Quyết định 1107/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Điều lệ Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 1107/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 02/06/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tổ chức chính trị - xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1107/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, đã được đại hội lần thứ tư, nhiệm kỳ 2013-2018 của Liên hiệp Hội thông qua ngày 10 tháng 01 năm 2014.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCTUBND tỉnh;
- PCVP và các CV: VX, VH, DL, TH;
- Lưu: VT, NV.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

ĐIỀU LỆ

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-UBND ngày
02 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trí thức Thừa Thiên Huế luôn luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hăng hái hoạt động khoa học và tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Năm 1993, trước tình hình nhiều hội khoa học, kỹ thuật chuyên ngành ra đời, để đáp ứng nguyện vọng của đông đảo trí thức, được sự đng ý của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã quyết định cho phép thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ khi được thành lập đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước được củng cố và phát triển, xứng đáng là một tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi

1. Tên tiếng Việt: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Tên tiếng Anh: Thua Thien Hue Union of Science and Technology Association.

3. Tên viết tắt: HUSTA.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

1. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế) là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục đích hoạt động của Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế là tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đang hoạt động trong các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, điều hòa và phối hợp hoạt động nhằm phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Điều 3. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động

1. Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh, có trụ sở tại thành phố Huế, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, có các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc và cơ quan ngôn luận.

2. Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế hoạt động theo điều lệ được Đại hội đại biểu Liên hiệp hội tỉnh thông qua, được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 5. Chức năng

1. Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, trí thức khoa học và công nghệ người Thừa Thiên Huế ở trong nước và nước ngoài; điều hòa, phối hợp hoạt động của các hội thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên và đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ phát huy tiềm năng trí tuệ của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.

2. Làm đầu mối giữa các hội thành viên với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động Liên hiệp hội.

3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành viên, các tổ chức trực thuộc.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Củng cố, phát triển, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp Hội, các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc.

2. Tham gia thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào to, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đng, xóa đói giảm nghèo:

a) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia hoạt động hội; phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong nhân dân; tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng về khoa học và công nghệ.

b) Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, xây dựng pháp luật, tăng cường củng can ninh - quốc phòng; tham gia giám sát độc lập đối với các đề tài, dự án, chương trình kinh tế, xã hội quan trọng.

c) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.

d) Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

đ) Tham gia các hoạt động phát triển cộng đng, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3. Thực hiện công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ nhằm:

a) Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hợp tác, tính cộng đng, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp.

b) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

c) Vận động trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.

d) Tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của những người làm công tác khoa học và công nghệ.

4. Thực hiện tốt vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, góp phần duy trì và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc và tham gia xây dựng nếp sống mới trên địa bàn tỉnh.

5. Điều phối, hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức thành viên và các đơn vị trực thuộc hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế.

Chương III

TỔ CHỨC THÀNH VIÊN

Điều 7. Thành viên

Thành viên của Liên hiệp Hội Thừa Thiên Huế là những tổ chức hoạt động hợp pháp trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, khoa học công nghệ, có quyền tự chủ, tự quản, có điều lệ riêng phù hợp với Điều lệ của Liên hiệp hội, tự nguyện gia nhập và được Ban Thường vụ Liên hiệp Hội xem xét quyết định kết nạp.

Điều 8. Quyền hạn của các tổ chức thành viên

1. Tham gia thảo luận các hoạt động chung của Liên hiệp Hội.

2. Được Liên hiệp Hội tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong các hoạt động hội.

3. Tham gia các tổ chức và các hoạt động của Liên hiệp Hội.

4. Hưởng các quyền lợi khác do Liên hiệp Hội quy định.

5. Ra khỏi Liên hiệp hội khi có đề nghị chính thức của Đại hội hội thành viên.

6. Đề nghị Liên hiệp hội xét khen thưởng tổ chức và cá nhân.

Điều 9. Nghĩa vụ của các tổ chức thành viên:

1. Chấp hành Điều lệ Liên hiệp Hội, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Liên hiệp Hội.

2. Không ngừng mở rộng ảnh hưởng và tác dụng của Liên hiệp Hội, vận động hội viên hưởng ứng các hoạt động của Liên hiệp Hội.

3. Củng cố khối đoàn kết, hỗ trợ nhau trong Liên hiệp Hội.

4. Đóng góp quỹ cho hoạt động của Liên hiệp Hội theo quy định của Ban Chấp hành.

Điều 10. Các đơn vị trực thuộc

1. Việc thành lập các tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc và cơ quan ngôn luận được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Các đơn vị trực thuộc hoạt động theo điều lệ được Ban Thường vụ phê duyệt và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

Điều 11. Nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức

1. Liên hiệp Hội Thừa Thiên Huế được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc đoàn kết, dân chủ, khoa học. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ của Liên hiệp Hội hoạt động trên nguyên tc dân chủ, lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số.

2. Tổ chức của Hội, gồm:

a) Đại hội;

b) Ban Chấp hành;

c) Ban Thường vụ;

d) Ban Kiểm tra;

đ) Thường trực;

e) Văn phòng và các Ban chuyên môn;

g) Các hội khoa học kỹ thuật chuyên ngành cấp tỉnh.

h) Các liên hiệp hội, các hội khoa học kỹ thuật cấp huyện.

i) Các đơn vị có tư cách pháp nhân trực thuộc;

k) Các tổ chức khác của trí thức khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Điều 12. Đại hội

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế là Đại hội đại biểu Liên hiệp hội toàn tỉnh, nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội có thể họp bất thường khi ít nhất 2/3 Ủy viên Ban Chấp hành hoặc ít nhất 1/2 số hội thành viên đề nghị. Số lượng và cơ cấu thành phn đại biểu tham dự Đại hội do Ban Chấp hành Liên hiệp hội quy định.

2. Nhiệm vụ của Đại hội:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết của Ban Chấp hành về tình hình và kết quả hoạt động của Liên hiệp hội trong nhiệm kỳ qua, quyết định phương hướng hoạt động và nhiệm vụ của Liên hiệp hội trong nhiệm kỳ tới.

b) Bầu Ban Chấp hành; Bầu Ban Kiểm tra;

c) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ; đổi tên; chia, tách; hợp nhất, sáp nhập và giải thể Hội (nếu có);

d) Thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của Hội;

đ) Thông qua báo cáo tài chính nhiệm kỳ;

e) Biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Hội.

Điều 13. Ban Chấp hành

1. Ban Chấp hành Liên hiệp Hội Thừa Thiên Huế gồm đại diện của một số hội thành viên, một số đơn vị trực thuộc và một số ủy viên khác do Ban Thường vụ giới thiệu. Số ủy viên do Ban Thường vụ giới thiệu không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quy định. Khi khuyết ủy viên, Ban Chấp hành có thể quyết định bổ sung.

2. Ban Chấp hành họp định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc ít nhất 1/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành. Ban Chấp hành có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, chỉ đạo các hoạt động của Liên hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội.

Điều 14. Ban Thường vụ

1. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu ra, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và các ủy viên. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ và thể thức bầu do Ban Chấp hành quyết định.

2. Ban Thường vụ là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của Liên hiệp hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số.

3. Ban Thường vụ họp định kỳ 3 tháng một lần. Khi cần, Chủ tịch có quyền triệu tập hp bất thường.

4. Ban Thường vụ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và các ban thuộc Liên hiệp hội, các hội đồng chuyên môn và các tổ chức trực thuộc. Việc thành lập các tổ chức trực thuộc được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Thường trực

1. Thường trực Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và tổng thư ký. Thường trực Liên hiệp hội là bộ phận thường trực giúp Ban Thường vụ Liên hiệp hội chỉ đạo, điều hành hoạt động của Liên hiệp hội giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ.

2. Thường trực Liên hiệp hội làm việc theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số, mỗi tháng họp 2 lần. Khi cần, Chủ tịch có thể triệu tập hp thường trực bất thường.

3. Trên cơ sở Điều lệ này, Thường trực Liên hiệp hội có sự phân công cụ thể từng thành viên trong thường trực cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 16. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra do Đại hội bầu ra. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra:

a) Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Liên hiệp hội.

b) Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính, các hoạt động khác của Liên hiệp hội và các tổ chức trực thuộc.

c) Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

d) Kiến nghị Ban Thường vụ xem xét, xử lý các vụ việc đã có kết luận sau kiểm tra.

3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Kiểm tra: Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Liên hiệp Hội.

Chương V

CHIA, TÁCH; SÁP NHẬP; HỢP NHẤT; ĐỔI TÊN VÀ GIẢI THỂ

Điều 17. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội

Việc chia, tách; sát nhập; hợp nhất; đổi tên và giải thể Hội thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, quy định của pháp luật về hội, nghị quyết đại hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương VI

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN

Điều 18. Tài chính, tài sản của Liên hiệp Hội Thừa Thiên Huế:

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Đóng góp của các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc.

3. Nguồn thu từ hoạt động kinh tế, hoạt động khoa học, kỹ thuật và các hoạt động hợp pháp khác.

4. Ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các cá nhân, các tổ chức trong tỉnh, trong nước và ngoài nước.

5. Tài sản và tài chính của Liên hiệp hội được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và tuân thủ pháp luật.

Điều 19. Quản lý Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học, kỹ thuật

Liên hiệp hội quản lý, phát triển Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Chương VII

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 20. Khen thưởng

Các hội thành viên, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc và các cá nhân hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác hội, trong các hoạt động khoa học được Liên hiệp Hội xét khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

Hình thức khen thưởng của Liên hiệp hội do Ban Thường vụ Liên hiệp Hội quy định.

Điều 21. Kỷ luật

Các hội thành viên, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc và các cá nhân hội viên nếu vi phạm Điều lệ của Liên hiệp hội thì bị xử lý kỷ luật. Hình thức kỷ luật do Ban Thường vụ Liên hiệp Hội quy định. Trường hp vi phạm pháp luật, Liên hiệp Hội Thừa Thiên Huế sẽ đề nghị các cơ quan pháp luật xửtheo quy định hiện hành của Nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung điều lệ

Chỉ có Đại hội đại biểu Liên hiệp Hội Thừa Thiên Huế mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được đa số đại biu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Điều lệ này gồm có 8 Chương, 23 Điều đã được Đại hội Đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV thông qua ngày 10 tháng 01 năm 2014 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế./.