Quyết định 03/2019/QĐ-UBND quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu: 03/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Phạm Ngọc Nghị
Ngày ban hành: 29/03/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐK LK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2019/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 29 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, qun lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, qun lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 87/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông vận ti ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cht lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố;

Căn cứ Thông tư số 62/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố đngười khuyết tật tiếp cận sử dụng;

Căn cứ Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ;

Theo đề nghị Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 355/TTr-SGTVT ngày 21/3/2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2019.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan thuộc tnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT Tỉnh ủy, TT H
ĐND tnh;
- Vụ Pháp ch
ế - Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Ki
m tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
-
UBMTTQ Việt Nam tnh;
- CT, các PCT
UBND tnh;
- Như Điều 3;
- S
Tư pháp;
- Báo Đ
k Lắk, Đài PT&TH tnh;
- Website t
nh, Công báo tnh;
- VP UBND tỉnh: C
ác PCVP; các P, TT;
- Lưu: VT, CN (Hg.100).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Ngọc Nghị

 

QUY ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2019/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh Đắk Lk)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc quản lý hoạt động vận tải hành khách đường bộ trong đô thị đối với xe buýt, xe ô tô theo tuyến cố định, xe hợp đồng, xe taxi, xe ô tô vận tải khách du lịch; hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; hoạt động vận tải phục vụ vệ sinh môi trường; hoạt động vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trong đô thị; tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động vận tải hành khách, vận tải khách du lịch, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, xe buýt, xe taxi; dịch vụ thu gom rác, vệ sinh môi trường, vận chuyển vật liệu xây dựng hoạt động trong đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Quy định này còn phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội và phải chấp hành các quy định tại địa phương (nếu có) như quy định về tuyến đường, thời gian hoạt động của các loại phương tiện trên.

Điều 3. Yêu cầu chung đối với phương tiện hoạt động vận tải trong đô thị

Xe ô tô tham gia hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa, chất thải không nguy hại phải bảo đảm đủ điều kiện về phương tiện tham gia giao thông đường bộ quy định đối với xe ô tô tại Khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ, quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (gọi tắt là Nghị định số 86/2014/NĐ-CP).

Chương II

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ

Điều 4. Đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

1. Thông tin trên kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt

a) Các điểm dừng xe buýt được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối).

b) Tại các nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại của cơ quan qun lý tuyến, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến xe buýt.

c) Tại điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt và trạm chuyển tiếp phải có nhân viên điều hành để hướng dẫn hành khách, kim tra, phối hợp hoạt động của xe buýt trên tuyến và thông tin liên lạc để tiếp nhận ý kiến phản ánh của hành khách, ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý tuyến.

d) Các thông tin quảng cáo tại các điểm đầu, điểm cuối, các nhà chờ xe buýt (nếu có) phải thực hiện đúng các quy định hiện hành, đảm bảo mỹ quan đô thị.

2. Việc đầu tư xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt

a) Hệ thống điểm dừng xe buýt, nhà chờ, biển báo hiệu, vạch sơn kẻ đường phải được xây dựng lắp đặt tại những địa điểm, vị trí thuận lợi; có kiểu dáng, kích thước theo thiết kế mẫu do Sở Giao thông vận tải quy định; bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan. Đối với những nhà chờ có phục vụ người khuyết tật, phải xây dựng lối lên xuống và các hạng mục công trình phụ trợ thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

b) Tại các bến xe khách, nhà ga sân bay, bến thủy nội địa, khu du lịch... phải bố trí điểm đón, trả khách cho xe buýt để kết nối với các phương thức vận tải khác.

3. Hoạt động của xe buýt trong đô thị

a) Thực hiện theo quy định tại Điều 53, Điều 67 và Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

b) Thời gian xe buýt hoạt động trong ngày của từng tuyến được quy định trong biểu đồ chạy xe. Căn cứ vào biểu đồ chạy xe các xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng nơi quy định như trong nội dung công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.

c) Việc công bố mở tuyến vận ti hành khách bằng xe buýt và nội dung công bố thực hiện theo quy định tại Điều 30 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải, quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (gọi tắt là Thông tư s 63/2014/TT-BGTVT).

4. Quy định đối với phương tiện

a) Tiêu chuẩn xe buýt

- Xe buýt tham gia hoạt động trên tuyến phải đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ; Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ; Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải, ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kthuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố.

- Khuyến khích việc đầu tư các phương tiện ô tô khách thành phố, xe buýt có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo QCVN 82:2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng, ban hành kèm theo Thông tư số 62/2014/TT-BGTVT như: Yêu cầu kỹ thuật về khả năng tiếp cận của xe lăn, yêu cầu về khả năng tiếp cận khác như, sàn và lối đi dọc xe, bàn nâng xe lăn và cầu lên xuống xe, ghế ưu tiên, bậc lên xuống, tay vịn, tay nắm, thông tin và hệ thống hạ thấp chiều cao xe. Khuyến khích các loại xe buýt sử dụng nhiên liệu làm giảm ô nhiễm môi trường.

b) Đặc điểm nhận dạng xe buýt: Có phù hiệu “XE BUÝT do SGiao thông vận tải cấp; phù hiệu “XE BUÝT” có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

c) Niêm yết bên ngoài xe, niêm yết bên trong xe, niêm yết thông tin trên xe: Thực hiện đúng quy định tại Khoản 4 Điều 26 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .

Điều 5. Hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định

1. Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và tại Điều 13, Điều 15 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP .

2. Chạy đúng lộ trình đã được công bố. Ngoài ra, ô tô chngười trên 30 chỗ ngồi và ô tô khách giường nằm có kích thước giới hạn tương đương với ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi phải tuân thủ theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị.

3. Dừng, đón, trả khách đúng nơi quy định.

4. Không chở hàng cồng kềnh trên mui xe.

5. Có biện pháp giữ gìn vệ sinh, bố trí thùng rác trên xe, không để hành khách vứt rác xuống lòng, lề đường.

Điều 6. Hoạt động vận tải khách du lịch, vận tải khách theo hợp đồng, xe trung chuyển

1. Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Điều 7 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ; các quy định tại Điều 45, Điều 46, Điều 47 Luật Du lịch năm 2017 và Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

2. Hành khách được vận chuyển theo hợp đồng, khi đón và trả khách phải tập trung tại vị trí nhất định, các điểm dừng, đỗ đón trkhách phải đảm bảo an toàn giao thông, đúng vị trí được phép dừng, đỗ xe và phải được ghi trong hợp đồng vận chuyn khách.

3. Hành khách tập trung tại các điểm được phép dừng, đồ để đón, trả khách phải giữ gìn an ninh trật tự xã hội và giữ vệ sinh chung.

4. Phương tiện vận tải khách du lịch có gắn biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH”, được phép vận tải hành khách theo hợp đồng và được ưu tiên bố trí nơi dừng đỗ thuận tiện để đón, trả khách du lịch, nhưng phải tuân thquy định của chính quyền địa phương theo phân cấp về tổ chức giao thông. Việc dừng đón trả khách du lịch tại các bến xe khách, khu vực nhà ga sân bay, bến thủy nội địa, khu du lịch, điểm du lịch... thì thực hiện theo quy định của tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác sân bay, bến xe, khu du lịch đó.

5. Xe trung chuyển hành khách là loại xe có từ 16 chngồi trở xuống (kể cả người lái và phụ xe); phương tiện được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYN”. Xe trung chuyển chi được sử dụng để vận chuyn hành khách đi trên các tuyến cố định của đơn vị đến bến xe, điểm đón trkhách trên tuyến hoặc ngược lại.

Điều 7. Hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe taxi

1. Điểm đón, trả khách, điểm đồ xe taxi

a) Các quy định về điểm đón, trả khách, điểm đỗ xe taxi thực hiện theo quy định tại Điều 40 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT. Điểm đỗ xe taxi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gồm có hai loại:

- Điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp, hợp tác xã xe taxi tổ chức, quản lý.

- Điểm đỗ xe taxi công cộng do Sở Giao thông vận tải tổ chức và quản lý.

b) Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi phải đảm bảo an toàn và trật tự giao thông trong đô th, bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và được báo hiệu bng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy định.

c) Việc công bố đưa vào khai thác; điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bđiểm đỗ xe taxi để bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải, Quy hoạch đô thị và phù hợp vi nhu cầu đặc thù của địa phương theo thời gian, được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 40 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .

2. Hoạt động của xe taxi trong đô thị

a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 và Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các quy định tại Điều 13, Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và các quy định tại Điều 3 của Quy định này.

b) Đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng taxi, ngoài việc thực hiện các quy định tại điểm a của Khoản này, phải tuân thủ quy định tại Khoản i Điều 9 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP .

c) Người lái xe taxi khách, xe taxi ti đón, trả hành khách, hàng hóa theo thỏa thuận giữa hành khách, chủ hàng và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định về bảo đm an toàn giao thông.

d) Trong thời gian đỗ xe chờ đón khách, đxe chờ nhn hàng hóa; các xe chỉ được đxe tại các điểm đỗ xe theo quy định.

Điều 8. Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Phạm vi hoạt động

a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các quy định tại Điều 9, Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP .

b) Hoạt động đúng thời gian, đúng tuyến đường được quy định cho từng loại xe, trên cơ sở tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; phải đúng tuyến đường được quy định trong nội dung hợp đồng vận tải hàng hóa được ký với chhàng hoặc giấy vận tải.

c) Khi đỗ xe để xếp, dỡ hàng hóa phải đúng vị trí được phép đxe và phải đảm bảo an toàn giao thông, tuân thủ các quy tc về dừng xe, đxe trên đường bộ và trên đường phố tại Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

d) Thời gian và loại phương tiện vận tải hàng hóa lưu thông trong đô thị được quy định tại Khoản 7 Điều 10 của Quy định này. Trong trường hợp các phương tiện lưu thông vượt quá tải trọng quy định của biển báo hiệu đường bộ và cần thiết phải lưu thông trong đô thị ngoài thời gian lưu thông được quy định tại Khoản 7 Điều 10 của Quy định này thì phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp. Quy định về việc cấp, thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe thực hiện theo quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khgiới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

2. Hàng hóa trên xe

a) Hàng hóa trên xe phải xếp gọn gàng và chằng buộc chắc chắn bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển.

b) Nếu vận chuyển hàng rời phải được che đậy kín, không để rơi, vãi xuống đường. Trường hợp để rơi, vãi xuống đường thì người vận tải phải có trách nhiệm khắc phục, thu dọn ngay và đồng thời có những biện pháp báo hiệu, ngăn chặn không để xảy ra tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường.

Điều 9. Hoạt động vận tải phục vụ vệ sinh môi trường và xe ô tô chở phế thải, vật liệu xây dựng cho các công trường xây dựng trong đô thị

1. Điều kiện hoạt động

a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 53, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

b) Các phương tiện vận tải phục vụ vệ sinh môi trường phải là các loại xe chuyên dùng.

2. Vật liệu xây dựng, rác thải, phế thải trên xe

a) Phải được che phủ kín, không để rơi, vãi xuống đường.

b) Trường hợp để rơi, vãi xuống đường thì người vận tải phải có trách nhiệm khắc phục, thu dọn ngay và đồng thời có những biện pháp báo hiệu, ngăn chặn không để xảy ra tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường.

c) Có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ô nhiễm.

Điều 10. Thời gian, phạm vi hoạt động cụ thể cho một số loại xe

1. Xe ô tô đưa đón cán bộ, nhân viên, công nhân, học sinh, sinh viên được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị.

2. Ô tô chở khách theo hợp đồng, xe taxi, ô tô con được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị.

3. Ô tô chở khách du lịch (phương tiện ô tô vận tải khách du lịch có gắn bin hiệu): Được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị, nhưng phải tuân thủ các quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Quy định này.

4. Ô tô khách hoạt động theo tuyến cố định: Được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến cố định đã được công bố. Ngoài ra, ô tô chngười trên 30 chỗ ngồi và ô tô khách giường nằm có kích thước giới hạn tương đương với ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi phải tuân thủ theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị.

5. Ô tô phục vụ vệ sinh môi trường: Được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường trong đô thị.

6. Xe máy thi công chỉ được hoạt động trong phạm vi quy định công trường, giới hạn hai đầu biển báo công trường; ô tô chở phế thải, vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trong đô thị phải tuân thủ quy định như đối với phương tiện vận tải hàng hóa tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 của Quy định này.

7. Phương tiện vận tải hàng hóa có khối lượng chuyên ch cho phép (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) dưới 1,5 tấn được hoạt động 24/24 giờ; phương tiện vận tải hàng hóa có khối lượng chuyên chở cho phép từ 1,5 tấn đến 3,5 tn được lưu thông trong đô thị trừ các khoảng thời gian giờ cao điểm; phương tiện vận tải hàng hóa có khối lượng chuyên ch cho phép trên 3,5 tn chỉ được phép lưu thông trong đô thị vào khoảng thời gian từ 22 giờ 00 phút tối hôm trước đến 06 giờ 00 phút sáng ngày hôm sau.

8. Xe máy chuyên dùng trừ xe máy thi công: Được phép hoạt động trong các khoảng thời gian ngoài giờ cao điểm, chỉ được hoạt động trong phạm vi quy định, phải bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.

9. Các loại xe phục vụ mục đích công cộng: Xe thư báo, xe bảo trì, sửa chữa hệ thống báo hiệu đường bộ, điện lực, hệ thống chiếu sáng, trang trí, viễn thông, xe sa chữa ống nước, chăm sóc cây xanh trong đô thị được phép hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị; trong quá trình hoạt động phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.

10. Nội dung quy định tại Khoản 4, Khoản 7 Điều này không áp dụng đối với các đoạn tuyến quc lộ, tỉnh lộ đi qua các đô thị trên địa bàn tỉnh khi các đô thị này chưa được xây dựng các tuyến tránh.

Chương III

PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Điều 11. Quy định về phương tiện

1. Đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ; Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT ngay 31/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải, ban hành Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô khách thành phố; Thông tư số 62/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông vận tải, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

2. Xe phải có ít nhất 01 (một) chỗ dành cho xe lăn của người khuyết tật theo quy định.

3. Có trang thiết bị nâng hạ xe lăn hoặc thiết bị nâng hạ sàn xe phục vụ người khuyết tật.

Điều 12. Tỷ lệ phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật

1. Đến năm 2020, doanh nghiệp vận tải đăng ký tham gia khai thác tuyến xe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cđịnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải đảm bảo có 20% tổng sphương tiện đăng ký hoạt động trên tuyến có chngồi dành riêng cho người khuyết tật lắp đặt thiết bị hỗ trợ phục vụ đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật; giai đoạn 2020 - 2025 mỗi năm tăng thêm ít nhất 5% tỷ lệ phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật; sau năm 2025 tỷ lệ phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật đạt tối thiểu 50%. Nếu xe không có thiết bị hỗ trợ thì nhân viên phục vụ có trách nhiệm giúp đỡ cho người khuyết tật lên xuống xe.

2. Xe phải có chỗ dành riêng cho người khuyết tật và các đối tượng ưu tiên khác, ghi rõ số ghế ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai; có thiết bị hỗ trợ lên xuống thuận tiện cho người khuyết tật.

Khi thiết kế, chế tạo, cải tạo và vận hành các phương tiện giao thông công cộng phải tuân thủ hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 82:2014/BGTVT, bảo đảm điều kiện tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật.

3. Phương tiện giao thông công cộng sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bo các điều kiện tiếp cận của người khuyết tật theo quy định của hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới được phép đưa vào sử dụng, có trang thiết bị nâng hạ xe lăn phục vụ cho người khuyết tật.

Điều 13. Lộ trình thực hiện

1. Đối với các phương tiện hoạt động trên các tuyến xe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cđịnh trong địa bàn tỉnh mà chưa đđiều kiện được quy định tại Điều 11, Điều 12 của Quy định này thì được phép hoạt động đến hết ngày 31/12/2019; kể từ ngày 01/01/2020 trở đi phải thực hiện đúng quy định về số ghế, tỷ lệ phương tiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12 của Quy định này.

2. Đối với các phương tiện đăng ký các tuyến xe buýt, vận ti hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh, sau ngày Quy định này có hiệu lực thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cđịnh phải bố trí số ghế, tỷ lệ phương tiện đảm bảo theo quy định tại Điều 11, Điều 12 của Quy định này.

3. Phấn đấu đến đầu năm 2025, kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ xe buýt phải bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng của người khuyết tật.

Điều 14. Chính sách miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật

Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, phải có trách nhiệm thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật; miễn giá vé đối với thương binh, bệnh binh.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thực hiện quản lý hoạt động vận tải theo quy định tại Điều 63 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .

2. Chỉ đo các doanh nghiệp khai thác vận tải khách công cộng (trước tiên vận tải hành khách bằng xe buýt) xây dựng kế hoạch đầu tư phương tiện đảm bo yêu cầu kỹ thuật riêng đối với xe buýt cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

3. Ch trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan liên quan, tổ chức khảo sát xác định các vị trí cho phép dừng, đỗ xe trong khu vực đô thị đối với các loại xe trên các tuyến đường do tnh quản lý; tổ chức lập hồ sơ và trình UBND tỉnh phê duyệt.

4. Phối hợp với Ban An toàn giao thông tnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ trong đô thị cho phù hợp với Quy định này.

5. Xây dựng kế hoạch thực hiện việc cải tạo, đầu tư mới điểm dừng, nhà chờ xe buýt theo quy định, trong đó đáp ứng được việc phục vụ người khuyết tật đi xe buýt.

6. Thực hiện việc quản lý kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt.

7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa theo Quy định này.

8. Quyết định tạm đình chỉ, đình chkhai thác tuyến của các doanh nghiệp vi phạm những quy định hiện hành về hoạt động vận chuyển khách công cộng bằng xe buýt và thiếu trách nhiệm trong việc giúp đngười khuyết tật.

Điều 16. Trách nhiệm của Công an tỉnh

Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị theo quy định.

Điều 17. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố

1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức khảo sát và xác định các vị trí cho phép đỗ xe trong khu vực đô thị cho tất cả các loại xe (trừ các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, điểm đón, trả khách trên các tuyến cố định do Sở Giao thông vận tải quy định).

2. Rà soát, lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp với Quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý; riêng đối với các tuyến đường không thuộc thẩm quyền quản lý, khi lắp đặt phải có sự thống nhất của đơn vị quản lý đường bộ đó.

3. Căn cứ tình hình thực tế của đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trình Chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể về khung giờ cao điểm.

4. Quy định vị trí tập kết rác thải tập trung sao cho thuận lợi bốc rác thải lên xe nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn giao thông.

Điều 18. Trách nhiệm và quyền của doanh nghiệp vận tải

1. Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải theo quy định tại Điều 22, Điều 34, Điều 41 và Điều 53 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .

2. Đối với doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng: Xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định về phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật được quy định tại Chương III của Quy định này.

3. Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, bảo đm yêu cầu về trật tự an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

4. Phương tiện vận tải hành khách phải trang bị thùng rác mini và túi nylon, kiểm soát hành vi xả thi của hành khách trên xe không để gây ô nhiễm môi trường.

5. Được sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để phục vụ hoạt động vận tải trên tuyến.

Điều 19. Trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định tại Điều 24, Điều 35, Điều 42, Điều 53 Thông tư số 63/2014/TT- BGTVT.

2. Kim tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chẳng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.

3. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khe, tài sn của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.

4. Cho xe dừng đỗ đúng nơi quy định.

5. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải giúp đỡ người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật bị hạn chế khả năng vận động, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe.

Điều 20. Quyền và trách nhiệm của hành khách

1. Được cung cấp thông tin về những tuyến đường, tuyến xe buýt; yêu cầu nhân viên bán vé đưa vé đi xe buýt hay hóa đơn thanh toán tiền đi xe taxi khi đã trtiền.

2. Hành khách đi xe phải chấp hành nội quy vận chuyển, tuân thủ hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để đảm bảo an toàn trật tự trên xe. Trường hợp hành khách vi phạm nội quy, làm thiệt hại đến người khác đi trên xe thì xử lý theo quy định pháp luật.

3. Hành khách đi trên xe phải giữ gìn vệ sinh chung; không được xả rác tại các điểm dừng, đỗ, nhà chờ; không được mang theo những loại hàng hóa bị cấm lưu thông, hàng hóa cồng kềnh chiếm nhiều chỗ của hành khách, hàng có mùi tanh hôi, lây nhiễm bệnh, súc vật sống, chất dễ cháy nổ.

4. Giúp đvà nhường ghế ngồi trên, xe buýt cho khách đi xe là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ ncó thai hoặc có con nhỏ và trẻ em.

5. Đối với người khuyết tật, được ngồi tại nhng ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật và được giúp đtrong việc lên xuống xe khi đi xe.

Điều 21. Việc sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình tổ chức thực hiện, mọi vướng mắc phát sinh phản ánh kịp, thời về Sở Giao thông vận tải để nghiên cứu, tổng hợp tham mưu trình UBND tnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.





Nghị định 168/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Du lịch Ban hành: 31/12/2017 | Cập nhật: 31/12/2017