Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí mật độ, trữ lượng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: 04/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Đặng Viết Thuần
Ngày ban hành: 29/02/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2012/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH MỘT SỐ LOÀI CÂY TÁI SINH MỤC ĐÍCH - TIÊU CHÍ VỀ MẬT ĐỘ, TRỮ LƯỢNG ĐỂ CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 về việc Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT;

Căn cứ Quyết định số 200-QĐ/KT, ngày 31/3/1993 của Bộ Lâm nghiệp về việc Ban hành quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QP 14-92);

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 3641/TTr-SNN-LN ngày 05/12/2011 về việc xác định loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí về mật độ, trữ lượng để cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh lục các loài cây tái sinh mục đích, tiêu chí về mật độ, trữ lượng để cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

1. Loài cây tái sinh mục đích.

Bao gồm 74 loài thuộc 33 họ (Có danh lục các loài cây gỗ tái sinh kèm theo).

2. Tiêu chí về mật độ cây tái sinh mục đích hoặc trữ lượng để quyết định cải tạo rừng:

2.1. Rừng thuộc quy hoạch sản xuất.

a. Đối với rừng gỗ thực hiện cải tạo rừng khi.

Cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao nhỏ hơn 5 m và đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 800 cây/ha hoặc có trữ lượng Gỗ nhỏ hơn 50 m3/ha.

b. Đối với rừng Tre, Vầu, Nứa thuần loại.

- Rừng Nứa, Giang, lồ ô đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 8.000 cây/ha.

- Rừng Vầu, Tre, Luồng có đường kính lớn hơn 3 cm, mật độ nhỏ hơn 3.000 cây/ha

c. Đối với rừng hỗn giao Tre, Nứa và Gỗ.

Căn cứ mức độ hỗn giao để xác định đối tượng rừng được đưa vào cải tạo: Đối với rừng có 1/2 là Tre, Nứa còn lại là Gỗ: Rừng nghèo kiệt để đưa vào cải tạo là rừng có cây Gỗ tái sinh mục đích có mật độ nhỏ hơn 400 cây/ha (hoặc Gỗ có trữ lượng nhỏ hơn 25 m3/ha) và Nứa có đường kính nhỏ hơn 3 cm, có mật độ nhỏ hơn 4.000 cây/ha (hoặc Vầu, Tre có mật độ dưới 1.500 cây/ha). Tương tự như vậy có thể xác định với các đối tượng 1/3 là Tre, Nứa còn lại là Gỗ và ngược lại.

2.2. Rừng thuộc quy hoạch phòng hộ.

a. Đối với rừng gỗ thực hiện cải tạo khi.

Cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao thấp hơn 5 mét và đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 700 cây/ha hoặc có trữ lượng gỗ nhỏ hơn 40 m3/ha.

b. Đối với rừng Tre, Nứa thuần loại:

- Rừng Nứa, Giang, lồ ô đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 7.000 cây/ha

- Rừng Vầu, Tre, Luồng có đường kính lớn hơn 3 cm, mật độ nhỏ hơn 2.500 cây/ha

c. Đối với rừng hỗn giao tre nứa và gỗ.

Tuỳ theo mức độ hỗn giao cụ thể để quy định. Nếu 1/2 là Tre, Vầu hoặc Nứa; 1/2 là gỗ thì rừng nghèo kiệt có thể cải tạo là rừng có cây gỗ tái sinh mục đích mật độ dưới 350 cây/ha và Tre, Vầu hoặc Nứa có đường kính nhỏ hơn 3 cm, có mật độ dưới 3.500 cây/ha (hoặc Tre, Vầu có mật độ dưới 1.200 cây/ha). Tương tự như vậy có thể xác định với các đối tượng rừng cã tỷ lệ hỗn giao khác nhau.

2.3. Rừng thuộc quy hoạch đặc dụng (Phân khu dịch vụ hành chính).

(Chỉ áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)

a. Đối với rừng gỗ.

Cây gỗ tái sinh mục đích có chiều cao thấp hơn 5 mét và đường kính bình quân dưới 6 cm, có mật độ nhỏ hơn 600 cây/ha hoặc có trữ lượng gỗ nhỏ hơn 30 m3/ha.

b. Đối với rừng Tre, Nứa thuần loại.

- Rừng Nứa, Giang, lồ ô đường kính bình quân dưới 3 cm, mật độ nhỏ hơn 6.000 cây/ha.

- Rừng Vầu, Tre, Luồng có đường kính lớn hơn 3 cm, mật độ nhỏ hơn 2.000 cây/ha

c. Đối với rừng hỗn giao tre nứa và gỗ.

Căn cứ mức độ hỗn giao cụ thể để quy định: Nếu 1/2 là Tre, Vầu, Nứa; 1/2 là gỗ thì rừng nghèo kiệt có thể cải tạo là rừng có cây gỗ tái sinh mục đích mật độ dưới 300 cây/ha và Tre, Vầu hoặc Nứa có đường kính nhỏ hơn 3 cm, có mật độ dưới 3.000 cây/ha (hoặc Tre, Vầu có mật độ dưới 1.000 cây/ha). Tương tự như vậy có thể xác định với các đối tượng rừng có tỷ lệ hỗn giao khác nhau.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Viết Thuần

 

DANH LỤC

CÁC LOÀI CÂY TÁI SINH MỤC ĐÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành theo Quyết định số 04 /2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên khoa học

Tên loài Việt Nam

Ghi chú

 

1. Anacardiaceae

Họ Xoài ( Đào lộn hột)

 

1

Dracontomelum duperreanum Pierre

Sấu

 

2

Allospondias mangifera Staf

Xoan Nhừ ( Lát xoan)

 

 

2. Apocynaceae

Họ Trúc đào

 

3

Wrightia pubescens

Thừng mực lông

 

4

Wrightia laevis Hook

Thừng mực mỡ

 

 

3. Betulaceae

Họ Cáng lò

 

5

Betula alnoides Buch - Ham

Cáng lò

 

 

4. Bignoniaceae

Họ Đinh

 

6

Makhamia stipulata Seem

Đinh

 

7

Hexaneurocarpon brilletii P.Dop

Đinh thối

 

8

Radermachera brilletii P.Dop

Đinh xanh

 

 

5. Burseraceae

Họ Trám

 

9

Canarium tonkinense Engl

Trám chim

 

10

Canarium tramdenum Dai et Jakovl

Trám đen

 

11

Canarium album Raeusch

Trám trắng

 

 

6. Clusiaceae

Họ Măng cụt

 

12

Garcinia fagraeoides

Trai lý ( Lý)

 

 

7. Euphorbiaceae

Họ Thầu dầu (ba mảnh vỏ)

 

13

Bischofia javanica

Nhội

 

14

Claoxylon indicum

Lộc mại

 

15

Endospermum chinnenese

Vạng trứng

 

16

Aleurites monluccana Willa

Lai

 

 

8. Fabaceae

Họ Đậu (Cánh bướm)

 

17

Ormosia balansae Drake

Ràng ràng mít

 

 

9. Fagaceae

Họ Sồi dẻ

 

18

Castanopsis sinensis

Dẻ gai

 

19

Castanopsis cerebrina

Dẻ bốp ( Sồi phảng)

 

20

Pasania pseudosundaica

 Dẻ xanh

 

21

Castanopsis tessellata

Sồi gai

 

22

Quercus blakei

Dẻ lá mỏng

 

23

Lithocarpus sphaerocarpus

Sồi hương

 

24

Pasania ducampii

Dẻ đỏ

 

25

Pasania lindsayana

Sồi vàng

 

26

Quercus pseudocornea

Dẻ cuống

 

 

10. Flacourtiaceae

Họ Bồ quân (Mùng quân)

 

27

Hydrocarpus anthelminthica

Đại phong tử

 

28

Hydrocarpus ilicifolia

Nang trứng lá ô rô

 

 

11. Lauraceae

Họ Re (Long nóo)

 

29

Cinnamomum cascia

Quế

 

30

Cinnamomum camphora

Re ( Long não)

 

31

Caryodaphnopsis tonkinensis

Cà lồ Bắc Bộ

 

32

Cinnamomum tetragonum

Re đỏ

 

33

Cinnamomum albiflorum

Re hương

 

34

Cryptocarya lenticellata

Nanh chuột ( Mò lá nhỏ)

 

35

Machilus bonii

Kháo vàng

 

36

Phoebe pallida

Kháo nước

 

 

12. Magnoliaceae

Họ Ngọc lan

 

37

Manglietia glauca Dandy

Mỡ

 

38

Manglietia fordiana Oliv

Vàng tâm

 

39

Michelia medioris Dandy

Giổi xanh

 

40

Michelia balansae Dandy

Giổi lông ( Giổi bà)

 

41

Paramichelia bailloniiense

Giổi xương

 

42

Tsoongiodendron odorum Chun

Giổi thơm

 

43

Michelia alba

Ngọc lan

 

 

13. Meliaceae

Họ Xoan

 

44

Alphanamixis grandifolia Blume

Gội trắng (gội gác)

 

45

Chisocheton chinensis Merr

Quyếch tía

 

46

Chukrasia tabularis A.Juss

Lát hoa

 

47

Melia azenazach Linn

Xoan ta ( Sầu đông)

 

48

Toona sureni Merr

Lát khét ( Xoan mộc)

 

 

14. Caesalpiniaceae

Họ Vang

 

49

Erythrophloeum fordii Oliv

Lim xanh

 

 

Pentophorum tonkinense A.Chev

Lim xẹt ( Chẹt, Hoàng linh)

 

 

15. Myrtaceae

Họ Sim

 

50

Syryium cuminii Skeels

Trâm vối

 

 

16. Rosaceae

Họ Hoa hồng

 

51

Pygeum arboreum Endl

Xoan đào

 

 

17. Sapindaceae

Họ Bồ hòn

 

52

Euphoia fragifera Gagnep

Nhãn rừng

 

53

Paviesis annamensis Pierre

Vải rừng

 

54

Pavieasia annamensis Pierre

Trường mật

 

 

18. Scrophulariaceae

Hoa mõm sói

 

55

Paulownia fortunei

Hông

 

 

19. Simarubaceae

Họ Thanh thất

 

56

Ailanthus triphysa Alston

Thanh thất

 

 

20. Sonneratiaceae

Họ Bần

 

57

Duabanga sonneratioides Ham

Phay

 

 

21. Sterculiaceae

Họ Trôm

 

58

Pterospermun truncatolobatum

Lòng mang tía

 

59

Pterospermun heterophyllum

Lòng mang

 

60

Commersonia bartramia

Hu đen

 

 

22. Altingiaceae

Họ Tô hạp

 

61

Liquidambar phormosana Hance

Sau sau ( Táu hậu)

 

 

23. Theaceae

Họ Chè

 

62

Schima superba gardet chanp

Vối thuốc răng cưa

 

 

24. Ulmaceae

Họ Du

 

63

Gi ronniera subequalis Planch

Ngát

 

 

25. Dilleniaceae

Họ Sổ

 

64

Dillennia heterosepala

Lọng bàng

 

 

26. Dipterocarpaceae

Họ dầu ( quả 2 cánh)

 

65

Parashorea chinensis

Chò chỉ ( Mạy kho)

 

66

Vatica odorata subsp brevipetiolata

Táu muối

 

67

Vatica odorata symington var tonkinensis

Táu mật (Tỏu ruối, Tỏu lỏ nhỏ)

 

 

27. Sapotaceae

Họ Sến

 

68

Madhuca pasquieri

Sến

 

 

28. Tiliaceae

Họ đay

 

69

Parapentace tonkinensis Gaclnep

Nghiến

 

 

29. Thymelaeaceae

Họ Dó ( Trầm)

 

70

Rhamnoneuron balansae Gilg

 

 

30. Compresstaceae

Họ Bàng

 

71

Terminalia myriocarpa Huerch et M.A

Chò xanh

 

 

31. Hippocastanaceae

Họ Kẹn

 

72

Aesculus chinensis Bunge

Kẹn

 

 

32. Ixonanthaceae

Họ Hà nu

 

73

Ixonanthes cochinchinensis Pierre

Hà nu ( Dân cốc)

 

 

33. Rubiaceae

Họ Cà phê

 

74

An thocephalus indicus A.rich

Gáo