Quyết định 1082/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Ủy ban Quốc gia APEC 2017
Số hiệu: | 1082/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/07/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 24/07/2015 | Số công báo: | Từ số 859 đến số 860 |
Lĩnh vực: | Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1082/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2015 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP ỦY BAN QUỐC GIA APEC 2017
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp và liên ngành;
Để chuẩn bị đăng cai tổ chức các hội nghị và hoạt động liên quan của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam năm 2017;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ủy ban Quốc gia chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao lần thứ 25 và các hội nghị, hoạt động liên quan của Diễn đàn APEC tại Việt Nam năm 2017, được gọi là Ủy ban Quốc gia APEC 2017 (sau đây gọi tắt là Ủy ban Quốc gia).
Điều 2. Ủy ban Quốc gia do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Chủ tịch và gồm các thành viên dưới đây:
1. Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch, Chủ tịch SOM.
2. Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Chủ tịch.
3. Ông Chu Văn Yêm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
4. Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
5. Ông Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an.
6. Ông Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
7. Ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
8. Ông Trương Chí Trung, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
9. Ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
10. Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
11. Ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
12. Ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế.
13. Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
14. Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
15. Ông Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
16. Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
17. Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
18. Ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
19. Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
20. Ông Bùi Thế Đức, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương.
21. Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
22. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
23. Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
24. Ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
25. Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ thực tế và xét yêu cầu của tính chất công việc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh thành viên là lãnh đạo các cơ quan, địa phương liên quan.
Điều 3. Ủy ban Quốc gia có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hòa, đôn đốc và phối hợp việc chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của Diễn đàn APEC tại Việt Nam trong năm 2017 và trong quá trình chuẩn bị của các cơ quan, địa phương liên quan.
Điều 4. Ủy ban Quốc gia bao gồm 5 Tiểu ban:
1. Tiểu ban Nội dung: Do Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương đồng chủ trì, gồm đại diện của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thành viên của Tiểu ban có thể được bổ sung từ các cơ quan liên quan đến quá trình chuẩn bị nội dung, tài liệu, xây dựng văn kiện.
2. Tiểu ban Vật chất và Hậu cần: Do Văn phòng Chính phủ chủ trì, gồm đại diện của Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Tài chính, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Công an, Quốc phòng, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ủy ban nhân dân các thành phố: Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh.
3. Tiểu ban An ninh và Y tế: Do Bộ Công an chủ trì, gồm đại diện của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Y tế, Ngoại giao, Giao thông vận tải (Cục Hàng không dân dụng), Thông tin và Truyền thông, Tài chính (Tổng cục Hải quan).
4. Tiểu ban Tuyên truyền và Văn hóa: Do Bộ Ngoại giao chủ trì, gồm đại diện của Văn phòng Chủ tịch nước và các Bộ: Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
5. Tiểu ban Lễ tân: Do Bộ Ngoại giao chủ trì, gồm đại diện của Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì và đồng chủ trì các Tiểu ban soạn thảo quyết định thành lập và quy chế hoạt động của các Tiểu ban, trong đó quy định cụ thể thành phần cơ quan tham gia, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp,... trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia xem xét, quyết định trong vòng từ 20 đến 30 ngày sau khi Ủy ban Quốc gia được thành lập.
Điều 5. Bộ phận thường trực giúp việc cho Ủy ban Quốc gia là Ban Thư ký Quốc gia APEC 2017 (sau đây gọi tắt là Ban Thư ký), do Bộ Ngoại giao chủ trì và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban, gồm đại diện của Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Công an, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Giao thông vận tải, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Bộ Ngoại giao soạn thảo quyết định thành lập Ban Thư ký, trong đó quy định cụ thể thành phần cơ quan tham gia, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động, cơ chế phối hợp,... trình Chủ tịch Ủy ban Quốc gia xem xét, quyết định trong vòng từ 20 đến 30 ngày sau khi Ủy ban Quốc gia được thành lập.
Điều 6. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Quốc gia, bao gồm các Tiểu ban và Ban Thư ký, được bảo đảm từ ngân sách nhà nước; kinh phí cho công tác chuẩn bị và tổ chức hội nghị, hoạt động của Diễn đàn APEC tại Việt Nam năm 2017 được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác.
Điều 7. Ủy ban Quốc gia sẽ chấm dứt hoạt động trong vòng 09 tháng sau khi các hoạt động của Diễn đàn APEC tại Việt Nam năm 2017 và các hoạt động liên quan kết thúc.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan và các thành viên của Ủy ban Quốc gia APEC 2017 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
Quyết định 34/2007/QĐ-TTg về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành Ban hành: 12/03/2007 | Cập nhật: 17/03/2007