Quyết định 05/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Số hiệu: 05/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 18/01/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2019/QĐ-UBND

Hi Phòng, ngày 18 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, b sung một snội dung của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều ca Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình s 164/TTr-SXD ngày 05/7/2018, Báo cáo thẩm định số 27/BCTĐ-STP ngày 15/6/2018 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày  tháng  năm 2019 và thay thế Quyết định số 1797/2010/QĐ-UBND ngày 26/10/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng và Quyết định số 533/2010/QĐ-UBND ngày 06/4/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cục KTVB QPPL (Bộ Tư
pháp);
-
Đoàn Đại biu Quốc hội tại HP;
- TTTU; TT HĐND TP;
- CT, c
ác PCT UBND TP;
- VP UBND TP;
- Sở Tư pháp;
- Cổng TTĐT TP Báo HP;
- Đài PTTH HP, Công báo TP;
- Như Điều 3;
- CV: XD2, ĐC;
- L
ưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng

 

QUY ĐỊNH

CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

2. Các nội dung không quy định tại văn bản này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.

2. Chủ đu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý nhà nước

1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng:

a) Chủ trì, phối hợp với SGiao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi chung là Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành) lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước, thành phố trong công tác quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, bảo hành, bảo trì công trình.

b) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng, quản lý chất lượng công trình thuộc thẩm quyền quản lý.

c) Chủ trì, phối hợp với các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Xây dựng định kỳ, đột xuất theo quy định.

d) Hướng dẫn các bước thực hiện dự án đầu tư từ giai đoạn lập dự án đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.

2. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các nội dung về quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch đầu tư, chủ trương đầu tư, đấu thầu, giám sát đánh giá đầu tư, giám sát của cộng đồng.

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước, thành phố trong lập, thẩm định chủ trương đầu tư, đấu thầu, kết quả thực hiện đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

3. Trách nhiệm của Sở Tài chính:

a) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố việc quản lý thanh toán, quyết toán kinh phí đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra, thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư.

b) Chủ trì tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án, hạng mục, gói thầu hoàn thành theo quy định.

c) Thực hiện việc thanh toán, quyết toán công trình xây dựng khi chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; tuân thủ các quy định vhoàn công; nghiệm thu, quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định hiện hành khác.

- Hướng dẫn thực hiện các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

4. Trách nhiệm của các Sở qun lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện;

a) Thực hiện quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố.

b) Báo cáo định kỳ hàng quý về công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, qun lý chất lượng công trình xây dựng về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 4. Chủ trương đầu tư xây dựng công trình

1. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công thì việc lập, thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác thì việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014.

Điều 5. Lập dự án đầu tư xây dựng

1. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014, Điều 9 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

2. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 55 của Luật Xây dựng năm 2014.

Điều 6. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi:

a) Tờ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi: Theo mẫu 01 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

b) Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, gồm: Phần thuyết minh (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán) được in trên khổ giấy A4; Phần bản vẽ thiết kế cơ sở kèm theo thuyết minh bản vẽ thiết kế cơ sở.

c) Tài liệu khảo sát, thiết kế, tổng mức đầu tư, gồm: Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án; báo cáo kết quả thẩm tra dự án, thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu có).

d) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thu lập dự án, thiết kế cơ sở, giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có); Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế (bản sao có chứng thực).

e) Các văn bản pháp lý:

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công) hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác); văn bản giao làm chủ đầu tư (nếu có).

- Quyết định lựa chọn phương án kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyn chọn, văn bản chấp thuận phương án kiến trúc, quy hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (nếu có) theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo.

- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án.

- Văn bản về kiến trúc, quy hoạch xây dựng (quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng,...), quy hoạch ngành (bổ sung quy hoạch ngành).

- Giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất.

- Văn bản thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

- Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không, khổ giới hạn đường bộ, đường sắt, khẩu độ khoang thông thuyền (nếu có).

- Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị và các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

2. Hồ sơ thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng:

a) Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Theo mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

b) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; gồm: Phần thuyết minh in trên khổ giấy A4 được đóng thành tập, có bìa; phần thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.

c) Tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng, gồm: Hồ sơ khảo sát xây dựng, dự toán xây dựng công trình (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách), hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ; các hợp đồng tư vấn liên quan đã thực hiện (nếu có); kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng (nếu có).

d) Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có); Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chnhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế (bn sao có chứng thực).

e) Các văn bản pháp lý:

- Quyết định phê duyệt chtrương đầu tư xây dựng công trình (đi với dự án sử dụng vn đu tư công), quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn khác); văn bản giao làm chủ đầu tư (nếu có).

- Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có).

- Văn bản thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản về giải pháp phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

- Giấy tờ liên quan về quyền sử dụng đất.

- Các văn bản khác: Văn bản về quy hoạch ngành (văn bản chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành đối với dự án không có trong quy hoạch ngành được duyệt), quy hoạch xây dựng (quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng mặt bằng,...); kết quả thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án kiến trúc; văn bản chấp thuận phương án kiến trúc, quy hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố (nếu có); văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không, khổ giới hạn đường bộ, đường sắt, khẩu độ khoang thông thuyền (nếu có).

3. Nội dung thẩm định:

a) Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định có liên quan.

b) Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 58 Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định có liên quan.

Điều 7. Cơ quan chủ trì thẩm định dự án

1. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định:

- Dự án quy mô nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.

- Dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư.

- Dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của công trình cấp II trở xuống do các cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư trên địa bàn thành phố khi có yêu cầu.

Thẩm quyền thẩm đnh dự án cụ thể nêu trên của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì thẩm định các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư trên địa bàn.

c) Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Các cơ quan, đơn vị được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền quyết định đầu tư theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Quy định này có trách nhiệm giao cơ quan, bộ phận chuyên môn chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định trước khi quyết định đầu tư.

2. Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách;

a) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định:

- Thiết kế cơ sở (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với các dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố (trừ: dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành; dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư; dự án có công trình cấp II trở xuống do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư được Bộ trưởng Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ủy quyền thẩm định).

- Thiết kế bản vẽ thi công (trừ phn thiết kế công nghệ) và dự toán xây dựng đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;

- Dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của công trình cấp II trở xuống do các cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư trên địa bàn thành phố khi có yêu cầu.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ), dự toán xây dựng đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.

c) Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, nhóm C; thiết kế bản vẽ thi công (trừ phần thiết kế công nghệ) và dự toán xây dựng đối với các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được đầu tư trên địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế.

3. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác:

a) Sở qun lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở quy mô dưới 25 tầng có chiều cao không quá 75 m; dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình cấp II, cấp III được xây dựng trên địa bàn hành thành phố.

b) Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng công trình có ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cng đồng đối vi công trình cấp II, cấp III được xây dựng trong khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế.

c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung khác của dự án, trừ các nội dung thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bn vẽ thi công đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện.

Điều 8. Trách nhiệm phối hợp trong thẩm định dự án

1. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố: Cơ quan chtrì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan về các nội dung của dự án; cụ thể như sau:

a) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản tham gia ý kiến về sự cần thiết phải đầu tư xây dựng (gồm: sự phù hợp với chủ trương đầu tư; nguồn vốn và khả năng huy động vốn theo tiến độ; khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong từng thời kỳ); tính khả thi của dự án và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Sở Xây dựng tham gia ý kiến về sự phù hợp về quy hoạch xây dựng, về áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, về tổng mức đầu tư, sự phù hợp của các giải pháp thiết kế với quy mô dự án, đấu nối hạ tầng kỹ thuật,...

- Sở Giao thông vận ti, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tham gia ý kiến về sự phù hợp về quy hoạch ngành, về áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, về tng mức đầu tư, sự phù hợp của các giải pháp thiết kế với quy mô dự án, đấu nối hạ tầng kỹ thuật,... đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành mình quản lý.

- Sở Tài chính tham gia ý kiến đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia ý kiến về sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, môi trường và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Sở Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về thiết kế công nghệ của dự án và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Công an thành phố tham gia ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

- Các Sở, ngành theo lĩnh vực quản lý tham gia ý kiến về các nội dung khác như: kinh nghiệm quản lý của chđầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng; việc bảo đảm các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm dự án.

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện tham gia ý kiến về địa điểm xây dựng, s kết nối với hạ tầng khu vực, các nội dung về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, sử dụng đất đai, tài nguyên và các nội dung khác theo trách nhiệm quản lý.

b) Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về sự cn thiết phải đầu tư xây dựng (gồm: sự phù hợp với chủ trương đầu tư; nguồn vốn và khả năng huy động vốn theo tiến độ; khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm về quy mô, công suất, năng lực khai thác sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong từng thời kỳ); tính khả thi của dự án.

- Sở Tài chính có ý kiến về nội dung đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; chi phí khai thác vận hành; phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về sự phù hợp về quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, về áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, sự phù hợp của các giải pháp thiết kế với quy mô dự án, đấu nối hạ tầng kỹ thuật,... đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành mình quản lý.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia ý kiến về sự phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, môi trường và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Sở Khoa học và Công nghệ tham gia thẩm định phần thiết kế công nghệ của dự án và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Sở Công Thương tham gia thẩm định thiết kế đường dây tải điện, trạm biến áp của dự án và các nội dung khác theo lĩnh vực quản lý.

- Các Sở, ngành theo lĩnh vực quản lý theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm đnh có ý kiến đối với các nội dung về kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng; việc bo đm các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm dự án và các nội dung khác có liên quan theo lĩnh vực quản lý.

2. Đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

a) Cơ quan chủ trì thẩm định thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan về thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

b) Việc thẩm định các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao cơ quan, đơn vị thẩm định cụ thể. Trường hợp cần thiết thì lấy ý kiến của các Sở quản lý chuyên ngành, lĩnh vực trước khi quyết định phê duyệt dự án.

3. quan chủ trì thm định dự án có trách nhiệm tng hợp các ý kiến thẩm định, ý kiến tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan; báo cáo kết quả thẩm định dự án và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP); báo cáo kết quả thẩm định và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời gi Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện.

Điều 9. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng

1. Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do thành phố quản lý, trừ các dự án quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã và các dự án cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền:

- Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo lĩnh vực, phạm vi quản lý, phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao, là người quyết định đầu tư các dự án có tng mức đầu tư không quá 05 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng (bao gồm cả các dự án duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ quan đơn vị, các dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà thuộc sở hữu nhà nước sử dụng vốn từ tiền cho thuê nhà).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phạm vi quản lý, phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao, là người quyết định đầu tư các dự án nhóm C, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng.

3. Người được ủy quyền căn cứ ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 72 Luật Xây dựng, Điều 37 Luật Đấu thầu, Điều 100 và Điều 101 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

4. Đối với dự án sử dụng các nguồn vốn khác, thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Xây dựng năm 2014.

Điều 10. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng

1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Xây dựng năm 2014; Điều 46 Luật Đầu tư công năm 2014.

2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh, dự án thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, Điều 16 Thông tư số 18/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng và các quy định khác có liên quan; cụ thể như sau:

a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh dự án phải nêu rõ nội dung dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tình hình thực hiện dự án tính đến thời điểm đề xuất điều chỉnh, mục tiêu, lý do, nội dung, phạm vi điều chỉnh; các đề xuất, kiến nghị điều chỉnh dự án; Báo cáo kết quả đánh giá dự án đầu tư công (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công).

b) Căn cứ văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư về chủ trương điều chỉnh dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ dự án, thiết kế cơ sở điều chỉnh, trình cơ quan chủ trì theo phân cấp để thẩm định.

c) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công: Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP .

Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư, thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công tổ chức kiểm tra dự án và báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án.

Trường hợp điều chỉnh dự án làm tăng tổng mức đầu tư hoặc thay đổi về cơ cấu nguồn vốn đầu tư thì cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư công năm 2014 có ý kiến thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

d) Hồ sơ trình thẩm định điều chỉnh dự án đầu tư:

- Tờ trình thẩm định điều chỉnh dự án theo quy định tại điểm a khoản này.

- Các Quyết định phê duyệt dự án đầu tư lần đầu và các lần điều chỉnh trước đó (nếu có);

- Văn bản chấp thuận chủ trương điều chỉnh của người có thẩm quyền.

- Phần thuyết minh dự án điều chỉnh, với nội dung chủ yếu gồm: Nội dung dự án đã được duyệt; tình hình triển khai thực hiện dự án; lý do điều chỉnh, chủ trương, thủ tục cho phép điều chỉnh của cấp có thẩm quyền đối với từng nội dung điều chỉnh; giải pháp thực hiện các nội dung điều chỉnh; tổng hợp các nội dung điều chỉnh chủ yếu; sự thay đổi so với dự án đã được duyệt.

- Phần thiết kế cơ sở (đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật) các hạng mục điều chỉnh, bổ sung của dự án.

- Kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư, thẩm tra thiết kế cơ sở (đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc kết quả thm tra thiết kế bn vẽ thi công và dtoán (đối với Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật) các hạng mục điều chỉnh, bổ sung của dự án (nếu có).

- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công: Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự án của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trong trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng mức đầu tư; Báo cáo thẩm định về nguồn vốn và khnăng cân đối vốn của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp điều chỉnh dự án làm tăng tng mức đầu tư hoặc thay đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư.

- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư là cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh dự án đầu tư.

Điều 11. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình

1. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với các công trình sau:

a) Công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75 m.

b) Công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, trừ các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành.

c) Các công trình được ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Quy định này.

2. Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách:

a) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối vi các công trình sau:

- Công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng chiều cao không quá 75m;

- Công trình từ cấp III trở lên được đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố, trừ các công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành và các công trình cấp II trở xuống của dự án do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư được Bộ trưởng Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ủy quyền thẩm định.

b) Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hp thiết kế 3 bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế như sau:

- Công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng, chiều cao không quá 75m;

- Công trình từ cấp III trở lên được đầu tư xây dựng trên địa bàn các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế (trừ công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của các cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành; công trình cấp II trở xuống của dự án do Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư được Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành ủy quyền thẩm định).

c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của các công trình còn lại; tổ chức thẩm định phần thiết kế, dự toán phần công nghệ (nếu có) đối với các công trình quy định tại các Điểm a và b khoản này.

3. Dự án sử dụng vốn khác:

a) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế ba bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế hai bước) đối với các công trình sau:

- Công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tng chiều cao không quá 75m.

- Công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình cp II, cp III được xây dựng trên địa bàn thành phố, trừ các công trình do cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định.

b) Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước); thiết kế bn vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế như sau:

- Công trình nhà ở có quy mô dưới 25 tầng, chiều cao không quá 75m;

- Công trình công cộng, công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến cnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng đối với công trình từ cấp III trở lên, trừ các công trình do cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định.

c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các công trình còn lại; tổ chức thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng đối với công trình quy định tại các điểm a và b khoản này.

4. Hồ sơ thẩm định; nội dung thẩm định; quy trình thẩm định: thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 42/2017/NĐ-CP), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 12. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình

1. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 24; Khoản 2 Điều 25; Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP .

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nhóm B, nhóm C thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch y ban nn dân thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền Giám đốc các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế 3 bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trong trường hợp thiết kế 2 bước.

2. Đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng: Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

3. Mu Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình; việc điều chỉnh thiết thiết kế, dự toán xây dựng công trình: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng.

Điều 13. Thành lập và quản lý Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực theo quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng.

Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực khi hoạt động phải đăng ký năng lực hoạt động với Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng theo quy định tại Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ; có trách nhiệm thông báo đến Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi khởi công đối với các dự án được giao làm chủ đầu tư.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện trực tiếp quản lý đối với hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của quận, huyện.

3. Việc thành lập các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải đảm bảo các điều kiện về năng lực hoạt động theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 42/2017/NĐ-CP).

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Điều 14. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

1. Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

2. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng; công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp nhẹ; hạ tng kỹ thuật; giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt, cầu vượt sông và đường quốc lộ trong đô thị) trong quá trình thi công và khi hoàn thành, gồm: Các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách xây dựng trên địa bàn (trừ các công trình do các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quyết định đầu tư, các công trình phân cấp cho Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế - Hạ tầng thực hiện); các công trình thuộc vốn khác có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục số II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, công trình có ảnh hưởng đến môi trường theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 (trừ các công trình được ủy quyền cho Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng thực hiện).

3. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu và sự cố công trình xây dựng trên địa bàn; báo cáo danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình khi tham gia các hoạt động xây dựng trên địa bàn.

4. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

5. Thẩm định, phê duyệt phương án phá dỡ các chung cư cũ trên địa bàn thành phố theo quy định tại Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.

6. Tạm dừng thi công xây dựng công trình nếu phát hiện nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng.

7. Kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng đối với công trình trên địa bàn từ cấp II trở xuống theo chuyên ngành quản lý quy định tại Khoản 1 Điều này.

8. Báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố ra thông báo xử lý đối với công trình cấp I, II hết thời hạn sử dụng; giải quyết sự cố công trình xây dựng cấp I, cấp II theo quy định.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.

Điều 15. Trách nhiệm của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.

1. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng chuyên ngành đối với các công trình thuộc lĩnh vực quản lý của Sở.

2. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng định kỳ và đột xuất về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.

3. Tạm dừng thi công xây dựng công trình có nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố công trình chuyên ngành theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng.

4. Tổ chức kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành đối với các công trình chuyên ngành theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác quy định tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện;

1. Chỉ đạo kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trong quá trình thi công và hoàn thành theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP , Điều 13 Thông tư số 26/2016/TT-BXD đối với các công trình cp III, cp IV thuộc các Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường quyết định đầu tư trên địa bàn.

2. Chỉ đạo kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân quận, huyện quyết định đầu tư; các công trình do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn.

3. Giải quyết sự cố công trình xây dựng cấp III theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.

4. Thông báo xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng có quy mô cấp III, cấp IV trên địa bàn theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.

5. Tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Xây dựng định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.

Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã.

1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

2. Tiếp nhận, xác nhận thông báo khởi công của chủ đầu tư đối với các công trình xây dựng trên địa bàn thành quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 106 Luật Xây dựng năm 2014.

3. Tiếp nhận, báo cáo sự cố công trình của chủ đầu tư, chsở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình; ngay sau khi nhận được thông tin phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo giải quyết.

Điều 18. Trách nhiệm của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.

1. Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình thuộc địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế.

2. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 14 và Khoản 1 Điều 15 Quy định này trong các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế.

3. Tổng hợp tình hình chất lượng công trình xây dựng, tình hình kiểm tra công tác nghiệm thu các công trình theo chuyên ngành, danh sách các nhà thầu vi phạm quy định về quản lý chất lượng khi tham gia hoạt động xây dựng gửi Sở Xây dựng để tng hợp.

4. Tạm dừng thi công xây dựng công trình có nguy cơ mất an toàn, nguy cơ xảy ra sự cố các công trình trong khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế.

5. Tổ chức kiểm tra công tác đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành đối với các công trình trong phạm vi quản lý.

Điều 19. Trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng công trình.

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày khởi công công trình, phải báo cáo thông tin khởi công công trình bằng văn bản theo mẫu số 01 Phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng đến Sở Xây dựng và cơ quan chuyên môn về xây dựng.

3. Báo cáo kết quả nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng đến Sở Xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng. Tự tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Điều 27, Điều 30, Điều 31 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ.

4. Về trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho người lao động: Thực hiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

Điều 20. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng.

Nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 77 Luật Xây dựng năm 2014 và các nhiệm vụ sau:

1. Đối với phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng: Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng, các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng và trình chủ đầu tư phê duyệt.

2. Về quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng: Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đđiều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.

3. Về nghiệm thu, phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Nhà thầu khảo sát chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện.

4. Về bảo hành công trình xây dựng: Nhà thầu khảo sát xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.

Điều 21. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu giám sát thi công, nhà thầu thi công và trách nhiệm của chủ sở hữu, đơn vị hoặc người quản lý sử dụng công trình.

Thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ, Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.