Quyết định 105/2004/QĐ-UB Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang
Số hiệu: | 105/2004/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang | Người ký: | Trịnh Quang Hưng |
Ngày ban hành: | 07/04/2004 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UBND LÂM THỜI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2004/QĐ-UB |
Vị Thanh, ngày 07 tháng 04 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh;
Căn cứ văn bản số 2941/BNV-TCBC ngày 16/12/2003 của Bộ Nội Vụ về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới được chia tách;
Căn cứ Thông tư số 01/LB-TT ngày 11/01/1995 của Liên Bộ Laọ động- Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 10/2004/QĐ-UB ngày 02/01/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thành lập Sở Lao động - Thương binh và Xãhội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 10/TTr.SLĐTBXH ngày 25/03/2004 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo “Đề án quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang” và Giám đốc Sở Nội vụ;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương và tổ chức thực hiện một số công tác sự nghiệp lĩnh vực lao động, xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Căn cứ pháp luật, chính sách của Nhà nước, sự hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch của tỉnh về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đồng thời, tổ chức thực hiện theo đề án, chương trình, kế hoạch được duyệt.
2. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định quy hoạch, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và nhiệm vụ công tác về Lao động - Thương binh và Xã hội của tỉnh.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
4. Về quản lý lao động và giải quyết việc làm:
- Thống kê nguồn lao động; phân tích chất lượng lao động; xây dựng và quy hoạch sử dụng nguồn lao động trong tỉnh;
- Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ tiền lương, tiền công khu vực sản xuất, kinh doanh;
- Hướng dẫn và giám sát thực hiện hợp đồng lao động;
- Hướng dẫn, đăng ký và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể;
- Hướng dẫn, đăng ký và thông báo thừa nhận Nội quy lao động và trách nhiệm vật chất;
- Tổ chức điều tra Lao động - việc làm hàng năm;
- Điều phối việc thực hiện Chương trình giải quyết việc làm; quản lý quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;
- Giao đơn giá tiền lương và xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước;
- Hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký và xét duyệt thang, bảng lương các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Hướng dẫn và xét duyệt định mức lao động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại tỉnh Hậu Giang;
- Quản lý Nhà nước các tổ chức giới thiệu việc làm đóng trên địa bàn;
5. Công tác Quản lý Đào tạo nghề:
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo nghề, bao gồm:
- Xây dựng dự thảo các văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo nghề.
- Tham gia xây dựng danh mục nghề đào tạo, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, mục tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo; cụ thể hoá quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề thuộc địa phương quản lý, tiêu chuẩn trường lớp, qui chế thi tuyển, qui chế cấp văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp cho các loại cơ sở tham gia dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh phù hợp với qui định của nhà nước.
- Xây dựng qui hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, bao gồm các cơ sở đào tạo thuộc các Sở, Ban, ngành, các doanh nghiệp trong phạm vi tỉnh quản lý.
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn hàng năm (bao gồm chỉ tiêu đào tạo, ngành, nghề, kinh phí đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên và đầu tư, phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật) cho các cơ sở đào tạo nghề thuộc địa phương quản lý và hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Hợp tác đào tạo nghề (kể cả các đơn vị trong và ngoài nước) theo sự phân cấp và ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện qui chế, nội dung chương trình đào tạo nghề và việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về đào tạo nghề đối với các cơ sở dạy nghề thuộc địa bàn tỉnh quản lý.
- Định kỳ và hàng năm tổng hợp và báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động các cơ sở dạy nghề thuộc địa bàn tỉnh quản lý.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan đến đào tạo nghề do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
6. Thực hiện công tác Thương binh Liệt sĩ và người có công với Cách mạng:
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách, chế độ về lĩnh vực công tác thương binh, liệt sĩ và người có công trên địa bàn toàn tỉnh.
- Xây dựng chương trình kế hoạch hàng năm về công tác thương binh, liệt sĩ, người có công để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.
- Tiếp nhận hồ sơ thương binh liệt sĩ và người có công trình Bộ phê duyệt các thủ tục công nhận thương binh, liệt sĩ, người có công với Cách mạng và kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, chế độ chính sách đó ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức việc thống kê, lưu trữ hồ sơ, quản lý các đối tượng người có công, kể cả sự thay đổi của các đối tượng này (tăng, giảm) trong tháng, quí, năm.
- Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng, quản lý, quy tập mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ và các công trình Đài tưởng niệm ghi công liệt sĩ trong tỉnh.
- Hướng dẫn thực hiện công tác điều dưỡng, nuôi dưỡng bà mẹ Viêt Nam Anh hùng, cha mẹ liệt sĩ.... già yếu neo đơn không noi nương tựa và thương binh, bệnh binh, người có công thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Giúp cho Ủy ban nhân dân tỉnh liên hệ với các ngành, các cấp, các cơ quan tổ chức có liên quan, tuyên truyền, vận động phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng.
- Quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình bia ghi công liệt sĩ ở địa phương.
7. Thực hiện công tác của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Xoá đói giảm nghèo:
- Tham mưu trình cho Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tỉnh về kế hoạch, chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo ngắn hạn, dài hạn do Chính phủ, Bộ ngành phê duyệt thực hiện về xóa đói giảm nghèo.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp các hoạt động về xóa đói giảm nghèo ở các huyện, thị xã, các ban ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các nội dung chương trình xóa đói giảm nghèo, các chính sách chế độ thực hiện đối với người nghèo, hộ nghèo .
- Tổ chức điều tra, phúc tra hộ nghèo theo kế hoạch thường xuyên và đột xuất nhằm phục vụ thực hiện chuẩn nghèo được ban hành theo từng giai đoạn.
- Theo dõi, quản lý chi trả lương và hoạt động cho Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, thị xã, và cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo.
- Tổng kết khen thưởng địa phương, đơn vị và cá nhân có thành tích trong công tác xóa đói giảm nghèo.
8. Thực hiện công tác Bảo trợ xã hội:
- Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội bao gồm: xóa đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội đột xuất thiên tai, lũ lụt và cứu trợ xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đối với: người tàn tật, người tâm thần, trẻ em mồ côi, đối tượng lang thang, cơ nhỡ, người già cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi, người gặp rủi ro do thiên tai địch họa người bị hậu quả chiến tranh.
- Tham gia với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nhân đạo từ thiện trong và ngoài nước về các chính sách, dự án nhân đạo từ thiện, chính sách chế độ liên quan đến Bảo trợ Xã hội.
- Quản lý nhà nước cắc cơ sở Bảo trợ Xã hội trên địa bàn, hướng dẫn thành lập mới hoặc giải thể cơ sở theo qui định của Nghị định 25/2001/NĐ.CP ngày 31/5/2001 của Chính phủ ban hành Qui chế thành lập và hoạt động của cơ sở Bảo trợ Xã hội.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, 5 năm và hằng năm về công tác bảo trợ xã hội.
9. Thanh tra Nhà nước thuộc lĩnh vực chính sách lao động, dạy nghề, an toàn lao động, Thương binh liệt sĩ trên địa bàn tình:
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra Nhà nước về thực hiện pháp luật Lao động
- Dạy nghề, chính sách Thương binh liệt sĩ, người có công với nước và chính sách Bảo trợ xã hội.
- Điều tra tai nạn lao động;
- Tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực của ngành.
10. Thực hiện quản lý chỉ trả trợ cấp cho đối tượng chính sách và quản lý tài chính của ngành:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, vật tư của ngành (kể cả chương trình, dự án tài trợ quốc tế); thống nhất quản lý các nguồn kinh phí, vật tư được cấp, đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo kế hoạch được duyệt.
- Tham mưu cho Ủy ban việc quản lý và điều hành thực hiện có hiệu quả các nguồn kinh phí.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài chính thuộc ngành.
- Quản lý, hướng dẫn, thực hiện về việc chi trả trợ cấp, các chế độ chính sách thực hiện NĐ 28 /CP của Chính phủ.
- Thực hiện chi đủ số, đúng kỳ đến tay đối tượng hưởng chính sách.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm, hàng quí thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội kể cả nguồn kinh phí xây dựng cơ bản hàng năm.
-Chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo về chuyên môn theo chức năng được giao - thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất, việc thực hiện chế độ chi trả, chế độ ưu đãi cho người có công đúng theo qui định của Nhà nước.
11. Thực hiện nhiệm vụ Tổ chức - Tổng hợp - Hành chánh:
- Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo qui định với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo qui định.
- Quản lý tài chính và tài sản của Sở theo qui định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
12. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước các hoạt động của Hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế:
1. Về Tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo sở:
+ Giám đốc Sở: là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ các hoạt động của Sở.
+ Phó Giám đốc Sở: từ 2 đến 3 Phó Giám đốc, là người giúp việc Giám đốc Sở, phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về các nhiệm vụ công tác được giao.
- Cơ cấu tổ chức của sở:
+ Văn phòng.
+ Thanh tra.
+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phòng Tài chính - Kế toán.
- Phòng Lao động - Tiền công.
- Phòng Quản lý Đào tạo nghề.
- Phòng Thương binh Liệt sĩ- Người có công.
- Phòng Bảo trợ xã hội.
- Văn phòng Xóa đói giảm nghèo (bộ phận sự nghiệp).
+ Các đơn vị sự nghiệp:
- Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội.
- Trung tâm Giới thiệu việc làm (sự nghiệp có thu).
2. Về biên chế:
Thực hiện theo Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/06/2003 của Chính phu về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; riêng công nhân, viên chức hợp đồng thực hiện theo Bộ Luật Lao động và Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Sở, phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ phận trực thuộc Sở và từng cán bộ, công chức; đồng thời, sắp xếp tổ chức, bố trí cán bộ, công chức theo đúng tiêu chuẩn chức danh Nhà nước quy định.
Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Vị Thanh và các huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 10/2004/QĐ-UB thành lập Sở Văn hoá - Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Ban hành: 02/01/2004 | Cập nhật: 19/01/2013
Quyết định 10/2004/QĐ-UB về chế độ phụ cấp đối với cán bộ Hội Chữ thập đỏ và Hội Người cao tuổi phường-xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 03/02/2004 | Cập nhật: 20/07/2012
Công văn số 2941/BNV-TCBC ngày 16/12/2003 của Bộ Nội vụ về việc tổ chức của các cơ quan môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW mới được chia tách Ban hành: 16/12/2003 | Cập nhật: 10/06/2009
Quyết định 10/2004/QĐ-UB quy định mức thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 29/01/2004 | Cập nhật: 21/12/2010
Quyết định 10/2004/QĐ-UB thành lập Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Ban hành: 01/01/2004 | Cập nhật: 04/12/2015
Nghị định 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước Ban hành: 19/06/2003 | Cập nhật: 19/12/2012
Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp Ban hành: 17/11/2000 | Cập nhật: 09/12/2009
Thông tư 01/LB-TT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm công tác lao động - thương binh và xã hội các cấp ở địa phương do Bộ Lao động - Thương và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Ban hành: 11/01/1995 | Cập nhật: 26/03/2013