Quyết định 108/2012/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 108/2012/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh | Người ký: | Nguyễn Tử Quỳnh |
Ngày ban hành: | 23/11/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2012/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07.9.2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11.01.2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06.5.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kết luận số 66-KL/TU ngày 07.11.2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hoá tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm:
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò của văn hoá; coi trọng phát triển sự nghiệp văn hoá để trở thành nền tảng tinh thần của xã hội; quan tâm đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá là góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá phải tương xứng với phát triển kinh tế; tăng cường giao thoa, mở rộng hợp tác giao lưu văn hoá với các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng, trong nước và Quốc tế; phát triển đồng bộ văn hoá vật thể và phi vật thể, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến nhưng đồng thời phải giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá truyền thống; gắn phát triển văn hoá với xúc tiến du lịch, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý lĩnh vực văn hoá; huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển sự nghiệp văn hoá, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động văn hoá, coi trọng đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững... ;Nhà nước đảm bảo nguồn chi sự nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cho các hoạt động sự nghiệp văn hoá; ưu tiên hỗ trợ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Củng cố tổ chức bộ máy ngành theo hướng tinh giản, gọn nhẹ; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn; tăng cường phát hiện và bồi dưỡng tài năng văn hoá nghệ thuật.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
- Phát triển sự nghiệp văn hoá nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống văn hoá, các di sản văn hoá của tỉnh Bắc Ninh; tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, bắt kịp sự phát triển của xã hội đương đại. Khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật; mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân.
.- Đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá các cấp đảm bảo về quy mô, đáp ứng đạt hiệu quả các hoạt động theo chức năng; nâng cấp, hoàn thiện một số thiết chế văn hoá trọng điểm của tỉnh, tạo tiền đề cho việc tổ chức các sự kiện cấp quốc gia. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá nghệ thuật. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.
- Tăng cường xã hội hoá vốn đầu tư cho sự nghiệp văn hoá. Huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình văn hoá và tổ chức các sự kiện văn hoá.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
2.2.1. Lĩnh vực di sản văn hoá: Toàn tỉnh có từ 3 đến 4 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận; Có từ 5 đến 10 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt; đề nghị Nhà nước công nhận “An toàn khu I” cho một số đơn vị cấp xã thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và huyện Thuận Thành; 90% di tích lịch sử văn hoá đã xếp hạng được đầu tư tu bổ tôn tạo, chống xuống cấp; Hoàn thành các dự án tu bổ, tôn tạo một số di tích tiêu biểu; Hoàn thành một số công trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về truyền thống lịch sử và văn hoá tỉnh Bắc Ninh.
2.2.2. Nghệ thuật biểu diễn: Đến năm 2015, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thành giai đoạn 1 việc đầu tư xây dựng trụ sở Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đến năm 2020, nâng cấp Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh thành “Trung tâm bảo tồn không gian sinh hoạt văn hoá Quan họ Bắc Ninh”.
2.2.3. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”: Đến năm 2015, có 70% số thôn (làng, khu phố) đạt danh hiệu văn hoá, 85% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá và 95% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá. Đến năm 2020, có 72% số thôn (làng, khu phố) đạt danh hiệu văn hoá, 87% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá và 97% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá.
2.2.4. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá:
Trong năm 2013: 100% các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn và thôn (làng, khu phố) hoàn thành việc quy hoạch quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hoá đảm bảo diện tích theo quy định.
Đến năm 2015: 100% số huyện, thị xã, thành phố hoàn thành việc xây dựng Nhà văn hoá đa năng; 50% số xã, phường, thị trấn xây dựng hoàn thành Nhà văn hoá; 85% thôn (làng, khu phố) xây dựng hoàn thành Nhà văn hoá.
Đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp huyện; 90% số xã, phường, thị trấn xây dựng hoàn thành Nhà văn hoá; 95% số thôn (làng, khu phố) xây dựng hoàn thành Nhà văn hoá.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ
1. Quy hoạch phát triển các hoạt động chuyên môn.
1.1. Di sản văn hoá:
Tiếp tục hướng dẫn, triển khai nghiêm túc Luật Di sản văn hoá nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản; Xúc tiến việc xếp hạng đối với các di tích đảm bảo các tiêu chí; Tăng cường hoạt động của Ban quản lý di tích ở cơ sở; Xây dựng trụ sở Ban quản lý di tích tỉnh.
- Di sản văn hoá vật thể:
Tiếp tục xem xét bổ sung hồ sơ các di tích cách mạng trên địa bàn tỉnh, bố trí người trông coi được hưởng chế độ theo quyết định số 90/QĐ-UBND ngày 04/8/2011 của UBND tỉnh. Đề nghị Nhà nước công nhận “An toàn khu I” cho một số đơn vị cấp xã thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và Thuận Thành.
Đến năm 2014, hoàn thành việc lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt cho 05 di tích tiêu biểu, gồm: Chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, đền Đô, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương. Đến năm 2020, tiếp tục đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt cho một số di tích: Khu di tích lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, chùa Dạm, đền Vua Bà Thuỷ tổ Quan họ, đền Bà Chúa kho...
Lập dự án quy hoạch và tu bổ tôn tạo một số di tích tiêu biểu: Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, huyện Thuận Thành; Lăng và đền thờ Cao Lỗ Vương, huyện Gia Bình; Văn Miếu Bắc Ninh, quần thể di tích chùa Dạm, thành phố Bắc Ninh.
Năm 2016 - 2017 hoàn thành dự án tu bổ chùa Thiên Tâm (thị xã Từ Sơn), núi Lim - chùa Hồng Ân (Tiên Du); thực hiện dự án tu bổ khu di tích làng Diềm (TP. Bắc Ninh); lập dự án tu bổ các di tích lịch sử tiêu biểu, gồm: thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành); khu di tích Lệ Chi Viên, chùa Đại Bi - nơi thờ Trúc lâm Tam tổ (Gia Bình); bến sông Như Nguyệt, đền Can Vang, đình Phấn Động (Yên Phong); đền Bà Chúa kho (TP. Bắc Ninh).
Năm 2018 - 2020: Hoàn thành tổng thể việc mở rộng khu di tích Văn Miếu và một số di tích lịch sử tiêu biểu dọc sông Đuống; Triển khai thực hiện dự án tu bổ, phục hồi khu di tích lịch sử văn hóa thành cổ Luy Lâu (Thuận Thành); thành cổ Bắc Ninh (TP. Bắc Ninh).
- Di sản văn hoá phi vật thể:
Năm 2013, phê duyệt dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù” giai đoạn 2 (2013 - 2020).
Năm 2014 - 2015, triển khai lập các dự án, đề án bảo tồn một số làng nghề truyền thống tiêu biểu như: làng tranh dân gian Đông Hồ, giấy dó Đống Cao, gốm Phù Lãng, dệt Hồi Quan, đúc đồng Đại Bái..; Hoàn thành tổng kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể. Phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoàn thành hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hoá cần được bảo vệ khẩn cấp.
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 20 di sản văn hoá phi vật thể trong danh mục di sản cấp quốc gia; tiếp tục nghiên cứu đề nghị 01 di sản văn hoá phi vật thể vào danh mục di sản văn hoá thế giới; chú trọng công tác sưu tầm, tư liệu hoá các loại hình văn hoá phi vật thể; xây dựng hoàn chỉnh dữ liệu di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh hoạt động của các Câu lạc bộ, Đội văn nghệ truyền thống. Xây dựng hoàn thành 01 trung tâm triển lãm hội chợ nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm các làng nghề, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng nghề thủ công truyền thống của tỉnh.
1.2. Nghệ thuật biểu diễn
1.2.1. Nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp:
Giai đoạn 2013 - 2015: Tập trung kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh; thành lập 02 đoàn nghệ thuật và các phòng chức năng trực thuộc; quy hoạch vị trí xây dựng Nhà hát (giai đoạn 1) và hoàn thành xây dựng một số hạng mục công trình sự nghiệp chính của Nhà hát.
Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng quy hoạch, nâng cấp Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh thành “Trung tâm bảo tồn không gian sinh hoạt văn hoá Quan họ Bắc Ninh”.
1.2.2. Hoạt động nghệ thuật quần chúng:
Giai đoạn 2013 - 2015: Ban hành Quy chế biểu diễn, tổ chức biểu diễn dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Giai đoạn 2015 - 2020: Tiếp tục duy trì mỗi năm tổ chức từ 3 đến 4 hoạt động văn hoá không chuyên cấp tỉnh. Xây dựng kế hoạch tổ chức Liên hoan các CLB Ca trù toàn tỉnh (3 năm một lần). Cấp huyện duy trì 1-3 hoạt động văn hoá không chuyên/năm.
1.3. Điện ảnh và Chiếu bóng
1.3.1. Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng: Tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất các chương trình phim tài liệu, khoa giáo, phim quảng bá du lịch tỉnh và các loại đĩa DVD ca nhạc, DVD dân ca Quan họ Bắc Ninh… phục vụ nhu cầu của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
1.3.2. Hoạt động Chiếu bóng: Mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ các đối tượng xem phim. Lập dự án nâng cấp Sân văn hoá Cầu Gỗ.
1.4. Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm
Giai đoạn 2013 - 2015: Phê duyệt Quy hoạch hệ thống tranh, tượng đài hoành tráng tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm duy trì tổ chức 1-3 cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh.
Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục khuyến khích, thành lập các Câu lạc bộ Mỹ thuật, Câu lạc bộ Nhiếp ảnh; phát triển hình thức phổ biến tranh, ảnh nghệ thuật bằng mạng lưới Gallery tư nhân.
1.5. Thư viện
Giai đoạn 2013 - 2015: Triển khai hoàn thành Dự án trang thiết bị nội thất và ứng dụng công nghệ thông tin của Thư viện tỉnh; triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống thư viện công cộng cấp huyện và cơ sở giai đoạn 1.
Giai đoạn từ năm 2016 - 2020: Từng bước xây dựng Thư viện điện tử, thực hiện số hoá tài liệu của Thư viện tỉnh. Triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống Thư viện công cộng cấp huyện và cơ sở giai đoạn 2.
Hệ thống thư viện cấp huyện: Giai đoạn 2013 - 2015, đầu tư nâng cấp hệ thống Thư viện cấp huyện; Xây dựng đề án tin học hóa hệ thống Thư viện cấp huyện; Kiện toàn Thư viện huyện Gia Bình và Thư viện thị xã Từ Sơn. Giai đoạn 2016 - 2020, nâng cấp hệ thống Thư viện cấp huyện và hoàn thành chương trình tin học hóa hệ thống Thư viện cấp huyện.
Đến năm 2015: 60% số xã có phòng đọc, tủ sách. Trong đó: 15% số cấp xã có thư viện đạt chuẩn quy định theo Thông tư số 56/2003/TT-BVHTT. Đến năm 2020: 90% số cấp xã có thư viện, phòng đọc hoặc tủ sách.
1.6. Bảo tàng
Giai đoạn 2013 - 2015: Phê duyệt dự án trưng bày nội thất Bảo tàng. Số tài liệu, hiện vật là 17.000. Từ năm 2015 đảm bảo hàng năm thực hiện từ 02 cuộc trưng bày chuyên đề trở lên.
Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục triển khai, hoàn thành dự án trưng bày cố định nội ngoại thất bảo tàng, đảm bảo có hơn 20.000 tài liệu, hiện vật.
1.7. Tuyên truyền, cổ động trực quan và thông tin lưu động
1.7.1. Tuyên truyền, cổ động trực quan phục vụ nhiệm vụ chính trị:
Giai đoạn 2013 - 2015: Thực hiện giai đoạn I, II của “Quy hoạch hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt. Ưu tiên xây dựng điểm tại thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn.
Giai đoạn 2016 - 2020: Ưu tiên xây dựng, lắp đặt một số bảng tin điện tử. Phấn đấu mỗi địa phương có từ 2 đến 3 tổ hợp tuyên truyền cổ động trực quan. Hoàn thành các nội dung về lĩnh vực tuyên truyền, cổ động trực quan theo Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
1.7.2. Tuyên truyền lưu động:
Đến năm 2015: 8/8 huyện, thị xã, thành phố có Đội tuyên truyền lưu động, được đầu tư trang thiết bị thiết yếu đáp ứng với chức năng hoạt động.
Đến năm 2020: Đội Thông tin lưu động của tỉnh và của các huyện, thị xã, thành phố được trang bị ô tô chuyên dụng, các trang thiết bị hiện đại phục vụ đảm bảo các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
1.8. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
1.8.1. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”:
Đến năm 2015: Toàn tỉnh có 85% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 70% số thôn (làng, khu phố) đạt danh hiệu làng (khu phố) văn hóa; 95% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu công sở văn hóa.
Đến năm 2020: Toàn tỉnh có 87% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá; 72% số thôn (làng, khu phố) đạt danh hiệu làng (khu phố) văn hoá; 97 % số cơ quan đơn vị đạt danh hiệu công sở văn hoá.
1.8.2. Thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội: Việc cưới hạn chế tối đa tổ chức linh đình, phô trương kéo dài ngày; Việc tang tuân thủ các quy định, thực hiện tốt việc luân chuyển vòng hoa phúng viếng; đến năm 2015, vận động thực hiện hình thức hỏa táng đạt 30% trên tổng số đám tang, việc xây mộ đảm bảo theo quy định.
1.9. Đào tạo và Nghiên cứu khoa học
1.9.1. Đào tạo: Nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch thành Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch. Từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên đảm bảo số lượng, trình độ nghiệp vụ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.9.2. Nghiên cứu khoa học:
Giai đoạn 2013 - 2015: Hoàn thành nghiên cứu và xuất bản Địa chí Bắc Ninh. Giai đoạn 2016 - 2020: Hoàn thành nghiên cứu và xuất bản một số công trình khoa học có giá trị: Lịch sử tỉnh Bắc Ninh, Danh nhân lịch sử văn hóa Bắc Ninh, Di sản văn hóa Hán - Nôm Bắc Ninh, Truyền thống hiếu học khoa bảng của Bắc Ninh, Bắc Ninh với vương triều Lý và nền văn minh Đại Việt.
1.10. Quản lý dịch vụ văn hóa
1.10.1. Dịch vụ karaoke, vũ trường: Sửa đổi, bổ sung “Quy hoạch hoạt động karaoke, vũ trường tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”.
1.10.2. Biểu diễn nghệ thuật: Tăng cường chặt chẽ quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kết hợp đẩy mạnh công tác kiểm tra. Ban hành Quy định về việc tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, quán Bar, quán cafe ca nhạc…
1.10.3. Quảng cáo thương mại ngoài trời:
Giai đoạn 2013-2015: Triển khai Luật Quảng cáo; ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh.
Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục thực hiện các nội dung của “Quy hoạch hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan và quảng cáo ngoài trời tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020”.
2. Cơ sở vật chất hệ thống thiết chế văn hoá
2.1. Thiết chế văn hóa cấp tỉnh
Tiếp tục sử dụng hiệu quả hoạt động và khai thác tối đa công năng sử dụng các hạng mục công trình thuộc Trung tâm Văn hoá Kinh Bắc theo cơ chế cung ứng dịch vụ văn hoá, đảm bảo nâng mức tự cân đối kinh phí hoạt động của Trung tâm, giảm dần tỷ lệ nguồn ngân sách cấp của nhà nước.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Văn hoá tỉnh. Giai đoạn 2013 - 2015, đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà hội trường lớn và sân khấu biểu diễn nghệ thuật. Đến năm 2020, nâng cấp hoàn chỉnh Trung tâm Văn hoá tỉnh đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Nâng cấp Sân văn hoá Cầu Gỗ thành sân có mái che. Đầu tư xây dựng, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng của Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch. Tiếp tục triển khai các dự án đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị nội thất, tài liệu, hiện vật của Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh.
2.2. Phát triển thiết chế văn hoá cấp huyện, cấp xã; thôn, làng, khu phố
2.2.1. Cấp huyện: (1) Năm 2013: 8/8 huyện (thị xã, thành phố) hoàn thành quy hoạch tổng thể Trung tâm Văn hoá - Thể thao. Tổng diện tích đất quy hoạch tối thiểu là 25.000m2. (2) Phân kỳ thực hiện: Giai đoạn 2013-2015: 100% số Trung tâm có Nhà văn hoá đưa vào hoạt động đạt hiệu quả. Giai đoạn 2016-2020: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông qua việc đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo cơ cấu một số hạng mục công trình như: Hội trường đa năng với khán phòng có tối thiểu từ 500-700 chỗ ngồi; các phòng hoạt động nghiệp vụ và hoạt động chuyên ngành; khu hành chính điều hành; đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng đồng bộ; khu hoạt động dịch vụ tổng hợp trong nhà và ngoài trời; khu hoạt động công cộng ngoài trời; khu vườn hoa cây cảnh; hệ thống điện đủ công xuất; hệ thống cấp thoát nước và các hạng mục công trình phụ trợ đảm bảo tiêu chuẩn. Diện tích xây dựng tối thiểu đạt 2.500 - 3.000m2.
2.2.2. Cấp xã: (1). Năm 2012-2013, có 90% và đến năm 2015 là 100% số xã, phường, thị trấn hoàn thành quy hoạch quỹ đất của Trung tâm Văn hoá - Thể thao. Tổng diện tích đất quy hoạch tối thiểu 15.000m2. (2). Phân kỳ thực hiện: Giai đoạn 2013-2015: 50% số xã, phường, thị trấn xây dựng xong Nhà văn hoá đa năng. Giai đoạn 2016-2020: 90% số xã, phường, thị trấn xây dựng xong Nhà văn hoá đa năng, một số công trình phụ trợ và nâng cấp trang thiết bị đảm bảo phát huy hiệu quả hoạt động. (3). Nội dung: Trung tâm Văn hoá - Thể thao được quy hoạch ở vị trí trung tâm, thuận lợi cho các hoạt động cộng đồng. Nhà văn hoá đa năng có quy mô tối thiểu từ 150 đến 300 chỗ ngồi, có sân khấu và các trang thiết bị chuyên dụng: âm thanh, ánh sáng, phông màn; có khu giành cho các hoạt động Câu lạc bộ, Thư viện (tủ sách), thông tin cổ động, đài truyền thanh và một số hạng mục công trình phụ trợ (khu vệ sinh, vườn hoa, chỗ để xe...). Diện tích xây dựng tối thiểu đạt 1.500m2.
2.2.3. Thôn, làng, khu phố: (1). Năm 2013: 100% thôn, làng, khu phố được phê duyệt quy hoạch quỹ đất cho xây dựng Nhà văn hoá. Diện tích đất quy hoạch tối thiểu đạt 3.000m2 (đối với thôn, làng) và 1.500m2 (đối với khu phố). (2). Phân kỳ thực hiện: Giai đoạn 2013-2015: 85% thôn, làng, khu phố xây dựng hoàn thành Nhà văn hoá. Giai đoạn 2016-2020: 95% thôn, làng, khu phố xây dựng hoàn thành Nhà văn hoá, được trang bị đầy đủ các phương tiện chuyên dụng phát huy hiệu quả hoạt động của Nhà văn hoá. (3). Nội dung: Nhà văn hoá được xây dựng với quy mô tối thiểu từ 150 - 300 chỗ ngồi (có thể kết hợp sử dụng làm 1 - 2 sân cầu lông trong nhà); có sân khấu và các thiết bị âm thanh, ánh sáng, phông màn, bục, tượng Bác Hồ, băng, cờ... phục vụ các hoạt động của cộng đồng; Một số phòng phục vụ các hoạt động chức năng: phòng làm việc của Ban quản lý, phòng phát thanh, phòng đọc, phòng kho...
Hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá (Trung tâm Văn hoá - Thể thao, Nhà văn hoá) tập trung vào các mảng hoạt động: (1) Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; (2) Khai thác, phát huy vốn văn nghệ dân gian truyền thống, giữ gìn các loại hình nghệ thuật quần chúng; (3) Tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi thông tin lưu động; phối hợp tổ chức các hoạt động lễ hội ở địa phương; (4) Tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật nhằm định hình và nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật, khuyến khích các xu hướng văn hoá nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; (5) Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các địa phương; (6) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, các hạt nhân phong trào; (7) Cung cấp các dịch vụ văn hoá nghệ thuật.
1. Giải pháp về quản lý Nhà nước:
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, tạo cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội, giữa ngành văn hóa với các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển sự nghiệp văn hóa.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý một số hoạt động văn hoá mang tính đặc thù của tỉnh.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và trách nhiệm cộng đồng đối với phát triển sự nghiệp văn hóa, đặc biệt trong công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh; Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời chấn chỉnh đưa các hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của Pháp luật.
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
Có cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sự nghiệp văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hoá, mở rộng các hình thức tổ chức hoạt động và sở hữu lợi ích từ hoạt động dịch vụ văn hoá. Giai đoạn 2013 - 2020, chuyển dần các đơn vị sự nghiệp văn hoá thành đơn vị cung cấp dịch vụ, cung cấp các sản phẩm văn hoá theo hướng tự chịu trách nhiệm về thu, chi tài chính.
Xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ văn hóa cấp xã trong tỉnh; cơ chế, chính sách về khen thưởng động viên các hoạt động của ngành trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Chú trọng phát hiện và bồi dưỡng tài năng văn hoá nghệ thuật, quan tâm đến việc xét đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân, công nhận nghệ nhân, các chế độ đãi ngộ đối với văn nghệ sỹ; Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút tài năng văn hóa đối với nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, nghệ nhân và các cán bộ làm việc trong lĩnh vực văn hóa có nhiều cống hiến cho nghiệp văn hoá của tỉnh.
Có kế hoạch cụ thể đảm bảo quỹ đất hợp lý cho các công trình văn hoá; Xây dựng quy chế, chế tài để các nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới phải triển khai đồng bộ xây dựng hạ tầng đảm bảo các thiết chế văn hóa.
3. Giải pháp về vốn đầu tư:
Nâng mức đầu tư cho văn hoá theo tinh thần Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX), đảm bảo tỷ trọng chi ngân sách cho văn hoá phải tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Huy động nguồn vốn cho phát triển sự nghiệp văn hoá, đảm bảo cân đối tỷ lệ chi ngân sách hợp lý cho phát triển sự nghiệp văn hoá cũng như giữa cấp huyện và cấp xã. Tăng cường thu hút nguồn vốn từ xã hội hoá cho:
- Quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho hệ thống thiết chế văn hóa các cấp; Tu bổ, tôn tạo một số di tích cách mạng, di tích lịch sử văn hoá có giá trị tiêu biểu của tỉnh.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hóa: Chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; chất lượng các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng; chất lượng các danh hiệu thi đua trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Từ nay đến 2015, bố trí ngân sách theo nguyên tắc tăng dần đều theo các năm, vượt mức năm 2012 với tỷ lệ 1,1%; Đến 2015, đảm bảo nâng nguồn vốn đầu tư cho ngành văn hóa lên 1,5% tổng chi ngân sách thường xuyên. Từ năm 2016 đến 2020, ngân sách cho ngành văn hóa tăng lên đến 1,7-1,8% tổng chi ngân sách thường xuyên.
- Ngân sách sự nghiệp văn hóa cấp huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh: Giai đoạn 2013-2015, đảm bảo chi ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hóa cấp huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh đạt 0.78%-0,9%; giai đoạn 2016-2020, đạt 1,3%-1,5% tổng chi ngân sách.
- Ngân sách sự nghiệp văn hóa cấp xã/phường/thị trấn: Giai đoạn 2013-2015, đảm bảo chi ngân sách cho phát triển sự nghiệp văn hóa cấp xã, phường, thị trấn đạt 0,40%-0,50%; giai đoạn 2016-2020, đạt 0,6%-0,8% tổng chi ngân sách. Khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, hỗ trợ, đóng góp kinh phí để xây dựng và duy trì hoạt động sự nghiệp văn hóa cơ sở.
4. Giải pháp về đất đai:
Tiến hành Quy hoạch chi tiết các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu gắn với đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch; quy hoạch quỹ đất phù hợp để xây dựng các thiết chế văn hoá, nhất là thiết chế văn hoá cấp xã, thôn, làng, khu phố. Năm 2013, hoàn thành quy hoạch quỹ đất cho Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã và Nhà văn hoá - Khu thể thao thôn (làng, khu phố).
5. Giải pháp về nguồn nhân lực:
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ sự nghiệp văn hóa; xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu nguồn cán bộ phục vụ phát triển sự nghiệp văn hóa đến năm 2015 và năm 2020 với các định hướng sau:
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý văn hóa từ tỉnh đến cấp huyện;
- Mở rộng công tác liên kết với các trường Đại học, các Cục, Vụ, Viện đào tạo chuyên môn cho cán bộ văn hóa các cấp. Mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về các lĩnh vực: Quản lý văn hóa, công nghệ tin học.
6. Giải pháp về xã hội hóa:
Tiếp tục tăng mức đầu tư của Nhà nước cho phát triển sự nghiệp văn hóa. Từ năm 2015-2020, từng bước chuyển cơ sở văn hóa công lập sang đơn vị sự nghiệp có thu theo cơ chế dịch vụ.
Xây dựng cơ chế, chính sách về xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho hoạt động văn hóa; Khuyến khích xây dựng các công trình văn hóa công cộng.
7. Giải pháp về Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế:
Chú trọng công tác nghiên cứu và ứng dụng Khoa học - Công nghệ trong phát triển sự nghiệp văn hóa; xây dựng Kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa gắn với Quy hoạch khoa học công nghệ của tỉnh đến năm 2020.
Tăng cường công tác hội nhập, giao lưu quốc tế, giới thiệu văn hóa và con người Bắc Ninh. Tranh thủ sự giúp đỡ, thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức quốc tế cho việc phát triển sự nghiệp văn hóa.
Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố, các trường đại học, các Cục, Vụ, Viện, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sự nghiệp văn hoá của tỉnh.
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương công bố Quy hoạch và triển khai thực hiện quản lý Quy hoạch. Xây dựng, trình HĐND, UBND tỉnh ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong quản lý phát triển sự nghiệp văn hoá.
Cụ thể hoá nội dung Quy hoạch sự nghiệp phát triển ngành văn hóa thành kế hoạch hàng năm, đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện; hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, quản lý chỉ đạo hoạt động khai thác và phát huy các thiết chế văn hoá.
Phối hợp với ngành liên quan tham mưu chỉ đạo gắn việc triển khai thực hiện Quy hoạch với Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cụ thể hoá tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới với công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Xây dựng, trình duyệt và là chủ đầu tư một số dự án, công trình, chương trình văn hóa trọng điểm của tỉnh.
Định kỳ kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan bố trí phân bổ nguồn lực bảo đảm thực hiện quy hoạch; ưu tiên nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn xây dựng cơ bản để thực hiện nội dung quy hoạch.
Tham mưu, đề xuất với HĐND, UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn ngân sách hàng năm, kịp thời hỗ trợ các xã, phường, thị trấn, các thôn, làng, khu phố xây dựng, sửa chữa nâng cấp các thiết chế văn hóa theo quy định của tỉnh.
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá, hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho các thiết chế văn hóa cấp xã, thôn.
3. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối ngân sách hàng năm bảo đảm yêu cầu tiến độ thực hiện nội dung Quy hoạch; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ngành liên quan tham mưu trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách kích cầu thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên - Môi trường: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch đất đai bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá, quỹ đất cho đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá.
5. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch tổng thể không gian, quy hoạch chi tiết về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của tỉnh; nghiên cứu thiết kế mẫu mô hình các Trung tâm Văn hoá - Thể thao, Nhà văn hoá (cấp huyện, cấp xã, thôn, làng, khu phố); thẩm định dự án xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh; hướng dẫn và kiểm tra tổ chức thực hiện.
6. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất nhu cầu đội ngũ cán bộ ngành và tổ chức bộ máy để thực hiện phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh. Tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ khuyến khích và thu hút tài năng trên lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các giải pháp và tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật, hoạt động ngoại khoá thích hợp để học sinh, sinh viên nâng cao kiến thức về lịch sử, văn hoá, di sản văn hoá của tỉnh. Chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng giảng dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh trong hệ thống các trường phổ thông trong tỉnh.
8. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, đề án phát triển khoa học và công nghệ trong các hoạt động văn hóa; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ đối với công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá.
9. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, thể chất, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
10. Sở Giao thông - Vận tải: Có trách nhiệm tham mưu quy hoạch và triển khai xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ đến các điểm di tích lịch sử văn hoá trọng điểm gắn kết với phát triển du lịch.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy hoạch ngành, quan tâm ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển các ngành dịch vụ văn hóa. Gắn các sản phẩm văn hóa thủ công truyền thống và đặc sản nông nghiệp của địa phương với quá trình đảm bảo an ninh lương thực, nông sản hàng hoá, phát triển văn hoá - du lịch của tỉnh.
Trong các dự án xây dựng nông thôn mới, cần ưu tiên đầu tư cho các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tại các khu dân cư.
12. Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: Có trách nhiệm tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh tới cộng đồng dân cư. Tuyên truyền có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, các di sản văn hóa của tỉnh Bắc Ninh.
Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức một số chương trình, sự kiện văn hóa lớn của tỉnh.
13. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân: Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; vận động các tầng lớp nhân dân huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp văn hoá, xây dựng thiết chế văn hoá và thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện quản lý Nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hoá trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trên địa bàn huyện tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nội dung Quy hoạch.
Hàng năm lập kế hoạch và cân đối ngân sách bảo đảm cho đầu tư xây dựng và tổ chức hoạt động của các thiết văn hóa trên địa bàn. Phối hợp với các ngành của tỉnh quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa. Có kế hoạch bố trí đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH |
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2017 bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá Ban hành: 28/04/2017 | Cập nhật: 16/05/2017
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020 Ban hành: 20/04/2011 | Cập nhật: 23/04/2011
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Hiệp định giữa Việt Nam và Xlô-ven-ni-a về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 07/05/2010
Quyết định 581/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 Ban hành: 06/05/2009 | Cập nhật: 15/05/2009
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006
Thông tư 56/2003/TT-BVHTT hướng dẫn chi tiết về điều kiện thành lập thư viện và thủ tục đăng ký hoạt động thư viện do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành Ban hành: 16/09/2003 | Cập nhật: 18/12/2009