Quyết định 10/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các hoạt động du lịch trên sông Hương do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Số hiệu: | 10/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Thị Thúy Hòa |
Ngày ban hành: | 22/03/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2010/QĐ-UBND |
Huế, ngày 22 tháng 03 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN SÔNG HƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2010.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN SÔNG HƯƠNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2010)
Quy định này điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến du lịch trên sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1. Tổ chức, cá nhân có kinh doanh, dịch vụ và tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch trên sông Hương.
2. Các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và các Ban quản lý bến thuyền.
Điều 3. Yêu cầu đối với phương tiện hoạt động du lịch
1. Thùng chứa rác: phải có nắp đậy kín, có tính thẩm mỹ, hợp vệ sinh và được bố trí ở những nơi thuận tiện cho việc bỏ rác.
2. Buồng vệ sinh phải có két chứa kín, đảm bảo mỹ quan, hợp vệ sinh môi trường.
3. Phải có các thiết bị chuyên dùng (khoang, thùng …) để chứa các chất thải lỏng, rắn, cặn đầu, dầu thải và các chất độc hại khác phát sinh trong quá trình hoạt động.
4. Máy chính và máy phụ phải có thiết bị giảm rung và giảm âm; buồng máy phải lắp cách âm. Độ ồn do máy chính và máy phụ phát ra ở khoang hành khách không vượt quá Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Nồng độ khí xã thải đạt yêu cầu của TCVN.
5. Phải có bản nội quy về bảo vệ môi trường.
Điều 4. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có phương tiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch
1. Trước và sau mỗi chuyến vận chuyển khách phải làm vệ sinh phương tiện sạch sẽ.
2. Không được thải khói, nước dằn tàu, nước làm mát máy có nồng độ dầu vượt quá tiêu chuẩn ra môi trường. Phải đăng ký nơi đổ chất thải tại các bến hoặc chỉ được chuyển giao chất thải cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thu gom chất thải.
3. Phải có hợp đồng xử lý chất thải trong két chứa của buồng vệ sinh với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.
4. Không được nuôi các loại động vật ở trên các phương tiện.
5. Không được ăn, ở sinh hoạt theo quy mô hộ gia đình trên các phương tiện.
6. Đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp cho khách du lịch.
7. Trong quá trình vận chuyển khách, các chủ phương tiện phải có trách nhiệm nhắc nhở hành khách ý thức bảo vệ môi trường.
Điều 5. Trách nhiệm của các Ban quản lý bến thuyền du lịch
1. Xây dựng bản nội quy bảo vệ môi trường phù hợp và niêm yết tại những nơi dễ quan sát trong bến.
2. Đặt các thùng rác ở vị trí thuận tiện cho khách bỏ rác và các thiết bị chứa chất thải cho các phương tiện du lịch trong khu vực bến nhưng phải đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ cho khu vực bến.
3. Phải có kế hoạch tổng dọn vệ sinh thường xuyên các bến và khu vực xung quanh đảm bảo cảnh quanh và môi trường khu vực.
4. Các Ban quản lý bến thuyền có trách nhiệm kiểm tra phương tiện đảm bảo các điều kiện đã nêu trong Điều 3 và Quy định này; nếu không đảm bảo thì không cho phương tiện xuất bến.
Điều 6. Trách nhiệm của khách du lịch
1. Tuân thủ các nội quy về bảo vệ môi trường tại các bến thuyền, trên các phương tiện hoạt động du lịch và những nơi đến du lịch.
2. Không được xả các chất thải xuống sông Hương.
3. Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy khi tham gia các hoạt động du lịch.
Điều 7. Đối với chất thải từ loại hình đèn hoa đăng
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực này phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có chức năng thu gom chất thải đó.
Điều 8. Trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
1. Các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động du lịch trên sông Hương phải tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường do các cơ quan, ban ngành và các đoàn thể xã hội tổ chức, phát động.
2. Các chủ phương tiện, khách du lịch và mọi người có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện các vi phạm về bảo vệ môi trường của các phương tiện, khách du lịch, khi đi tham quan du lịch trên sông Hương.
Điều 9. Nhiệm vụ thanh tra về bảo vệ môi trường du lịch trên sông Hương
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế và thị xã Hương Thủy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động du lịch trên sông Hương theo đúng quy định của pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường đối với các hoạt động du lịch trên sông Hương được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
1. Các tổ chức, cá nhân có phương tiện tham gia hoạt động du lịch trên sông Hương vi phạm Quy định này thì xử phạt theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường trong quá trình hoạt động du lịch hoặc gây tác động xấu đến môi trường du lịch phải có biện pháp khắc phục và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường mà không có biện pháp khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không khôi phục được tình trạng ban đầu phải chịu trách nhiệm thanh toán mọi chi phí khắc phục theo yêu cầu của UBND tỉnh hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, vướng mắc, phản ánh bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp.