Quyết định 10/2008/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: 10/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Đàm Thanh Nghị
Ngày ban hành: 14/03/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tôn giáo, tín ngưỡng, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2008/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 14 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC XEM XÉT VIỆC ĐĂNG KÝ PHONG CHỨC, BỔ NHIỆM, SUY CỬ CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; THUYÊN CHUYỂN NƠI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO TÔN GIÁO VÀ NGƯỜI VÀO TU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dânUỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

Căn cứ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

Xét đề nghị của Ban Tôn giáo tỉnh tại Tờ trình số 9/TTr-BTG ngày 5/3/2008; ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 2866/TP-VB ngày 29/11/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định trình tự, thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công; các tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đàm Thanh Nghị

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC XEM XÉT VIỆC ĐĂNG KÝ PHONG CHỨC, BỔ NHIỆM, SUY CỬ CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; THUYÊN CHUYỂN NƠI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH; NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO TÔN GIÁO VÀ NGƯỜI VÀO TU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện đề nghị cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử thành viên trong Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo, Ban Đại diện Phật giáo huyện, thành phố, thị xã; Đại đức, Sư cô đối với đạo Phật, Linh mục đối với đạo Công giáo; chức sắc tôn giáo trụ trì cơ sở thờ tự; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu đối với các tổ chức tôn giáo, các cơ sở tôn giáo được nhà nước công nhận trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Giải thích một số từ ngữ sau:

1. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận.

2. Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm Ban hộ tự hoặc Ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo, chi hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao đài, Ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hòa hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác.

3. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.

4. Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận.

5. Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.

6. Chức sắc là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo.

Điều 3. Thẩm quyền của các cơ quan nhà nước xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành; thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo và người vào tu

Thẩm quyền xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành được quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Điều 16 của Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005.

Thẩm quyền xem xét việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành được quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Điều 18, Điều 19 của Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005.

Thẩm quyền xem xét việc cho phép những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo, người vào tu được quy định tại Điều 21, Điều 24 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Điều 22 của Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005.

Điều 4. Những người đi tu tại các cơ sở tôn giáo phải trên cơ sở tự nguyện, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Người chưa thành niên khi đi tu phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ PHONG CHỨC, BỔ NHIỆM, SUY CỬ CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH

Điều 5. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm lập 03 bộ hồ sơ như nhau về đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành gửi đến Ban Tôn giáo tỉnh, nội dung hồ sơ như sau:

1. Văn bản đăng ký phong chức, bổ nhiệm của tổ chức tôn giáo (Tòa Giám mục Bắc Ninh đối với đạo Công giáo; Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên đối với đạo Phật), trong đó nêu rõ họ tên, phẩm trật, chức vụ và phạm vi phụ trách tôn giáo của người được đăng ký (Mẫu M01);

2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi chức sắc, nhà tu hành đăng ký hộ khẩu thường trú (kèm ảnh 4x6);

3. Giấy khai sinh và các văn bằng, chứng chỉ đã qua đào tạo (bản sao có công chứng);

4. Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký, trong đó nêu rõ: đã học qua các trường đào tạo tôn giáo nào? thời gian, địa điểm đã hoạt động tôn giáo.

Điều 6. Trình tự, thủ tục xem xét việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành

1. Tiếp nhận hồ sơ: Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra 03 bộ hồ sơ đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày Ban Tôn giáo tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ thì Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo.

2. Trình tự

- Thời gian Ban Tôn giáo tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ đến Công an tỉnh và 01 bộ hồ sơ đến Phòng Dân tộc - Tôn giáo huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện) là 05 ngày.

- Thời gian Công an tỉnh thẩm định hồ sơ, tư cách công dân đối với chức sắc, nhà tu hành đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử và gửi kết quả thẩm định về Ban Tôn giáo tỉnh không quá 15 ngày.

- Thời gian Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện phối hợp cùng với các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ, có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã, của tổ chức tôn giáo cơ sở ở nơi chức sắc, nhà tu hành đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử; trình Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét và có ý kiến bằng văn bản đối với việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành; gửi hồ sơ, văn bản về Ban Tôn giáo tỉnh không quá 15 ngày.

- Thời gian Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể có liên quan thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành không quá 05 ngày.

- Thời gian Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết định đối với việc đăng ký phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành không quá 05 ngày.

- Trường hợp phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành tại Quy định này có yếu tố nước ngoài thì sau khi Ban Tôn giáo tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Tôn giáo tỉnh sẽ báo cáo và xin ý kiến của Ban Tôn giáo Chính phủ. Nếu Ban Tôn giáo Chính phủ đồng ý về việc phong chức, bổ nhiệm, suy cử chức sắc, nhà tu hành thì mới được thực hiện theo trình tự trên.

Thời gian nói trên là thời gian nhận đủ hồ sơ hợp pháp. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp pháp thì trong vòng 05 ngày cơ quan nhận phải làm thủ tục trả lại cơ quan trình.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THUYÊN CHUYỂN NƠI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH

Điều 7. Tổ chức tôn giáo khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện nơi đi chậm nhất 07 ngày kể từ ngày có văn bản thuyên chuyển. Văn bản thông báo nêu rõ: họ tên, phẩm trật, chức vụ tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đi (Mẫu M02) và có trách nhiệm lập 03 bộ hồ sơ như nhau về đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành gửi đến Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện nơi chức sắc, nhà tu hành đăng ký thuyên chuyển đến, nội dung hồ sơ như sau:

1. Văn bản đăng ký của tổ chức tôn giáo (Tòa Giám mục đối với đạo Công giáo, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo đối với đạo Phật) về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành (Mẫu M03);

2. Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo về việc thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, nhà tu hành (Tòa Giám mục Bắc Ninh đối với đạo Công giáo, Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên đối với đạo Phật);

3. Đơn xin thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành;

4. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi chức sắc, nhà tu hành có hộ khẩu thường trú (kèm ảnh 4x6);

5. Giấy khai sinh và văn bằng, chứng chỉ đã qua đào tạo (bản sao có công chứng);

6. Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người xin thuyên chuyển, trong đó nêu rõ: đã học qua các trường đào tạo tôn giáo nào? thời gian, địa điểm đã hoạt động tôn giáo?.

Điều 8. Trình tự, thủ tục xem xét việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành

1. Tiếp nhận hồ sơ: Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra 02 bộ hồ sơ đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ thì Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo.

2. Trình tự

- Thời gian Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ, có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã, của tổ chức tôn giáo cơ sở ở nơi chức sắc, nhà tu hành đăng ký thuyên chuyển đến; trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành không quá 20 ngày.

- Thời gian Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét và quyết định đối với việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành không quá 10 ngày.

Sau khi thực hiện các bước công việc trên, thời gian Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện gửi toàn bộ hồ sơ, các văn bản có liên quan đối với việc đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành đến Ban Tôn giáo tỉnh không quá 10 ngày.

- Đối với trường hợp chức sắc, nhà tu hành đã bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị xử lý về hình sự thì khi chưa có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi đến thì chức sắc, nhà tu hành không được hoạt động tôn giáo tại nơi định thuyên chuyển đến.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHỮNG NGƯỜI ĐI ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO TÔN GIÁO

Điều 9. Tổ chức tôn giáo đăng ký những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo có trách nhiệm lập 03 bộ hồ sơ đăng ký như nhau gửi đến Ban Tôn giáo tỉnh, nội dung hồ sơ như sau:

1. Thông báo chiêu sinh của trường đào tạo chức sắc tôn giáo;

2. Văn bản đề nghị cử người đi đào tạo tại trường đào tạo tôn giáo của tổ chức tôn giáo;

3. Đơn xin đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo của người đi đào tạo. Trong đơn phải nêu rõ lý do, mục đích, nội dung, chương trình, thời gian đào tạo;

4. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (kèm ảnh 4x6);

5. Giấy khai sinh (bản sao có công chứng);

6. Văn bằng, chứng nhận trình độ học vấn (bản sao có công chứng);

7. Tóm tắt quá trình tham gia hoạt động tôn giáo của người đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo (nếu có), trong đó nêu rõ: đã học qua các trường đào tạo tôn giáo nào? thời gian, địa điểm đã hoạt động tôn giáo?;

8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo đã đăng ký hộ khẩu thường trú.

Điều 10. Trình tự, thủ tục xem xét việc đăng ký những người đi đào tạo tại các trường đào tạo tôn giáo

1. Tiếp nhận hồ sơ: Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra 03 bộ hồ sơ của tổ chức tôn giáo đăng ký những người đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày Ban Tôn giáo tỉnh nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ thì Ban Tôn giáo tỉnh có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo.

Trường hợp các chức sắc, nhà tu hành khi tham gia khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

2. Trình tự

- Thời gian Ban Tôn giáo tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ đến Công an tỉnh và 01 bộ hồ sơ đến Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện là 05 ngày.

- Thời gian Công an tỉnh thẩm định hồ sơ, tư cách công dân đối với người đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo và gửi kết quả thẩm định về Ban Tôn giáo tỉnh không quá 15 ngày.

- Thời gian Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện phối hợp cùng với các cơ quan có liên quan thẩm định hồ sơ; trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét và có ý kiến bằng văn bản đối với việc đăng ký những người đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo; gửi hồ sơ, văn bản về Ban Tôn giáo tỉnh không quá 15 ngày.

- Thời gian Ban Tôn giáo tỉnh phối hợp với Ban, ngành, đoàn thể có liên quan thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với việc đăng ký những người đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo không quá 05 ngày.

- Thời gian Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết định đối với việc đăng ký những người đi đào tạo tại các trường đào tạo chức sắc tôn giáo không quá 05 ngày.

Thời gian nói trên là thời gian nhận đủ hồ sơ hợp pháp. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp pháp thì trong vòng 05 ngày cơ quan nhận phải làm thủ tục trả lại cơ quan trình.

Chương V

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NGƯỜI VÀO TU

Điều 11. Người phụ trách cơ sở tôn giáo có trách nhiệm lập 02 bộ hồ sơ như nhau về đăng ký người vào tu gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận người vào tu, nội dung hồ sơ như sau:

1. Bản đăng ký người vào tu (Mẫu M04)

2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người vào tu có hộ khẩu thường trú;

3. Cam kết của người vào tu;

4. Có ý kiến bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ (với người chưa thành niên vào tu).

Điều 12. Trình tự, thủ tục xem xét việc đăng ký người vào tu

- Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra 02 bộ hồ sơ của người phụ trách cơ sở tôn giáo đăng ký người vào tu. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp xã nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người phụ trách cơ sở tôn giáo đăng ký người vào tu.

- Thời gian Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký người vào tu đến Phòng Dân tộc - Tôn giáo cấp huyện không quá 15 ngày.

Chương VI

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Ban Tôn giáo tỉnh, các Ban, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công; các tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh căn cứ quy định trên để tổ chức, thực hiện. Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc yêu cầu các Ban, ngành có liên quan của tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.

 

MẪU M01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

...................., ngày .......tháng.....năm......

BẢN ĐĂNG KÝ PHONG CHỨC, PHONG PHẨM, BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH TÔN GIÁO

Kính gửi:.................................................................

Căn cứ Điều 22 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

Căn cứ Điều 16 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ...................................................................(1)

Tên tổ chức tôn giáo đăng ký (chữ in hoa).....................................

Trụ sở:.....................................................................

Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

- Họ và tên:...................................Năm sinh:.....................

- Tên gọi khác trong tôn giáo:.................................................

- Chức vụ, phẩm trật xin đăng ký:.............................................

- Chức vụ, phẩm trật hiện tại (nếu có).................................

Phạm vị phụ trách tôn giáo....................................................

Kèm theo bản đăng ký gồm: Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cứ trú; Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký. Giấy khai sinh, các văn bằng chứng chỉ đã qua đào tạo. Danh sách trích ngang theo tiêu chí trên (nếu đăng ký cho nhiều người).

 

Ngày.......tháng.........năm.....
Đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Cơ quan tiếp nhận
(Ký, đóng dấu)

TM.TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1): Căn cứ quy định của tổ chức tôn giáo.

 

MẪU M02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

...................., ngày .......tháng.....năm......

BẢN THÔNG BÁO VỀ VIỆC THUYÊN CHUYỂN NƠI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH

Kính gửi:.............................................

Căn cứ Điều 23 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

Căn cứ Điều 18 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ..................................................................(1)

Tên tổ chức tôn giáo đăng ký (chữ in hoa)......................................(2)

Trụ sở:.....................................................................

Thông báo về việc thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo:

- Họ và tên:...............................Năm sinh:.........................

- Tên gọi khác:..............................................................

- Chức vụ............................Phẩm trật tôn giáo:.....................

- Nơi hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển:.............................

- Nơi thuyên chuyển đến:....................................................

- Lý do thuyên chuyển:......................................................

 

Ngày.......tháng.........năm.....
Đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Cơ quan tiếp nhận
(Ký, đóng dấu)

TM.TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1): Căn cứ quy định của tổ chức tôn giáo.

(2): Tổ chức tôn giáo có thẩm quyền thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành.

 

MẪU M03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

 ...................., ngày .......tháng.....năm......

BẢN ĐĂNG KÝ THUYÊN CHUYỂN NƠI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH

Kính gửi:..............................................................

Căn cứ Điều 23 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

Căn cứ Điều 19 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ..................................................................(1)

Tên tổ chức tôn giáo đăng ký (chữ in hoa)..................................(2)

Trụ sở:....................................................................

Đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo:

- Họ và tên:...............................Năm sinh:........................

- Tên gọi khác:..............................................................

- Chức vụ:...........................Phẩm trật tôn giáo:......................

- Nơi hoạt động tôn giáo:………………………….............................

- Lý do thuyên chuyển:.......................................................

- Nơi thuyên chuyển đến:.....................................................

Đính kèm bản đăng ký gồm: Ý kiến bằng văn bản của tổ chức tôn giáo về thuyên chuyển; Đơn xin thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi đăng ký nhân khẩu thường trú; giấy khai sinh và văn bằng chứng chỉ đã qua đào tạo; tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người xin thuyên chuyển.

 

Ngày.......tháng.........năm.....
Đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Cơ quan tiếp nhận
(Ký, đóng dấu)

TM.TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

 (1): Căn cứ quy định của tổ chức tôn giáo.

(2): Tổ chức tôn giáo có thẩm quyền thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành.

 

MẪU M04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

 ...................., ngày .......tháng.....năm......

BẢN ĐĂNG KÝ NGƯỜI VÀO TU

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)...............

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;

Căn cứ Điều 22 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ.................................................................(1)

- Họ và tên người phụ trách cơ sở tôn giáo:..................................

- Năm sinh:..............................................................

- Tên gọi khác:............................................................

- Địa chỉ: ................................................................

- Chức vụ..................................................................

- Phẩm trật tôn giáo:.......................................................

- Phụ trách cơ sở tôn giáo:..................................................

Đăng ký người vào tu tại cơ sở tôn giáo với nội dung:

- Danh sách người vào tu (trích ngang họ tên, tên gọi khác, tuổi, nơi đăng ký nhân khâu thường trú).

- Cam kết của người phụ trách cơ sở tôn giáo.

Đính kèm bản đăng ký gồm: Sơ yếu lý lịch người vào tu (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nơi đăng ký nhân khẩu thường trú); Cam kết của người vào tu; ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với người chưa thành niên.

 

Ngày.......tháng.........năm.....
Đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Cơ quan tiếp nhận
(Ký, đóng dấu)

NGƯỜI PHỤ TRÁCH TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

 (1): Căn cứ hiến chương, điều lệ... của tổ chức tôn giáo.