Quyết định 1081/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp năm học 2005-2006 và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2006-2007 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Số hiệu: | 1081/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Nguyễn Hoàng Sơn |
Ngày ban hành: | 08/05/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1081/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 08 tháng 05 năm 2006 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 390/TT-GDĐT ngày 19/4/2006 và Tờ trình số 392/TT-GDĐT ngày 19/4/2006 về việc tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp năm học 2005-2006 và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2006-2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp năm học 2005-2006 và tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2006-2007 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch nêu tại điều 1 của Quyết định này theo đúng quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Văn hoá - Thông tin, Y tế, Điện lực tỉnh, Bưu điện tỉnh, Công an tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành và đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC CÁC KỲ THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2005-2006 VÀ TUYỂN SINH CÁC LỚP ĐẦU CẤP NĂM HỌC 2006-2007
(Kèm theo Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 08/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
- Tổ chức thực hiện các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh trên địa bàn tỉnh theo đúng quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo an toàn, chính xác, trung thực và khách quan trong thi cử.
B. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC KỲ THI TỐT NGHIỆP VÀ TUYỂN SINH CÁC LỚP ĐẦU CẤP.
I/ KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ TỔ CHỨC CÁC KỲ THI TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2005-2006:
1/ Tháng 5/2006: - Hoàn thành việc thành lập Hội đồng coi thi. - Điều động cán bộ coi thi, chấm thi. - Kiểm tra công tác chuẩn bị. - Tổ chức sao in đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Bổ túc Trung học phổ thông. - Tổ chức Hội nghị thi lần 2. - Tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và Bổ túc Trung học phổ thông: Ngày 31/5/2006, Ngày 01, 02/6/2006. 2/ Tháng 6/2006: - Tổ chức chấm thi và xét tốt nghiệp. - Tổ chức chấm phúc khảo bài thi. - Trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt kết quả thi. II/KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TUYỂN SINH CÁC LỚP ĐẦU CẤP NĂM HỌC 2006-2007:1, Phương thức tuyển sinh:
1.1 Tuyển sinh vào lớp 6 Trung học cơ sở (THCS):
Theo phương thức xét tuyển đối với học sinh đã tốt nghiệp Tiểu học trên địa bàn của từng huyện, thành phố. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được Sở Giáo dục-Đào tạo giao, Trưởng phòng Giáo dục có kế hoạch phân bổ số học sinh cho từng trường Trung học cơ sở, các cơ sở Giáo dục thường xuyên.
1.2 Tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT): Tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển đối với các trường THPT công lập trong tỉnh theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau: - Đối với những trường có tỉ lệ học sinh đăng ký dự tuyển không vượt quá 1,2 lần so với chi tiêu tuyển sinh thì tiến hành xét tuyển. - Đối với những trường có có tỉ lệ học sinh đăng ký dự tuyển lớn hơn 1,2 lần so với chi tiêu tuyển sinh thì tiến hành xét tuyển kết hợp với thi tuyển. - Đối với những trường THPT bán công, tiến hành xét tuyển theo chỉ tiêu được giao, lấy kết quả của kỳ thi vào lớp 10 công lập, xét từ trên trên xuống theo địa bàn huyện, thành phố. - Đối với các trường dân lập, tư thục xét học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở trong địa bàn toàn tỉnh. 2. Thời gian tuyển sinh: Giao Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo căn cứ vào mỗi loại hình trường và điều kiện thực tế thành lập hội đồng tuyển sinh, tổ chức ngày thi tuyển, duyệt tuyển sinh. Riêng đối với các lớp chuyên của Trường THPT chuyên Lê Khiết tổ chức thi tuyển trước 15 ngày so với các trường THPT công lập.3, Địa bàn và chỉ tiêu tuyển sinh :
3.1 Tuyển sinh vào lớp 6 THCS:
Tuyển học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể về công tác tuyển sinh.3.2 Tuyển sinh vào lớp 10 THPT:
a, Tuyển vào các lớp chuyên của Trường THPT Chuyên Lê Khiết: - Đối với các lớp chuyên, tiến hành thi tuyển đối với học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 trong toàn tỉnh, kèm theo điều kiện dự thi theo đúng qui chế hiện hành. - Đối với 200 chỉ tiêu tuyển sinh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, thực hiện theo quy đinh như các trường THPT công lập khác theo phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển. b, Tuyển vào trường THPT công lập: - Học sinh ở địa bàn các huyện, thành phố được đăng ký dự tuyển (xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển) vào một trong những trường THPT trên địa bàn huyện, thành phố. - Ngoài ra, một số học sinh có hộ khẩu thường trú ở xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành được dự tuyển vào một trong các trường THPT trong huyện Nghĩa Hành hoặc trường THPT số 2 Mộ Đức. Học sinh ở xã Phổ An, Phổ Phong, Phổ Thuận, huyện Đức Phổ được phép dự thi vào trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức hoặc dự thi vào một trong các trường THPT trong huyện Đức Phổ. Trường hợp đặc biệt khác do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định. c, Tuyển vào trường THPT bán công: Xét tuyển học sinh ở địa bàn các huyện, thành phố có trường bán công được đăng ký dự tuyển xét tuyển vào trường THPT bán công trên địa bàn huyện, thành phố đó. Những học sinh không trúng tuyển vào trường công lập nhưng trên địa bàn không có trường bán công thì được xét tuyển vào trường THPT bán công gần nhất. d, Tuyển vào trường THPT Dân lập, tư thục: Xét tuyển học sinh đã tốt nghiệp THCS trong địa bàn toàn tỉnh. 3.4 Chỉ tiêu tuyển sinh: - Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 6 THCS theo kế hoạch đã giao cho các phòng Giáo dục huyện, thành phố. - Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT:TT | Tên trường THPT |
Chỉ tiêu |
|
|
|
|
Công lập |
Ngoài công lập |
Ghi chú |
1 | Chuyên Lê Khiết | 350 |
|
HS chuyên |
|
|
335 |
|
(có 200HS t.phố) |
2 | Trần Quốc Tuấn | 650 |
|
|
3 | Bình Sơn | 650 |
|
|
4 | Vạn Tường | 650 |
100 |
Hệ B trường công |
5 | Trần Kỳ Phong | 600 |
|
|
6 | Lý Sơn | 290 |
50 |
Hệ B trường công |
7 | Số 1 Sơn Tịnh | 650 |
|
|
8 | Ba Gia | 700 |
|
|
9 | Sơn Mỹ | 650 |
|
|
10 | Số 1 Nghĩa Hành | 650 |
|
|
11 | Số 2 Nghĩa Hành | 280 |
100 |
Hệ B trường công |
12 | Số 1 Tư Nghĩa | 700 |
|
|
13 | Số 2 Tư Nghĩa | 500 |
150 |
Hệ B trường công |
14 | Thu xà | 550 |
|
|
15 | Số 1 Mộ Đức | 550 |
|
|
16 | Số 2 Mộ Đức | 640 |
|
|
17 | Trần Quang Diệu | 600 |
|
200HS Đức Phổ |
18 | Số 1 Đức Phổ | 650 |
|
|
19 | Số 2 Đức Phổ | 600 |
|
|
20 | Minh Long | 160 |
|
|
21 | Ba Tơ | 530 |
|
|
22 | Sơn Hà | 750 |
|
|
23 | Trà Bồng | 460 |
|
|
24 | Tây Trà | 160 |
|
|
25 | Đinh Tiên Hoàng | 150 |
|
|
26 | Lê Trung Đình |
|
550 |
Hệ bán công |
27 | Lê Quý Đôn |
|
800 |
„ |
28 | Huỳnh Thúc Kháng |
|
1.000 |
„ |
29 | Chu Văn An |
|
700 |
„ |
30 | Nguyễn Công Phương |
|
450 |
„ |
31 | Nguyễn Công Trứ |
|
700 |
„ |
32 | Lương Thế Vinh |
|
1.000 |
„ |
33 | Hoàng Văn Thụ |
|
250 |
Hệ Dân lập |
34 | Trương Định |
|
400 |
„ |
35 | Nguyễn Bỉnh Khiêm |
|
600 |
Hệ tư thục |
36 | Dân tộc Nội trú tỉnh | 90 |
|
Nội trú dân tộc |
|
Tổng cộng | 13.545 |
6.850 |
|
- Điều động và phân công các cán bộ, giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực trong toàn tỉnh tham gia phục vụ công tác coi thi, chấm thi theo đúng qui định, đảm bảo đủ và đúng số lượng cho mỗi hội đồng coi thi, chấm thi làm việc;
- Điều động cán bộ có phẩm chất và năng lực tham gia Hội đồng sao in đề thi Trung học phổ thông (THPT) và Bổ túc Trung học phổ thông (BTTHPT) đảm bảo theo đúng qui chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, nhà giáo được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thi để nắm vững Quy chế thi và tuyển sinh.
- Bố trí cán bộ giám sát đến từng Hội đồng thi.
b/ Đối với tuyển sinh các lớp đầu cấp: - Thành lập các Hội đồng tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 do Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông làm chủ tịch Hội đồng. - Cử các cán bộ, giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn tham gia Hội đồng ra đề thi, coi thi chấm thi, phúc khảo kỳ tuyển sinh vào lớp 10. - Bố trí cán bộ thanh tra thi đến từng hội đồng coi thi, chấm thi. Thanh tra hồ sơ ở một số hội đồng tuyển sinh. 2/ Về cơ sở vật chất : a/ Đối với Hội đồng sao in đề thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT: - Nơi đặt Hội đồng làm đề thi phải đảm bảo tốt về an ninh, trật tự trị an. - Trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ làm đề thi. b/ Đối với Hội đồng coi thi:- Nơi đặt Hội đồng coi thi phải đảm bảo tốt về an ninh, trật tự trị an; có tường rào cổng ngõ bao quanh khuôn viên nhà trường (nơi đặt hội đồng thi);
- Bố trí đầy đủ số lượng phòng thi đối với mỗi hội đồng thi theo đúng qui chế hiện hành đối với mỗi bậc học, cấp học, ngành học;
- Bố trí phòng làm việc của thường trực Hội đồng coi thi; y tế phục vụ cho kỳ thi;
- Tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn, ở ; điều kiện , phương tiện làm việc cho cán bộ được điều động đến làm công tác thi tại Hội đồng coi thi.
c/ Đối với Hội đồng chấm thi:
- Nơi đặt Hội đồng chấm thi phải đảm bảo tốt về an ninh, trật tự trị an.
- Trang bị đủ phương tiện, các phòng cho Hội đồng làm việc, cho giám khảo chấm thi.
3/ Về công tác bảo vệ kỳ thi:
Mỗi Hội đồng làm đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi đều phải bố trí đúng, đủ số lượng cán bộ, chiến sĩ công an làm công tác bảo vệ kỳ thi tốt nghiêp và tuyển sinh trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi theo đúng qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4/ Về kinh phí thi tốt nghiệp và tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. II. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM: 1/ Ban chỉ đạo thi của tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo và theo dõi toàn bộ qui trình tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh các lớp đầu cấp, rà soát kế hoạch phục vụ kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2/ Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND tỉnh và Ban chỉ đạo thi về kế hoạch triển khai các hoạt động phục vụ công tác thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp. 3/ Sở Tài chính có nhiệm vụ giải quyết kịp thời về kinh phí phục vụ cho công tác thi tốt nghiệp và tuyển sinh theo quy định hiện hành của Nhà nước. 4/ Công an tỉnh Quảng Ngãi có nhiệm vụ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt tại các Hội đồng coi thi, Hội đồng ra đề thi, Hội đồng sao in đề thi và Hội đồng chấm thi. 5 / Sở Văn hoá - Thông tin, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thí sinh, phụ huynh và các đối tượng hữu quan nhận thức rõ và tạo dự luận đồng tình với việc tổ chức kỳ thi nghiêm túc, công bằng, đánh giá đúng thức chất học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. 6/ Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Ngãi tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở photocopy trong thời gian trước và trong khi thi để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động sao chụp tài liệu làm ảnh hưởng đến công tác thi. 7/ Sở Y tế tăng cường kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh và cử cán bộ tham gia đầy đủ tại các Hội đồng coi thi. 8/ Điện lực Quảng Ngãi có kế hoạch cung cấp điện 24/24 giờ cho Hội đồng sao in đề thi, các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi theo lịch đề nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo. 9/ Bưu điện Quảng Ngãi đảm bảo công tác thông tin liên lạc trong thời gian thi giữa các Hội đồng coi thi với các cơ quan ban, ngành có liên quan. 10/ Các cơ quan đoàn, thể hữu quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra các hoạt động về kỳ thi và báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo kỳ thi về những tình huống đột xuất cần giải quyết. 11/ Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có nhiệm vụ: + Phối hợp và chỉ đạo thực hiện tốt các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp được tổ chức trên địa bàn huyện, thành phố; bảm bảo an ninh, trật tự an toàn cho các kỳ thi. + Tạo điều kiện thuận lợi về nơi ăn, ở cho cán bộ coi thi, chấm thi được điều động đến địa bàn huyện, thành phố. + Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành chức năng liên quan xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Quy chế thi và tuyển sinh. + Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (nơi đặt Hội đồng thi) bảo vệ trật tự an toàn khu vực Hội đồng thi; tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân không được đến tụ tập hoặc tiếp cận khu vực tổ chức thi, không cho tổ chức bán hàng rong gần Hội đồng thi làm ảnh hưởng đến kỳ thi. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc, các đơn vị báo cáo cho Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp trình UBND tỉnh xử lý kịp thời./.