế xây dựng, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đơn giản hóa thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, phân cấp quản lý dự án theo đúng quy định.

- Sắp xếp lại các điểm trường, tạo môi trường giảng dạy học tập tốt.

- Mở thêm các cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo ở các cụm dân cư gần khu công nghiệp, khuyến khích xây dựng các trường mầm non ngoài công lập.

7. Giải pháp về xã hội hóa:

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tạo điều kiện để toàn xã hội, mọi người dân quan tâm, được tham gia đóng góp, quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 14 cơ sở giáo dục tư thục cho các bậc học, cấp học trên toàn tỉnh, tập trung phát triển cơ sở giáo dục tư thục ở bậc học mầm non. Riêng đối với bậc học phổ thông kêu gọi đầu tư theo hướng trường bán trú, trường chất lượng cao.

- Từ năm 2017 trở đi, mỗi huyện, thị xã dành quỹ đất cho xã hội hóa giáo dục tại các khu vực khu công nghiệp. Riêng thành phố Trà Vinh sẽ có phương án chuẩn bị quỹ đất theo quy hoạch đô thị.

- Ngành giáo dục và đào tạo các cấp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư về chính sách, trình tự pháp lý, cơ chế quản lý chuyên ngành nhằm thu hút sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai các dự án xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ về chuyên môn, tuyển dụng nhân lực đối với các cơ sở xã hội hóa.

- Xây dựng cơ chế chính sách huy động mọi nguồn lực xã hội trong nước, ngoài nước tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; vận động, tuyên truyền, khuyến khích phát triển mạng lưới trường học, mở các trường dân lập, tư thục theo tiêu chuẩn quy định; vận động nhân dân hiến đất xây trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố công bố, triển khai thực hiện Quy hoạch này; xây dựng các kế hoạch, đề án theo chức năng; xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch hàng năm, từng giai đoạn; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc lập kế hoạch, cân đối bố trí, cấp phát vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh để thực hiện Quy hoạch này.

3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện các thủ tục thành lập trường, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình trường, quản lý biên chế sau chuyển đổi, tăng thêm và dôi dư.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành tỉnh liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xác định vị trí, diện tích và bố trí mở rộng, tạo mới đất trường học theo quy hoạch được duyệt.

5. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, quy hoạch mặt bằng tổng thể xây dựng, quản lý chất lượng công trình cơ sở giáo dục và đào tạo, bảo đảm các tiêu chuẩn quy định.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chịu trách nhiệm triển khai quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; rà soát sắp xếp lại hệ thống trường lớp học, biên chế cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; huy động tốt các nguồn lực, tăng cường xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất trường học.

7. Các sở, ban, ngành tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quy hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Dũng

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Năng lực thiết kế

Thời gian thực hiện

Tổng số vốn
(tỷ đồng)

01

Trường THPT Hồ Thị Nhâm, huyện Càng Long

Càng Long

Cấp III

2014 - 2016

22,104

02

Trường THPT Dân Thành, huyện Duyên Hải

Duyện Hải

Cấp III

2014 - 2016

18,315

03

Trường THPT Tập Ngãi, huyện Tiểu Cần

Tiểu Cần

Cấp IV

2016 - 2018

1,086

04

Trường THPT Hàm Giang, huyện Trà Cú

Trà Cú

Cấp III

2016 - 2018

11,074

05

Nâng cấp, cải tạo trường THPT Nguyễn Văn Hai, huyện Càng Long

Càng Long

Cấp III

2016 - 2018

7,340

06

Nâng cấp, cải tạo trường THPT Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần

Tiểu Cần

Nâng cấp, cải tạo

2016 - 2018

8,900

07

Nâng cấp, cải tạo trường THPT Cầu Quan, huyện Tiểu Cần

Tiểu Cần

Cấp III

2016 - 2018

4,886

08

Trường THPT Hòa Lợi, huyện Châu Thành

Châu Thành

Cấp III

2017 - 2019

21,549

09

TT GDTX huyện Duyên Hải

Huyện Duyên Hải

Cấp III

2017 - 2019

10,000

10

Xây dựng xóa các phòng học tạm bậc mầm non, tiểu học, THCS xuống cấp trên địa bàn huyện Trà Cú (Khối 10 phòng học)

Trà Cú

Cấp III

2016 - 2018

5,685

11

Xây dựng xóa các phòng học tạm bậc mầm non, tiểu học, THCS xuống cấp trên địa bàn huyện Tiểu Cần (Khối 8 phòng học)

Tiểu Cần

Cấp III

2016 - 2018

4,451

12

Xây dựng xóa các phòng học tạm bậc mầm non, tiểu học, THCS xuống cấp trên địa bàn huyện Duyên Hải (Khối 11 phòng học)

Huyện Duyên Hải

Cấp III

2016 - 2018

6,568

13

Xây dựng xóa các phòng học tạm bậc mầm non, tiểu học, THCS xuống cấp trên địa bàn huyện Châu Thành (Khối 4 phòng học)

Châu Thành

Cấp III

2016 - 2018

2,487

14

Xây dựng xóa các phòng học tạm bậc mầm non, tiểu học, THCS xuống cấp trên địa bàn huyện Cầu Kè (Khối 22 phòng học)

Cầu Kè

Cấp III

2016 - 2018

13,497

15

Xây dựng xóa các phòng học tạm bậc mầm non, tiểu học, THCS xuống cấp trên địa bàn huyện Cầu Ngang (Khối 15 phòng học)

Cầu Ngang

Cấp III

2016 - 2018

7,746

16

Xây dựng xóa các phòng học tạm bậc mầm non, tiểu học, THCS xuống cấp trên địa bàn huyện Càng Long (Khối 8 phòng học)

Càng Long

Cấp III

2016 - 2018

5,562

17

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên huyện Càng Long (khối 20 phòng)

Càng Long

Cấp III

2016 - 2018

13,252

18

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên huyện Cầu Ngang (khối 20 phòng)

Cầu Ngang

Cấp III

2016 - 2018

14,206

19

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên huyện Duyên Hải (khối 22 phòng)

Duyên Hải

Cấp III

2016 - 2018

13,988

20

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên thị xã Duyên Hải (khối 08 phòng)

Thị xã Duyên Hải

Cấp III

2016 - 2018

5,200

21

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2

Toàn tỉnh

Cấp III

2017 - 2019

158,126

22

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trường THPT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2

Toàn tỉnh

Cấp III

2017 - 2019

57,757

23

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn huyện Trà Cú (Khối 31 phòng học + phòng chức năng) - giai đoạn 2

Trà Cú

Cấp III

2017 - 2019

28,665

24

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn Thành phố Trà Vinh (Khối 09 phòng học + 11 phòng bộ môn + 24 phòng chức năng) - giai đoạn 2

TP Trà Vinh

Cấp III

2017 - 2019

25,500

25

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn huyện Cầu Ngang (Khối 05 phòng học + 06 phòng chức năng) - giai đoạn 2

Cầu Ngang

Cấp III

2017 - 2019

8,679

26

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn huyện Châu Thành (Khối 14 phòng học + 25 Phòng chức năng) - giai đoạn 2

Châu Thành

Cấp III

2017 - 2019

19,615

27

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn huyện Duyên Hải (Khối 14 phòng học 19 Phòng chức năng) - giai đoạn 2

Duyên Hải

Cấp III

2017 - 2019

13,755

28

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn huyện Tiểu Cần (Khối 26 phòng học) - giai đoạn 2

Tiểu Cần

Cấp III

2017 - 2019

20,981

29

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn huyện Càng Long (Khối 17 phòng học) - giai đoạn 2

Càng Long

Cấp III

2017 - 2019

11,728

30

Xây dựng các phòng học thuộc Đề án mầm non 05 tuổi trên địa bàn thị xã Duyên Hải - giai đoạn 2

Thị xã Duyên Hải

Cấp III

2017 - 2019

9,956