Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: | 08/2018/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Lê Thị Thìn |
Ngày ban hành: | 19/03/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2018/QĐ-UBND |
Thanh Hoá, ngày 19 tháng 3 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 777/SKHĐT-TĐ ngày 09/02/2018 và Công văn số 1033/SKHĐT-TĐ ngày 07/3/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2018. Quyết định số 4508/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KINH DOANH, KHAI THÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
08
Quá trình chuyển đổi chợ được thực hiện công khai, minh bạch nhằm bảo đảm các chế độ, quyền lợi của người lao động thuộc Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ và các thương nhân kinh doanh tại chợ; đồng thời, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và hiệu quả kinh tế - xã hội của chợ sau khi chuyển đổi.
2. Việc chuyển đổi chợ phải hạn chế tối đa những tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các thương nhân kinh doanh tại chợ.
2. Đối với các chợ còn lại: Áp dụng hình thức giao cho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã đủ năng lực, điều kiện theo quy định để tiếp nhận quản lý, kinh doanh, khai thác chợ. Trường hợp 01 chợ có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã trở lên đăng ký tham gia quản lý, kinh doanh, khai thác sau khi Phương án chuyển đổi chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công khai theo quy định thì thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 1.
Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện) do Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định thành lập; thành phần gồm: Trưởng Ban là Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện; Phó Trưởng Ban Thường trực là Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng (hoặc Phòng Kinh tế đối với thị xã, thành phố); thành viên Ban Chuyển đổi gồm đại diện lãnh đạo: Văn phòng UBND cấp huyện, các Phòng: Kinh tế/ Kinh tế và Hạ tầng, Quản lý đô thị (đối với các thị xã, thành phố), Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có chợ chuyển đổi, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có chợ chuyển đổi, Trưởng Ban quản lý (hoặc Tổ trưởng quản lý) chợ được chuyển đổi và lãnh đạo các phòng, ban thuộc UBND cấp huyện, cấp xã khác (nếu cần).
b) Nhiệm vụ của Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương; UBND cấp huyện đề xuất, gửi Sở Công Thương thẩm định và tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác các chợ hạng 1 trên địa bàn tỉnh theo lộ trình 05 năm và hàng năm; Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ hạng 2, 3 trên địa bàn quản lý theo lộ trình 05 năm và hàng năm bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng chợ.
2. Nội dung Kế hoạch chuyển đổi chợ gồm: Tên chợ; địa chỉ; hạng chợ; định hướng quy hoạch (xây dựng mới; nâng cấp, cải tạo, mở rộng tại vị trí cũ; di dời, đầu tư xây dựng tại vị trí mới); vị trí, diện tích chợ hiện tại; dự kiến vị trí, diện tích chợ, hiện trạng sử dụng đất dự kiến đầu tư, xây dựng mới; dự kiến thời gian chuyển đổi, hình thức chuyển đổi; số thương nhân kinh doanh thường xuyên trong chợ.
Đơn vị lập Phương án chuyển đổi chợ: Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện.
2. Nội dung Phương án chuyển đổi chợ
ề
Phương án chuyển đổi chợ hạng 1: Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định.
2. Phương án chuyển đổi chợ hạng 2, 3: Chủ tịch UBND cấp huyện giao cho phòng, ban có chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện tổ chức thẩm định.
Thẩm định Phương án chuyển đổi chợ hạng 1
a) Thành phần hồ sơ
Điều 11. Thẩm quyền phê duyệt Phương án chuyển đổi chợ
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Phương án chuyển đổi chợ hạng 1.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt Phương án chuyển đổi chợ hạng 2, 3 sau khi có ý kiến của Sở Công thương về Phương án chuyển đổi chợ.
Điều 12. Thông báo công khai Phương án chuyển đổi chợ
Chậm nhất 05 (năm) ngày sau khi Phương án chuyển đổi chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Công Thương, UBND cấp huyện, Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện phải công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương và của UBND cấp huyện; công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn có chợ chuyển đổi và tại các chợ để tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện; đồng thời để các doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm tham gia chuyển đổi chợ.
2. Thời gian thông báo công khai Phương án chuyển đổi chợ theo quy định được thực hiện ít nhất là 10 (mười) ngày.
Điều 13. Tổ chức giao doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ
Các chợ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy định này được áp dụng hình thức giao doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ khi thực hiện chuyển đổi chợ.
2. Việc lựa chọn để giao doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, kinh doanh, khai thác chợ được thực hiện sau khi Phương án chuyển đổi chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được công bố thông tin theo quy định tại Điều 12 Quy định này.
Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện sau khi Phương án chuyển đổi chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Giao UBND cấp huyện làm bên mời thầu để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
Tổ chức tiếp nhận toàn bộ hiện trạng chợ (bao gồm hạ tầng cơ sở chợ, bộ máy quản lý, nhân viên, tài sản cố định, tài chính, phương án chuyển đổi chợ đã được phê duyệt và các hồ sơ tài liệu về chợ).
2. Thực hiện đúng các nội dung tại Phương án chuyển đổi chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện các nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức quản lý, kinh doanh, khai thác chợ theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND cấp huyện triển khai thực hiện Quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành tại Quyết định này; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các khó khăn vướng mắc, vượt quá thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành lập Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện.
2. Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi chợ trên địa bàn theo lộ trình 05 năm và hàng năm, bảo đảm phù hợp với điều kiện của từng chợ; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch chuyển đổi chợ theo quy định; gửi Kế hoạch chuyển đổi chợ được phê duyệt theo thẩm quyền về Sở Công Thương để tổng hợp, theo dõi.
Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyên, giải thích, vận động thương nhân kinh doanh tại chợ và nhân dân tại địa phương nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ công tác chuyển đổi chợ.
2. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi các chợ trên địa bàn, bảo đảm đúng kế hoạch và chỉ đạo của UBND cấp huyện.
Triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung tại Kế hoạch, Phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Phối hợp với Ban Chuyển đổi chợ cấp huyện tập hợp hồ sơ, tài liệu có liên quan về chợ được quản lý để xây dựng Phương án chuyển đổi chợ hoặc cung cấp cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng Phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
Điều 20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị, xã hội các cấp: Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền chủ trương về công tác chuyển đổi chợ trên địa bàn để nhân dân được biết, tạo sự
Đối với các chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án chuyển đổi chợ nhưng chưa tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thì các bước tiếp theo thực hiện theo quy định này. Đối với các chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án chuyển đổi chợ và đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 4508/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương có văn bản gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nghị định 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư Ban hành: 17/03/2015 | Cập nhật: 19/03/2015
Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 24/02/2015
Quyết định 4508/2012/QĐ-UBND về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 28/12/2012 | Cập nhật: 21/08/2014
Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 23/12/2009 | Cập nhật: 25/12/2009
Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 14/01/2003 | Cập nhật: 22/02/2013