Quyết định 07/2017/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Số hiệu: | 07/2017/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre | Người ký: | Cao Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 17/02/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | An ninh quốc gia, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2017/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 17 tháng 02 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ Quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre tại Tờ trình số 159/TTr-CAT, ngày 04 tháng 11 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre”.
1. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức phối hợp và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không còn quốc tịch Việt Nam (sau đây gọi chung là người nước ngoài) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Riêng việc phối hợp quản lý người nước ngoài làm việc tại Bến Tre thực hiện theo quy định tại Quy chế phối hợp quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bến Tre ban hành kèm theo Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
2. Đối tượng áp dụng
a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
b) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp quản lý
1. Tuân thủ quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo tính chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời trong quá trình phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, không chồng chéo, theo nguyên tắc Công an tỉnh chủ trì quản lý Nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy có trách nhiệm phối hợp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện thống nhất ở địa phương. Các thông tin, tài liệu và nội dung trao đổi, phối hợp phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chuyên môn của các cơ quan liên quan.
1. Trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
2. Thông qua các cuộc họp liên ngành định kỳ, đột xuất.
3. Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết.
4. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra của các đoàn công tác liên ngành do Công an tỉnh chủ trì.
5. Thông qua quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên cở sở Quy chế này.
6. Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
Điều 4. Phối hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Các Sở, ban, ngành tỉnh
a) Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, của người nước ngoài tại Việt Nam.
b) Chủ động nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Sở Tư pháp
Ngoài trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này, thực hiện góp ý, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật của các Sở, ban, ngành về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành.
Điều 5. Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài
1. Công an tỉnh
Tham mưu hướng dẫn các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân về công tác quản lý người nước ngoài.
2. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Phổ biến, quán triệt, hướng dẫn người nước ngoài chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam, nhất là các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam và thực hiện nghiêm theo Điều 33 và Điều 34 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
1. Công an tỉnh
a) Hướng dẫn trình tự, thủ tục và giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú, cấp thẻ tạm trú, cấp thẻ thường trú, cấp giấy phép vào khu vực biên giới biển, xác nhận tạm trú, khai báo tạm trú đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú trên địa bàn tỉnh theo quy định. Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin về thường trú địa phương.
b) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài sử dụng mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Công an ban hành.
2. Sở Tư pháp
a) Hướng dẫn trình tự, thủ tục và phối hợp với Công an tỉnh trong việc tiếp nhận, xác minh, giải quyết các hồ sơ tư pháp như: Quốc tịch, cấp phiếu lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và các hồ sơ tư pháp khác.
b) Hướng dẫn người Việt Nam định cư ở nước ngoài không còn quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam.
3. Sở Y tế
a) Hướng dẫn và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe cho người nước ngoài cư trú trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì kiểm tra, thẩm định giấy phép hành nghề y, dược và các điều kiện khác theo quy định pháp luật khi người nước ngoài thực hiện khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, hỗ trợ liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài trong quá trình xử lý các vấn đề phát sinh trong công tác lãnh sự liên quan đến người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh.
5. Các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Bến Tre theo đúng các quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và văn bản pháp luật có liên quan.
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho phép triển khai hoạt động.
b) Tham mưu Ủy ban nhân tỉnh quyết định cho phép đối với các trường hợp đột xuất khi nhà đầu tư là người nước ngoài hoặc người nước ngoài đến làm việc với các cơ quan của tỉnh hoặc đi làm việc cùng với các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới biển.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan nắm tình hình, kịp thời trao đổi, báo cáo cho Công an tỉnh trong xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam.
2. Công an tỉnh
Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trong tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo an ninh; nắm tình hình, phát hiện và xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, tình nguyện viên, chuyên gia nước ngoài, các phóng viên, báo chí truyền hình nước ngoài vào làm việc có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh trong quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài nêu trên.
Điều 8. Phối hợp quản lý hoạt động du lịch của người nước ngoài
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch, các điểm du lịch, khu du lịch và cơ sở lưu trú du lịch.
b) Rà soát, tham mưu cơ quan chức năng công bố các điểm, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Công an tỉnh thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành quy định của pháp luật về khai báo tạm trú của người nước ngoài của các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
d) Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Công an tỉnh xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến an ninh, trật tự đối với khách du lịch nước ngoài ở Bến Tre đảm bảo yêu cầu pháp luật, đối ngoại.
2. Công an tỉnh
a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan nắm số liệu, tình hình, hoạt động của người nước ngoài du lịch trên địa bàn để phục vụ công tác quản lý, tham mưu, hướng dẫn các lực lượng chức năng liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến an ninh, trật tự đối với người nước ngoài du lịch. Kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Bến Tre.
b) Chủ trì kiểm tra việc khai báo thông tin tạm trú của người nước ngoài của các cơ sở lưu trú, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
c) Trao đổi với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở, ngành liên quan thông tin, tài liệu vi phạm quy định pháp luật của các cơ sở lưu trú du lịch để có biện pháp quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Phối hợp với các sở, ngành chức năng hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý cư trú của các cơ sở lưu trú và các quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài du lịch trên địa bàn.
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các Sở, ngành liên quan nắm nội dung, thành phần, chương trình làm việc của đoàn.
b) Phối hợp với Công an tỉnh xem xét mục đích, tính chất nhạy cảm của đoàn để kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép đoàn vào.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong xây dựng kế hoạch đón tiếp, làm việc với đoàn.
2. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các vấn đề liên quan công tác đảm bảo an ninh trong việc cấp phép cho đoàn vào; phối hợp với các đơn vị liên quan trong xử lý các tình huống đột xuất khi có yêu cầu.
b) Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các đoàn trong quá trình làm việc tại địa bàn.
Điều 10. Phối hợp quản lý người nước ngoài thăm thân nhân, giải quyết việc riêng
1. Công an tỉnh
a) Chủ trì phối hợp, hướng dẫn các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các quy định pháp luật về quản lý người nước ngoài thăm thân nhân, giải quyết việc riêng.
b) Chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, phát hiện, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài thăm thân, giải quyết việc riêng.
1. Công an tỉnh
a) Thông báo cho Bộ đội Biên phòng tỉnh thông tin nhân sự người nước ngoài được cấp giấy phép vào khu vực biên giới biển trước khi người nước ngoài đến khu vực biên giới biển. Trao đổi, cung cấp cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh mẫu dấu kiểm chứng nhập cảnh, xuất cảnh và chứng nhận tạm trú (nếu có).
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong nắm tình hình, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
c) Khi nhận được thông báo của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao về phương thức, thủ đoạn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Công an tỉnh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để chủ động phối hợp, phòng ngừa, phát hiện, xử lý.
2. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế làm việc, quy chế bảo vệ bí mật nhà nước, quy chế quan hệ, tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài.
b) Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng và triển khai sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc trong cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động, cư trú của người nước ngoài nói chung, công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật của người nước ngoài nói riêng.
c) Trao đổi, cung cấp cho Công an tỉnh những thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của người nước ngoài đến làm việc tại các đơn vị thuộc quyền (nhân sự, nội dung, thời gian, chương trình làm việc, đặc biệt là những dấu hiệu nghi vấn liên quan đến an ninh quốc gia).
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an trong điều tra, xác minh, làm rõ các vụ việc xảy ra, hành vi vi phạm pháp luật của người nước ngoài.
1. Thanh tra tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành thanh tra việc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong thực hiện quy định pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài trên địa bàn quản lý.
3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
1. Phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo
a) Bộ đội Biên phòng tỉnh thông báo cho Công an tỉnh tình hình vi phạm của người nước ngoài trên địa bàn quản lý.
b) Các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi trách nhiệm được phân công tại Quy chế này có trách nhiệm thống kê tập hợp số liệu người nước ngoài đến quan hệ, tiếp xúc, làm việc và trao đổi kết quả thực hiện với Công an tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tiến hành thống kê, tập hợp số liệu người nước ngoài đến quan hệ, tiếp xúc, làm việc và số liệu về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại địa phương mình quản lý, trên cơ sở đó tập hợp chung trao đổi Công an tỉnh.
2. Thời gian phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo
a) Báo cáo tháng: Trước ngày 05 hằng tháng.
b) Báo cáo quý: Trước ngày đầu tiên của quý liền kề.
c) Báo cáo 06 tháng: Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm.
d) Báo cáo năm: Trước ngày 10 tháng 01 của năm kế tiếp.
Đề nghị sở, ngành được quy định tại Khoản 1 Điều này, thông tin, báo cáo về Công an tỉnh để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công an đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Công an tỉnh làm cơ quan đầu mối triển khai thực hiện nội dung Quy chế và theo dõi tổng hợp, báo cáo, đồng thời kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với Công an tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nghị định 64/2015/NĐ-CP quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam Ban hành: 06/08/2015 | Cập nhật: 07/08/2015
Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế Ban hành: 14/03/2008 | Cập nhật: 20/03/2008