Quyết định 104/2003/QĐ-UB Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu vực xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, tỷ lệ 1/2000 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 104/2003/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Hoàng Văn Nghiên |
Ngày ban hành: | 03/09/2003 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2003/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2003 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU VỰC XÃ THỊNH LIỆT, HUYỆN THANH TRÌ, TỶ LỆ 1/2000
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định lập các đồ án Quy hoạch xây dựng đô thị;
Căn cứ Quyết định số 7554/QĐ-UB ngày 5/11/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết Khu vực xã Thịnh Liệt - huyện Thanh Trì, tỷ lệ 1/2000;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu vực xã Thịnh Liệt - huyện Thanh Trì, tỷ lệ 1/2000, do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập với những nội dung chủ yếu như sau:
1.1- Phạm vi: Khu vực quy hoạch nằm ở phía Nam Thành phố Hà Nội, thuộc địa giới hành chính các xã Thịnh Liệt, Yên Sở, Định Công, Đại Kim (huyện Thanh Trì) và Phường Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Giáp Bát, Tương Mai (quận Hai Bà Trưng) - Hà Nội.
- Phía Bắc giáp với các phường Giáp Bát, Tân Mai, Tương Mai và Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trưng.
- Phía Tây giáp với các xã Định Công, Đại Kim, thuộc huyện Thanh Trì.
- Phía Đông và Nam giáp với các xã Yên Sở, Hoàng Liệt thuộc huyện Thanh Trì và Công viên hồ Yên Sở.
1.2- Quy mô khu vực quy hoạch: khoảng 328,00 ha.
2- Nội dung quy hoạch chi tiết:
2.1- Mục tiêu:
1- Cụ thể hóa Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 và Quy hoạch chi tiết huyện Thanh Trì, tỷ lệ 1/5000 (Phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông) đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 133/2001/QĐ-UB ngày 22/12/2001.
2- Đánh giá tình hình sử dụng đất, thực trạng các khu vực phát triển đô thị và làng, xóm; hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội; xác định quỹ đất, nhu cầu dãn dân và việc làm; đề xuất giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân địa phương khi thực hiện đô thị hóa.
3- Chuẩn bị điều kiện để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, hình thành khu đô thị đồng bộ, hiện đại kết hợp hài hòa với việc quy hoạch cải tạo các khu dân cư, làng, xóm hiện có, làm cơ sở để quản lý trật tự xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
2.2- Quy hoạch sử dụng đất:
Khu Quy hoạch được xác định với các chức năng sử dụng đất như sau:
BẢNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU
Số TT |
Loại đất |
Diện tích |
Tỷ lệ |
Số người dự kiến |
(m2) |
(%) |
(người) |
||
1 |
Đất ga lập tàu, bến bãi |
381404 |
11,6 |
|
2 |
Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp |
185009 |
5,6 |
|
3 |
Đất an ninh quốc phòng |
30240 |
0,9 |
|
4 |
Đất công cộng thành phố, Khu vực (kể cả trường PTTH) |
144434 |
4,4 |
|
5 |
Đất công cộng hỗn hợp (Văn phòng, dịch vụ, ở cao cấp...) |
24055 |
0,7 |
504 |
6 |
Đất cơ quan, trường đào tạo |
51485 |
1,6 |
|
7 |
Đất công viên, cây xanh khu vực |
175237 |
5,3 |
|
8 |
Đất di tích lịch sử, văn hóa |
4351 |
0,1 |
|
9 |
Đất cây xanh, nghĩa trang |
26195 |
0,8 |
|
10 |
Đất đơn vị ở |
1749722 |
53,4 |
48352 |
11 |
Đất sông, kênh thoát nước |
85619 |
2,6 |
|
12 |
Đất cây xanh cách ly c.tr kỹ thuật |
13629 |
0,4 |
|
13 |
Đất đường quốc lộ 1a (giải phóng) |
74976 |
2,3 |
|
14 |
Đất đường khu vực b=40m |
64232 |
2,0 |
|
15 |
Đất đường phân khu vực b=17,5-37m |
268614 |
8,2 |
|
|
Tổng cộng |
3279202 |
100,0 |
48856 |
CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐƠN VỊ Ở
Số TT |
Chức năng sử dụng đất |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ (%) |
|
1 |
Đất công cộng đơn vị ở |
87288 |
5,0 |
|
2 |
Đất trường mầm non |
59218 |
3,4 |
|
3 |
Đất trường tiểu học và THCS |
99147 |
5,7 |
|
4 |
Đất ở |
1218714 |
69,6 |
100,0 |
|
Đất ở đô thị |
930189 |
|
76,3 |
|
Đất ở làng xóm đô thị hóa |
288525 |
|
23,7 |
5 |
Đất cây xanh, TDTT |
96249 |
5,5 |
|
6 |
Đất đường nhánh, bãi đỗ xe |
189106 |
10,8 |
|
|
Tổng cộng |
1749722 |
100,0 |
|
* Dân số sự kiến trong khu vực quy hoạch: 48856 người
Trong đó
+ Dân số hiện có: 20660 người
+ Dân số dự kiến phát sinh: 28196 người
(Kể cả dự án khu đô thị mới phía bắc hồ Yên Sở
và dự án khu di dân tái định cư Đồng Tầu)
* Bình quân đất ở/người: 24,94 m²/người
+ Đất ở làng xóm đô thị hóa: 48,26m²/người
+ Đất ở đô thị: 21,93m²/người
2.3- Tổ chức không gian và kiến trúc cảnh quan:
A/ Khu vực Ga Giáp Bát và khu đất phía Tây Ga: Giới hạn bởi đường quốc lộ 1A ở phía Đông, phía Tây tiếp giáp với khu xây dựng mới Đại Kim - Định Công, phía Nam là đường vào khu Linh Đàm, phía Bắc giáp với đường Đầm Hồng - Giáp Bát - Lĩnh Nam.
- Phát triển ga Giáp Bát thành ga lập tầu khách phía Nam; xây dựng kho, bãi đỗ xe buýt cùng với các công trình phụ trợ, cây xanh cách ly. Các khu nhà ở hiện có được tồn tại tạm thời và sẽ phải di chuyển vào khu vực xây dựng đô thị mới.
B/ Khu vực giữa đường Trương Định và Quốc lộ 1A: Giới hạn bởi đường Trương Định, Quốc lộ 1A và đường Đầm Hồng - Giáp Bát - Lĩnh Nam.
- Bến xe phía Nam hiện nay sẽ được chuyển thành bến xe buýt công cộng của Thành phố; xây dựng trung tâm thương mại lớn ở khu vực Đuôi Cá. Khu dân cư tiếp giáp với mặt đường Trương Định và ngã ba Đuôi Cá được cải tạo, chỉnh trang thành phố thương mại - dịch vụ - công trình công cộng.
C/ Khu vực làng xóm cũ, tiếp giáp với đường Trương Định: Phía Tây giáp với đường quốc lộ 1A và đường Trương Định, phía Bắc giáp khu nhà ở Tân Mai, phía Nam và phía Đông giáp đường quy hoạch, phía Đông Nam giáp Công viên hồ Yên Sở; sông Sét cắt ngang và phân chia khu vực này thành 2 khu:
+ Phía Nam sông Sét (thôn Giáp Nhị và một phần thôn Giáp Nhất):
- Thu hồi đất của Cty Cổ phần dịch vụ vận tải hàng hóa để xây dựng trường mẫu giáo và khu tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương.
Khu Cơm Lốc và phía Tây khu Đồng Tầu dành cho phát triển nhà ở và công trình hạ tầng xã hội như: trụ sở UBND, cơ sở y tế xã, trường tiểu học, trường dậy nghề, chợ và các nhu cầu khác của địa phương. Nghĩa trang hiện nay của xã Thịnh Liệt được khoanh vùng, cải tạo thành khu vực cây xanh, văn hóa, không chôn mộ mới.
- Phía Nam khu Đồng Tầu: xây dựng nhà ở cao tầng và các công trình dịch vụ công cộng. Mật độ xây dựng khu ở: 35% - 40%.
- Khu dân cư, làng xóm cũ được cải tạo chỉnh trang; nâng cấp hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật. Các ao, hồ và đất trồng còn lại dành để xây dựng các công trình hạ tầng xã hội. Mật độ xây dựng khoảng 25-30%, tầng cao trung bình khoảng 2,5 tầng.
+ Phía Bắc sông Sét (thôn Giáp Tứ và một phần Giáp Nhất):
- Khu dân cư làng xóm cũ được cải tạo chỉnh trang; nâng cấp, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (đường, cấp, thoát nước, năng lượng ...). Tại thôn Giáp Tứ sẽ xây dựng bổ sung nhà ở, trường học, công trình công cộng để phục vụ khu dân cư.
- Khu vực tiếp giáp với khu nhà ở Tân Mai: được cải tạo chỉnh trang theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý quy hoạch và xây dựng với tầng cao trung bình khoảng 3-3,5 tầng, mật độ xây dựng khoảng 40%.
D/ Khu vực ây dựng khu đô thị mới: (có dự án riêng)
Nằm ở phía Đông thôn Giáp Tứ, phía Bắc giáp đường vành đai 2,5, phía Tây giáp khu nhà ở Tân Mai, phía Nam giáp công viên Yên Sở, phía Đông giáp khu vực xây dựng các công trình công cộng đầu mối của Thành phố. Qui mô khoảng 88ha được phát triển theo mô hình khu đô thị mới đồng bộ cơ sở hạ tầng. Đầu tư xây dựng và quản lý theo các quy định hiện hành.
E/ Khu vực trung tâm công cộng phía Nam:
Dành để xây dựng công trình công cộng, hỗn hợp, trung tâm thương mại, cây xanh, bãi đỗ xe và dự trữ đất xây dựng trung tâm hành chính quận mới, tạo bộ mặt đô thị hiện đại ở cửa ngõ phía Nam Thành phố.
2.4. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
2.4.1. Quy hoạch giao thông:
a- Đường sắt:
Cải tạo tuyến đường sắt Bắc – Nam và ga Giáp Bát đề sử dụng vào mục đích giao thông công cộng của Thành phố.
b- Đường bộ:
+ Đường vành đai 3: ở phía Nam xã Thịnh Liệt, mặt cắt ngang rộng khoảng 70m, được thực hiện theo dự án.
- Đường khu vực:
+ Đường Đầm Hồng – Giáp Bát – Lĩnh Nam: mặt cắt ngang điển hình là 40m (hè hai phía rộng 7,25m, hai giải xe chạy mỗi dải rộng 11,25m, dải phân cách trung tâm rộng 3m).
+ Phố Trương Định: Có mặt cắt ngang rộng 40m (Hai giải xe chạy mỗi dải rộng 11,25m, giải phân cách trung tâm rộng 3m, hè hai bên rộng 7,25m x 2).
- Đường phân khu vực:
+ Loại đường có mặt cắt ngang rộng 30m (lòng đường hai chiều, rộng 15,0m, hè hai bên rộng mỗi bên rộng 7,5m x 2) có tổng chiều dài khoảng 3720m.
+ Loại đường có mặt cắt ngang rộng 21,5m đến 22,5m (lòng đường hai chiều, rộng 11,25m, hè hai bên rộng mỗi bên rộng 4,5 ÷ 5,0m x2) có tổng chiều dài khoảng 3720m.
+ Đường có mặt cắt ngang rộng 30m – có tuyến điện 110KV ở giữa (hai lòng đường rộng 7,5m, hai hè mỗi bên rộng 5,0m và giải phân cách trung tâm rộng 5,0m để đủ chỗ bố trí tuyến điện 110KV hiện có).
+ Đường có mặt cắt ngang rộng 24m (lòng đường rộng 15m, hai bên hè mỗi bên rộng 4,5m) nằm ở phía Tây ga Giáp Bát.
+ Loại đường có mặt cắt ngang rộng 17,5m – đi qua các khu dân cư (lòng đường hai chiều, rộng 11,25m, hè 2 bên mỗi bên rộng 3,0m)
+ Đường có mặt cắt ngang rộng 20,25m chạy dọc theo tuyến điện 110KV (lòng đường hai chiều, rộng 11,25m, hè hai bên rộng mỗi bên rộng 4,5m - Nằm ở phía Bắc tuyến điện)
- Đường nhánh và đường vào nhà:
+ Tuyến đường liên xã hiện nay được nâng cấp, cải tạo thành đường trục chính với mặt cắt ngang tối thiểu 6m; các tuyến đường xương cá trong các thôn, xóm được mở rộng với mặt cắt bằng hoặc lớn hơn 3,5m.
+ Các tuyến đường nhánh tại khu vực xây dựng mới có mặt cắt ngang rộng 13,5m – 17,5m, khoảng cách giữa các tuyến khoảng từ 150 đến 250m.
Khoảng cách giữa các nút giao cắt của đường nhánh với các đường khu vực, liên khu vực từ 150 – 250m và chỉ được đấu nối với dải giao thông địa phương của các tuyến đường này; cho phép rẽ trái theo nguyên tắc khoảng cách giữa các nứt có rẽ trái phải bằng hoặc lớn hơn 400m.
- Các công trình phục vụ giao thông:
- Bến xe liên tỉnh phía Nam hiện có quy mô khoảng 3,87ha sẽ được chuyển thành bến xe buýt công cộng của Thành phố.
- Bãi đỗ xe:
+ Trong khu vực làng xóm bãi đỗ xe được tổ chức dọc theo các tuyến đường nhánh, kết hợp với dải cây xanh cách ly và trên tuyến mương tiêu khi đã cống hóa.
+ Đối với khu nhà vườn, nhà cao tầng: bãi đỗ xe được bố trí trong khuôn viên và trong tầng hầm hoặc tầng 1 của công trình cao tầng.
- Xây dựng các cầu vượt hoặc hầm đi bộ cho người đi bộ qua đường vành đai 3, các cầu, hầm đi bộ này phải đảm bảo độ dốc và có vết dắt xe đạp.
2.4.2. Quy hoạch san nền và thoát nước mưa:
a- San nền:
- Cao độ san nền khống chế được xác định tại các tim đường và các nút giao nhau của tim đường.
- Cao độ đỉnh cống phải đảm bảo chôn sâu 0,5-0,7m so với mặt nền.
b- Thoát nước mưa:
- Thoát nước mưa trong khu vực được chia thành 3 lưu vực:
1. Lưu vực Ga Giáp Bát và phố Định Công: Khoảng 57,6ha.
2. Lưu vực đường Giải Phóng đến sông Sét: Khoảng 131ha.
3. Lưu vực phía Đông sông Sét: Khoảng 138 ha.
- Mạng lưới cống thoát nước mưa được xây dựng dọc theo các tuyến đường quy hoạch.
- Cao độ đáy cống và đỉnh cống được tính toán trên cơ sở mực nước cao nhất tại hồ Yên Sở là +4,50.
- Hệ thống thoát nước khu vực xã Thịnh Liệt là hệ thống cống riêng.
2.4.3- Qui hoạch cấp nước:
Nguồn nước được lấy từ tuyến ống truyền dẫn Φ600 trên đường Giải Phóng và trên tuyến đường quy hoạch ở phía Bắc Hồ Yên Sở, do máy nước Pháp Vân và nhà máy nước Nam Dư cung cấp.
Các tuyến ống cấp nước cho khu vực dân cư, làng, xóm hiện có trên các trục đường sẽ được nâng cấp, cải tạo.
Tiếp tục sử dụng trạm cấp nước công suất khoảng 500m3/ngày đêm tại thông Giáp Tứ (được xây dựng theo chương trình nước sạch nông thôn).
2.4.4. Quy hoạch cấp điện:
- Nguồn điện cao thế cấp cho khu vực xã Thịnh Liệt được lấy từ 2 trạm 110/22KV: Mai Động 2x63MVA (hiện có) và Linh Đàm 2x40MVA (sẽ xây dựng).
- Sử dụng cấp điện áp 22KV để cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn khu vực xã Thịnh Liệt. Mạng lưới 22KV được thiết kế theo phương pháp mạch vòng, vận hành hở, mỗi trạm 22/0,4KV.
- Các tuyến điện trong các khu phát triển mới phải thiết kế đi ngầm.
- Các khu vực hiện đang sử dụng các cấp điện áp 35KV, 6KV sẽ thay thế dần bằng cấp điện áp 22KV và chuyển dần vào đường dây nối thành cấp ngầm.
- Đối với các khu vực có quy hoạch ổn định các trạm biến thế phải là trạm xây; trạm treo chỉ áp dụng tạm thời cho các khu dân cư làng, xóm hiện có.
2.4.5.Quy hoạch mạng lưới thông tin bưu điện
Mạng lưới thông tin của khu vực được phục vụ từ 2 tổng đài: Tổng đài Giáp Bát (hiện có) 62.000 số và một tổng đài vệ tinh dự kiến xây mới 7000 số.
Mở rộng và hiện đại hóa mạng bưu cục phục vụ trên địa bàn xã.
2.5.6. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường.
a- Thoát nước bẩn:
- Mạng đường cống thoát nước được thiết kế tách riêng, bố trí dọc theo đường quy hoạch và được đấu nối với hệ thống thoát nước bẩn của Thành phố.
- Đối với các làng, xóm, khu dân cư dọc sông Sét: Nước thải được thu gom và đưa ra tuyến cống thoát nước bẩn dọc sông Sét.
- Đối với khu công nghiệp, nước thải phải được xử lý trong từng nhà máy, khu công nghiệp trước khi thoát vào hệ thống thoát nước bẩn chung của Thành phố.
- Tổng cộng lưu lượng nước thải trung bình Qtb=12.077 m3/ng.đ
b- Rác thải:
- Được thu gom từ mạng lưới trung chuyển và thu gom vào khu xử lý chung của Thành phố.
- Trên các trục đường có mặt cắt ngang B>13m đặc các thùng rác công cộng. Khoảng cách của các thùng rác công cộng khoảng từ 60m đến 80m.
- Đối với rác thải công nghiệp: tùy theo chủng loại sẽ được thu gom và các công ten nơ hoặc các thiết bị chuyên dụng riêng. Sau đó tổ chức vận chuyển tới nơi quy định của Thành phố.
2.5. Các dự án ưu tiên xây dựng theo quy hoạch:
1. Dự án khu đô thị mới Bắc Hồ Yên Sở, hình thành bộ mặt đô thị cho quận mới và hỗ trợ thực hiện các dự án cải tạo chỉnh trang, nâng cao đời sống khu dân cư hiện có.
2. Các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xây dựng bổ sung hạ tầng xã hội, trụ sở cơ quan hành chính đối với khu dân cư, làng xóm cũ.
3. Dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng trường dậy nghề và các công trình dịch vụ, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp khi thu hồi đất.
4. Đối với các khu đất giữ lại, hoặc tận dụng để tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì phải nghiên cứu phương án chuyển đổi cơ cấu, áp dụng công nghệ để tăng năng suất, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Ngoài ra phải đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm một số dự án như: dự án cải tạo sông Sét, dự án hồ điều hòa và kênh bao hồ Yên Sở, dự án công viên cây xanh hồ Yên Sở, dự án đường vành đai 3.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc xây dựng cơ chế, yêu cầu các cơ quan, đơn vị có cơ sở đang họat động trên địa bàn xã có trách nhiệm hỗ trợ địa phương thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các khu dân cư, làng xóm; giải quyết việc làm cho người lao động, giúp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương khi thực hiện đô thị hóa.
Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng của Thành phố tổ chức nghiên cứu, triển khai thực hiện các dự án trên.
Điều 3: Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc có trách nhiệm xác nhận hồ sơ và các bản vẽ thiết kế kèm theo Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết này; phối hợp với UBND huyện Thanh Trì và UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức công bố công khai quy hoạch chi tiết được phê duyệt để các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.
- Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát các họat động xây dựng, xử lý việc xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Điều 4: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng HDND và UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Địa chính Nhà đất, Xây dựng, Giao thông Công chính, Quy hoạch Kiến trúc, Khoa học Công nghệ và Môi trường; Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã: Tân Mai, Hoàng Văn Thụ, Tương Mai, Giáp Bát, Thịnh Liệt, Yên Sở, Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt; Thủ trưởng các sở, ngành, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
Quyết định 108/1998/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 Ban hành: 20/06/1998 | Cập nhật: 18/12/2009