Quyết định 05/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức tiếp công dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu: | 05/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Hoàng Chí Thức |
Ngày ban hành: | 03/06/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khiếu nại, tố cáo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2010/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 03 tháng 6 năm 2010 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo và các Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo;
Sau khi thống nhất với Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 09/TT-TTr ngày 30 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức tiếp công dân của tỉnh.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾP CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Quy chế này được áp dụng đối với việc tiếp công dân của Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện công tác tiếp công dân và đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh.
1. Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề có liên quan đến chủ trương, đương lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, công tác quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh. Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh và các thông tin có liên quan đến hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết hoặc trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và thực hiện nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật.
Nơi tiếp công dân được trang bị phương tiện, đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện việc tiếp công dân được thuận lợi, theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế.
Tại nơi tiếp công dân có niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân để công dân biết và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì tiếp công dân vào ngày 25 hàng tháng, nếu trùng vào ngày nghỉ thì tiếp vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp có công việc đột xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Phó Chủ tịch tiếp công dân. Việc ủy quyền được thông báo tại nơi tiếp công dân.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh (theo lịch phân công) tham gia tại các buổi tiếp công dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì.
3. Thanh tra tỉnh cử một Phó Chánh Thanh tra tham gia các buổi tiếp công dân định kỳ của Thường trực Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh.
4. Giám đốc các sở, ngành khác có trách nhiệm (hoặc cử người có thẩm quyền) tham gia tiếp công dân cùng Thường trực UBND tỉnh khi được yêu cầu.
Trụ sở tiếp công dân của tỉnh sử dụng con dấu của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thanh tra tỉnh bố trí cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN
Điều 8. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân có nhiệm vụ:
1. Lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân những nội dung có liên quan do công dân trình bày.
2. Nếu khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thì tiếp nhận đơn và các tài liệu có liên quan kèm theo (nếu có) để xem xét, xử lý.
3. Nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thì hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu là đơn tố cáo thì tiếp nhận để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục và thời gian quy định của pháp luật.
4. Nếu tố cáo đã có quyết định xử lý có hiệu lực pháp luật hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng chính sách, pháp luật nay công dân tiếp tục tố cáo nhưng không cung cấp được chứng cứ, tình tiết nào mới thì trả lời, giải thích rõ và yêu cầu công dân chấp hành.
Điều 9. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân có quyền:
1. Từ chối tiếp nhận những khiếu nại được quy định tại Điều 32 Luật Khiếu nại, Tố cáo và những trường hợp đã có thông báo chấm dứt việc giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân dân.
2. Từ chối tiếp những người đang trong tình trạng say rượu, tâm thần và những người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TẠI NƠI TIẾP CÔNG DÂN
Điều 10. Người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các quyền sau đây:
1. Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
2. Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu của người tiếp công dân.
3. Đối với trường hợp tố cáo, được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo.
Điều 11. Người đến khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân có các nghĩa vụ sau đây
1. Xuất trình giấy tờ tuỳ thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân.
2. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình ký.
3. Trường hợp có nhiều người đếm khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì phải cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân.
4. Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự ở nơi tiếp công dân; vu cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Nghị định 136/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo Ban hành: 14/11/2006 | Cập nhật: 22/11/2006