Quyết định 0774/1998/QĐ/BTM ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ trong khu vực biên giới Việt - Trung của Bộ trưởng Bộ Thương mại
Số hiệu: | 0774/1998/QĐ-BTM | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Thương mại | Người ký: | Trương Đình Tuyển |
Ngày ban hành: | 04/07/1998 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ THƯƠNG MẠI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 0774/1998/QĐ-BTM |
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại; Căn cứ văn bản số 177/KTTH-m ngày 9 tháng 6 năm 1997 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt - Trung;
Nhằm thống nhất việc tổ chức và quản lý các hoạt động lưu thông hàng hoá ở khu vực biên giới của Việt Nam phù hợp với Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên vùng biên giới Việt - Trung và pháp luật của mỗi nước, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần cải thiện đời sống đồng bào vùng biên giới;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành "Quy chế tạm thời về tổ chức và quản lý chợ trong khu vực biên giới Việt - Trung" kèm theo Quyết định này.
Điều 2.- Chủ tịch UBND, Giám đốc Sở Thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc, thủ trưởng các cơ quan chức năng thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
|
Trương Đình Tuyển (Đã ký) |
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0774/1998/QĐ-BTM ngày 04 tháng 7 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bản Quy chế này áp dụng cho các chợ trên lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc, (sau đây gọi tắt là chợ biên giới Việt - Trung).
Điều 2. Chợ biên giới Việt - Trung thuộc các khu kinh tế cửa khẩu được điều chỉnh theo quy định riêng.
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC VÀO KINH DOANH TẠI CHỢ
Điều 3.
3.1. Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại khu vực biên giới được phép vào chợ biên giới để trao đổi, mua bán hàng hoá. Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực biên giới khi vào chợ biên giới trao đổi, mua bán hàng hoá phải tuân thủ Quy chế khu vực biên giới ban hành kèm theo Nghị định 99/HĐBT ngày 27/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
3.2. Công dân Trung Quốc cư trú tại khu vực biên giới phía Trung Quốc, có giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp được vào Chợ biên giới của Việt Nam để trao đổi, mua bán hàng hoá và tuân thủ các quy định nói ở Điều 5 dưới đây.
Điều 4.
4.1. Thương nhân của Việt Nam nếu được Ban quản lý chợ biên giới chấp thuận bố trí địa điểm đặt cửa hàng, cửa hiệu thì được phép kinh doanh tại chợ.
4.2. Thương nhân Trung Quốc nếu có đủ các điều kiện sau đây thì được xem xét việc cấp sổ kinh doanh tại chợ:
- Là công dân Trung Quốc cư trú tại khu vực biên giới phía Trung Quốc, có giấy thông hành xuất nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp.
- Có đơn xin phép cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam kinh doanh thường xuyên tại chợ biên giới của Việt Nam, trong đó có xác nhận của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Trung Quốc (theo mẫu số 1).
4.3. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường địa phương và khả năng bố trí địa điểm bán hàng tại chợ biên giới, Giám đốc Sở Thương mại trình Chủ tịch UBND tỉnh biên giới quyết định số lượng thương nhân của Trung Quốc được phép vào buôn bán tại chợ biên giới của Việt Nam.
Sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định, Sở Thương mại tỉnh biên giới của Việt Nam cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới (theo mẫu số 2) và báo cáo Bộ Thương mại danh sách công dân Trung Quốc được UBND tỉnh cho phép buôn bán tại chợ. Ban quản lý chợ bố trí địa điểm kinh doanh.
Chương 3:
TRAO ĐỔI, MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ
Điều 5. Quản lý hàng hoá:
5.1. Hàng hoá mua bán tại chợ là hàng được phép lưu thông trên thị trường theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
5.2. Hàng hoá đưa qua cửa khẩu biên giới được thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nước Việt Nam.
Điều 6.
6.1. Công dân Trung Quốc nói tại điểm 3.2 Điều 3 Quy chế này được vào chợ biên giới của Việt Nam để trao đổi, mua bán hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình không mang tính chất kinh doanh với trị giá không quá 200.000 đồng Việt Nam/lượt/người ngày được miễn các loại thuế.
Trường hợp trị giá hàng hoá vượt quá 200.000 đồng/lượt/người ngày (kể cả vật nguyên con, nguyên cái) phải được sự đồng ý của Hải quan và nộp thuế xuất nhập khẩu phần vượt trị giá hàng hoá quy định trên đây.
Giá trị hàng miễn thuế sẽ được Bộ Thương mại điều chỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể tại từng thời kỳ.
6.2. Thương nhân của Trung Quốc đã được Sở Thương mại cấp sổ kinh doanh tại chợ biên giới Việt Nam chỉ được đưa hàng qua cửa khẩu và mua bán tại chợ biên giới với doanh số không quá 100 triệu đồng VN/tháng và theo quy định sau đây: khi doanh số vượt quá 50 triệu đồng VN/tháng thì doanh số hàng bán không được vượt quá doanh số hàng mua.
Danh mục hàng hoá đưa qua cửa khẩu phải thực hiện các quy định về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, phải nộp các loại thuế và phí theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Điều 7. Trong chợ biên giới được phép sử dụng đồng Việt Nam và đồng nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán.
Chương 4:
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CHỢ
Điều 8. Thẩm quyền thành lập và giải thể chợ.
Chợ biên giới do Chủ tịch UBND tỉnh biên giới căn cứ vào các quy định của Quy chế này, các quy định khác có liên quan và tình hình cụ thể của địa phương để ra quyết định thành lập hoặc giải thể theo đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại.
Phòng Tài chính - Thương nghiệp giúp UBND huyện tổ chức và quản lý chợ.
Điều 9. Bộ máy quản lý chợ.
ở mỗi chợ biên giới có Ban quản lý chợ được thành lập và thực hiện chức năng nhiệm vụ phù hợp với Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.
Điều 10. Nghĩa vụ và quyền lợi của người kinh doanh.
10.1. Chấp hành pháp luật Nhà nước Việt Nam và các quy định khác có liên quan đến việc buôn bán tại chợ đặt trong khu vực biên giới. 10.2. Giữ vệ sinh, đảm bảo môi trường và trật tự nơi bán hàng.
10.3. Được bảo hộ quyền kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật.
10.4. Được giúp đỡ, hướng dẫn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
10.5. Người mua bán hàng hoá có quyền yêu cầu Ban quản lý chợ và các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các tranh chấp về số lượng và chất lượng hàng hoá, về trật tự an toàn trong khi mua bán ở chợ.
Điều 11. Tài chính của chợ:
Tài chính của chợ và các yêu cầu quản lý khác không nêu trong Quy chế này thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 15 TM/CSTTTN ngày 16/01/1996 của Bộ Thương mại.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Khi quyết định thành lập chợ, UBND tỉnh biên giới:
12.1. Xác định địa điểm đặt chợ phù hợp với Thông tư số 1393/TT-LB ngày 25/5/1992 của Liên Bộ Ngoại giao - Nội vụ - Ban biên giới hướng dẫn thi hành Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa.
12.2. Thông báo cho chính quyền cấp tỉnh tương ứng phía Trung Quốc biết về chủ trương mở chợ biên giới ở các cửa khẩu theo thoả thuận tại "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa".
12.3. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể trên địa bàn, chỉ đạo Sở Thương mại, các ngành hữu quan và UBND các huyện có chợ biên giới ban hành các quy định cụ thể về quản lý chợ tại địa phương phù hợp với Quy chế này và Thông tư số 15/TM-CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.
Các quy định của địa phương ban hành phải niêm yết công khai, rõ ràng tại chợ bằng cả hai thứ tiếng Việt Nam và Trung Quốc.
Điều 13. Nhiệm vụ của Sở Thương mại tỉnh biên giới Việt - Trung: 13.1. Tổ chức việc cấp sổ kinh doanh cho các đối tượng nói tại khoản 4.2, Điều 4 trên đây. Sổ kinh doanh tại chợ do Bộ Thương mại ban hành mẫu thống nhất.
13.2. Hướng dẫn phòng Tài chính - Thương nghiệp tổ chức và quản lý chợ theo hướng dẫn tại Thông tư số 15 TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 và các quy định tại Quy chế này.
13.3. Định kỳ 3 tháng, Sở Thương mại báo cáo tình hình mua bán hàng hoá tại chợ biên giới theo mẫu quy định (mẫu số 3).
MẪU SỐ 1
ĐƠN XIN KINH DOANH THƯỜNG XUYÊN
TẠI CHỢ BIÊN GIỚI...........
Kính gửi: Ông Giám đốc Sở Thương mại tỉnh......
(Thông qua Phòng Tài chính - Thương nghiệp huyện........)
1. Họ, tên:
2. Dân tộc: Quốc tịch:
3. Địa chỉ:
- Trụ sở chính:
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
- Điện thoại, Telex, Fax:
4. Tài khoản:
Tiền Việt Nam: Tại Ngân hàng:
Ngoại tệ: Tại Ngân hàng:
5. Chủ tài khoản:
6. Vốn:
Trong đó: Vốn cố định: Vốn lưu động:
7. Xin phép kinh doanh tại chợ:
8. Ngành hàng, mặt hàng xin phép kinh doanh tại chợ biên giới.
a. Hàng từ nước ngoài đưa sang bán:
Tên hàng:
Dự kiến doanh số/năm:
b. Hàng mua từ chợ biên giới Việt Nam đem sang nước ngoài:
Tên hàng:
Dự kiến doanh số/năm:
9. Cửa khẩu xin phép mang hàng hoá qua lại (phía Việt Nam):
10. Cam kết: Tôi xin cam đoan những nội dung ghi trong đơn là đúng sự thật.
Nếu có sai trái tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam. Khi được chấp thuận, tôi xin cam kết tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước Việt Nam.
Xác nhận của chính quyền Làm tại.... ngày.../.../199
cơ sở của TQ Người làm đơn
Xác nhận ông (bà) là công dân
của Trung Quốc, có đủ năng lực
hành vi theo các quy định của
pháp luật TQ
(ghi rõ họ tên, chức vụ của
người ký và đóng dấu)
MẪU SỐ 2
UBND TỈNH, TP......
Số..... XNKBG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tên chợ:..............
- Họ tên:
- Dân tộc: Quốc tịch:
- Địa chỉ nơi cư trú:
- Vốn:
- Ngành hàng được phép kinh doanh:
- Kinh doanh tại chợ:
- Hàng hoá đem qua cửa khẩu:
Sổ có giá trị đến hết ngày:.........
Ngày... tháng... năm 199...
Giám đốc Sở Thương mại
(Ký tên, đóng dấu)
THEO DÕI HÀNG HOÁ KINH DOANH
Ngày |
Mua từ TQ về (NK) hay bán từ VN đi (XK) |
Tên hàng |
Số lượng |
Trị giá (1000đ) |
Tiền thuế đã nộp (1000đ) |
Cán bộ kiểm hoá thu thuế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6 do người kinh doanh ghi.
MẪU SỐ 3
UBND TỈNH, TP......
Số..... XNKBG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
........, ngày... tháng... năm 199 |
BÁO CÁO QUÝ....
SỐ LIỆU VỀ MUA BÁN HÀNG HOÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP SỔ KINH DOANH TẠI CHỢ BIÊN GIỚI
(Yêu cầu tổng hợp đúng mẫu và đúng thời gian: 3 tháng/lần)
I. SỐ HỘ KINH DOANH:
II. HÀNG HOÁ ĐƯA QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀO BÁN Ở CHỢ VIỆT NAM:
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Cửa khẩu |
Ghi chú |
1. Tổng trị giá |
|
|
|
|
|
2. Mặt hàng chính |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
III. Hàng hoá mua từ chợ Việt Nam bán qua biên giới:
Tên hàng |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Trị giá |
Cửa khẩu |
Ghi chú |
1. Tổng trị giá |
|
|
|
|
|
2. Mặt hàng chính |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
IV. SỐ THUẾ ĐÃ THU TẠI CỬA KHẨU TRONG CÁC THÁNG: (TRIỆU ĐỒNG)
V. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG:
TM/GIÁM ĐỐC SỞ THƯƠNG MẠI
(Ký tên, đóng dấu)