Quyết định 08/2018/QĐ-UBND quy định về sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: 08/2018/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Trần Xuân Hải
Ngày ban hành: 28/03/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NN DÂN
TNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 08/2018/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 28 tháng 03 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/02/2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP , ngày 03/9/2013 của Chính phủ, sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/02/2010; Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 Của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 sa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một s điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của Giám đc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình s 2837/TTr-SGTVT ngày 06/12/2017; Văn bản s 405/SGTVT-KCHT, ngày 06/3/2018 về giải trình, tiếp thu, làm rõ ý kiến các Thành viên UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương tỉnh Đk Nông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận ti; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ:
- Bộ Giao thông vận t
i;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT H
ĐND tnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể CT-X
H.
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Công báo tỉnh;
- Báo Đ
k Nông;
- Đài Phát thanh-Truyền hình t
ình;
- C
ng Thông tin điện tử tỉnh;
- Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh;
- Các PCVP UBND t
nh;
- Lưu: VT, CNXD (MNC)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hải

 

QUY ĐỊNH

SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND, ngày 28/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chnh

Quy định này quy định việc sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường đô thị (trừ Quốc lộ qua đô thị) thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương tỉnh Đk Nông.

Chương II

SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 3. Phạm vi bo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương

Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương bao gồm: Phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, giới hạn trên không và giới hạn khoảng cách an toàn theo chiu ngang, phn dưới mặt đất, phn dưới mặt nước được quy định tại các Điều 14, 15, 16, 18, 19, 21, 23, 24 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Khon 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ.

Điều 4. Sử dụng phạm vi bo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương

Sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương được quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ.

Điều 5. Đấu nối với hệ thống đường bộ địa phương

1. Đối với các tuyến đường địa phương được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp phải tuân thủ theo quy hoạch phát triển Giao thông vận tải; việc xây dựng, cải tạo đường đô thị phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Trường hợp phát sinh mới ngoài quy hoạch, trước khi đầu tư xây dựng phải có ý kiến của cơ quan qun lý chun ngành về quy mô, cấp hạng và phi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi triển khai xây dựng công trình.

2. Đối với đường dẫn ra vào trạm dừng nghỉ và các tuyến đường chuyên dùng (đường lâm nghiệp, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, đường ni trực tiếp từ công trình đơn lẻ...) phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp giấy phép thi công trước khi triển khai xây dựng công trình.

3. Đối với cửa hàng xăng dầu xây dựng dọc theo đường bộ phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thm quyền chấp thuận, cấp phép về vị trí và thiết kế đoạn đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu qua phần đất hành lang an toàn đường bộ theo đúng quy định hiện hành.

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên hệ thống đường bộ địa phương được quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Chương III

CHẤP THUẬN, CẤP PHÉP SỬ DỤNG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 7. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu và bin quảng cáo tạm thời

1. Thủ tục đề nghị chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu và bin qung cáo tạm thời thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 16 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 và Khoản 6, Khoản 7 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

2. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 8. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ trên đường đang khai thác

1. Trước khi triển khai thi công dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình giao thông, nhà thầu thi công phải được cơ quan quản lý đường bộ chấp thuận và cấp phép thi công.

2. Thủ tục đề nghị chấp thuận, cấp phép thi công thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

3. Trình t, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 9. Thẩm quyền chấp thuận, cấp phép

1. Sở Giao thông vận tải chấp thuận, cấp phép thi công công trình trên các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường được giao qun lý.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chấp thuận, cấp phép thi công công trình trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường đô thị (trừ Quc lộ qua đô thị) do UBND các huyện, thị xã quản lý và các tuyến đường được UBND tỉnh giao quản lý.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Chủ trì triển khai thực hiện Quy định này và hướng dẫn trình tự, thủ tục thỏa thuận, cấp phép đấu nối với hệ thống đường bộ địa phương.

2. Chđạo đơn vị quản lý đường; Thanh tra giao thông phát hiện các vi phạm, đồng thời thông báo cho chính quyn địa phương.

3. Cập nhật các công trình thiết yếu, công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp... vào hồ sơ quản lý tuyến đường và báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trên các tuyến đường được giao quản lý.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

2. Không cấp Giấy phép xây dựng và Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

3. Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, xử lý theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ.

4. Chủ trì giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý (các tuyến đường theo phân cấp quản lý). Tổ chức thực hiện cưỡng chế đgiải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ; ngăn chặn và chm dứt tình trạng tái lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Tăng cường quản lý phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.

2. Phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện xử lý kịp thời, theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường theo phân cấp quản lý. Chủ trì tổ chức thực hiện giải tỏa, cưỡng chế để giải tỏa vi phạm, lập lại trật thành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường theo phân cấp quản lý; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.