Quyết định 06/2014/QĐ-UBND về việc cử cán bộ, công, viên chức đi đào tạo sau đại học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu: 06/2014/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang Người ký: Trần Công Chánh
Ngày ban hành: 24/02/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2014/QĐ-UBND

Vị Thanh, ngày 24 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Công Chánh

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 06/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

1. Đối tượng áp dụng:

a) Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong biên chế nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (trừ những trường hợp không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

c) Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. d) Viên chức hợp đồng không xác định thời hạn.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học (chuyên khoa I, thạc sĩ, chuyên khoa II, tiến sĩ…).

Điều 2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học

1. Nguyên tắc:

a) Đào tạo phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

b) Đảm bảo tính tự chủ cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, đơn vị sự nghiệp công lập trong hoạt động đào tạo.

c) Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo. d) Đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.

2. Tiêu chuẩn:

a) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao;

b) Đảm bảo các điều kiện theo Quy chế tuyển sinh sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đúng với quy định theo các chuyên ngành dự tuyển trong thông báo của trường Đại học và phù hợp với ngành, lĩnh vực đang đảm nhiệm;

c) Có thời gian công tác sau khi được cấp có thẩm quyền tuyển dụng từ đủ 05 năm trở lên (60 tháng), trong đó có ít nhất 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với công chức.

Trường hợp công chức có thời gian công tác sau 03 năm đến dưới 05 năm thì phải đáp ứng điều kiện sau:

Là đối tượng được tuyển dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hoặc có 02 (hai) năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên đối với đào tạo thạc sĩ; có bằng thạc sĩ và trong thời gian công tác có 02 năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở đối với đào tạo tiến sĩ.

Đối với viên chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

d) Được quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và có kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị đã được UBND tỉnh phê duyệt.

đ) Đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học tuổi đời không quá 40 tuổi tính từ thời điểm cấp có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo. Riêng đối với viên chức thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

e) Cam kết thực hiện nhiệm vụ, công tác theo quy định hiện hành hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.

g) Ưu tiên chọn cử đi đào tạo những ngành ở tỉnh đang thiếu nguồn nhân lực. Ngành đào tạo sau đại học phải đúng chuyên ngành đã được đào tạo ở bậc đại học và phù hợp với vị trí công tác đang đảm nhiệm.

Đối với đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý giáo dục, chỉ cử những người đang công tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hoặc được quy hoạch làm cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong tỉnh.

Chương II

QUYỀN LỢI, NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Điều 3. Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo

1. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học trong nước được hưởng các quyền lợi sau:

a) Được hưởng nguyên lương và phụ cấp trong thời gian đi học theo quy định hiện hành của Nhà nước. Riêng:

- Đối với những người đi học là giáo viên không tham gia giảng dạy liên tục trên 03 tháng thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.

- Đối với những người làm nghề Y tế nếu thời gian đi học liên tục trên 03 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với nghề.

b) Được cơ quan, đơn vị bố trí thời gian và kinh phí đào tạo theo quy định.

c) Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục.

d) Được xét khen thưởng và biểu dương về kết quả xuất sắc trong học tập theo quy định.

đ) Được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định hiện hành của tỉnh.

2. Kinh phí đào tạo:

a) Đối với trường hợp công chức đi học thuộc kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Đối với viên chức thực hiện theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

b) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đi học không thuộc kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, thì không giải quyết kinh phí.

3. Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2020” và các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã được hưởng chế độ hỗ trợ theo chương trình, dự án, đề án thì không được hỗ trợ thêm từ ngân sách nhà nước.

Riêng trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được hưởng một phần chế độ hỗ trợ theo chương trình, dự án, đề án của nước ngoài (không trọn gói) thì Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu, đề xuất trình UBND tỉnh giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Điều 4. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo

1. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học có nghĩa vụ:

a) Hoàn tất hồ sơ, thủ tục đăng ký dự tuyển và chuyển nộp hồ sơ dự tuyển về cơ sở đào tạo theo quy định;

b) Có ý thức trách nhiệm, thực hiện đúng Quy chế quy định của cơ sở đào tạo; hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn;

c) Khi làm luận văn, luận án tốt nghiệp phải ưu tiên chọn những đề tài phù hợp với định hướng phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội của tỉnh và lĩnh vực đang đảm nhận;

d) Sau khi kết thúc khóa học trở về cơ quan, đơn vị công tác theo đúng cam kết trước khi đi học; chấp hành sự phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Thời gian công tác tại tỉnh sau khi đào tạo ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo đối với công chức; ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo đối với viên chức.

2. Cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được cử đi đào tạo sau đại học mà tự ý bỏ học, bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc khi đã kết thúc khóa học mà không được cấp văn bằng tốt nghiệp (không có lý do chính đáng), hoặc sau khi tốt nghiệp mà tự ý bỏ việc, khi chưa thực hiện đủ thời gian công tác theo quy định thì bị xử lý kỷ luật và phải đền bù kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức vi phạm và đền bù kinh phí đào tạo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương III

QUY TRÌNH, THỦ TỤC

Điều 5. Quy trình cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học

1. Sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, quy hoạch CBCCVC đi đào tạo sau đại học theo giai đoạn 05 năm. Hàng năm, tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch cho năm sau và gửi về Sở Nội vụ trước ngày 15/11 để thực hiện (đối với khối Đảng, đoàn thể gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy xét duyệt theo phân cấp quản lý cán bộ và gửi Sở Nội vụ tổng hợp chung).

Tỷ lệ CBCCVC đang đi học và được cử đi học trong một năm không quá 10% tổng số CBCCVC của cơ quan, đơn vị; theo nguyên tắc ưu tiên đối với người có thời gian công tác lâu hơn và chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí công tác đang đảm nhiệm; không cử 02 cán bộ lãnh đạo, quản lý; 02 công chức, viên chức cùng chuyên môn trong một đơn vị (phòng, khoa, tổ bộ môn...) đi học trong một thời điểm. (Riêng đối với các bệnh viện, các trường Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp, Trung cấp Nghề tùy theo nhu cầu đào tạo của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị quyết định cử viên chức đi đào tạo nhưng phải đảm bảo công việc được giao tại đơn vị).

2. Sở Nội vụ tổng hợp kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trong tỉnh trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng CBCCVC có trách nhiệm bố trí công tác và tạo điều kiện cho CBCCVC trong diện quy hoạch đào tạo sau đại học đã được cấp thẩm quyền phê duyệt đi ôn tập và dự thi (trước khi cử CBCCVC đi ôn tập dự thi, thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng CBCCVC có văn bản thỏa thuận với Sở Nội vụ đối với khối hành chính Nhà nước và Ban tổ chức Tỉnh ủy đối với khối Đảng và đoàn thể). Khi có kết quả trúng tuyển, thẩm quyền quyết định cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học thực hiện theo đúng phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức của tỉnh; đồng thời, cơ quan trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức ban hành Quyết định cử cán bộ đi đào tạo sau đại học theo phân cấp quản lý và có trách nhiệm báo cáo về Sở Nội vụ đối với khối hành chính Nhà nước và Ban Tổ chức Tỉnh ủy đối với khối Đảng và đoàn thể.

Điều 6. Thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học

1. Thủ tục, hồ sơ cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo gửi qua Sở Nội vụ đối với khối hành chính Nhà nước; Ban Tổ chức Tỉnh ủy đối với khối Đảng, đoàn thể thuộc cấp tỉnh gồm có:

a) Văn bản của cơ quan quản lý, sử dụng CBCCVC đề nghị cử đi học;

b) Sơ yếu lý lịch theo quy định hiện hành;

c) Giấy báo trúng tuyển hoặc giấy báo nhập học (bản sao);

d) Đơn xin đi học và cam kết của người được cử đi đào tạo sau đại học có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (đính kèm mẫu cam kết);

đ) Các văn bằng, chứng chỉ có liên quan (bản sao);

e) Quyết định tuyển dụng (bản sao);

g) Phiếu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức 03 năm liền kề.

h) Kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Riêng CBCCVC thuộc đối tượng xét, cử đi đào tạo thạc sĩ theo Chương trình đào tạo nhân lực cho các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ do Hội đồng xét cử đi đào tạo nhân lực trình độ thạc sĩ của tỉnh xét duyệt và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định (hồ sơ, thủ tục và địa điểm nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này).

Điều 7. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức đi học sau đại học

1. Giám đốc Sở Nội vụ quản lý hồ sơ đi học sau đại học của CBCCVC thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quản lý. Đối với hồ sơ của CBCCVC khối Đảng, đoàn thể do Ban Tổ chức Tỉnh ủy quản lý.

2. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ đi học sau đại học đối với CBCCVC thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm

1. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan trong việc thẩm định kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức, viên chức hàng năm, 05 năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý kịp thời đối với các trường hợp vi phạm.

3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND tỉnh xem xét xử lý các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc cử CBCCVC các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cử đi đào tạo sau đại học.

Điều 9. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này; quản lý CBCCVC trong thời gian đi học; bố trí sử dụng sau khi tốt nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất việc giải quyết cho CBCCVC thôi việc, thuyên chuyển công tác ra khỏi cơ quan, đơn vị trong tỉnh quản lý khi chưa thực hiện đủ thời gian công tác theo quy định hiện hành (trừ trường hợp CBCCVC trong thời gian thực hiện nhiệm vụ bị vi phạm kỷ luật).

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

BẢN CAM KẾT

PHỤC VỤ LÂU DÀI TẠI TỈNH HẬU GIANG

 

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang;
- Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang.

 

Phần I: Dành cho người đăng ký tham gia

1. Tôi tên: ............................................Nam/nữ:.......................................

2. Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................................

3. Chứng minh nhân dân số:..............Cấp ngày:...................,tại:..............

4. Hộ khẩu thường trú tại:......Đường:.....Phường/xã:...Quận/Huyện,...... Tỉnh/Thành phố...............

5. Chỗ ở hiện nay:..............................Đường:..........................................

Phường/xã:................Quận/Huyện:................Tỉnh/ Thành phố:......................

6. Điện thoại liên lạc:..........................................

7. Trình độ đào tạo:..............................Chuyên ngành:.............................

8. Năm tốt nghiệp:....................................

9. Cơ sở đào tạo:.......................................

10. Đơn vị công tác:................................

11. Chức vụ hiện tại:...............................

Sau khi tìm hiểu các Quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày

12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; các chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và chính sách thu hút nhân lực tỉnh Hậu Giang, tôi xin cam kết những điều cụ thể như sau:

1. Chấp hành sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang,

Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang;

2. Cam kết phục vụ liên tục, lâu dài theo quy định ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học;

3. Bồi hoàn chi phí đào tạo, kinh phí thu hút nhân lực nếu vi phạm một trong các điều sau:

- Bị buộc thôi việc do vi phạm pháp luật, quy chế của cơ quan;

- Không chấp hành sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;

- Không phục vụ đủ thời gian đã cam kết;

- Tự ý bỏ học.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam kết nêu trên./.

Hậu Giang, ngày……tháng ……năm ……

 

Xác nhận của đơn vị công tác
Thủ trưởng

Người cam kết
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phần II: Dành cho người bảo lãnh

1. Tôi tên:........................................................Giới tính:........................

2. Ngày sinh:....................................................

3. Quê quán:.....................................................Dân tộc:........................

4. Thường trú số:.......Đường.......Phường/xã:......Quận/Huyện:............ Tỉnh Hậu Giang,

Điện thoại:..........................................

5. Tạm trú số:Đường:.........Phường/xã:.............Quận/Huyện:............

Tỉnh/Thành phố:................................Điện thoại:...........................................

6. Chứng minh nhân dân số:........Cấp ngày:..............tại.....................

7. Nghề nghiệp hiện nay:.....................................................................

8. Đơn vị đang công tác (nếu có):.......................................................

Chức vụ:........................................................................................................

9. Mối quan hệ với người được bảo lãnh:...........................................

10. Tài sản thế chấp (nếu có):

a................................................................trị giá:..............................

b................................................................trị giá:...............................

c..................................................................trị giá:..............................

Sau khi tìm hiểu các quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; các chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và chính sách thu hút nhân lực tỉnh Hậu Giang, tôi xin bảo lãnh cho Ông/bà:........................................ được tham gia. Trong trường hợp Ông/bà:........................................................ không thực hiện đúng những điều đã cam kết, tôi chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí theo quy định.

Tôi cam kết và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự bảo lãnh này./.

 

Xác nhận của Địa phương

........, ngày….…tháng ……năm ……
Người bảo lãnh
(Ký, ghi rõ họ tên)


 

 





Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức Ban hành: 05/03/2010 | Cập nhật: 09/03/2010