Quyết định 11/2018/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: 11/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hòa
Ngày ban hành: 19/04/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: An ninh quốc gia, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2018/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 19 tháng 04 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức chính quyn địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước;

Căn cứ Thông số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phquy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đc Công an tỉnh Kon Tum.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2018 và thay thế Quyết định số 574/2009/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 3. Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều;
- Bộ Công an;
- Cục kiểm
tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Th
ường trực Tnh ủy b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (
để b/cáo);
- Đoàn Đ
i biểu Quốc hội tnh;
-
Ủy ban MTTQ Việt Nam tnh và các Đoàn th tnh;
- Cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tnh;
- Báo Kon Tum, Đài
PTTH tnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT-NC
2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hòa

 

QUY CHẾ

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 11/2018/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước (BMNN) trên địa bàn tỉnh Kon Tum; trách nhiệm, quyền hạn ca các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc bảo vệ BMNN.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và các cá nhân liên quan trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo v BMNN trên địa bàn tnh Kon Tum.

Điều 2. Bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum

1. Tin, tài liệu, vật mang BMNN được quy định tại Danh mục BMNN của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và cơ quan, tổ chức liên quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt Danh mục BMNN của tỉnh).

2. Tin, tài liệu, vật mang BMNN thuộc danh mục BMNN của các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị mà các cơ quan, tổ chức đang qun lý, lưu gi.

3. Các khu vực cấm, địa đim cấm trên địa bàn tnh Kon Tum được xác định theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Những hành vi nghiêm cấm

1. Làm mất, lộ, lọt, chiếm đoạt, mua bán hoặc thu thập, lưu giữ, tiêu hủy trái phép BMNN. Xâm nhập trái phép các khu vực cm, địa đim cm.

2. Lạm dụng bảo vệ BMNN để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Soạn thảo, lưu giữ thông tin, tài liệu mang nội dung BMNN trên máy vi tính có kết nối mạng Internet và những mạng khác khả năng làm lộ, mất thông tin, tài liệu; kết nối thiết bị thu phát wifi, hoặc các thiết bị có chức năng kết nối Internet vào máy tính dùng đsoạn thảo, lưu giữ thông tin, tài liệu mang nội dung BMNN; kết nối mạng máy vi tính nội bộ vào mạng Internet; kết nối các thiết bị có chức năng lưu trthông tin, tài liệu mang nội dung BMNN với máy vi tính có kết nối mạng Internet.

4. Sử dụng micro vô tuyến, điện thoại di động, các thiết bị khác tính năng ghi âm, ghi hình, thu phát tín hiệu trong các cuộc họp nội dung BMNN, trừ trường hợp được sự cho phép của cấp có thẩm quyền.

5. Trao đi thông tin, gi dữ liệu mang nội dung BMNN qua thiết bị liên lạc vô tuyến, hữu tuyến, máy fax, mạng xã hội, hộp thư điện tử công vụ, hộp thư điện tử công cộng dưới mọi hình thức, trừ trường hợp thông tin, dữ liệu đã được mã hóa theo quy định của Luật cơ yếu; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung BMNN cho cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

6. Sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật thông tin liên lạc do các tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ, tặng, cho mượn, cho thuê vào các hoạt động thuộc phạm vi BMNN khi chưa được các cơ quan, đơn vị chức năng có thm quyền kiểm tra, kiểm định.

7. Trao đi, tặng, cho mượn, cho thuê máy vi tính, thẻ nhớ, đĩa mềm, USB và các thiết bị khác lưu githông tin, tài liệu mang nội dung BMNN.

8. Sửa cha máy vi tính và các thiết bị lưu githông tin BMNN tại các cơ sở dịch vụ bên ngoài khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép và chưa tiến hành các biện pháp bảo mật cần thiết.

9. Cung cấp, đăng tải tin, tài liệu mang nội dung BMNN trên báo chí, ấn phẩm xuất bn công khai, trên cng thông tin điện tử, trên trang website, trên trang xã hội và dịch vụ trực tuyến khác trên Internet.

10. Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng các loại mật mã, virus gián điệp, phần mềm độc hại nhằm tấn công, gây phương hại đến an ninh, an toàn hệ thống mạng máy tính trên địa bàn tỉnh hoặc để tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Xác định độ mật, thay đổi độ mật, sửa đổi, bổ sung danh mục BMNN

1. Căn cứ Danh mục BMNN của các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, Thtrưởng các cơ quan, tổ chức đối chiếu, có văn bản quy định cụ thể về độ mật (Tuyệt mật, Ti mật, Mật) ca từng loại tin, tài liệu, vật mang BMNN thuộc cơ quan, tổ chức mình soạn thảo đquản lý theo quy định.

2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát sinh tin, tài liệu do đơn vị mình quản lý cần được bảo mật nhưng chưa được quy định trong Danh mục BMNN hoặc cần thay đổi danh mục, thay đổi độ mật, gii mật danh mục BMNN đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt, ban hành thì các cơ quan, tổ chức làm văn bản báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh (qua Công an tnh) đ đxuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Hàng năm, chậm nhất trước ngày 25 tháng 3, các cơ quan, tổ chức báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) kết quả rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục BMNN độ Tuyệt mật, Tối mật và Mt thuộc lĩnh vực phụ trách đtổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an.

4. Giao Công an tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp ý kiến đề xuất của các cơ quan, tổ chức.

Điều 5. Cam kết bảo vệ BMNN

1. Người làm công tác liên quan trực tiếp đến BMNN (người làm công tác bảo vệ BMNN; cán bộ cơ yếu, văn thư, người được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trBMNN; người trực tiếp nghiên cứu, chỉ đạo, xử lý, giải quyết thông tin, tài liệu, vật mang BMNN) tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh phải làm cam kết bo vệ BMNN bằng văn bản (theo mu ban hành kèm theo Quy chế này) và được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức.

2. Cán bộ, công chức, viên chức trong diện nêu trên khi nghchế độ, biệt phái chuyển sang làm công tác khác, khi xuất cảnh ra nước ngoài phải cam kết không tiết lộ bí mật Nhà nước.

Điều 6. Bảo vệ BMNN trong sử dụng máy vi tính, thiết bị công nghệ thông tin liên lạc

1. Máy vi tính và các thiết bị có chức năng lưu trữ.

a) Cơ quan, tổ chức soạn thảo, phát hành, lưu trBMNN phải bố trí, sử dụng máy vi tính riêng (không kết ni mạng internet, mng nội bộ, mạng diện rộng).

b) Máy vi tính, các thiết bị có chức năng lưu trữ (ổ cứng di động, USB, đĩa mềm, thẻ nh...) trang bị cho công tác bảo mật, trước khi đưa vào sử dụng phải được cơ quan chức năng thm quyền kiểm tra, kim định. Các cơ quan, đơn vị có nhu cầu kiểm tra an ninh máy vi tính, thiết bị công nghệ thông tin liên lạc, các thiết bị có chức năng lưu trữ thông tin, gửi văn bản đề nghị về Công an tỉnh trước ngày 01 tháng 3 hàng năm.

c) Việc sửa chữa máy vi tính, các thiết bị có chức năng lưu trữ dùng trong công tác bo mật khi bị hư hng phải do cán bộ công nghệ thông tin cơ quan, tổ chức thực hin. Nếu thuê dịch vụ bên ngoài, phải giám sát chặt chẽ. Máy vi tính lưu tr tài liệu, thông tin BMNN mang ra ngoài sửa chữa, phải tháo rời ổ cứng niêm phong, quản lý tại cơ quan, tổ chức. Sa cha xong, phải kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.

d) Máy vi tính dùng để soạn thảo, lưu trthông tin, tài liệu mang nội dung BMNN khi không sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng thì phải xóa btoàn bộ các dữ liệu BMNN với phương pháp an toàn.

2. Các thiết bị thu phát sóng, điện thoại di động, thiết bị di động thông minh.

a) Các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có nội dung BMNN chsử dụng micro có dây; không ghi âm, ghi hình, sử dụng điện thoại di động, trừ trường hợp được cấp thẩm quyền cho phép. Trường hp đặc biệt, cơ quan chủ trì có thể đề nghtriển khai biện pháp chế áp thông tin di động.

b) Không lưu trữ các tài liệu có nội dung BMNN trên thiết bị di động thông minh; không sdụng thiết bị di động thông minh và dịch vụ trực tuyến tại các khu vực, bộ phận thiết yếu, cơ mật.

3. Tin, tài liệu nội dung BMNN khi truyền đưa bằng các phương tiện viễn thông, máy tính và các thiết bị thông tin liên lạc khác (vô tuyến, hữu tuyến) phải được mã hóa theo quy định của Luật cơ yếu.

Điều 7. Soạn thảo, đánh máy, in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN

1. Người được giao nhiệm vụ soạn thảo, in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN phi nm vững các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN; Danh mục BMNN của tỉnh và phạm vi BMNN do cơ quan, tổ chức mình quản lý và bảo vệ.

2. Tài liệu, vật mang BMNN tùy theo mức độ mật phải đóng du độ mật:Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật”. Người soạn thảo văn bản nội dung BMNN phải đề xuất độ mật của từng văn bản (theo mu ban hành kèm theo quy chế này). Người duyệt ký văn bản chịu trách nhiệm quyết định đóng dấu độ mật, số lượng phát hành, phạm vi lưu hành (được ghi tại mụcKính gửihoặc Nơi nhận). Văn thư cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng dấu độ mật vào tài liệu, vật mang BMNN theo quyết định của người duyệt ký văn bản.

3. Tài liệu dự thảo mang nội dung BMNN gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức cũng phải đóng dấu độ mt trên bn tho. Người soạn dự thảo đề xuất độ mt ngay trên công văn đề nghị tham gia góp ý dự thảo. Văn bản dự thảo và các văn bn liên quan phát sinh trong quá trình dự thảo phải được lập hồ sơ công việc cùng với các bn chính văn bản mật được ban hành. Sau khi gii quyết xong, phải hoàn chnh hồ sơ của từng công việc và định kỳ bàn giao lại cho người làm công tác lưu trcủa cơ quan để quản lý thống nhất.

4. Việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ.

5. Hồ sơ BMNN chứa đựng nhiều tài liệu có độ mật khác nhau thì đóng dấu độ mật cao nhất ngoài bìa hồ sơ.

6. Thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN.

a) Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chtịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN độ “Tuyệt mật”, “Tối mật” và “Mật”.

b) Trưởng, Phó trưởng các ban Đảng trực thuộc Tỉnh ủy; Chánh, Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Bí thư, Phó bí thư thành ủy, huyện ủy; Bí thư, Phó bí thư các Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Chánh, Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND tỉnh; Giám đốc, Phó giám đốc S(hoặc tương đương); Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND - UBND huyện, thành phố có thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN độ “Tối mật” và “Mật”.

c) Công an tỉnh thực hiện việc in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN theo quy định của Bộ Công an.

d) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tnh thực hiện việc in, sao, chụp tài liệu, vt mang BMNN theo quy định của Bộ Quốc phòng.

đ) Chánh, Phó Chánh Văn phòng huyện ủy, thành ủy; Chánh, Phó chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện, thành phố có thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN độ “Mật”.

e) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức ban hành văn bn có nội dung BMNN có thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu mang BMNN những văn bản do cơ quan, tổ chức mình phát hành (trừ trường hợp văn bn đó sử dụng tin, tài liệu BMNN của cơ quan, tổ chức khác).

g) Không được ủy quyền lại thẩm quyền cho phép in, sao, chụp tài liệu, vật mang BMNN.

7. Việc quản lý, sử dụng tài liệu, vật mang BMNN được in, sao, chụp thực hiện như tài liệu gốc.

Điều 8. Vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, lưu giữ, bảo quản và sử dụng tài liệu, vật mang BMNN

1. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vt mang BMNN được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ.

2. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật mang BMNN được qun lý bng hệ thống sriêng gồm: “Sđăng ký văn bản mật đi”, “Sổ đăng ký văn bn mật đến”; trường hợp cn thiết có thể lập “Sổ chuyển giao văn bản mật đến” riêng.

Mu các loại sổ trên được thực hiện theo hướng dn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu tr cơ quan.

3. Nguyên tắc gửi, nhn và thu hồi tài liệu, vật mang BMNN: Thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 7 Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.

4. Việc lưu giữ, bo quản và sử dụng tài liệu, vật mang BMNN: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 9. Phổ biến, nghiên cứu; mang tài liệu, vật mang BMNN về nhà riêng, đi công tác trong nước, ra nước ngoài.

1. Việc phbiến, nghiên cứu tin thuộc phạm vi BMNN phải thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ.

2. Trường hợp cần thiết mang tin, tài liệu, vật mang BMNN đi công tác, mang về nhà riêng phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức cho phép và phải đăng ký với người làm công tác bảo mật, đồng thời phải có biện pháp quản lý, bảo vệ an toàn; khi hoàn thành nhiệm vụ phải cùng người làm công tác bảo mật kiểm tra và nộp lại cơ quan, tổ chức.

3. Việc mang tài liệu, vật mang BMNN ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 10. Cung cấp tin, tài liệu, vật mang BMNN

1. Việc cung cấp tin, tài liệu, vật mang BMNN cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân không được cung cấp tin thuộc phạm vi BMNN cho cơ quan báo chí. Người đứng đầu cơ quan xuất bản, báo chí và nhà báo phải chấp hành quy định về bảo vệ BMNN theo Luật Báo chí và các văn bản pháp luật về bảo vệ BMNN.

3. Trong quan hệ, tiếp xúc với tổ chức, cá nhân nước ngoài tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp luật về bảo vệ BMNN. Khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế hoặc thi hành công vụ nếu có yêu cầu phải cung cấp những tin thuộc phạm vi BMNN cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 11. Tiêu hủy tài liệu, vật mang BMNN.

Nguyên tắc, căn cứ, thẩm quyền, trình tự và thủ tục tiêu hủy tài liệu, vật mang BMNN thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 12. Xác định, quản lý và bảo vệ các khu vực cấm, địa điểm cấm thuộc phạm vi BMNN trên địa bàn tỉnh Kon Tum

1. Khu vực cm, địa điểm cấm thuộc phạm vi BMNN.

a) Khu vực cấm thuộc phạm vi BMNN trên địa bàn tnh Kon Tum là các công trình phòng th(biên giới, vùng trời); doanh trại Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; kho vũ khí, khí tài, trại tạm giam, nhà tạm githuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; kho dự trchiến lược quốc gia; các công trình, mục tiêu đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

b) Địa điểm cấm thuộc phạm vi BMNN trên địa bàn tỉnh Kon Tum là nơi cha đựng, cất giữ các tin, tài liệu, vật mang BMNN, nơi tiến hành các hoạt động thuộc phạm vi BMNN (bao gồm: Nơi in n, sao, chụp BMNN; nơi hội họp, phổ biến BMNN: vị trí trọng yếu trong các công trình, mục tiêu đặc biệt quan trọng; kho cất giữ sản phẩm mật mã, nơi dịch mã, chuyển, nhận những thông tin mật; nơi nghiên cứu, thử nghiệm các công trình khoa học; nơi tiến hành các hoạt động khác thuộc phạm vi BMNN).

2. Thẩm quyền xác định, hủy bxác định khu vực cấm, địa đim cấm.

Việc xác định vùng cấm trong khu vực biên giới đất liền do địa phương qun lý thực hiện theo quy định của pháp luật về xác định vùng cấm trong khu vực biên giới đất liền. Đối với các khu vực cấm, địa đim cm khác thực hiện như sau:

a) Các cơ quan, đơn vị địa phương tổ chức rà soát, đề xuất, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tnh) xác định, hủy bỏ xác định khu vực cấm, địa đim cấm trong phạm vi qun lý.

b) Giám đốc Công an tỉnh tổ chức khảo sát, thẩm định, lập hồ sơ, báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xác định, hủy bỏ xác định khu vực cấm, địa đim cm tại các cơ quan, đơn vị địa phương. Quyết định xác định, hủy bxác định khu vực cm, địa điểm cấm được thông báo đến cơ quan, tổ chức quản lý khu vực cm, địa đim cấm đó biết, thực hiện.

c) Giám đốc Công an tnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh có thẩm quyền quyết định xác định, hủy bxác định địa điểm cm tại các đơn vị công an, quân đội theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quc phòng (gửi quyết định qua Công an tỉnh để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh).

d) Khi có tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và trong trường hợp có thảm họa do thiên nhiên, con người, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô lớn, đe dọa nghiêm trọng, tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, Nhà nước, mà Nhà nước chưa ban bố tình trạng khẩn cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quyền xác định khu vực cấm, địa điểm cấm tạm thời đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài.

3. Quản lý và bảo vcác khu vực cấm, địa điểm cấm

a) Các khu vực, địa điểm được xác định là khu vực cấm, địa điểm cấm phải cắm bin báo “Khu vực cấm”, “Địa điểm cấm”. Mu biển báo cm theo quy định tại Điều 13 của Quy chế này.

b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý khu vực cấm, địa điểm cấm phải xây dựng và niêm yết công khai Nội quy bảo vệ, nhất là các quy định cấm.

c) Công dân Việt Nam vào khu vực cấm, địa điểm cấm phải được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý khu vực, địa điểm đó cho phép.

d) Người nước ngoài vào khu vực cm, địa điểm cấm phải có giấy phép của cơ quan quản lý xuất nhập cnh Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an tỉnh cấp. Nếu vào khu vực quân sự, khu vực công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý phải được Thủ trưởng đơn vị quản lý khu vực đó cho phép.

đ) Các khu vực cm, địa điểm cấm phải bố trí lực lượng bảo vệ. Lực lượng bảo vệ phải đảm bảo về tiêu chuẩn chính trị và phải qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

c) Tùy khả năng, điều kiện cụ thể, các khu vực cấm, địa điểm cấm cần được trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ (gồm: Hệ thống khóa an toàn, hệ thống camera giám sát an ninh, hệ thống chuông báo động, thẻ quản người ra vào, cng từ, máy soi chiếu và các thiết bị an ninh an toàn khác). Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm tra, đảm bảo an toàn.

Điều 13. Mẫu dấu mật và mẫu biển cấm.

Mu dấu mật và mẫu bin cấm thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an.

Chương III

THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG, NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 14. Thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ BMNN trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ BMNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ BMNN theo quy định của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

3. Lp, sa đổi, bổ sung, giải mật danh mục BMNN gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

4. Thành lập Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN của tnh.

5. Chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, cảnh giác và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ BMNN; triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN.

6. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ BMNN theo quy định của Chính phủ.

Điều 15. Thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ trưởng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh

1. Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ BMNN theo quy định của pháp luật trong cơ quan, đơn vị mình quản lý.

2. Xây dựng quy chế, nội quy bo vệ BMNN cơ quan, tổ chức mình căn cứ vào yêu cầu bo mật cơ quan, tổ chức và phù hợp với quy định của pháp lut về bảo vệ BMNN.

3. Lựa chọn, bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm có đphẩm chất, năng lực làm công tác bảo vệ BMNN, giúp lãnh đạo theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ BMNN.

4. Giáo dục đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ý thức cảnh giác, giữ gìn BMNN; có bin pháp cụ thể qun lý cán bộ, nhất là cán bộ nắm giBMNN, cán bộ thường xuyên đi công tác nước ngoài hoặc tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài.

5. Trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ bảo vệ BMNN.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thm quyền về công tác bảo vệ BMNN thuộc trách nhiệm cơ quan, tổ chức mình.

Điều 16. Việc thành lập ban, bộ phận và bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban; Công an tnh là cơ quan thường trực, có chức năng tham mưu giúp Chtịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN của huyện, thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố làm Trưởng ban; Công an huyện, thành phố là cơ quan thường trực.

3. Từng cơ quan, tổ chức căn cứ quy mô, tính cht hoạt động và phạm vi, số lượng tin, tài liệu, vật mang BMNN thuộc trách nhiệm quản lý và bảo vệ, quyết định thành lập bộ phận bảo mật, tbảo mật hoặc bố trí từ 1 đến 2 cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) làm công tác bảo vệ BMNN.

4. Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN các huyện, thành phố; bộ phận bảo mật, tbảo mật hoặc cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN ở các cơ quan, tổ chức trách nhiệm tham mưu giúp thtrưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức mình tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này.

5. Việc bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN không thay đổi biên chế đã được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan, tổ chức.

Điều 17. Tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên làm công tác liên quan đến BMNN

1. Cán bộ cơ yếu, văn thư, bảo quản, lưu tr BMNN, công nghệ thông tin và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động liên quan trực tiếp đến BMNN tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh:

a) Nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bo vệ BMNN;

b) Có lý lịch rõ ràng, bn lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thn trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức cảnh giác bảo vệ BMNN;

c) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Thành viên các Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN, thành viên bộ phận, tổ bo mật và cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN lý lịch rõ ràng, bản lĩnh chính trị vng vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần cảnh giác và trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu; thường xuyên nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác bảo mật.

3. Cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN được hưởng chế độ trách nhiệm theo quy định của Nhà nước.

Điều 18. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ BMNN

Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ BMNN được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất đối với từng vụ, việc hoặc đối với từng cá nhân, từng bộ phận công tác, từng cơ quan, tổ chức trên địa bàn tnh.

1. Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN của tnh có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh tổ chức kiểm tra, thanh tra Nhà nước về công tác bảo vệ BMNN đối với cơ quan, tổ chức trực thuộc tỉnh. Việc kiểm tra định kỳ phải được tiến hành ít nhất 02 năm một lần.

2. Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trên địa bàn tnh thực hiện việc kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ BMNN định kỳ hoặc đột xuất đối với từng đơn vị trong phạm vi qun lý của mình. Việc kiểm tra định kỳ phải được tiến hành ít nhất 01 năm một lần.

3. Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ BMNN phải đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết đim; phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị các biện pháp khắc phục. Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra phải báo cáo cơ quan chủ qun cấp trên, đồng thời gửi cho cơ quan Công an cùng cấp đ theo dõi.

4. Khi có khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ BMNN, Công an tnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 19. Kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ BMNN

1. Kinh phí dành cho công tác bảo vệ BMNN của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tnh thực hiện thống nhất theo hướng dẫn lại Thông tư số 110/2013/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Tài chính quy định việc lp dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc công tác bảo vệ BMNN.

2. Việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bo vệ BMNN do Thủ trưởng, người đứng đu cơ quan, tổ chức quyết định.

Điều 20. Chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ BMNN

1. Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ BMNN.

a) Chế độ báo cáo:

- Báo cáo đột xuất: Là báo cáo về những vụ việc lộ, lọt, mất BMNN xảy ra hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ BMNN. Báo cáo phải nêu đầy đủ, cụ thể tình tiết của sự việc xảy ra và các biện pháp khắc phục hậu quả, truy xét ban đầu.

- Báo cáo định k: Là báo cáo toàn diện hàng năm về công tác bảo vBMNN tại cơ quan, tổ chức từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp. Báo cáo gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN trước ngày 10 tháng 10 hàng năm.

b) Nội dung báo cáo: Thực hiện theo các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

c) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và các huyện, thành phố phải thực hiện đầy đchế độ báo cáo về công tác bảo vệ BMNN trong phạm vi mình qun lý theo quy định, cụ thể như sau:

- Báo cáo của cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố gửi về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Công an huyện, thành phố.

- Báo cáo của các sở, ban, ngành và tương đương; Ủy ban nhân dân, huyện gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh).

- Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Công an.

2. Sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ BMNN.

Thường trực Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN tỉnh chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết công tác bảo vệ BMNN trên địa bàn tỉnh mỗi năm một lần. Việc gửi báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc bảo vBMNN trên địa bàn tỉnh trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN và Quy chế này.

2. Các cơ quan, tổ chức có biện pháp cụ thể triển khai công tác bảo vệ BMNN trong cơ quan, đơn vị mình.

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh vướng mc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Công an tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Mẫu số 01

ĐƠN VỊ
-------

 

 

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỘ MẬT CỦA VĂN BẢN

Kính gửi: ...............................................................

1. Tên gọi hoặc trích yếu nội dung văn bản: .......................................................................

2. Tên gọi cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản: ........................................................

3. Họ và tên cán bộ soạn thảo văn bản: .............................................................................

4. Đề xuất độ mật: ...............................................................................................................

5. Căn cứ đề xuất độ mật: ...................................................................................................

6. Dự kiến số lượng bản phát hành: ....................................................................................

 

Ý kiến của lãnh đạo phụ trách
Ngày   tháng   năm
(Ký tên)

Người đề xuất
Ngày   tháng   năm
(Ký tên)

Ý kiến của lãnh đạo duyệt ký
Ngày   tháng   năm
(Ký tên)

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CAM KẾT

Thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ BMNN

Kính gửi: ………………………………………….

Tôi tên: ……………………………………… Sinh năm: .........................................................

Đơn vị công tác: ...................................................................................................................

Công việc đang làm: ............................................................................................................

Tôi xin cam kết thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh bảo vBMNN và các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ BMNN:

- Không làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép BMNN;

- Chấp hành nghiêm túc các quy định vsoạn thảo, in, sao chụp tài liệu, vận chuyn, giao nhận, tiếp xúc, cung cấp, quản lý tài liệu, vật mang BMNN do đơn vị giao cho quản lý.

Nếu vi phạm các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ BMNN tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

LÃNH ĐẠO ĐƠN V

……………, ngày    tháng    năm
Người viết cam kết