Quyết định 06/2016/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Số hiệu: | 06/2016/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hưng Yên | Người ký: | Nguyễn Văn Phóng |
Ngày ban hành: | 21/03/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2016/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 21 tháng 3 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 114/TTr-STP ngày 16/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
2. Quy chế này áp dụng đối với các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
1. Hoạt động phối hợp phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, bảo đảm tính thống nhất, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về nguyên tắc, nội dung, hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, chất lượng, tiến độ, nâng cao hiệu quả thực hiện các nội dung liên quan đến công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của cơ quan, đơn vị phối hợp.
3. Đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
4. Bảo đảm các điều kiện cần thiết, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác và nhân dân tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Thu thập thông tin, điều tra, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.
3. Xem xét, đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết.
4. Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật và tình hình tuân thủ pháp luật.
5. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1. Phối hợp bằng văn bản.
2. Tổ chức các cuộc họp; hội thảo; tọa đàm; hội nghị sơ, tổng kết.
3. Tổ chức thành lập đoàn kiểm tra, điều tra, khảo sát.
4. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
2. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để điều tra, khảo sát.
3. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập đoàn kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm hoặc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.
4. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện:
a) Rà soát, lập danh mục nội dung được giao HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết tại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
b) Đánh giá tính đầy đủ của văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành so với số nội dung được giao quy định chi tiết tại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
c) Đánh giá tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh trên cơ sở so sánh, đối chiếu với chương trình, kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành tỉnh trong việc thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
đ) Tham mưu UBND tỉnh báo cáo về tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
5. Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; không bảo đảm tính khả thi hoặc có khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành (Trên cơ sở phân tích, xem xét, tổng hợp các nguồn thông tin cơ bản để đánh giá về tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy định chi tiết theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 và Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 14/2014/TT-BTP), kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
6. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính tổng hợp, phân tích, xem xét các kiến nghị về đảm bảo các điều kiện cho thi hành pháp luật theo Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BTP , báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
7. Phân tích, xem xét, tổng hợp các kiến nghị được quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP , báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
8. Chủ trì, làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật do tổ chức, cá nhân kiến nghị, phản ánh. Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, duy trì chuyên mục về tình hình thi hành pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh.
9. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật do các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố gửi đến, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
10. Tham mưu UBND tỉnh huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân am hiểu chuyên môn về lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.
11. Tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong toàn tỉnh và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh
1. Hàng năm, căn cứ kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND tỉnh, xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị mình, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo kế hoạch của UBND tỉnh, kế hoạch của Bộ, ngành Trung ương mà sở, ngành tỉnh là cơ quan chuyên môn cấp dưới.
2. Cử cán bộ, công chức, viên chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ, ngành Trung ương hoặc Sở Tư pháp tổ chức.
3. Thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý theo các nội dung quy định tại Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Chương I Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
4. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 4, Điều 5 Quy chế này thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
5. Thường xuyên rà soát, đánh giá tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình, kịp thời phát hiện văn bản quy định chi tiết có nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; kiến nghị hình thức xử lý, gửi về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý.
6. Thực hiện xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật theo các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 14/2014/TT-BTP , gửi Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
7. Thực hiện xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật theo các nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP , gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
8. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý do các tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị.
9. Cử đại diện tham gia các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
10. Tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
1. Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan mình, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo kế hoạch của UBND tỉnh.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn huyện, thành phố.
3. Tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương theo các nội dung quy định tại Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Chương I Thông tư số 14/2014/TT-BTP .
4. Phối hợp với các sở, ngành tỉnh trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn huyện, thành phố.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, UBND xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
6. Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định.
7. Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì, làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật do tổ chức, cá nhân kiến nghị, phản ánh.
8. Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương.
9. Tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành pháp luật, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
HUY ĐỘNG SỰ PHỐI HỢP THAM GIA CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 8. Phối hợp tham gia của các cơ quan, tổ chức
1. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh:
a) Thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử: Kịp thời cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật, gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.
b) Cử đại diện tham gia các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên:
a) Tổng hợp, cung cấp thông tin bằng văn bản về tình hình thi hành pháp luật, kiến nghị của nhân dân thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội về tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.
b) Cử đại diện tham gia các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
3. Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh:
a) Cung cấp ý kiến, kiến nghị của các luật gia, luật sư về các vấn đề pháp lý liên quan đến tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.
b) Cử đại diện tham gia các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
c) Tham gia cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật khi được cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền huy động theo quy định tại Điều 12, Điều 14 Thông tư số 14/2014/TT-BTP .
4. Các tổ chức hội:
a) Cung cấp ý kiến, kiến nghị của các hội viên về tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề có liên quan khác gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.
b) Tham gia cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật khi được cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền huy động theo quy định tại Điều 12, Điều 14 Thông tư số 14/2014/TT-BTP .
5. Các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Khi phát hiện có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không khả thi hoặc trái pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, cá nhân có thể trực tiếp hoặc gửi ý kiến bằng văn bản đến Phòng Tư pháp, Sở Tư pháp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để kiến nghị, phản ánh.
2. Tham gia cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật khi được cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền huy động theo quy định tại Điều 12, Điều 14 Thông tư số 14/2014/TT-BTP .
Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp):
a) Báo cáo kết quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý trước ngày 05 tháng 10.
b) Báo cáo chuyên đề; báo cáo kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
c) Báo cáo khi phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND tỉnh tổng hợp và xây dựng Báo cáo kết quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm trên địa bàn tỉnh, gửi Bộ Tư pháp đúng thời hạn quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
Điều 11. Trách nhiệm thực hiện
1. Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc.
3. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã trên địa bàn.
4. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật Ban hành: 15/05/2014 | Cập nhật: 27/05/2014
Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật Ban hành: 23/07/2012 | Cập nhật: 25/07/2012