Quyết định 03/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thuộc thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 03/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Văn Hữu Chiến |
Ngày ban hành: | 18/01/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2013/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 01 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ THỌ QUANG THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 1491/TTr-SNN ngày 20 tháng 11 năm 2012 và theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ THỌ QUANG THUỘC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03 /2013/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý Cảng cá, Khu neo đậu tránh trú bão của tàu cá, Chợ Đầu mối thủy sản Thọ Quang (sau đây viết tắt là Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang) và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. Ngoài quy định này, các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
1. Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang: là khu vực được giới hạn bởi vùng đất, vùng nước thuộc Khu trú bão và neo đậu tàu thuyền, Chợ đầu mối thủy sản và Cảng cá Thọ Quang theo quy hoạch do Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Âu thuyền Thọ Quang: là khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, bao gồm: vùng nước đậu tàu, luồng vào, hệ thống phao neo, trụ neo, phao tiêu dẫn luồng, biển báo và vùng đất đê bao, bờ kè chắn sóng, chắn cát.
- Cảng cá Thọ Quang: là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm: cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
2. Kết cấu hạ tầng Âu thuyền và Cảng cá: là tổng thể các công trình, hạng mục công trình thuộc Âu thuyền và Cảng cá, gồm: luồng vào, hệ thống phao tiêu báo hiệu hàng hải, cầu cảng, khu trú tránh bão và neo đậu tàu thuyền, chợ Đầu mối thủy sản, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, khu dịch vụ hậu cần, đường bãi nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, xử lý nước thải, đê bao chắn sóng, ngăn sa bồi, các phao, trụ buộc/neo tàu thuyền và các công trình phụ trợ khác.
3. Tàu thuyền: bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu dịch vụ hậu cần và các cấu trúc nổi khác hoạt động trong vùng nước Âu thuyền và Cảng cá.
4. Phương tiện vận chuyển đường bộ: bao gồm xe ô tô, xe mô tô, xe thô sơ và các loại phương tiện đường bộ khác ra vào Âu thuyền và Cảng cá.
5. Rác thải là các chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt.
6. Nước thải là chất thải ở thể lỏng được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt.
7. Chất thải nguy hại: là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dầu và hợp chất có dầu, chất dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính gây nguy hại khác.
Điều 3. Những hành vi không được thực hiện tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
1. Cọ rửa sàn tàu thuyền hoặc hầm hàng gây ô nhiễm môi trường.
2. Xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất có hại, nước thải bẩn, rác sinh hoạt, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định.
3. Chế biến, phơi nguyên liệu thủy sản trên cầu cảng.
4. Vận chuyển hàng quốc cấm, hàng có khả năng gây ô nhiễm, chất nổ, chất độc, hàng lậu, hàng giả,… vào khu vực Âu thuyền và Cảng cá.
5. Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
6. Phá hủy, tháo gỡ gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
7. Điều khiển tàu cá và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
8. Gây mất an ninh trật tự, gây mất an toàn tài sản và tính mạng, gây cản trở cho việc quản lý, khai thác, bảo vệ Âu thuyền và Cảng cá.
9. Bán hàng rong, chèo kéo khách; kinh doanh hàng ăn uống ở khu vực bãi xe, chợ cá, cầu cảng, vỉa hè, lòng đường.
10. Lưu hành xe ba gác máy, xe gắn máy kéo xe thô sơ.
11. Đặt lồng bè nuôi thủy sản, đánh bắt thủy sản.
12. Tàu thuyền kinh doanh xăng dầu và tàu thuyền không phải là tàu cá vào Âu thuyền để trú tránh bão, trừ trường hợp bất khả kháng.
13. Các hành vi bị cấm khác theo qui định của pháp luật.
THỦ TỤC TÀU THUYỀN ĐẾN, RỜI ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ
Điều 4. Thủ tục tàu thuyền đến Âu thuyền và Cảng cá
Chậm nhất 60 phút trước khi tàu đến Âu thuyền và Cảng cá, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người đại diện (gọi tắt là thuyền trưởng) phải thông báo cho Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) về số đăng ký tàu, mục đích đến theo số điện thoại 0511.2661850 hoặc tần số VHF 156,6500 MHz.
2. Điều động, sắp xếp tàu thuyền vào Âu thuyền và Cảng cá
Căn cứ vào dung tích, công suất tàu, cầu cảng, phao neo và kế hoạch điều độ, Ban Quản lý có trách nhiệm chỉ định, sắp xếp vị trí neo đậu cho tàu để bốc dỡ hàng hoá, bơm nước thải, tập kết rác thải lên bờ.
3. Địa điểm, thời hạn và hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền đến
a) Địa điểm làm thủ tục: Trạm Điều độ tàu thuyền của Ban Quản lý;
b) Thời hạn làm thủ tục của thuyền trưởng: chậm nhất là 30 phút, kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc chậm nhất 01 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu tại các vị trí khác trong vùng nước Âu thuyền và Cảng cá, Thuyền trưởng phải hoàn thành việc khai báo cho nhân viên trực Điều độ tàu thuyền (theo mẫu số 01/QC);
c) Sau khi hoàn thành thủ tục khai báo, nhân viên Điều độ tàu thuyền có trách nhiệm hướng dẫn thuyền trưởng thực hiện các nội quy, quy định có liên quan.
Điều 5. Thủ tục tàu thuyền rời Âu thuyền và Cảng cá
Chậm nhất 30 phút trước khi tàu rời, thuyền trưởng phải thông báo cho Ban Quản lý về số đăng ký tàu và thời gian dự kiến rời Âu thuyền và Cảng cá.
2. Địa điểm, thời hạn và hồ sơ, giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền rời
a) Địa điểm làm thủ tục: Trạm Điều độ tàu thuyền của Ban Quản lý;
b) Thủ tục tàu thuyền rời Âu thuyền và Cảng cá
Chậm nhất 30 phút trước khi tàu rời, thuyền trưởng phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau:
- Nộp bản khai theo mẫu số 01/QC (đính kèm) sau khi đã điền đầy đủ thông tin.
- Xuất trình Biên lai nộp phạt vi phạm hành chính hoặc Quyết định xử phạt cảnh cáo (nếu có).
c) Thời hạn làm thủ tục của nhân viên Điều độ: chậm nhất 30 phút kể từ khi Thuyền trưởng đã nộp, xuất trình các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này, nhân viên Điều độ cấp Phiếu xác nhận cho tàu rời Âu thuyền và Cảng cá theo mẫu số 02/QC (đính kèm). Phiếu xác nhận là cơ sở để trình Trạm kiểm soát biên phòng khi tàu rời.
TRÁCH NHIỆM CỦA THUYỀN TRƯỞNG, THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI TÀU THUYỀN TẠI ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ
1. Tuân thủ sự điều động, sắp xếp của Ban Quản lý và chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, giao thông thuỷ nội địa, phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão và các lĩnh vực có liên quan khác.
2. Chấp hành Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển. Công cụ, hàng hoá cồng kềnh, quá khổ phải thu xếp gọn trước khi vào Âu thuyền và Cảng cá.
3. Khi tàu thuyền đã neo đậu an toàn tại vị trí đã được chỉ định, máy chính của tàu phải được duy trì ở trạng thái sẵn sàng hoạt động khi cần thiết; phải được chiếu sáng vào ban đêm khi tầm nhìn bị hạn chế và duy trì đủ các báo hiệu, dấu hiệu cảnh báo theo quy định.
4. Khi tàu thuyền bị sự cố (trôi dạt, chìm đắm, mắc cạn, tai nạn…) thuyền trưởng phải tiến hành ngay các biện pháp khắc phục thích hợp và thông báo ngay cho Ban Quản lý và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố.
5. Trong quá trình neo đậu phải bố trí đủ người có chuyên môn và thiết bị hỗ trợ phù hợp để sẵn sàng điều động tàu thuyền khi cần thiết.
6. Bảo vệ và sử dụng an toàn các kết cấu hạ tầng của Âu thuyền và Cảng cá.
7. Khi phát hiện sự cố tai nạn trong khu vực, có trách nhiệm tìm mọi cách đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và tổ chức ngay việc tìm kiếm, cứu nạn theo quy định, đồng thời thông báo cho Ban quản lý phối hợp.
8. Tự bảo quản tài sản của mình trong quá trình hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá.
9. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan chức năng về các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn giao thông, các quy định về quản lý cảng biển, luồng hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan khác.
10. Nộp các khoản phí theo qui định.
Điều 7. Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
1. Chấp hành các quy định về phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, phương án sắp xếp, bố trí nơi neo đậu tàu thuyền của Ban Quản lý.
2. Sử dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và ngư lưới cụ.
3. Tàu thuyền bị chìm đắm hoặc mắc cạn trong Âu thuyền và Cảng cá do bão, lũ gây ra, chủ phương tiện phải kịp thời, chủ động khắc phục hậu quả và thông báo đến cơ quan chức năng để được hỗ trợ.
Điều 8. Đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội
1. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
2. Những người không phải là thuyền viên nếu ở lại trên tàu thuyền phải khai báo với cơ quan Biên phòng theo quy định.
3. Có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời khi có hành vi gây mất an ninh trật tự.
Điều 9. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ
1. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy, nổ.
2. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ đối với tàu thuyền của mình. Thuyền trưởng phân công cụ thể cho thuyền viên đảm nhận công việc phòng chống cháy nổ trên tàu thuyền.
3. Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ (bình chữa cháy, bơm nước, vòi phun nước….) phải được đặt đúng nơi quy định và luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
4. Có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý trong việc phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố tai nạn lao động, cháy nổ xảy ra.
Điều 10. Thu gom rác thải, nước thải từ tàu thuyền
1. Tất cả tàu thuyền khi vào Âu thuyền và Cảng cá phải thực hiện việc thu gom rác thải, nước thải theo lượt cập tàu, đồng thời nộp phí cho Ban Quản lý để vận chuyển, xử lý theo quy định.
2. Trang bị máy bơm nước hoặc thuê máy bơm để bơm nước thải từ tàu thuyền lên hệ thống thu gom nước thải tại cầu cảng.
3. Trang bị dụng cụ chứa rác trên tàu thuyền và phải thực hiện việc thu gom rác thải để đưa lên đổ vào thùng rác đặt tại nơi quy định.
4. Nước thải có lẫn dầu phải được thu gom và xử lý riêng theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
5. Dầu thải phải được thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG BỘ TẠI ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ
Điều 11. Vận chuyển đường bộ tại chợ cá
1. Chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ và sự hướng dẫn, sắp xếp của Ban Quản lý.
2. Khi đã đậu đỗ đúng vị trí quy định, phương tiện phải luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động và có người điều khiển khi cần thiết.
3. Bảo vệ và sử dụng an toàn các kết cấu hạ tầng của Âu thuyền và Cảng cá.
4. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong khu vực Âu thuyền và Cảng cá, đồng thời phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan chức năng về các lĩnh vực này.
5. Tự bảo quản tài sản của mình trong quá trình hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá.
6. Nộp các khoản phí theo quy định.
Điều 12. Giữ gìn vệ sinh môi trường
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Rác thải, nước thải phải xả, đổ đúng nơi quy định.
3. Trong thời gian đậu đỗ, bốc dỡ thủy sản phải có biện pháp thu gom nước thải, xả nước thải đúng nơi quy định; quá trình vận chuyển phải sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, đảm bảo không rò rỉ, phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh và phải khoá van xả không để nước thải rơi vãi trên đường đi, gây ô nhiễm môi trường.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẠI ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ
Điều 13. Bảo quản tài sản, thực hiện các nghĩa vụ
1. Bảo vệ và sử dụng an toàn các kết cấu hạ tầng của Âu thuyền và Cảng cá.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ thuế, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, an toàn giao thông và các lĩnh vực khác có liên quan, đồng thời phải chấp hành sự kiểm tra, giám sát, xử lý của cơ quan chức năng về các lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
3. Tự bảo quản tài sản, hàng hóa của mình trong quá trình hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá.
4. Không được tập kết nguyên liệu thủy sản trên bờ kè hoặc cầu cảng phát sinh mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường.
5. Nộp các khoản phí theo qui định.
Điều 14. Giữ gìn vệ sinh môi trường
1. Đối với tổ chức, cá nhân đóng, sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá
b) Phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải theo cam kết tại hồ sơ môi trường và vận hành liên tục trong suốt quá trình hoạt động;
c) Trang bị dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường. Thực hiện việc thu gom rác thải, nước thải và hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.
2. Đối với tổ chức, cá nhân thu gom thủy sản
b) Trang bị các dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường và phải thường xuyên làm vệ sinh nơi thu gom; nước thải, rác thải phải có thùng chứa và đổ đúng nơi quy định;
c) Thuỷ sản phải được bảo quản, lưu giữ trong các dụng cụ chuyên dùng, không để nước rò rỉ ra môi trường;
d) Chỉ được phép tập trung thủy sản tại khu vực đã được Ban Quản lý cho phép.
3. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm và ăn uống
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
b) Rác thải phải được thu gom và bỏ vào thùng rác. Hằng ngày, phải dọn vệ sinh sạch sẽ nơi kinh doanh buôn bán của mình;
c) Nước thải phải được đưa vào hệ thống thu gom nước thải để xử lý.
4. Đối với tổ chức cá nhân kinh doanh xăng dầu
b) Không được để rò rỉ xăng dầu ra vùng đất, vùng nước trong khu vực. Xăng dầu phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng.
5. Đối với tổ chức cá nhân kinh doanh, dịch vụ kho lạnh
b) Nước từ giàn lạnh, nước làm vệ sinh kho phải được đưa vào hệ thống thu gom của Chợ Đầu mối thủy sản.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ ÂU THUYỀN VÀ CẢNG CÁ THỌ QUANG
Điều 15. Công tác tuyên truyền và quản lý
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và Quy định này cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá. Trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn, xây dựng nội quy và hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hằng năm xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng chống lụt bão, sắp xếp tàu thuyền neo đậu, phòng chống cháy nổ, sự cố tràn dầu, bảo vệ môi trường, phối hợp giữ gìn an ninh trật tự, quản lý môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm trong khu vực.
3. Quyền hạn của Ban Quản lý
a) Không cho vào Âu thuyền và Cảng cá hoặc bắt buộc rời Âu thuyền và Cảng cá đối với người và tàu cá không tuân thủ nội quy của Âu thuyền và Cảng cá, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Thu phí các hoạt động dịch vụ tại Âu thuyền và Cảng cá theo quy định của pháp luật;
c) Xử lý hoặc đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết các vụ việc để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực Âu thuyền và Cảng cá.
Điều 16. Công tác phòng chống bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, sóng thần
1. Tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và hướng dẫn, sắp xếp cho tàu, thuyền vào neo đậu đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn theo phương án sắp xếp tàu thuyền.
2. Thông báo diễn biến thời tiết qua hệ thống truyền thanh của Ban quản lý cho mọi người biết để chủ động phòng tránh.
3. Thông báo danh sách tàu cá và số người trên tàu đang neo đậu tại vùng nước cảng cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng và UBND quận Sơn Trà.
4. Trong trường hợp đặc biệt, chấp hành mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền, thông báo cho ngư dân không ở lại trên tàu, thuyền khi đã đưa tàu vào đúng vị trí neo đậu quy định.
5. Hướng dẫn, giúp đỡ cho ngư dân khi có yêu cầu trong thời gian trú tránh bão.
6. Tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, thống kê thiệt hại và xác nhận các trường hợp bị tai nạn trong khu vực, tổ chức khắc phục thiệt hại ngay sau khi bão đi qua.
Điều 17. Công tác vệ sinh môi trường
1. Xây dựng quy trình thu gom rác thải, nước thải, dầu thải và cử người hướng dẫn thuyền trưởng thu gom rác thải, bơm nước thải lên hệ thống thu gom.
2. Trang bị hệ thống thu gom rác thải, nước thải, dầu thải trên bờ để tiếp nhận rác thải, nước thải, dầu thải từ tàu thuyền.
3. Tổ chức lực lượng để bố trí, sắp xếp tàu thuyền neo đậu đúng vị trí, thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa, thu gom nước thải, rác thải.
4. Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 11, Điều 13, Điều 15 của Quy định này và các quy định khác có liên quan.
Điều 18. Công tác phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Phát hiện vi phạm và kịp thời thông báo cho người có thẩm quyền; phối hợp lập biên bản vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này và các hành vi vi phạm pháp luật khác chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Không cho vào Âu thuyền và Cảng cá đối với tàu thuyền đã 03 (ba) lần bị xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 12 tháng (tính từ thời điểm vi phạm lần đầu đến lần thứ 3) do vi phạm các quy định về thu gom rác thải, nước thải nêu tại Quy định này, trừ trường hợp bất khả kháng.
3. Kịp thời báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và phối hợp điều tra khi xảy ra các vụ tai nạn, sự cố trong khu vực Âu thuyền và Cảng cá.
4. Kiểm soát việc khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chế biến và tiêu dùng các loại thủy sản trong danh mục pháp luật cấm.
5. Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nước thải trong khu vực Âu thuyền và Cảng cá.
6. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong Âu thuyền và Cảng cá.
Điều 19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì triển khai thực hiện Quy định này và phối hợp với các đơn vị liên quan:
a) Tuyên truyền, phổ biến Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan cho các tổ chức, cá nhân hoạt động tại âu thuyền và cảng cá;
b) Xây dựng kế hoạch bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng âu thuyền và cảng cá đã được Nhà nước đầu tư.
3. Chỉ đạo Ban Quản lý và các đơn vị trực thuộc Sở phối hợp với Ban Quản lý tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền việc thực hiện Quy định này.
4. Phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật, nâng cao kỹ năng quản lý và điều hành cho cán bộ, viên chức của Ban Quản lý.
5. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Tổ công tác liên ngành (do Bộ đội Biên phòng thành phố chủ trì, thường trực), quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác, để thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý việc chấp hành Quy định này đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá.
6. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền tham gia Tổ công tác liên ngành thường xuyên theo dõi, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm tại Âu thuyền và Cảng cá.
7. Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố việc thực hiện Quy định này.
Điều 20. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố
2. Trực tiếp điều hành Tổ công tác liên ngành do Ủy ban nhân dân thành phố thành lập để thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm Quy định này đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì hoàn chỉnh hồ sơ, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
3. Không cho vào Âu thuyền và Cảng cá đối với tàu thuyền đã 03 (ba) lần bị xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 12 tháng (tính từ thời điểm vi phạm lần đầu đến lần thứ 3) do vi phạm các quy định về thu gom rác thải, nước thải nêu tại Quy định này, trừ trường hợp bất khả kháng.
1. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện tàu thuyền sinh sống trên địa bàn quận chấp hành các chính sách pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và các lĩnh vực có liên quan, ký cam kết không vứt rác, xả nước thải ra khu vực âu thuyền và cảng cá.
2. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền tham gia Tổ công tác liên ngành thường xuyên theo dõi, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm tại Âu thuyền và Cảng cá.
Điều 22. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra Âu thuyền và Cảng cá.
2. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an thành phố (Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường), UBND quận Sơn Trà tham gia Tổ công tác liên ngành, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
a) Phối hợp kịp thời, thường xuyên với Ban Quản lý thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Quy định này;
b) Tổ chức quan trắc, lấy mẫu định kỳ, kiểm tra chất lượng môi trường nước âu thuyền Thọ Quang;
1. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền tham gia Tổ công tác liên ngành thường xuyên theo dõi, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm tại Âu thuyền và Cảng cá.
2. Chỉ đạo phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường và các ngành chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này và vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường tại Âu thuyền và Cảng cá.
Điều 24. Sở Khoa học và Công nghệ
Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến trang thiết bị, hệ thống thu gom, xử lý nước thải từ tàu thuyền để phổ biến cho ngư dân.
Điều 25. Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng
Hợp đồng với Ban Quản lý và các tổ chức, cá nhân hoạt động tại khu vực Âu thuyền và Cảng cá để thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải tại Âu thuyền và Cảng cá hằng ngày, không để tồn đọng.
Điều 26. Ban Quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng
1. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp giữ vệ sinh môi trường trong Khu công nghiệp dịch vụ Thuỷ sản, không xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào Âu thuyền và Cảng cá; không đổ rác, tập kết vật tư, hàng hoá trên vỉa hè, lòng đường cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường;
2. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền tham gia Tổ công tác liên ngành thường xuyên theo dõi, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm tại Âu thuyền và Cảng cá;
3. Định kỳ có Kế hoạch duy tu, cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thoát nước trong khu vực, đảm bảo cho việc thu gom, thoát nước, không để các doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra Âu thuyền và Cảng cá.
Điều 27. Hội Nông dân thành phố, Hội nghề cá thành phố
1. Tuyên truyền, vận động hội viên, ngư dân chấp hành đúng Quy định này khi hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá;
2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan hướng dẫn hội viên, ngư dân xây dựng, thành lập các tổ đội cộng đồng tham gia quản lý Âu thuyền và Cảng cá để phát triển sản xuất và bảo vệ quyền lợi cho hội viên, ngư dân.
Điều 28. Các cơ quan, tổ chức liên quan
1. Phối hợp thường xuyên với Ban Quản lý thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến Quy định này, tập huấn, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật trong phạm vi Âu thuyền và Cảng cá về: vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; đăng ký kinh doanh, nghĩa vụ thuế; an ninh trật tự, an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống các hành vi phá hoại; phòng chống cháy nổ; phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
2. Cử cán bộ có chức năng và thẩm quyền tham gia Tổ công tác liên ngành thường xuyên theo dõi, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm tại Âu thuyền và Cảng cá.
Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng Âu thuyền và Cảng cá phải chấp hành nghiêm túc Quy định này và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động của mình.
Điều 30. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý Âu thuyền và Cảng cá được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác, sử dụng Âu thuyền và Cảng cá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan bị xử phạt hành chính (tham khảo Phụ lục đính kèm) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định hiện hành của pháp luật.
Điều 31. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh không phù hợp cần bổ sung, sửa đổi thì tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang) để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải Ban hành: 21/03/2012 | Cập nhật: 26/03/2012