Quyết định 103/2005/QĐ-UBND quy định về quản lý chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu: | 103/2005/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An | Người ký: | Nguyễn Đình Chi |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/2005/QĐ-UBND |
Vinh, ngày 29 tháng 11 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh về chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ.CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý phân bón;
Căn cứ Quyết định số 72/2004/QĐ-BNN ngày 8/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón;
Căn cứ Quyết định số 108/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1834/TT-NN ngày 28 tháng 9 năm 2005 và ý kiến của các Sở, Ngành liên quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 111/2002/QĐ-UB ngày 16/12/2002 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Khoa học & Công nghệ, Kế hoạch & Đầu tư, Thương mại, Tài chính; Công an tỉnh; Chi cục trưởng các Chi cục: Quản lý thị trường, Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 103/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2005 của UBND tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Bản quy định này áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp tại quy định này bao gồm: Phân phức hợp, phân trộn (phân khoáng trộn), phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh (trong quy định này gọi chung là phân bón).
Điều 3. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân (gọi tắt là đơn vị) sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phân bón trên địa bàn Nghệ An có trách nhiệm thi hành quy định này và các quy định khác của Pháp luật trong lĩnh vực chất lượng phân bón.
Điều 4. Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân phức hợp: Là loại phân đa yếu tố được sản xuất trên cơ sở hóa hợp các loại nguyên liệu.
2. Phân trộn: Là loại phân đa yếu tố được sản xuất bằng cách trộn cơ giới nhiều loại phân đơn.
3. Phân hữu cơ khoáng: Là loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng.
4. Phân hữu cơ sinh học: Là loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác.
5. Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống có ích, với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành.
6. Phân vi sinh: Là loại phân có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành.
ĐIỂU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ PHÂN BÓN VÀ QUẢN LÝ VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN
Điều 5. Các điều kiện về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phân bón:
1. Điều kiện sản xuất phân bón:
a) Phải có giấy phép sản xuất, kinh doanh và giấy tiếp nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng.
b) Có đủ các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất của từng loại phân bón.
c) Có ít nhất 1 cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ sư hóa hoặc nông học và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật nắm vững công nghệ sản xuất phân bón (nếu không có kỹ sư thì phải thuê tư vấn).
d) Có đủ các thiết bị kiểm nghiệm chất lượng phân bón hoặc phải hợp đồng với đơn vị có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân, để kiểm tra chất lượng cho tất cả các lô phân bón trước khi xuất xưởng.
đ) Nơi sản xuất phân bón phải có hệ thống xử lý chất thải, không để gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Điều kiện kinh doanh và dịch vụ phân bón:
a) Phải có giấy phép kinh doanh ngành nghề phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Phải có cán bộ kỹ thuật trình độ chuyên môn thấp nhất là trung cấp hóa học hoặc nông học.
c) Địa điểm kinh doanh, dịch vụ phân bón phải thoáng, mát, không gây ô nhiễm môi trường.
d) Có bảng niêm yết giá từng loại phân bón bằng tiếng Việt rõ ràng.
đ) Có kho để chứa phân bón các loại, đảm bảo thoáng mát, không mưa dột, không gần khu dân cư, trường học và bệnh viện.
Điều 6. Nội dung quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phân bón, gồm:
1. Xây dựng kế hoạch sản xuất phân bón hàng năm, bao gồm số lượng, chủng loại phân bón đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
2. Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các quy trình, quy phạm sản xuất, kinh doanh phân bón, các tiêu chuẩn phân bón và cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng phân bón.
3. Hướng dẫn đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón mới, được quy định tại Quyết định số 71/2004/QĐ-BNN , ngày 8/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu kết quả khảo nghiệm đạt yêu cầu thì Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục phân bón được phép sản xuất lưu thông trên cả nước.
4. Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định của nhà nước về chất lượng phân bón, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phân bón trên địa bàn.
Điều 7. Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đối với phân bón:
1. Các đơn vị sản xuất phân bón phải công bố tiêu chuẩn chất lượng phân bón gồm các nội dung sau:
a) Tiêu chuẩn quốc tế và khu vực
b) Tiêu chuẩn Việt Nam.
c) Tiêu chuẩn ngành.
d) Tiêu chuẩn cơ sở, do cơ sở tự xây dựng.
Nội dung của tiêu chuẩn được công bố không trái với quy định hiện hành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Hồ sơ công bố gồm có:
a) Tên đơn vị sản xuất
b) Địa chỉ giao dịch
c) Địa chỉ sản xuất
d) Tiêu chuẩn chất lượng công bố
đ) Cam kết của đơn vị
3. Các đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón phải gửi 01 bộ hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng phân bón đến Sở Nông nghiệp & PTNT và 01 bộ đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Khi hồ sơ, thủ tục đúng quy định thì Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng phân bón cho đơn vị.
Điều 8. Quản lý nhãn hiệu hàng hóa đối với phân bón:
Các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ phân bón phải ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định tại Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1990 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc ghi nhãn hàng hóa, gồm các nội dung bắt buộc sau:
a) Tên phân bón
b) Tên và địa chỉ của đơn vị chịu trách nhiệm về phân bón.
c) Định lượng phân bón trong bao gói đóng sẵn.
d) Thành phần cấu tạo chính.
đ) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng
h) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.
Đối với phân bón nhập khẩu, nếu nhãn hàng hóa bằng tiếng nước ngoài, thì đơn vị dịch vụ phân bón phải làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và đính kèm theo nhãn gốc.
Điều 9. Trách nhiệm đơn vị sản xuất phân bón:
1. Chỉ được sản xuất các loại phân bón, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có tên trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Trường hợp sản xuất các loại phân bón không có tên trong danh mục thì phải có văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Báo cáo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch sản xuất phân bón của đơn vị trong năm và các loại phân bón mới (nếu có).
3. Đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng phân bón đã công bố và đang sản xuất trên địa bàn tỉnh.
4. Đơn vị phải đảm bảo các điều kiện sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng phân bón đúng với tiêu chuẩn đã công bố.
5. Tất cả các loại phân bón sản xuất ra, đơn vị đều phải tổ chức kiểm tra chất lượng và phải có phiếu xác nhận chất lượng trước khi xuất xưởng.
6. Đơn vị phải đảm bảo đo lường chính xác để có định lượng phân bón từng bao hàng đóng sẵn đúng như đã công bố.
7. Chịu trách nhiệm nộp phí và lệ phí về khảo nghiệm, công nhận phân bón mới, giám định chất lượng phân bón theo quy định của Pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 10. Trách nhiệm đơn vị kinh doanh và dịch vụ phân bón:
1. Chỉ được kinh doanh và dịch vụ các loại phân bón, sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có tên trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Cấm bán các loại phân bón giả, phân quá hạn sử dụng, phân bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ, phân không có nhãn hàng hóa và nhãn hiệu không đúng với đăng ký.
2. Đầu năm báo cáo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kế hoạch kinh doanh và dịch vụ phân bón của đơn vị trong năm, bao gồm loại phân bón của hãng nào, số lượng, chủng loại.
3. Đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng phân bón mà đơn vị kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Đơn vị phải đảm bảo các điều kiện về kinh doanh và dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 trên đây. Đồng thời chịu trách nhiệm nộp phí và lệ phí về giám định chất lượng phân bón theo quy định của Pháp luật về phí và lệ phí.
Điều 11. Kiểm tra chất lượng phân bón
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra chất lượng phân bón, đang sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Hình thức và nội dung kiểm tra:
a) Kiểm tra định kỳ
- Không quá 01 lần/năm đối với các đơn vị đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, hoặc hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tương đương và không quá 02 lần/năm đối với các đơn vị còn lại.
- Cơ quan có quyền thành lập đoàn kiểm tra:
+ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra và giao nhiệm vụ cho đoàn kiểm tra.
+ Thành phần đoàn kiểm tra gồm: Lãnh đạo phòng Chế biến nông lâm sản & Ngành nghề nông thôn làm Trưởng đoàn, thành viên đoàn gồm: Chuyên viên phòng Kỹ thuật, Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT; Đại diện Chi cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học & Công nghệ.
- Nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng phân bón từ sản xuất đến lưu thông và việc chấp hành các quyết định của cấp trên xử lý các vi phạm về quản lý chất lượng phân bón.
+ Tổ chức lấy mẫu phân bón để gửi phân tích nhằm đánh giá chất lượng phân bón của đơn vị được kiểm tra.
- Phạm vi kiểm tra:
+ Tại các đơn vị sản xuất
+ Tại các đơn vị kinh doanh và dịch vụ phân bón trên địa bàn tỉnh.
b) Kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về quản lý chất lượng phân bón.
+ Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Nội dung kiểm tra:
+ Căn cứ vào đơn thư hoặc chỉ đạo của cấp trên để thực hiện kiểm tra.
+ Thành phần đoàn kết kiểm tra: Tùy thuộc nhiệm vụ kiểm tra để tham mưu thành lập đoàn sát tình hình thực tế.
- Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT căn cứ nội dung kiểm tra để tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập đoàn.
Điều 12. Quy định về lấy mẫu phân bón của đoàn kiểm tra:
1. Việc lấy mẫu phân bón do Đoàn kiểm tra thực hiện tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phân bón trên địa bàn tỉnh.
2. Quy trình lấy mẫu phân bón được quy định tại điều 10 TCN 301-97.
3. Mẫu kiểm tra được gửi phân tích 01 trong những phòng thí nghiệm có tư cách pháp nhân và được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
1. Lập biên bản vi phạm hành chính và đề xuất xử lý những vi phạm.
2. Các đơn vị vi phạm quy định này về sản xuất, mua bán, vận chuyển, cung ứng dịch vụ phân bón thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính kinh tế hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại nghiêm trọng.
3. Người kiểm tra phân bón lợi dụng quyền hạn hoặc có hành vi vi phạm nội dung của quy định này và có các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước về quản lý phân bón, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính kinh tế hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Đơn vị vi phạm phải chấp hành đầy đủ, kịp thời các quyết định xử phạt, nếu cố tình kéo dài thời gian hoặc không thực hiện thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc, theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
Điều 14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Hướng dẫn các đơn vị khảo nghiệm loại phân bón mới theo quy định, làm thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục phân bón được phép sử dụng ở Việt Nam, nếu đảo bảm chất lượng.
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, hướng dẫn các đơn vị công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố tiêu chuẩn chất lượng phân bón theo quy định.
3. Chủ trì, tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng phân bón theo định kỳ và đột xuất, trên cơ sở các quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng phân bón từ sản xuất đến lưu thông. Hướng dẫn và phối hợp với UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã cửa Lò để quản lý chất lượng phân bón lưu thông trên địa bàn.
4. Lập biên bản những đơn vị cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý chất lượng phân bón và tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xử phạt; Giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về xử phạt vi phạm quản lý phân bón.
Điều 15. Sở Khoa học & Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An và tham gia đoàn kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Điều 16. Công an tỉnh, Chi cục quản lý thị trường có trách nhiệm tham gia các đoàn kiểm tra đột xuất của Uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý chất lượng phân bón. Đồng thời thường xuyên kiểm tra quá trình lưu thông phân bón để loại bỏ các loại phân giả, phân chất lượng kém và chống gian lận thương mại về kinh doanh, dịch vụ phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 17. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Vinh và Thị xã cửa Lò có trách nhiệm:
1. Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành cấp tỉnh liên quan để tổ chức quản lý chất lượng phân bón đang lưu thông trên địa bàn địa phương mình.
2. Khi thành lập đoàn kiểm tra chất lượng phân bón lưu thông trên địa bàn địa phương mình phải thông báo cho Sở Nông nghiệp & PTNT, để phối hợp thực hiện đúng quy trình theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu lấy mẫu phân bón nơi lưu thông để đánh giá chất lượng thì phải thực hiện đúng quy định tại Điều 12 của Quy định này.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Vinh, thị xã cửa Lò và các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai thực hiện những nội dung tại Quyết định này.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện có gì vướng mắc, các ngành, các cấp kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh xử lý.
Quyết định 72/2004/QĐ-BNN về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón Ban hành: 08/12/2004 | Cập nhật: 19/02/2013
Quyết định 71/2004/QĐ-BNN về khảo nghiệm, công nhận phân bón mới Ban hành: 08/12/2004 | Cập nhật: 20/05/2006