Quyết định 1040/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: | 1040/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk | Người ký: | Y Giang Gry Niê Knơng |
Ngày ban hành: | 07/05/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1040/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 07 tháng 05 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 05/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020 về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;
Căn cứ Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương - Dự toán kinh phí xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã 1 một sản phẩm, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Quyết định số 3048/QĐ-UBND, ngày 12/11/2018 về việc điều chỉnh một số nội dung tại Điều 1; Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 19/10/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương - Dự toán kinh phí xây dựng Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 96/TTr-SNN ngày 26/4/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018- 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Đề án: Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2018- 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Đề án Chương trình OCOP Đắk Lắk).
2. Cơ quan tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Phạm vi thực hiện: Các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk.
5. Đối tượng thực hiện:
- Sản phẩm: Gồm sản phẩm (hàng hóa) và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.
- Chủ thể thực hiện: Lấy chủ thể kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt, cụ thể là các Hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nòng cốt cùng với Tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.
6. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh (tập trung phát triển thành phần kinh tế hợp tác và kinh tế tư nhân theo hướng cộng đồng, các Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, sản phẩm có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.
- Thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; hạn chế nông dân di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn Việt Nam bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể:
* Giai đoạn năm 2019-2020:
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP.
+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy OCOP từ tỉnh đến huyện, xã.
+ Chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP; hoàn thiện chu trình OCOP thường niên.
+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ các cộng đồng trong tỉnh phát triển và thương mại hoá sản phẩm OCOP từ cấp tỉnh, huyện theo chu trình thường niên.
+ Triển khai hệ thống xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP Đắk Lắk (cửa hàng giới thiệu, trưng bày sản phẩm của địa phương, kết hợp trưng bày tại các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ....).
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP.
- Phát triển nguồn nhân lực
+ Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh dạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, THT và chủ cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP.
+ Nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị cho đội ngũ nhân lực tham gia vào hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm.
- Phát triển sản phẩm OCOP.
+ Lựa chọn, hoàn thiện, nâng cấp 27 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương và tiêu chuẩn hóa.
+ Công nhận/chứng nhận 1 - 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 10-12 sản phẩm 3-4 sao cấp tỉnh.
+ Xây dựng 01-02 làng du lịch sinh thái cộng đồng, làng văn hóa gắn với khu dân cư nông thôn kiểu mẫu.
- Phát triển và củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP gắn với xây dựng 02 chuỗi giá trị.
Lựa chọn củng cố 20 - 30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm phẩm nông nghiệp hiện có của các địa phương tham gia OCOP.
- Xây dựng nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP
+ Rà soát và hoàn thiện 2 cụm điểm ki ốt bán sản phẩm OCOP tại Tp. Buôn Ma Thuột và 16 điểm ki ốt mua bán hàng ở 8 chợ huyện trung tâm, 4 cụm ki ốt bán hàng ở các chợ đầu mối.
- Duy trì chu trình OCOP thường niên.
Chu trình chuẩn OCOP được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện.
* Giai đoạn năm 2021-2025, tầm nhìn 2030:
Đánh giá hiệu quả của giai đoạn 1, duy trì 27 sản phẩm hiệu quả giai đoạn 1 và phát triển 57 sản phẩm mới giai đoạn 2, đề xuất định hướng mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo, trong đó định hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm sau chế biến của cà phê, mật ong... và nâng cấp sản phẩm có sức cạnh tranh trung bình.
- Phát triển mới 57 sản phẩm (tăng dần theo các năm tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi).
- Phát triển mới 30 - 40 tổ chức kinh tế tham gia OCOP.
- Phát triển 3 -5 chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.
- Hàng năm mỗi huyện có ít nhất 3 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo OCOP.
7. Nội dung của đề án:
a) Triển khai chu trình OCOP tỉnh Đắk Lắk:
- Chuẩn bị triển khai thực hiện.
- Triển khai thực hiện chu trình OCOP: Tuyên truyền chương trình; nhận ý tưởng sản phẩm; nhận kế hoạch kinh doanh; triển khai kế hoạch kinh doanh; đánh giá và phân hạng sản phẩm; công tác xúc tiến thương mại; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực
b) Xác định phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP:
- Xác định sản phẩm dịch vụ OCOP:
Tập trung vào 06 nhóm/ngành hàng: Nhóm Thực phẩm; Đồ uống; Thảo dược; Vải và may mặc; Lưu niệm - nội thất - trang trí; Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ OCOP
+ Sản phẩm chủ lực: Dự kiến lựa chọn hoàn thiện, nâng cấp giai đoạn 2019- 2020: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, câu chuyện sản phẩm, xúc tiến thương mại cho 27 sản phẩm với 68 chủ thể sản xuất, chi tiết đính kèm đính kèm Phụ lục 1. Danh mục sản phẩm chủ lực OCOP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019 - 2020.
+ Sản phẩm tiềm năng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030: Nghiên cứu phát triển tạo sản phẩm mẫu, thiết kế bao bì nhãn mác, xây dựng câu chuyện sản phẩm, sản xuất thử nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm (nguyên liệu bán thành phẩm, thành phẩm), công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đánh giá hoạt động phân phối của sản phẩm trên thị trường, hoàn thiện sản phẩm và sản xuất đại trà cho 57 sản phẩm với 128 chủ thể.
8. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:
a) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và định hướng thông tin:
- Xác định đây là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong triển khai thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
- Triển khai quán triệt sâu sắc đến cấp ủy cơ sở, đến Ban phát triển thôn, Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã về Đề án OCOP.
- Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện để thực hiện Đề án.
- Thực hiện tuyên truyền thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể để thực hiện Đề án thường xuyên và liên tục
b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức Chương trình:
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy OCOP cấp tỉnh.
+ Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh.
+ Cơ quan chuyên môn tham mưu giúp việc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực của Chương trình mục tiêu quốc gia XD nông thôn mới tỉnh)
+ Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh và huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên, do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy OCOP cấp huyện.
+ Cơ quan chỉ đạo: Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện.
+ Cơ quan chuyên môn tham mưu giúp việc: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện hoặc Phòng Kinh tế thị xã, thành phố.
- Đối với cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn xã.
c) Thực hiện hệ thống hỗ trợ đề án OCOP: Hệ thống tư vấn hỗ trợ; hệ thống đối tác OCOP; hệ thống sản xuất.
d) Chính sách thực hiện: Vận dụng chính sách hỗ trợ tín dụng; chính sách hỗ trợ vùng sản xuất tập trung; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách hỗ trợ Khoa học công nghệ; chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; chính sách đào tạo nhân lực; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và các chính sách liên quan khác.
e) Các hạng mục công việc và dự án ưu tiên:
- Nhiệm vụ Xây dựng bộ công cụ quản lý OCOP.
- Nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm theo phân ngành/nhóm sản phẩm.
- Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý OCOP.
- Dự án đào tạo nghề.
- Dự án phát triển, nâng cấp sản phẩm OCOP.
- Nhóm Dự án/phương án triển khai Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Nhóm Dự án khai thác thế mạnh ngành nghề nông thôn gắn với du lịch.
- Dự án cấp huyện.
- Các Dự án ứng dụng khoa học công nghệ tạo sản phẩm.
- Hoạt động hợp tác quốc tế OCOP.
- Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm.
- Hoạt động thông tin truyền thông OCOP.
9. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện:
Tổng nguồn vốn thực hiện kế hoạch: 101.222 triệu đồng.
Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: Vốn của doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế,...
Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến nông, khuyến công, các nguồn vốn lồng ghép khác của trung ương và địa phương.
Trong đó:
a) Vốn ngân sách OCOP (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới): 8.182 triệu đồng (Chi tiết đính kèm Phụ lục 2. Kinh phí và phân bổ nguồn OCOP tỉnh của Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2020)
- Ngân sách trung ương: 7.438 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 744 triệu đồng.
b) Kinh phí lồng ghép (vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, các nguồn vốn lồng ghép khác): 5.500 triệu đồng, chi tiết đính kèm Phụ lục 3. Kinh phí và phân bố nguồn vốn lồng ghép nhà nước khác.
c) Vốn của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất huy động vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các Quỹ đầu tư, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế...: 87.540 triệu đồng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Là cơ quan thường trực thực hiện chương trình OCOP, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách và điều phối các hoạt động của chương trình.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh theo giai đoạn và hàng năm.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành, đơn vị có liên quan dự kiến phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương thực hiện chương trình OCOP trong phương án phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình OCOP từ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác hàng năm.
- Lồng ghép các nội dung của Chương trình vào quy hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm; phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách thực hiện đề án theo quy định.
3. Sở Tài chính:
Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài Chính phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ đề án đã được phê duyệt; đồng thời, hướng dẫn các đơn vị thanh quyết toán theo quy định.
4. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu thực hiện các nội dung liên quan đến xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP của tỉnh; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nội dung của Đề án có liên quan đến chức năng nhiệm vụ được giao.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cộng đồng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất thuộc Chương trình OCOP; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nội dung của Đề án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Sở Y tế:
Hướng dẫn các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất, kinh doanh tham gia phương trình OCOP thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm và kinh doanh dược phẩm đúng quy định; đồng thời, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đối với Chương trình OCOP thuộc lĩnh vực ngành y tế quản lý.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu, phát triển, quảng bá các dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, các trường, cơ sở đào tạo nghề xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc sản xuất các sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động liên quan đến môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu du lịch, dịch vụ.... sản phẩm OCOP; đồng thời, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch sản xuất tập trung, vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP.
10. Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan thành lập hệ thống chỉ đạo điều hành, thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phân công bổ sung nhiệm vụ chương trình OCOP cho Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.
11. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất, làm dịch vụ thực hiện theo Chương trình OCOP.
13. Liên Minh Hợp tác xã tỉnh:
Hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, Tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các Hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
14. Các Sở, ban, ngành khác có liên quan:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm lồng ghép các hoạt động của ngành phục vụ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh, ưu tiên bố trí nguồn lực chi các hoạt động liên quan trong quá trình thực hiện Đề án.
15. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo tổ chức triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn; giao nhiệm vụ cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách; xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại địa phương.
- Tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất; lồng ghép, huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện đề án
- Tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và phân hạng cấp tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công Thương; Khoa học và Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC SẢN PHẨM CHỦ LỰC OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN: 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
TT |
Tên sản phẩm |
Tên chủ thể SX |
Địa chỉ chủ thể SX |
|
|
||||
I |
Thực phẩm |
|
||
I.1 |
Cây trồng và sản phẩm cây trồng |
|
||
1 |
Hạt Hồ tiêu |
1. HTX tiêu sạch Phú Xuân |
Xã Phú Xuân, Krông Năng |
|
2. HTX Nông nghiệp hữu cơ Ea H’leo |
Thôn 7, xã Ea Sol, huyện Ea H’leo |
|||
3. HTX tiêu hữu cơ Hồ tiêu Việt |
Thôn 3, xã Ea Ral, huyện Ea H'leo |
|||
4. HTX sản xuất nông nghiệp Hữu Cơ Ea H’Leo |
Xã Ea Sol, huyện Ea H’Leo |
|||
5. HTX Sản xuất DV NN Hữu Cơ Đắk Lắk |
99 Nguyễn Khuyến, Tp Buôn Ma Thuột |
|||
6. HTX NN Hữu Cơ Ea Hleo |
Thôn 7, xã Ea Sol, huyện Ea H'leo |
|||
7. HTX Tiêu Hữu Cơ Hồ Tiêu Việt |
Thôn 3, xã Ea Ral, huyện Ea H'leo |
|||
8. HTX DV NN Thăng Tiến |
Thôn 7, xã Hòa An, huyện Krông Păc |
|||
9. Các hộ gia đình sản xuất hồ tiêu |
Xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin |
|||
2 |
Ca Cao |
10. HTX NN Minh Tấn Đạt |
Thôn 12, xã Cư Ni, huyện Ea Kar |
|
Ca cao bột, Chocolate |
11. Công ty TNHH Nam Trường Sơn |
Xã Ea Na, huyện Krông Ana |
||
3 |
Quả Bơ |
12. HTX dịch vụ nông nghiệp xanh sầu riêng, Bơ Krông Pắc |
64 thôn Tân Lập, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc |
|
13. HTX Bơ Minh Hà |
Thộ Tri C2, xã Dliê Yang, huyện Ea H'leo |
|||
14. Công ty TNHH Thu Nhơn |
60 Nguyễn Chí Thanh, phường Tự An, Tp Buôn Ma Thuột |
|||
15. HTX Bơ Đại Hùng Đắk Lắk |
Số 36 TDT 1, P.Khánh Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột |
|||
16. HTX Bơ Cư M’Gar |
297 Hùng Vương, thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’Gar |
|||
17. HTX NN Bơ Minh Hà |
76 Điện Biên Phủ, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo |
|||
18. HTXNN Thắng Lợi |
Tổ dân phố 7, tt Krông Năng, huyện Krông Năng |
|||
19. HTX NN Kim Thiện |
Số 910 Hùng Vương, tx Buôn Hồ |
|||
20. HTX NN KD TH Thiện Bản |
Số 55 Phạm Văn Đồng, phường An Lạc, Tx Buôn Hồ |
|||
4 |
Sầu riêng |
21. HTX Thanh Niên Ea Tân |
Xã Ea Tân, huyện Krông Năng |
|
22. HTX NN Kô siêr |
P. Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột |
|||
23. HTX Nông Nghiệp Thiên Phú |
47 Đrây Huê, xã Cư Pơng, huyện Krông Buk |
|||
24. HTX NN Thành Lợi |
Thôn Tam Thịnh, xã Tam Giang, huyện Krông Năng |
|||
25. HTX DV NN xanh Sầu Riêng, Bơ Krông Păc |
Số nhà 64, thôn Tân Lập, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc |
|||
26. HTX NN Kim Thiện |
910 Hùng Vương, Tx Buôn Hồ |
|||
27. HTX NN KD TH Thiện Bản |
55 Phạm Văn Đồng, phường An Lạc, tx Buôn Hồ. |
|||
28. HTX TM NN DV Lâm Tiến |
Thôn Đoàn Kết, xã Ea Kmút, huyện Ea Kar |
|||
5 |
Xoài |
29. Hợp tác xã xoài Ea Súp |
Thôn 2, xã Ea Bung, huyện Ea Súp |
|
6 |
Rau quả |
30. Hợp tác xã TMDV Nông nghiệp Thanh niên Trường Thịnh |
Thôn 3, xã Ea Pil, huyện M’ Đrắk |
|
I.2 |
Sản phẩm động vật trên cạn |
|||
7 |
Mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa |
31. Công ty Ong mật Đắk Lắk |
TP. Buôn Ma Thuột |
|
8 |
Heo thịt |
32. Doanh nghiệp tư nhân Chăn nuôi Hoàng Minh Phát |
Thôn Hòa Thành, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn |
|
Heo thịt |
33. Trang trại Chăn nuôi Lê Văn Sơn |
Thôn 4, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng. |
||
I.3 |
Sản phẩm thủy sản |
|||
9 |
Cá tầm Đắk Lắk |
34. Công ty TNHH một thành viên Cá Tầm Việt Nam - Đắk Lắk |
Thôn 4, xã Nam Ka, huyện Lắk |
|
10 |
Cá lăng đuôi đỏ |
35. CLB cá lăng đuôi đỏ HTX chăn nuôi tổng hợp Hòa Phú |
thôn 10, xã Hòa Phú, TP.BMT Tp. Buôn Ma Thuột |
|
11 |
Chả cá thát lát |
36. Hộ kinh doanh Lê Thị Hai |
Thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk |
|
II |
Đồ uống |
|||
12 |
Cà phê và sản phẩm của cà phê |
37. Hợp tác xã Minh Toàn Lợi |
Xã Ea Puk, huyện Krông Năng |
|
38. HTX Công bằng Ea Tu |
Xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột |
|||
39. HTX NN Công bằng Thuận Phát |
Xã Ea Ngai, huyện K rông Búk |
|||
40. Hợp tác xã SX Cà phê bền vững Ea Kmat Hòa Đông |
Xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc |
|||
41. Công ty TNHH MTV cà phê 716 |
Thôn 12, xã Ea Ô, huyện Ea Kar. |
|||
42. Công ty TNHH Trung Lan |
TDP9, P. An Bình, Buôn Hồ |
|||
43. Công ty THHH MTV Hương Mỹ |
TDP2, P. Đoàn Kết, TX Buôn Hồ |
|||
44. HTX SX NN Ea Wy |
Xã Ea Wy, huyện Ea H’leo |
|||
45. Công ty Cà Phê Trung Hòa |
72 Nguyễn Trãi, Thị Trấn Quảng Phú, Huyện Cư M’gar |
|||
46. Trang trại sinh thái Hưng Định |
Thôn Ea Chiêu, xã Ea Tân, huyện Krông Năng |
|||
13 |
Trà thảo mộc Xuân sang |
47. HTX NN DV& TM Hợp Nhất |
Thôn 12, xã Ea Ô, huyện Ea Kar |
|
14 |
Trà mãng cầu |
48. Cơ sở sản xuất Trà mãng cầu Nguyễn Văn Sơn |
51 Thôn 6A, xã Ea Kly, huyện Krông Pắc |
|
15 |
Rượu Măcca |
49. HTX Tân Định |
Huyện Krông Năng |
|
Sản phẩm Macca |
50. Công ty TNHH Macca Đắk Lắk Nguyên Phương |
Số 12, Thôn Lộc Xuân, Xã Phú Lộc, Huyện Krông Năng |
||
16 |
Chanh dây |
51. Công ty cổ phần SX-DVNN Hương Cao Nguyên |
Buôn Bling, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar |
|
III |
Thảo dược |
|||
17 |
Thuốc AmaKông |
52. Hộ kinh doanh Khăm Phết Lào |
Xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột |
|
18 |
Tinh bột nghệ |
53. Công ty Tân Hoàn hảo |
Xã Ea Kuăng, huyện Krông Pắc |
|
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột nghệ |
54. HTX Sản xuất, kinh doanh tinh bột nghệ Ngô Thân |
Xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ |
||
19 |
Tinh dầu sả Java |
55. HTX SX&CB tinh dầu sả Tân Trào |
Xã Ea Tir, huyện Ea H'leo |
|
Tinh dầu sả Java Hương Nhu |
56. Công ty TNHH Tinh dầu xã Ea H’Leo |
Thôn 7 xã Ea Wy, huyện Ea H’leo |
||
20 |
Tinh dầu Sả Anh Nhân |
57. Cơ sở sản xuất tinh dầu Sả Anh Nhân |
Thôn 5, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông |
|
IV |
Vải và may mặc |
|||
21 |
Vải thổ cẩm |
58. Hộ gia đình |
Xã Krông Na, Buôn Đôn |
|
59. HTX dệt thổ cẩm Ea Tul |
Xã Ea Tul, huyện Cư M'gar |
|||
60. Hộ gia đình |
Xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông |
|||
61. Tổ hợp tác Dệt Thổ cẩm Buôn Tring |
Buôn Tring 1, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ |
|||
62. HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông |
Buôn Tơng Jú - Xã Eakao, TP.Buôn Ma Thuột |
|||
V |
Trang trí - Nội thất - Lưu niệm |
|||
22 |
Mây tre đan |
63. HTX mây tre Đan Phú Thịnh |
Thôn Hòa trung, xã Hòa Đông - Huyện Krông Pắc |
|
VI |
Du lịch dịch vụ nông thôn |
|||
23 |
Khu du lịch sinh thái Troh Bư |
64. Hộ kinh doanh cơ sở du lịch sinh thái Troh Bư |
Xã Ea Nuôl, Buôn Đôn |
|
24 |
Cụm du lịch thác Thủy Tiên |
65. Doanh nghiệp DV Tâm Lộc |
Xã Ea Puk, huyện Krông Năng |
|
25 |
Chuỗi du lịch nông nghiệp văn hóa nông thôn Ea Kar |
66. HTX dịch vụ nông nghiệp và du lịch hồ Ea Kar |
Đường Nguyễn Công Trứ, Thị trấn Ea Kar, Huyện Ea Kar |
|
26 |
Du lịch cộng đồng 7 buôn đồng bào DTTS |
67. THT dệt thổ cẩm buôn M’Oa |
Buôn M’Oa, xã Cư Húc, huyện Ea Kar |
|
27 |
Du lịch sinh thái |
68. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea SôI |
Huyện Ea Kar |
|
|
|
|
|
|
KINH PHÍ VÀ PHÂN BỔ NGUỒN OCOP TỈNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Nội dung |
Tổng Nguồn vốn |
Năm thực hiện |
Ghi Chú |
|
2019 |
2020 |
||||
I |
Khởi động Đề án |
||||
1 |
Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm tỉnh ( 6 bộ) |
72 |
72 |
|
Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG Xây dựng NTM |
II |
Triển khai Chương trình OCOP |
||||
1 |
Tuyên truyền đến các cộng đồng về OCOP |
120 |
60 |
60 |
Nguồn vốn sự nghiệp chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm |
2 |
Xây dựng phóng sự tuyên truyền trên thông tin đại chúng về nội dung chương trình OCOP Đắk Lắk giai đoạn 2019-2020 |
200 |
100 |
100 |
Nguồn vốn sự nghiệp chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm |
III |
Xây dựng hệ thống quản lý điều hành Chương trình |
||||
1 |
Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý, điều hành chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện, xã |
300 |
150 |
150 |
Nguồn vốn sự nghiệp chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1 điều 20b, thông tư 08/2019/TT-BTC ngày 30/1/2019 |
IV |
Triển khai thực hiện Chu trình OCOP hàng năm |
||||
1 |
Triển khai theo Chu trình |
|
|
|
|
1.1 |
Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP Đắk Lắk |
|
|
|
|
1.1.1 |
Tổ chức đánh giá sản phẩm tại cấp huyện (1 lần/huyện/năm x 15 huyện x 2 năm x 50 triệu/lần= 1.500 triệu) |
1500 |
750 |
750 |
Điểm c, khoản 1 điều 20b, Thông tư 08/2019/TT-BTC ngày 30/1/2019 của Bộ Tài Chính; Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng NTM |
1.1.2 |
Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm tại cấp tỉnh (1 lần/năm x 2 năm x 100 triệu/lần=200 triệu) |
200 |
100 |
100 |
Điểm e, khoản 1 điều 20b, Thông tư 08/2019/TT-BTC ngày 30/1/2019 của Bộ Tài Chính; Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng NTM |
2 |
Xúc tiến thương mại: Hội chợ thương mại tại các tỉnh trung tâm như: tp HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Khánh Hòa...(kết nối giao thương với các lái buôn, lái thương ở chợ đầu mối và thiết lập kênh phân phối sản phẩm ở những tụ điểm du lịch tại 4 tỉnh/thành phố trên) (1 lần/tỉnh/năm x 4 tỉnh x 2 năm x 50 triệu/lần= 400 triệu) |
400 |
200 |
200 |
Điểm b, khoản 1 điều 20b, Thông tư 08/2019/TT-BTC ngày 30/1/2019 của Bộ Tài Chính; Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng NTM |
V |
Đào tạo tập huấn phát triển nguồn nhân lực |
||||
1 |
Tập huấn xây dựng triển khai Kế hoạch kinh doanh |
300 |
150 |
150 |
Điều 20b TT 08/2019/TT-BTC , Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng NTM |
2 |
Tập huấn phát triển sản phẩm |
300 |
150 |
150 |
Điều 20b TT 08/2019/TT-BTC , Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng NTM |
3 |
Tập huấn kỹ năng bán hàng, thương mại điện tử |
300 |
150 |
150 |
Điều 20b TT 08/2019/TT-BTC , Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG xây dựng NTM |
VI |
Phát triển sản phẩm |
||||
1 |
Hoàn thiện, Nâng cấp sản phẩm đã có, quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP Đắk Lắk ( Xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ... Xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu sản phẩm OCOP DL: Logo; slogan; thiết kế bao bì, nhãn mác; thùng chứa sản phẩm không gói; bảng hiệu cơ sở sx, kd; tờ rơi; website/facebook; mũ/áo cho các cơ sở mua bán sp OCOP tập trung) 68 chủ thể * 27,8 triệu đồng/sản phẩm/chủ thể = 1.890 triệu đồng |
1.890 |
909 |
981 |
Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG Xây dựng NTM và lồng ghép vốn khoa học công nghệ |
VII |
Phát triển tổ chức kinh tế |
||||
1 |
Triển khai Kế hoạch kinh doanh (cộng đồng chủ động triển khai; OCOP huyện tư vấn hỗ trợ): 1 tổ chức/huyện/năm x 15 huyện x 2 năm x 70 triệu/tổ chức = 2.100 triệu) |
2100 |
1050 |
1050 |
Nguồn vốn hỗ trợ chương trình MTQG Xây dựng NTM lồng ghép chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo NĐ 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 |
VIII |
Học tập kinh nghiệm Chương trình OCOP các tỉnh có sản phẩm tiêu biểu, mạnh trong cả nước (1 năm/lần) |
200 |
100 |
100 |
Điều 20b TT 08/2019/TT-BTC ; Nguồn vốn sự nghiệp chương trình nông thôn mới |
IX |
Giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP |
||||
1 |
Giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện |
100 |
50 |
50 |
Điều 03, TT 08/2019/TT-BTC ; Nguồn vốn sự nghiệp chương trình nông thôn mới |
2 |
Hội nghị tổng kết triển khai thực hiện giai đoạn 2019-2020 và triển khai giai đoạn 2021-2030 (2 lần) |
200 |
100 |
100 |
Điều 03, TT 08/2019/TT-BTC ; Nguồn vốn sự nghiệp chương trình nông thôn mới |
|
TỔNG CỘNG |
8.182 |
4.091 |
4.091 |
|
KINH PHÍ VÀ PHÂN BỔ NGUỒN VỐN LỒNG GHÉP NHÀ NƯỚC KHÁC
(Ban hành kèm kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Hạng mục |
ĐVT |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
TỔNG |
Chia |
Ghi chú |
|
Năm 2019 |
Năm 2020 |
||||||||
1 |
Xây dựng hệ thống bản đồ sản phẩm số Website-GIS (GIS: Hệ thống thông tin địa lý) phục vụ xây dựng, hệ thống quản lý nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. |
Hệ thống |
1 |
500 |
500 |
500 |
250 |
250 |
Nguồn ngân sách sự nghiệp hằng năm về khoa học công nghệ; Số: 100/QĐ-TTg: Phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. |
2 |
Rà soát cập nhật đề án phát triển vùng nguyên liệu (cây trồng vật nuôi trên địa bàn gắn với chương trình OCOP) |
Đề án |
2 |
500 |
1000 |
1000 |
500 |
500 |
Số: 1819/QĐ-TTg: Quyết định phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 |
Dự án Cấp huyện |
|||||||||
3 |
Hỗ trợ máy sấy, kho bãi, thiết bị phục vụ công nghệ sản xuất |
Dây chuyền SX |
8 |
500 |
3500 |
3000 |
1.750 |
1.750 |
Nghị định 57/2018/NĐ-CP Cơ chế chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn |
Hoạt động hợp tác quốc tế |
|||||||||
4 |
Tổ chức kết hợp tham quan học hỏi kinh nghiệm thực hiện OCOP Quốc Tế |
Đợt |
2 |
250 |
500 |
500 |
250 |
250 |
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
5.500 |
5.500 |
2.750 |
2750 |
|
Thông tư 08/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 43/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 30/01/2019 | Cập nhật: 09/03/2019
Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Ban hành: 05/07/2018 | Cập nhật: 12/07/2018
Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 17/04/2018 | Cập nhật: 17/04/2018
Quyết định 2277/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát Ban hành: 05/06/2017 | Cập nhật: 18/12/2017