Quyết định 08/QĐ-BCĐ389 năm 2021 sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả kèm theo Quyết định 264/QĐ-BCĐ389
Số hiệu: 08/QĐ-BCĐ389 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 18/01/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/QĐ-BCĐ389

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 264/QĐ-BCĐ389 NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 2017 CỦA TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ

Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;

Căn cứ Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2014; Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2017;

Theo đề nghị của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả - Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành kèm theo Quyết định số 264/QĐ-BCĐ389 ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1, như sau:

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo 389 quốc gia

1. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia hoạt động thường xuyên thông qua hoạt động của các thành viên. Cơ quan Thường trực và Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (gọi tắt là Văn phòng Thường trực); trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên.

2. Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của bộ, ngành mình và các nhiệm vụ được Trưởng ban phân công.

3. Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng con dấu của Bộ mình; Văn phòng Thường trực sử dụng con dấu riêng.

4. Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành sử dụng con dấu của Bộ, ngành mình; Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (thành phố) sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố); các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (thành phố) sử dụng con dấu của sở, ngành mình.”

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau:

“Điều 3. Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

1. Bộ Tài chính là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Cơ quan Thường trực có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ phối hợp với Văn phòng Thường trực nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đồng thời bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Văn phòng Thường trực.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, thực hiện các chuyên đề, kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng trọng điểm, địa bàn trọng điểm hoặc trong từng thời kỳ khi được Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực giao.

2. Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan có công chức, sỹ quan biệt phái đến làm việc tại Văn phòng Thường trực để đảm bảo các chế độ, chính sách, quyền lợi về lương, các khoản phụ cấp theo lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp, phúc lợi và các chế độ đặc thù khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; ưu tiên tạo điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tiếp nhận, bố trí công tác cho công chức, sỹ quan hết thời hạn biệt phái phù hợp với trình độ, năng lực.

3. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng con dấu của Bộ Tài chính.”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành; các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (có danh sách kèm theo); Trưởng Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể
- Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, BCĐ389(2b).

TRƯỞNG BAN




PHÓ THỦ TƯỚNG
Trương Hòa Bình

 

DANH SÁCH

THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ
(Kèm theo Quyết định số 08/QĐ-BCĐ389 ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả)

1. Ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng ban.

2. Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Trưởng ban Thường trực.

3. Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Phó Trưởng ban.

4. Ông Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban.

5. Ông Nguyễn Duy Ngọc, Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban.

6. Ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Ủy viên.

7. Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên.

8. Bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên.

9. Ông Đặng Hoàng An, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Ủy viên.

10. Bà Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy viên.

11. Ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy viên.

12. Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy viên.

13. Ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, Ủy viên.

14. Ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy viên.

15. Ông Phạm Công Trạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy viên.

16. Ông Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên.

17. Ông Phạm Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên.

18. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy viên.

19. Ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên.

20. Ông Bùi Ngọc Lam, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên.

21. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy viên.

22. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy viên.

23. Ông Trần Minh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Ủy viên.

24. Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Ủy viên.

25. Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Ủy viên.

26. Ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Ủy viên.

27. Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy viên.

28. Ông Đàm Thanh Thế, Thiếu tướng, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ủy viên.

29. Ông Trần Văn Nam, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Ủy viên.

30. Ông Lê Văn Phúc, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ủy viên.

31. Ông Nguyễn Đình Thuận, Trung tướng, Cục trưởng Cục An ninh Kinh tế, Ủy viên.

32. Ông Nguyễn Văn Long, Đại tá, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Ủy viên.

33. Bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I), Văn phòng Chính phủ, Ủy viên.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) ban hành kèm theo Quyết định số 31/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia như sau:
...

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo 389, như sau:

“Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

1. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia hoạt động thường xuyên thông qua hoạt động của các Thành viên và của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (gọi tắt là Văn phòng Thường trực); trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban và các Ủy viên.

2. Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực của Bộ, ngành mình và các nhiệm vụ được Trưởng Ban phân công.

3. Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sử dụng con dấu của Bộ mình; Văn phòng Thường trực sử dụng con dấu riêng.

4. Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành sử dụng con dấu của Bộ, ngành mình; Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (thành phố) sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố); các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (thành phố) sử dụng con dấu của sở, ngành mình”.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) ban hành kèm theo Quyết định số 31/QĐ-BCĐ389 ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia như sau:
...

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 3. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389, như sau:

“Điều 3. Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

1. Bộ Tài chính là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ phối hợp với Văn phòng Thường trực nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến công tác của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, đồng thời bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Văn phòng Thường trực.

2. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan có công chức, sỹ quan biệt phái đến làm việc tại Văn phòng Thường trực để đảm bảo các chế độ, chính sách, quyền lợi về lương, các khoản phụ cấp theo lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp, phúc lợi và các chế độ đặc thù khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; ưu tiên tạo điều kiện trong quy hoạch, bổ nhiệm đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tiếp nhận, bố trí công tác cho công chức, sỹ quan hết thời hạn biệt phái phù hợp với trình độ, năng lực.”

Xem nội dung VB