Quyết định 10/2006/QĐ-UBND về Quy định thủ tục hành chính và trình tự giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân huyện, thị xã do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
Số hiệu: 10/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam Người ký: Trần Xuân Lộc
Ngày ban hành: 29/05/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 10/2006/QĐ-UBND

Phủ Lý, ngày 29 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trong toàn tỉnh.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết đinh này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Cục KT văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy; (để B/cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các T/ viênBCĐCCHC của tỉnh;
- Như điều 2;
- Lưu VT, NC.
2006/VP8.Thuỷ/79

TM. ỦY BAN NHÂN DAN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trần Xuân Lộc

 

QUY ĐỊNH

CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định 10/2006/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh Hà Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Những công việc được giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã được quy định như sau:

1. Những công việc của tổ chức, công dân thuộc các lĩnh vực: đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại xã, thị trấn trực thuộc huyện; cấp giấy phép xây dựng; chứng thực; lao động- thương binh & xã hội quy định tại văn bản này được giải quyết theo cơ chế “một cửa” nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (HĐND&UBND) các huyện, thị xã.

2. Những công việc của tổ chức, công dân không thuộc khoản 1 điều 1 mà thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, thị xã thì nộp hồ sơ trực tiếp tại các phòng, ban chuyên môn để thụ lý hồ sơ, giải quyết theo quy định hiện hành. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại các phường của thị xã Phủ Lý nộp hồ sơ giải quyết tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Phủ Lý (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT - BNV ngày 31/12/2004 của liên Bộ Tài nguyên môi trường - Bô Nội vụ).

3. Những công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành cấp tỉnh hoặc các cơ quan khác thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, công dân liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

4. Các văn bản có hiệu lực thi hành của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và UBND tỉnh nêu trong quy định này trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi thì UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm kịp thời điều chỉnh áp dụng theo văn bản mới đã có hiệu lực và báo cáo UBND tỉnh.

Điều 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện, thị xã có trách nhiệm giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, công dân thực hiện đúng các quy định về hoàn chỉnh hồ sơ có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của UBND các cấp.

Trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân biết lý do và viết phiếu hẹn lại thời gian trả kết quả.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Điều 3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể

1. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký kinh doanh (theo mẫu);

- Khi nộp hồ sơ cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình phải xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân.

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

2. Trình tự giải quyết:

2.1. Các cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình trực tiếp liên hệ với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để mua hồ sơ và được hướng dẫn thủ tục hoàn chỉnh hồ sơ;

2.2. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện, thị xã. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì viết phiếu nhận hồ sơ và hạn thời gian giải quyết cho người đăng ký kinh doanh;

2.3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn có liên quan để giải quyết;

2.4. Phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ nếu đủ điều kiện theo quy định thì tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chuyển kết quả đã giải quyết về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

2.5. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình trực tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Thời gian giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: Áp dụng theo Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29/5/2000 của Bộ Tài chính.

Điều 4. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các Hợp tác xã (trong trường hợp các Hợp tác xã lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh cấp huyện).

1. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin đăng ký kinh doanh;

- Điều lệ hợp tác xã;

- Số lượng xã viên, danh sách ban quản trị, ban kiểm soát của Hợp tác xã;

- Biên bản đã thông qua tại hội nghị thành lập Hợp tác xã;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Trình tự giải quyết:

2.1 Người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã trực tiếp liên hệ với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để mua hồ sơ và được hướng dẫn thủ tục hoàn chỉnh hồ sơ;

2.2. Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã nộp hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện, thị xã. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ nếu đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu nhận hồ sơ và hạn thời gian giải quyết cho người đại diện của Hợp tác xã;

2.3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn có liên quan để giải quyết;

2.4. Phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ nếu đủ điều kiện theo quy định thì tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chuyển kết quả đã giải quyết về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, (trường hợp từ chối kinh doanh cho Hợp tác xã phải trả lời bằng văn bản);

2.5. Người đại diện của Hợp tác xã trực tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: Áp dụng theo Thông tư số 55/1998/TT-BTC ngày20/4/1998 của Bộ Tài chính.

Điều 5. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể

1. Hồ sơ bao gồm:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình (theo mẫu);

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân, hộ gia đình (nếu chuyển sang các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).

2. Trình tự giải quyết:

2.1. Người kinh doanh nộp thông báo thay đổi nội dung kinh doanh cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

2.2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đầy đủ và hợp lệ theo quy định thì viết giấy biên nhận;

2.3. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn liên quan giải quyết;

2.4. Phòng chuyên môn nghiên cứu hồ sơ nếu đủ điều kiện theo quy định thì tiến hành giải quyết và chuyển kết quả về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

2.5. Người kinh doanh nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo phiếu hẹn.

3. Thời gian giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: Áp dụng theo Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29/5/2000 của Bộ Tài chính.

Chương III

QUY ĐỊNH THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Điều 6. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại xã, thị trấn.

1. Hồ sơ: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ gồm có:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều 50 của Luật đất đai (nếu có);

- Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

2. Trình tự và thời gian giải quyết:

2.1 Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại UBND xã, thị trấn nơi có đất. UBND xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại điều 50 của Luật đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày. Sau đó nộp hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện và viết giấy biên nhận cho người sử dụng đất (đối với các xã thuộc thị xã Phủ Lý và các huyện đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì nộp hồ sơ về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện, thị xã nơi có đất để giải quyết). Thời gian thực hiện không quá 03 ngày làm việc (không kể thời gian công khai danh sách);

2.2 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết giấy biên nhận, sau đó chuyển đến phòngTài nguyên- Môi trường để giải quyết. Thời gian thực hiện trong ngày;

2.3. Phòng Tài nguyên- Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích sao hồ sơ địa chính, gửi số liệu đến Chi cục thuế huyện để xác định nghĩa vụ tài chính (đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính), đồng thời thông báo cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Chi cục thuế huyện nơi có đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Thời gian thực hiện không quá 18 ngày làm việc;

2.4. Sau khi kiểm tra hồ sơ người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, phòng Tài nguyên- Môi trường đề nghị UBND huyện ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thời gian thực hiện không quá 04 ngày làm việc;

2.5. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông báo cho UBND xã, thị trấn nơi có đất đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc;

2.6. UBND xã, thị trấn thông báo cho người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc.

Tổng thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian công bố công khai danh sách và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính).

3. Lệ phí : Áp dụng theo Thông tư 93/2002/TT-BTC ngày 21/10/2002 của Bộ Tài chính.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 7. Thẩm quyền và thời gian cấp giấy phép xây dựng

1. UBND huyện, thị xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện, thị xã quản lý và các công trình có quy mô nhỏ do UBND tỉnh uỷ quyền, phân cấp.

2. Khi cấp giấy phép xây dựng các công trình theo thẩm quyền, UBND huyện, thị xã phải thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và Thông tư số 09/2005/TT- BXD ngày 06/5/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về cấp phép xây dựng. Phòng chuyên môn các huyện, thị xã có trách nhiệm thẩm định hồ sơ trình UBND huyện, thị xã ký cấp phép theo yêu cầu của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Điều 8. Cấp giấp phép xây dựng công trình, nhà ở đô thị

1. Hồ sơ :

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu). Trường hợp xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp phép xây dựng phải cam kết tự phá dỡ công trình khi nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng;

- Bản sao có công chứng một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống hoặc điểm nối kỹ thuật cấp điện; cấp nước; thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).

2. Trình tự giải quyết:

 2.1. Chủ đầu tư lập đủ hồ sơ theo mẫu, nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND và UBND huyện, thị xã nơi xây dựng công trình, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận, chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn giải quyết;

2.2. Phòng chuyên môn nghiên cứu nếu hồ sơ đủ điều kiện thì trình Chủ tịch UBND huyện, thị xã ký cấp giấy phép trong thời gian quy định, chuyển hồ sơ đã giải quyết về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

2.3. Chủ đầu tư đến nhận giấy phép tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Trường hợp không bảo đảm đúng hẹn trả kết quả, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải thông báo rõ lý do cho chủ đầu tư và thời gian giải quyết tiếp theo.

3. Thời gian giải quyết: Không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời gian cấp giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: Áp dụng theo Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính.

Điều 9. Gia hạn giấy phép xây dựng

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp phép xây dựng mà công trình chưa khởi công thì người xin cấp phép xây dựng phải xin gia hạn giấy phép xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng là cơ quan gia hạn giấy phép xây dựng.

1. Hồ sơ:

- Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng;

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

2. Trình tự và thời gian giải quyết: Trình tự thực hiện như điều 8; thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Lệ phí: Áp dụng theo Thông tư số 03/2001/TT-BTC ngày 11/01/2001 của Bộ Tài chính.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC CHỨNG THỰC

Điều 10. UBND huyện, thị xã chứng thực các việc sau;

1.Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

2. Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện giao dịch dân sự trong nước;

3. Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng;

4. Chứng thực văn bản thỏa thuận, phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;

5. Các việc khác theo quy định của pháp luật.

Việc chứng thực các nội dung trên được Chủ tịch UBND huyện, thị xã ủy quyền cho Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Chứng nhận bản sao.

1.Hồ sơ gồm có: Các bản sao giấy tờ cần chứng thực và xuất trình bản chính.

2.Trình tự giải quyết:

2.1 Công dân có nhu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện, thị xã;

2.2 Cán bộ tiếp nhận nếu thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận, sau đó chuyển đến phòng Tư pháp để giải quyết;

2.3 Phòng Tư pháp nghiên cứu giải quyết và chuyển kết quả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

2.4 Công dân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

3. Thời gian gian giải quyết: Trong ngày

4. Lệ phí: Áp dụng theo Thông tư liên tịch Bộ Tài chính- Bộ Tư pháp số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001.

Điều 12. Chứng thực hợp đồng .

1. Hồ sơ:

- Hợp đồng;

 - Trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người yêu cầu chứng thực phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó.

- Khi chứng thực, người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy tờ tùy thân.

2.Trình tự giải quyết:

2.1 Công dân có nhu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện, thị xã;

2.2 Cán bộ tiếp nhận nếu thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận, sau đó chuyển đến phòng Tư pháp để giải quyết;

2.3 Phòng Tư pháp nghiên cứu giải quyết và chuyển kết quả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;

2.4 Công dân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

3. Thời gian giải quyết:

- Đối với hợp đồng đơn giản thời gian không quá 02 ngày làm việc,

- Đối với hợp đồng phức tạp không quá 05 ngày làm việc,

- Đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp thời gian không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Lệ phí: Áp dụng theo Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21.11.2001.

Chương VI

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

Điều 13. Những công việc, yêu cầu của công dân được tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

- Xác nhận đơn đề nghị cấp đổi lại giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ;

- Xác nhận các giấy tờ về trợ cấp ưu đãi trong giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên là con của những người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp ưu đãi theo quy định của nhà nước;

- Xác nhận đơn xin sao lục hồ sơ liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh và người có công với nước;

- Xác nhận đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế;

- Làm thủ tục đề nghị di chuyển hồ sơ trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

1. Hồ sơ:

- Đơn đề nghị có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú;

- Thẻ thương binh, bệnh binh, các giấy tờ có liên quan;

- Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy khai sinh.

2. Trình tự giải quyết:

2.1. Công dân có yêu cầu về lĩnh vực quy định tại điều 13 trực tiếp liên hệ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND huyện, thị xã, xuất trình các loại giấy tờ liên quan đến công việc mà mình yêu cầu;

2.2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ nếu thấy đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận, sau đó chuyển cho phòng Nội vụ - Lao động-Thương binh & Xã hội giải quyết theo thẩm quyền;

2.3. Phòng Nội vụ- Lao dộng-Thương binh & Xã hội nghiên cứu giải quyết và chuyển kết quả cho bộ phân tiếp nhận và trả kết quả;

2.4. Công dân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Thời gian giải quyết:

Cấp giấy chứng nhận các loại: Trong ngày.

4. Lệ phí: Không thu

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Sở Nội vụ và các ngành có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khoản nào chưa hợp lý Chủ tịch UBND các huyện, thị xã kịp thời phản ảnh về Sở Nội vụ để báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết ./.