Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 09/2020/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Dung |
Ngày ban hành: | 26/02/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2020/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 02 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại, đón tiếp khách nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 3 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan đoàn thể trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC NGÀY KỶ NIỆM; NGHI THỨC TRAO TẶNG, ĐÓN NHẬN HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, DANH HIỆU THI ĐUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này thống nhất việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều 2, Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại, đón tiếp khách nước ngoài.
KỶ NIỆM NHỮNG NGÀY LỄ LỚN TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
1. Các đơn vị, địa phương tổ chức đón thời khắc giao thừa và theo dõi Chủ tịch nước chúc Tết được trực tiếp trên chương trình Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động vui Tết, đón Xuân, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tùy tình hình thực tế để tổ chức đón thời khắc giao thừa.
Điều 4. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Đối với năm khác
a) Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế và các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi là đoàn thể cấp tỉnh) dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế và dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. UBND thành phố Huế và Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng; tham gia lễ viếng, lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do địa phương tổ chức (nếu có).
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
d) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục nhân dân và chiến sĩ.
2. Đối với năm lẻ 5, năm tròn
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, nhà trường, các đơn vị liên quan có thể nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo khoa học hoặc tọa đàm khẳng định ý nghĩa, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Điều 5. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
Điều 6. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng ngày kỷ niệm; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; tham gia viếng các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang do địa phương tổ chức (nếu có).
2. Các cơ quan, nhà trường, các đơn vị liên quan có thể nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử to lớn của Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
3. Các Cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
4. Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục vụ nhân dân và chiến sĩ.
Điều 7. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
2. Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
Điều 8. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Đối với năm khác
a) Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế và các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng ngày kỷ niệm.
c) Các Cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
d) Các địa phương, đơn vị có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.
2. Đối với năm lẻ 5, năm tròn
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, nhà trường, các đơn vị liên quan có thể nghiên cứu tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Điều 9. Ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Đối với năm khác
a) Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế và các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế và dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. UBND thành phố Huế và Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng; tham gia viếng các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang, lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do địa phương tổ chức, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng (nếu có).
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
d) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục nhân dân và chiến sĩ.
2. Đối với năm lẻ 5, năm tròn
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này, các cơ quan, nhà trường, các đơn vị liên quan có thể nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử to lớn của Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 10. Kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần
1. Thẩm quyền quyết định và tần suất tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từ trần thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
2. Tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
3. Việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác và đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu đã từ trần được thực hiện theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Điều 11. Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ quốc tế như ngày sinh của V.I.Lênin (22-4-1870), C.Mác (05-5-1818), Ph.Ăng-ghen (28-11-1820), ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (07-11-1917) và kỷ niệm các ngày lễ quốc tế khác được thực hiện theo quy định tại Điều 20, 21, Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ LỚN Ở THỪA THIÊN HUẾ
Điều 12. Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế
1. Đối với năm khác
a) Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế và các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế. UBND thành phố Huế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động này.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng; tham gia viếng các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang do địa phương tổ chức; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng (nếu có).
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
d) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục nhân dân và chiến sĩ.
2. Đối với năm lẻ 5
a) Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế và các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Huế và dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. UBND thành phố Huế và Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này.
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng; tham gia viếng các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang, lễ dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh do địa phương tổ chức; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng (nếu có).
c) Các cơ quan, nhà trường, các đơn vị liên quan có thể nghiên cứu tổ chức các cuộc hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế.
d) Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
đ) Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục nhân dân và chiến sĩ.
3. Đối với năm tròn
a) Tổ chức Lễ kỷ niệm cấp tỉnh
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và thành phố Huế tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm.
Thành phần đại biểu mời tham dự
Mời các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội). Trong đó mời không quá 02 trong 04 đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội).
Mời Lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể Trung ương tham dự.
Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đồng chí lão thành cách mạng, Lãnh đạo các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, Lãnh đạo các địa phương và các cơ quan truyền thông tham dự Lễ kỷ niệm.
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Lãnh đạo tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh) đọc diễn văn kỷ niệm.
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5.
1. Kỷ niệm lần đầu tiên
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp tỉnh;
Mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan dự lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đại diện Lãnh đạo các địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan cùng tham dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lãnh đạo tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) đọc diễn văn kỷ niệm;
2. Các lần kỷ niệm tiếp theo
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức dâng hương tại nơi lưu niệm đồng chí Lãnh đạo;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1, 2 Điều này, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
a) Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân, học sinh, sinh viên, chiến sĩ.
b) Các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về thân thế, sự nghiệp và công lao của đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
c) Các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
d) Đối với năm lẻ 5, năm tròn, các cơ quan nghiên cứu, nhà trường, các đơn vị liên quan có thể tổ chức các cuộc hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về thân thế, sự nghiệp và công lao của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Điều 14. Kỷ niệm năm mất của các danh nhân được Đảng, Nhà nước công nhận có quê gốc ở Thừa Thiên Huế
1. Năm lẻ 5, năm khác
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Năm tròn
a) Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với ban, bộ, ngành liên quan tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm.
Mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan dự lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đại diện Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đại diện Lãnh đạo các địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan cùng tham dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Lãnh đạo tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) đọc diễn văn kỷ niệm;
b) Các đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến xuất sắc của danh nhân.
c) Các cơ quan nghiên cứu, nhà trường, các đơn vị liên quan có thể tổ chức các cuộc hội thảo khoa học hoặc tọa đàm về thân thế, sự nghiệp và công lao của các danh nhân.
d) Các cơ quan thông tấn, báo chí trong trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.
Điều 15. Các ngày lễ kỷ niệm khác
Việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm khác, ngoài các ngày lễ kỷ niệm đã nêu tại quy định này do Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét, quyết định.
KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP, NGÀY TRUYỀN THỐNG, NGÀY HƯỞNG ỨNG
Điều 16. Điều kiện, thẩm quyền, trình tự công nhận, nội dung tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của cơ quan ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các tổ chức kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
Điều 17. Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các đơn vị trong lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Điều 18. Yêu cầu, hình thức tổ chức lễ kỷ niệm
1. Buổi lễ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
2. Việc trang trí, quy định trang phục, biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi tại lễ kỷ niệm thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23, 24, Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
Điều 19. Trình tự tiến hành lễ kỷ niệm
1. Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm được tiến hành theo trình tự sau a) Thông báo chương trình buổi lễ.
b) Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ đứng nghiêm, hát rõ lời Quốc ca. Hạn chế tối đa người làm nhiệm vụ (quay phim, chụp ảnh, bảo vệ an ninh) đi lại trong quá trình thực hiện Lễ chào cờ.
c) Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng theo thứ tự sau: Giới thiệu đích danh đại biểu cấp trên đến tham dự lễ kỷ niệm,
Giới thiệu đại diện tên cơ quan, đơn vị hoặc nhóm chức danh được mời,
Giới thiệu đích danh chức danh cao nhất (đương nhiệm) của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm.
d) Việc giới thiệu các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Lễ kỷ niệm (hoặc Đại hội, Hội nghị) phải đảm bảo đầy đủ, ngắn gọn.
Nếu chỉ có các đồng chí đương chức thì giới thiệu theo thứ tự: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Nếu có các đồng chí nguyên Tổng Bí thư, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các thành phần khác tham dự thì giới thiệu theo thứ tự:
Đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí nguyên Tổng Bí thư,
Đồng chí Chủ tịch nước, các đồng chí nguyên Chủ tịch nước,
Đồng chí Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí nguyên Thủ tướng Chính phủ,
Đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội,
Đồng chí Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Các đồng chí lãnh đạo khác, giới thiệu chung.
Trên đây là nguyên tắc chung, tùy từng trường hợp cụ thể có điều chỉnh cho phù hợp. Khi bốn (04) đồng chí lãnh đạo chủ chốt không có mặt thì các đồng chí được phân công đại diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có thể giới thiệu đích danh.
đ) Trình bày diễn văn hoặc báo cáo (tóm tắt): Chỉ “kính thưa họ tên và chức danh” Lãnh đạo có chức vụ cao nhất ở Trung ương và ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
e) Công bố quyết định khen thưởng, trao tặng, hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua (nếu có).
g) Phát biểu ý kiến của lãnh đạo cấp trên hoặc đại diện khách mời.
h) Phát biểu đáp từ của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm
i) Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
2. Việc điều hành phần nghi thức quy định tại khoản 1 Điều này phải do Ban Tổ chức lễ kỷ niệm thực hiện.
3. Khi được giới thiệu, đại biểu đứng lên, cúi chào (không vẫy tay, chắp tay).
4. Người phát biểu, người điều hành buổi Lễ kỷ niệm không thực hiện nghi thức cúi chào trước khi bước lên bục phát biểu (trừ người trong lực lượng vũ trang).
5. Không tổ chức đội hình lễ tân đứng hai bên để đón đại biểu tại tiền sảnh nơi tổ chức buổi lễ (ngoại trừ đội hình tiêu binh).
Điều 20. Nghi thức công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua tại quy định này thực hiện theo Điều 25, Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
2. Việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 26, Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
3. Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 28, Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương.
4. Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua trong lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (nếu có).
Điều 21. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức
1. Giao Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức các ngày kỷ niệm được nêu tại Quy định này.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn thực hiện nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, các cơ quan báo chí và tổ chức có liên quan trong việc chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhân dịp tổ chức các sự kiện được nêu tại Quy định này.
4. Các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương và tổ chức liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì tổ chức tốt các ngày kỷ niệm; thực hiện nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
2. Trường hợp các văn bản, quy định được viện dẫn trong Quy định này có sự thay đổi, sửa đổi, bổ sung hoặc bị thay thế thì được áp dụng theo các văn bản, quy định mới ban hành (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh với Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương Ban hành: 31/08/2018 | Cập nhật: 03/09/2018
Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài Ban hành: 29/10/2013 | Cập nhật: 31/10/2013