Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Số hiệu: | 03/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bến Tre | Người ký: | Nguyễn Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 22/01/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2013/QĐ-UBND |
Bến Tre, ngày 22 tháng 01 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Thực hiện Công văn số 4404/BVHTTDL-GĐ ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình;
Xét đề nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số13/TTr-SVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Quy chế này quy định các nguyên tắc, phương thức phối hợp, nội dung phối hợp, trách nhiệm phối hợp, chế độ thông tin báo cáo và kinh phí thực hiện việc phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị và các quy định pháp luật hiện hành về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quy định rõ nội dung, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong mối quan hệ phối hợp nhằm phát huy tính hiệu quả, hiệu lực của việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Quan tâm đến mối quan hệ gắn kết giữa Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với các luật có liên quan như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi 2003), Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống mua bán người.
4. Tăng cường hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm phát huy tối đa các nguồn lực phục vụ hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
Mục 1. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
1. Ban hành và tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành; xây dựng các chiến lược và hoạt động cụ thể để tăng cường chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân ở địa phương.
3. Bố trí kinh phí đảm bảo cho các hoạt động liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có tham gia hoạt động liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Ký kết các chương trình phối hợp, ban hành các văn bản liên ngành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phối hợp; tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, chiến dịch truyền thông; liên kết mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; lồng ghép các nội dung, hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Phối hợp trực tiếp hoặc phối hợp dưới sự điều hành của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Điều 6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
1. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với với các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch và các chiến lược để tăng cường chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị; duy trì mối liên hệ với các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
3. Cử cán bộ có năng lực tham gia các hoạt động phối hợp; gửi các văn bản (quyết định, chương trình, kế hoạch hoạt động phối hợp) cho các cơ quan, đơn vị để đảm bảo thực hiện kịp thời các chương trình và kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ trì phối hợp Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị, cá nhân biên soạn tài liệu thông tin, tuyên truyền, tập huấn và giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, các cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức phụ trách công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn huyện;
b) Phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình thông qua Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra đánh giá hoạt động hoà giải ở cơ sở; nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác hoà giải, đặc biệt là hoà giải ở cơ sở để đáp ứng nhiệm vụ của pháp luật về hoà giải mâu thuẫn và hoà giải tranh chấp giữa các thành viên gia đình, góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc lĩnh vực quản lý để tham mưu sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ và ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
2. Hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Hướng dẫn chữa trị người nghiện rượu.
Điều 9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chỉ đạo việc lồng ghép các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung tuyên truyền bình đẳng giới, các chương trình xoá đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội.
2. Hướng dẫn việc thực hiện giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 10. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu bổ sung vào chương trình giáo dục nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình vào các hoạt động ngoài giờ phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Điều 11. Sở Thông tin và Truyền thông
Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng đa dạng hoá các hình thức truyền thông, phổ biến, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường thời lượng, tần suất, mở chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 12. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hàng năm, đưa nội dung phòng chống bạo lực gia đình vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng kế hoạch kinh phí dành cho các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Hằng năm, căn cứ khả năng nguồn kinh phí để bố trí ngân sách đảm bảo việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các văn bản hướng dẫn thi hành và các nội dung của Quy chế này.
2. Hướng dẫn và kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và hướng dẫn Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố đảm bảo kinh phí chi các hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Phối hợp, tạo điều kiện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ thống kê các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra trong từng quý, 6 tháng, hằng năm.
Điều 15. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh
1. Phối hợp với chính quyền và các cơ quan, đơn vị có các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa bạo lực gia đình; giáo dục vận động, thuyết phục, cảnh báo, răn đe các đối tượng hay sử dụng bạo lực gia đình, các đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình.
2. Thực hiện truy tố và đưa ra xét xử kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đúng theo quy định pháp luật.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong ngành tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp với các cơ quan, đơn vị về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Phối hợp, tạo điều kiện cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ thống kê các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra trong từng quý, 6 tháng, hằng năm.
Điều 16. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành trong cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tổ chức thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp triển khai các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương.
4. Hướng dẫn các tổ chức trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Lồng ghép các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung sinh hoạt của các Câu lạc bộ, tổ chức tư vấn, hoà giải về phòng, chống bạo lực gia đình, các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm, xây dựng các địa chỉ tin cậy để bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
6. Định kỳ tham gia các cuộc họp của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hoá cùng cấp để chia sẻ kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình; báo cáo kết quả hoạt động hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương với Ban Chỉ đạo cùng cấp và tổ chức cấp trên trực tiếp.
Điều 17. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Hằng năm, trong báo cáo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế - xã hội phải có lồng nội dung về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
2. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống bạo lực gia đình cấp huyện và các xã trong vùng dự án. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình cấp tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong thực hiện các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện, thành phố.
Mục 3. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm
a) Các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị định kỳ báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch);
b) Báo cáo 6 tháng trước ngày 01 tháng 6, báo cáo năm trước ngày 01 tháng 12 hằng năm.
2. Thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
1. Kinh phí thực hiện các hoạt động phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình của các ngành được sử dụng từ nguồn ngân sách hàng năm của từng ngành theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 143/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình; kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ngoài công lập.
2. Huy động từ các nguồn khác nhằm tăng cường hiệu quả cho công tác hoạt động phối hợp phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 20. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy chế này.