Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và biên chế của tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
Số hiệu: | 06/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Phan Lâm Phương |
Ngày ban hành: | 07/03/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2007/QĐ-UBND |
Đồng Hới, ngày 7 tháng 3 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Căn cứ Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước; Nghị định 12/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
- Căn cứ Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động và quản lý hội; Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15/01/2004 của Bộ Nội vụ;
- Căn cứ Nghị định số 43/2006/ND-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước;
- Căn cứ Quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức và tổ chức bộ máy ban hành kèm theo Quyết định số 635 QĐ/TU ngày 27/8/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn 996 SNV-TC ngày 12/9/2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và biên chế của tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-UBND ngày 7 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Các loại tổ chức được điều chỉnh gồm:
1- Cơ quan hành chính cấp tỉnh, gồm: Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp; các cơ quan chuyên môn và các cơ quan khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hành chính nhà nước;
2- Chi cục trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh;
3- Cơ quan hành chính cấp huyện, gồm: các cơ quan chuyên môn và các cơ quan khác thuộc UBND các huyện, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý hành chính nhà nước;
4- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh);
5- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh hoặc trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc tỉnh);
6- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện);
7- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan hành chính cấp huyện (sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc huyện);
8- Ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc UBND tỉnh (sau đây gọi tắt là ban quản 1ý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh);
9- Ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh hoặc trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 2 thuộc tỉnh);
10- Ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc UBND cấp huyện (sau đây gọi tắt là ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc huyện);
11- Ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc cơ quan hành chính cấp huyện hoặc trực thuộc đơn vị sự nghiệp cấp l thuộc huyện (sau đây gọi tắt là ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 2 thuộc huyện);
12- Các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và tổ chức xã hội được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có phạm vi hoạt động trong tỉnh (sau đây gọi tắt là hội cấp tỉnh);
13- Các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và tổ chức xã hội được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có phạm vi hoạt động trong huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là hội cấp huyện);
14- Các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp và tổ chức xã hội được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là hội cấp xã).
Điều 2. Các loại biên chế được điều chỉnh gồm:
1- Biên chế hành chính: là số lượng công chức được giao để bố trí trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh và cấp huyện (công chức hành chính được điều chỉnh bởi Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ);
2- Biên chế công chức dự bị: là số lượng công chức dự bị được giao để tuyển dụng nhằm bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c khoản l điều 1 của Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được sửa đổi, bổ sung năm 2003 (công chức dự bị được điều chỉnh bởi Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ);
3- Biên chế sự nghiệp: là số lượng viên chức được giao hoặc phê duyệt để bố trí trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện (viên chức sự nghiệp được điều chỉnh bởi Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ);
4- Hợp đồng theo Nghị định 68: là số lượng lao động hợp đồng để thực hiện một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước được quy đinh tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ và Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001 của Bộ Nội vụ.
Điều 3. Tính hợp pháp của các hoại hình tổ chức và biên chế:
1- Các tổ chức chỉ được công nhận khi được các cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách... theo đúng thủ tục và trình tự quy định Các tổ chức trước đây được thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách... bởi các cơ quan có thẩm quyền khác với Quy định này vẫn tiếp tục hoạt động bình thường; nếu có sự thay đổi về tổ chức bộ máy sau ngày Quyết định có hiệu lực thì thực hiện theo Quy định này;
2- Chỉ tiêu biên chế các loại chỉ được công nhận khi được các cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt bằng văn bản;
3- Công chức, viên chức thuộc các 1oại biên chế chỉ được công nhận khi được tuyển dụng, điều động, tiếp nhận... theo đúng thủ tục và trình tự quy định. Viên chức thuộc các loại biên chế sự nghiệp được nhà nước cấp kinh phí hoạt động hoặc tự đảm bảo kinh phí hoạt động đều bình đẳng như nhau theo quy định hiện hành của nhà nước về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Điều 4. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh:
1 - Trình Chính phủ thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể các cơ quan hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
2- Trình HĐND tỉnh phê chuẩn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được tổ chức thống nhất theo quy định của Nhà nước;
3- Trình HĐND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được tổ chức theo đặc thù của tỉnh và của từng huyện, thành phố;
4- Quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động, phân loại, xếp hạng và giải thể các đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh;
5- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp l thuộc tỉnh và ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh;
6- Quyết định thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên và giải thể các ban chỉ đạo, hội đồng, tổ chức tư vấn liên ngành... để giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các vấn đề liên ngành hoặc tư vấn cho UBND tỉnh trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao;
7- Quyết định thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên và giải thể các ban quản lý dự án và các quỹ phi chính phủ... theo hướng dẫn của các cơ quan trung ương.
Điều 5. Trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh:
1- Quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động, phân loại, xếp hạng hoặc giải thể đối với các tổ chức trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh, gồm: văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, chi cục, đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc tỉnh và ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 2 thuộc tỉnh;
2- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh;
3- Cho phép UBND các huyện, thành phố thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc huyện;
4- Quyết định cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể và phê duyệt điều lệ (hoặc quy chế tổ chức hoạt động) đối với hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã;
5- Quyết định hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân quyết định thành lập sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp dân lập, tư thục (thuộc cấp tỉnh quản lý) theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ:
1- Xây dựng đề án (được UBND tỉnh giao) hoặc thẩm định đề án (do các cơ quan hành chính cấp tỉnh xây dựng), chuẩn bị hồ sơ để UBND tỉnh trình Chính phủ thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể các cơ quan hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
2- Xây dựng đề án (được UBND tỉnh giao) hoặc thẩm định đề án (do các cơ quan hành chính cấp tỉnh, UBND cấp huyện xây dựng), chuẩn bị hồ sơ để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương;
3- Xây dựng đề án (được UBND tỉnh giao) hoặc thẩm định đề án trước khi các cơ quan, đơn vị trình UBND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh;
4- Thẩm định đề án trước khi các cơ quan, đơn vị trình UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh và ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh;
5- Xây đựng đề án (được Chủ tịch UBND tỉnh giao) hoặc thẩm định đề án trước khi các cơ quan, đơn vị trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể,các đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc tỉnh, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 2 thuộc tỉnh và chi cục trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh;
6- Thẩm định đề án trước khi các cơ quan, đơn vị tỉnh Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh hoặc ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh;
7- Thẩm định đề án trước khi các cơ quan hành chính cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục trực thuộc;
8- Có ý kiến thẩm định trước khi các cơ quan hành chính cấp tỉnh, ,đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc tỉnh và ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 2 thuộc tỉnh;
9- Thẩm định đề án trước khi ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động;
10- Thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập các đơn vị sự nghiệp dân lập, tư thục (thuộc cấp tỉnh quản lý) hoạt động trên các lĩnh vực không thuộc phạm vi của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh quản lý chuyên ngành;
11- Giúp UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh (kể cả các tổ chức trực thuộc đơn vị này) theo quy định của pháp luật;
12- Thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp cấp 1, cấp 2 thuộc tỉnh;
13- Căn cứ các văn bản quy định hoặc hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh để đề nghị các cơ quan có liên quan cử thành viên tham gia, tập hợp danh sách trình UBND tỉnh quyết định thành lập, kiện toàn, bổ sung, thay đổi thành viên hoặc giải thể các ban chỉ đạo, hội đồng, tổ chức tư vấn liên ngành... thuộc lĩnh vực được giao quản lý hoặc được giao làm thường trực;
14- Dự thảo quyết định, trình UBND tỉnh thành lập, kiện toàn, bổ sung, thay đổi thành viên hoặc giải thể các ban chỉ đạo, hội đồng, tổ chức tư vấn bên ngành... theo đề nghị của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh;
15- Công nhận ban vận động thành lập hội, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với hội cấp tỉnh hoạt động trên các lĩnh vực không thuộc phạm vi của các cơ quan hành chính cấp tỉnh quản lý chuyên ngành;
16- Thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, giải thể và phê duyệt điều lệ (hoặc quy chế tổ chức hoạt động) đối với hội cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Điều 7. Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan hành chính cấp tỉnh:
1- Xây dựng đề án (đối với các lĩnh vực đang được giao quản lý), báo cáo UBND tỉnh trình Chính phủ thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, giải thể các cơ quan hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
2- Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định (đối với các lĩnh vực đang được giao quản lý), báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh được tổ chức theo đặc thù của tỉnh;
3- Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định (đối với các lĩnh vực đang được giao quản lý trình UBND tỉnh quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động và giải thể các đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc tỉnh;
4- Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định, trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể các tổ chức trực thuộc, gồm: văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn, chi cục, đơn vị sự nghiệp và ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
5- Phúc tra, tổng hợp, lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành;
6- Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định trình UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan mình và của các chi cục trực thuộc;
7- Quyết định:
a- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, thanh tra, phòng chuyên môn trực thuộc;
b- Quy định chức năng, nhiệm ,vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp và ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ;
8- Căn cứ các văn bản quy định hoặc hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh để đề nghị các cơ quan có liên quan cử thành viên tham gia, tập hợp danh sách gửi Sở Nội vụ tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thành lập, kiện toàn, bổ sung, thay đổi thành viên hoặc giải thể các ban chỉ đạo, hội đồng, tổ chức tư vấn liên ngành... thuộc lĩnh vực được giao quản lý hoặc được giao làm thường trực;
9- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của các cơ quan trung ương, dự thảo quyết định trình trực tiếp UBND tỉnh thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên hoặc giải thể các ban quản lý dự án và các quỹ phi chính phủ... thuộc lĩnh vực được giao quản lý hoặc được giao làm thường trực (sau khi UBND tỉnh quyết định, gửi đến Sở Nội vụ 01 bản để biết và theo dõi);
10- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chi cục và đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật;
11- Thẩm định, thỏa thuận để Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc huyện do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thuộc lĩnh vực được giao quản lý;
12- Thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc cho phép các tổ chức, cá nhân quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp dân lập, tư thục (thuộc cấp tỉnh quản lý) hoạt động trên các lĩnh vực được giao quản lý;
13- Công nhận ban vận động thành lập hội, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với hội cấp tỉnh hoạt động trên các lĩnh vực được giao quản lý;
14- Ngoài trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm thẩm tra thủ tục, hồ sơ theo quy định hiện hành việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vi sự nghiệp cấp l thuộc tỉnh:
1- Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định trình UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị mình;
2- Xây dựng đề án, tờ trình, dự thảo quyết định, trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể các tổ chức trực thuộc, gồm: phòng chuyên môn, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động;
3- Quyết định thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, phân loại, xếp hạng hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
4- Quyết định:
a- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn trực thuộc;
b- Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp và ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài trực thuộc sau khi có ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ;
5- Chấm điểm, lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh phân loại, xếp hạng đơn vị mình; phúc tra, tổng hợp, lập hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh phân loại, xếp hạng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành;
6- Căn cứ các văn bản quy định hoặc hướng dẫn của các cơ quan Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh để đề nghị các cơ quan có liên quan cử thành viên tham gia, tập hợp danh sách gửi Sở Nội vụ tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thành lập, kiện toàn, bổ sung, thay đổi thành viên hoặc giải thể các ban chỉ đạo, hội đồng, tổ chức tư vấn liên ngành... thuộc lĩnh vực được giao quản lý hoặc được giao làm thường trực;
7- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của các cơ quan trung ương, dự thảo quyết định trình trực tiếp UBND tỉnh thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên hoặc giải thể các ban quản lý dự án và các quỹ phi chính phủ... thuộc lĩnh vực được giao quản lý hoặc được giao làm thường trực (sau khi UBND tỉnh quyết định, gửi đến Sở Nội vụ 01 bản để biết và theo dõi).
1- Xây dựng đề án, dự thảo quyết định trình cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị mình;
2- Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức trực thuộc;
3- Tự tổ chức chấm điểm, đánh giá, lập hồ sơ báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp trình Chủ tịch UBND tỉnh phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp theo hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành.
Điều 10. Trách nhiệm của Chủ tịch hội cấp tỉnh:
1- Thành lập các tổ chức trực thuộc có tư cách pháp nhân để hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật;
2- Thành lập các chi hội trực thuộc (không có tư cách pháp nhân) theo điều lệ (hoặc quy chế tổ chức hoạt động) của hội và theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
1- Báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được tổ chức theo đặc thù của địa phương;
2- Trình Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định) cho phép thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động; ra quyết định khi được UBND tỉnh cho phép;
3- Quyết định thành lập ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp 1 thuộc huyện, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động;
4- Quy định, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện, ban quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài cấp l thuộc huyện;
5- Quyết định phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành;
6- Quyết định thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên và giải thể các ban chỉ đạo, hội đồng, tổ chức tư vấn liên ngành... để giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện các vấn đề liên ngành hoặc tư vấn cho UBND cấp huyện trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao;
7- Quyết định thành lập, kiện toàn, thay đổi thành viên và giải thể các ban quản lý dự án và các quỹ phi chính phủ... theo hướng dẫn của các cơ quan Trung ương hoặc của tỉnh;
8- Công nhận ban vận động thành lập hội cấp huyện và cấp xã; thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hội cấp huyện và cấp xã theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1- Quyết định thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc huyện do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động sau khi có ý kiến thỏa thuận của cơ quan hành chính cấp tỉnh quản lý chuyên ngành);
2- Quyết định thành lập, kiện toàn, sáp nhập, hợp nhất, đổi tên, chia, tách, chuyển đổi hình thức hoạt động hoặc giải thể ban quản lý dự án đầu tư nước ngoài cấp 2 thuộc huyện, đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc huyện tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động;
3- Quyết định phân loại, xếp hạng đơn vị sự nghiệp cấp 2 thuộc huyện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành;
4- Cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể đơn vị sự nghiệp dân lập, tư thục (thuộc cấp huyện quản lý) theo quy định;
5- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của cấp trên để phân cấp quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp về lĩnh vực tổ chức bộ máy.
Điều 13. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân tỉnh:
1- Trình HĐND tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp (được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động) và thông qua tổng biên chế hành chính hàng năm của tỉnh trước khi trình Bộ Nội vụ;
2- Giao tổng số biên chế hành chính, công chức dự bị, biên chế sự nghiệp (được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động) và hợp đồng theo Nghị định số 68 của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh, hội cấp tỉnh (hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước) và UBND cấp huyện.
Điều 14. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ:
1- Tổ chức thẩm định kế hoạch biên chế hành chính, công chức dự bị, biên chế sự nghiệp và hợp đồng theo Nghị định số 68 của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh, hội cấp tỉnh (có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước) và UBND cấp huyện; .
2- Giúp UBND tỉnh tổng hợp, lập kế hoạch để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp (được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động), thông qua tổng biên chế hành chính của tỉnh trước khi trình Bộ Nội vụ;
3- Trình UBND tỉnh giao tổng số biên chế hành chính, công chức dự bị, biên chế sự nghiệp (được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động) và hợp đồng theo Nghị định số 68 của các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc tỉnh, hội cấp tỉnh (có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước) và UBND cấp huyện;
4- Phân bổ cụ thể chỉ tiêu biên chế hành chính, công chức dự bị, biên chế sự nghiệp (được ngân sách nhà nước cấp chi phí hoạt động) và hợp đồng theo Nghị định số 68 đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp 1 và cấp 2 thuộc tỉnh, chi cục trực thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh, hội cấp tỉnh (có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước) và UBND cấp huyện;
5- Phê duyệt chỉ tiêu biên chế sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động của các chi cục và các đơn vị sự nghiệp cấp 1, cấp 2 thuộc tỉnh, cấp 1, cấp 2 thuộc huyện tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động;
6- Hướng dẫn, thỏa thuận để các đơn vị sự nghiệp cấp l, cấp 2 thuộc tỉnh, cấp l, cấp 2 thuộc huyện tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động quyết định chỉ tiêu biên chế của đơn vị mình.
Điều 15. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp cấp l thuộc tỉnh:
1- Hướng dẫn các tổ chức trực thuộc xây dựng kế hoạch biên chế các loại và hợp đồng theo Nghị định số 68 hàng năm theo quy định;
2- Tổng hợp kế hoạch biên chế các loại và hợp đồng theo Nghị định số 68 của các tổ chức trực thuộc thành kế hoạch biên chế chung cơ quan, đơn vị, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định);
3- Phân bổ biên chế các loại và hợp đồng theo Nghị định số 68 cho văn phòng, thanh tra và các phòng nghiệp vụ; hướng dẫn các chi cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc quản lý và sử dụng biên chế và lao động hợp đồng theo quy định.
1- Xây dựng kế hoạch biên chế các 1oại và hợp đồng theo Nghị định số 68 báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp tập hợp trình UBND tỉnh;
2- Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động được quyết định chỉ tiêu biên chế của đơn vị mình sau khi có ý kiến thỏa thuận của Sở Nội vụ.
Điều 17. Trách nhiệm của Chủ tịch hội cấp tỉnh:
1- Các hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước (theo quy định của các cơ quan trung ương hoặc của tỉnh) lập kế hoạch biên chế phù hợp với khối lượng công việc được nhà nước giao báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định);
2- Quyết định số lượng biên chế tại cơ quan thường trực của hội do hội tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
Điều 18. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
1- Hướng dẫn các cơ quan hành chính cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp 1 thuộc huyện, hội cấp huyện (có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước) xây dựng kế hoạch biên chế các loại và hợp đồng theo Nghị định số 68 hàng năm theo quy định;
2- Tổng hợp kế hoạch biên chế các loại và hợp đồng theo Nghị định số 68 của các cơ quan hành chính cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp 1, cấp 2 thuộc huyện thành kế hoạch biên chế chung của huyện, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định);
3- Quyết định phân bổ cụ thể chỉ tiêu biên chế hành chính, công chức dự bị, biên chế sự nghiệp (do nhà nước cấp kinh phí hoạt động) và hợp đồng theo Nghị định số 68 cho các cơ quan hành chính cấp huyện, đơn vị sự nghiệp cấp l, cấp 2 thuộc huyện và hội cấp huyện (có hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước) trong tổng số biên chế và chỉ tiêu hợp đồng theo Nghị định số 68 của huyện, thành phố;
4- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của cấp trên để phân cấp quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp về lĩnh vực biên chế.
Điều 19. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo UBND tỉnh.
Điều 20. Các cơ quan, đơn vị thực hiện việc quản lý, sử dụng tổ chức bộ máy và biên chế trong phạm vi được giao tại Quy định này. Các quyết định về tổ chức bộ máy và biên chế do các cơ quan, đơn vị ban hành trong vòng 20 ngày phải gửi 1 một bản đến Sở Nội vụ để theo dõi, tổng hợp và giúp UBND tỉnh quản lý theo quy định.
Điều 21. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý sử dụng tổ chức bộ máy và biện chế được khen thưởng; nếu có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.
Nghị định 83/2006/NĐ-CP Quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại,giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước Ban hành: 17/08/2006 | Cập nhật: 26/08/2006
Nghị định 171/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Ban hành: 29/09/2004 | Cập nhật: 10/12/2009
Nghị định 172/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ban hành: 29/09/2004 | Cập nhật: 10/12/2009
Thông tư 01/2004/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội Ban hành: 15/01/2004 | Cập nhật: 04/08/2011
Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước Ban hành: 10/10/2003 | Cập nhật: 17/09/2012
Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước Ban hành: 10/10/2003 | Cập nhật: 17/09/2012
Nghị định 71/2003/NĐ-CP về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước Ban hành: 19/06/2003 | Cập nhật: 19/12/2012
Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội Ban hành: 30/07/2003 | Cập nhật: 27/04/2010
Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP hướng dẫn Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp Ban hành: 11/04/2001 | Cập nhật: 02/10/2012
Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp Ban hành: 17/11/2000 | Cập nhật: 09/12/2009