Quyết định 07/2005/QĐ-UB ban hành Quy định về quản lý, điều động, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
Số hiệu: | 07/2005/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Phan Lâm Phương |
Ngày ban hành: | 03/02/2005 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2005/QĐ-UB |
Đồng Hới, ngày 03 tháng 02 năm 2005 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU ĐỘNG, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 95/NV ngày 31/01/2005,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về quản lý, điều động, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.
Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU ĐỘNG, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-UB ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
QUẢN LÝ, ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 1: Quản lý cán bộ, công chức cấp xã:
Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo điều 25, điều 26 và điều 27 chương VI, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ.
Điều 2: Điều động cán bộ, công chức cấp xã:
1. Việc điều động, luân chuyển cán bộ chuyên trách cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước về điều động, luân chuyển cán bộ;
2. Việc điều động công chức cấp xã để bổ sung, tăng cường cán bộ còn thiếu cho các xã, phường, thị trấn trong nội huyện, thành phố do UBND huyện, thành phố quyết định và gửi Quyết định về Sở Nội vụ để theo dõi;
3. Việc điều động công chức cấp xã giữa các huyện, thành phố trong tỉnh hoặc thuyên chuyển ra ngoài tỉnh, tiếp nhận từ ngoài tỉnh vào do Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố đề nghị Giám đốc Sở Nội vụ xem xét quyết định.
1. Cán bộ, công chức cấp xã được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp:
1.1. Do thực hiện việc tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức;
1.2. Do nghỉ công tác chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;
1.3. Có nguyện vọng xin thôi việc và được UBND cấp huyện đồng ý.
2. Cán bộ, công chức cấp xã tự ý bỏ việc 7 ngày trong một tháng, 30 ngày trong một năm (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng thì xử lý kỷ luật buộc thôi việc, không được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cán bộ, công chức cấp xã không được thôi việc trước khi có quyết định xử lý.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 4: Cán bộ, công chức cấp xã có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây:
1. Giấy khen;
2. Bằng khen;
3. Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
4. Huy chương;
5. Huân chương;
Điều 5: Việc khen thưởng cán bộ, công chức cấp xã được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khen thưởng và quyết định khen thưởng phải được cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức lưu trữ trong hồ sơ cán bộ, công chức.
Mục 2: KỶ LUẬT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
2. Việc kỷ luật, bãi nhiệm đối với cán bộ chuyên trách cấp xã trong tổ chức Chính trị, tổ chức Chính trị - Xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ của tổ chức đó và theo phân cấp quản lý cán bộ;
3. Cán bộ, công chức cấp xã vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để xem xét kỷ luật theo một trong những hình thức sau đây:
3.1. Khiển trách: Áp dụng đối với cán bộ, công chức khi có hành vi vi phạm lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ;
3.2. Cảnh cáo: Áp dụng đối với cán bộ, công chức đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng;
3.3. Hạ bậc lương: Áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
3.4. Cách chức: Áp dụng đối với cán bộ, công chức có chức vụ mà hành vi vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể tiếp tục đảm nhiệm được chức vụ được giao;
3.5. Buộc thôi việc: Áp dụng đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo; tự ý bỏ việc 7 ngày trong 1 tháng, 30 ngày trong 1 năm (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng.
3.6. Hội đồng kỷ luật có thể xem xét, kiến nghị buộc thôi việc đối với các trường hợp sau:
3.6.1.Đối với cán bộ, công chức phạm tội bị Toà án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo mà tội liên quan đến hoạt động công vụ thì có thể buộc thôi việc;
3.6.2. Cán bộ, công chức đã bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật hạ bậc lương, cách chức mà tái phạm thì có thể buộc thôi việc;
3.6.3. Cán bộ, công chức tuy có hành vi vi phạm lần đầu nhưng tính chất và mức độ vi phạm nghiêm trọng thì có thể buộc thôi việc;
4. Công chức cấp xã bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm;
5. Cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật;
6. Cán bộ, công chức cấp xã làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
7. Cán bộ, công chức cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật;
8. Cán bộ, công chức cấp xã vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
9. Cán bộ, công chức cấp xã phạm tội bị Toà án nhân dân phạt tù mà không được hưởng án treo thì phải buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật;
Điều 7: Xử lý kỷ luật Cán bộ, công chức cấp xã phải được thông qua Hội đồng kỷ luật. Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm 3 người:
- Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp xã làm Chủ tịch;
- Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở cấp xã hoặc đại diện của một trong các đoàn thể cấp xã (nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn) làm thành viên;
- Một công chức theo giỏi công tác tổ chức, nhân sự làm thư ký;
Ngoài thành phần đã quy định trên, Hội đồng kỷ luật mời đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đến dự họp. Các đại diện được mời có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết;
Việc thành lập Hội đồng kỷ luật do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định và tự giải thể khi đã hoàn thành công việc. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã vi phạm kỷ luật thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật. Hội đồng kỷ luật được sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân cấp xã để hoạt động.
Điều 8: Cán bộ, công chức khi vi phạm kỷ luật phải làm bản tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật. Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức để người vi phạm kiểm điểm trước toàn thể cơ quan mà cán bộ, công chức cấp xã công tác. Bản tự kiểm điểm, biên bản cuộc họp (có kiến nghị hình thức kỷ luật) gửi đến Hội đồng kỷ luật xem xét.
Điều 9: Nguyên tắc, thủ tục làm việc của Hội đồng kỷ luật:
- Hội đồng kỷ luật làm việc theo chế độ tập thể, khách quan, công khai, dân chủ, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín. Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng tham dự.
- Khi họp Hội đồng kỷ luật phải có mặt của công chức vi phạm kỷ luật. Trường hợp đương sự vắng mặt phải có lý do chính đáng. Nếu đương sự vắng mặt hai lần khi đã được triệu tập thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.
- Cán bộ theo dõi công tác tổ chức, nhân sự có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật để trình bày trước Hội đồng kỷ luật.
Điều 10: Trình tự cuộc họp Hội đồng kỷ luật:
1. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu thành viên tham dự;
2. Thư ký Hội đồng trình bày hồ sơ và các tài liệu có liên quan;
3. Người phạm lỗi trình bày ý kiến về hình thức kỷ luật của mình; các thành
viên Hội đồng và các đại diện tham gia họp phát biểu;
4. Hội đồng kỷ luật biểu quyết hình thức kỷ luật, và công bố kết quả biểu quyết tại cuộc họp;
5. Hội đồng kỷ luật quyết nghị hình thức kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật.
Điều 11: Biên bản cuộc họp Hội đồng kỷ luật, các hồ sơ tài liệu có liên quan phải được gửi đến Huyện uỷ, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố xem xét và ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền phân cấp quản lý cán bộ;
Các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định thi hành kỷ luật phải được cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức lưu trữ trong hồ sơ cán bộ, công chức.
Điều 12: Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức cấp xã có thể bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Thời hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 03 tháng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu không bị xử lý thì cán bộ, công chức cấp xã được tiếp tục làm việc. Cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian bị đình chỉ công tác được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, công chức cấp xã không có lỗi thì sau khi tạm đình chỉ công tác, được bố trí trở lại vị trí công tác cũ; trường hợp cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ.
Điều 13: Cán bộ, công chức cấp xã khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Cán bộ, công chức cấp xã đã bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng Quy định này;
- Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra trong quá trình tổ chức thực hiện. Đơn vị, cá nhân nào vi phạm quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự;
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc chưa phù hợp Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phản ánh về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời nghiên cứu bổ sung, sửa đổi./.
Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Ban hành: 10/10/2003 | Cập nhật: 07/12/2012