Quyết định 03/2006/QĐ-UB ban hành Quy chế đánh giá, xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 03/2006/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Thế Quang |
Ngày ban hành: | 03/01/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2006/QĐ-UB |
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ, XÉT CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 188/2004/QĐ-UB ngày 15/12/2004 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc “Giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách của Thành phố Hà Nội năm 2005”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, các thành viên Ban chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
ĐÁNH GIÁ, XÉT CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-UB ngày 03/01/2006 của UBND Thành phố Hà Nội)
Điều 1. Khái niệm về Sản phẩm công nghiệp chủ lực
Sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là SPCNCL) là sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; được tạo ra trên các dây chuyền thiết bị có trình độ công nghệ ngang tầm khu vực, phù hợp với trình độ sản xuất trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, đảm bảo năng lực sản xuất và môi trường bền vững; tạo ra mức tăng trưởng ổn định ở mức cao; hoặc thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tỷ trọng đóng góp vào tổng GDP công nghiệp lớn.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra từ các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội (không phân biệt thành phần kinh tế) tự nguyện tham gia Chương trình phát triển SPCNCL Thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Chương trình), đáp ứng các điều kiện quy định sẽ được công nhận là SPCNCL của Thành phố Hà Nội thông qua đánh giá, xét chọn của Hội đồng chuyên ngành.
2. Sản phẩm công nghiệp chủ lực gắn với tên Doanh nghiệp sản xuất ra nó được UBND Thành phố ra quyết định công nhận sẽ được xem xét hỗ trợ theo “Cơ chế hỗ trợ SPCNCL” do UBND Thành phố Hà Nội ban hành.
- Hội đồng chuyên ngành: là Hội đồng đánh giá, xét chọn SPCNCL theo từng phân ngành kinh tế kỹ thuật.
- Tổ công tác liên ngành: là Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình được thành lập theo Quyết định số 6790/QĐ-UB ngày 10/10/2005 của UBND Thành phố Hà Nội.
Điều 4. Những điều kiện cần thiết cho việc đánh giá cho điểm
1. Căn cứ các tiêu chí đánh giá, xét chọn SPCNCL đã được Thành phố phê duyệt để đánh giá cho điểm SPCNCL.
2. Thang bảng điểm chuẩn để chấm điểm xét chọn SPCNCL đã được Thành phố phê duyệt.
3. Số liệu phục vụ cho việc đánh giá xét chọn dựa trên báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình SPCNCL, kết hợp kết quả kiểm tra, khảo sát trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và thực tế tại doanh nghiệp.
Việc kê khai, tự đánh giá SPCNCL của doanh nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và tự chịu trách nhiệm.
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XÉT CHỌN VÀ CÔNG NHẬN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC CỦA TỪNG DOANH NGHIỆP
Điều 5. Đề xuất Doanh nghiệp có khả năng tham gia Chương trình
Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo Sở mình đề xuất danh sách doanh nghiệp có khả năng tham gia Chương trình SPCNCL trình Ban chỉ đạo tổ chức xem xét lựa chọn để gửi thông báo cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình.
Điều 6. Khảo sát Sản phẩm công nghiệp
Căn cứ Phiếu đăng ký của Doanh nghiệp tham gia Chương trình, Thường trực Ban chỉ đạo có trách nhiệm tổng hợp, phân loại theo từng nhóm ngành kinh tế - kỹ thuật để lên kế hoạch kiểm tra hoặc khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
Các Tổ công tác chuyên ngành tiến hành kiểm tra hoặc khảo sát sản phẩm công nghiệp trước khi tổ chức đánh giá xét chọn.
Điều 7. Tổ chức đánh giá, xét chọn
1. Các Hội đồng chuyên ngành căn cứ Thang, Bảng điểm đã được Thành phố phê duyệt để tổ chức đánh giá, xét chọn đối với các chỉ tiêu ghi trong Phiếu tự đánh giá SPCNCL do doanh nghiệp đăng ký, kết hợp với kết quả kiểm tra hoặc khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
2. Việc đánh giá, xét chọn tiến hành theo 2 bước:
+ Bước 1: đánh giá, xét chọn đối với các tiêu thức định lượng.
(Đối với các tiêu thức phải sử dụng các công thức toán học để tính toán)
Tổng các điểm số cho từng tiêu thức nếu đạt điểm chuẩn quy định thì sản phẩm đó được chuyển sang bước 2.
+ Bước 2: đánh giá, xét chọn đối với các tiêu thức định tính.
(Đối với các tiêu thức phải sử dụng hệ thống chuyên gia để đánh giá)
3. Tổng hợp kết quả đánh giá, xét chọn: Các sản phẩm công nghiệp có tổng số điểm (bước 1 và 2) đạt từ điểm chuẩn quy định đối với SPCNCL trở lên thì được đưa vào danh sách để trình Ban chỉ đạo.
1. Căn cứ Tờ trình của Ban chỉ đạo, UBND Thành phố xem xét ra quyết định công nhận sản phẩm của doanh nghiệp là SPCNCL của Thành phố.
Quyết định của UBND Thành phố về công nhận SPCNCL là căn cứ pháp lý để hưởng hỗ trợ theo các cơ chế đặc thù của Thành phố.
2. Các SPCNCL sẽ được tôn vinh và công bố giới thiệu rộng rãi trên các Hệ thống thông tin đại chúng của Thành phố.
Điều 9. Trách nhiệm Ban chỉ đạo
1. Công bố công khai: Quy chế đánh giá xét chọn SPCNCL, phiếu “Tự đánh giá năng lực SPCNCL của doanh nghiệp”
2. Trình Thành phố phê duyệt các Tiêu thức xác định SPCNCL để làm căn cứ cho việc xây dựng các thang, bảng điểm đánh giá, xét chọn.
3. Xây dựng Thang, Bảng điểm trình Thành phố ban hành phục vụ cho việc đánh giá, cho điểm các sản phẩm công nghiệp đăng ký tham gia Chương trình.
4. Thành lập các Hội đồng chuyên ngành để đánh giá, cho điểm các sản phẩm công nghiệp được đăng ký từ Doanh nghiệp.
5. Lựa chọn các Doanh nghiệp để hướng dẫn đăng ký lần đầu.
Điều 10. Trách nhiệm các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội tham gia Chương trình có trách nhiệm:
1. Liên hệ với Thường trực Ban chỉ đạo để nhận phiếu “Tự đánh giá năng lực sản phẩm công nghiệp chủ lực của doanh nghiệp”.
Văn phòng Ban chỉ đạo đặt tại trụ sở Sở Công nghiệp Hà Nội.
Số 48 - Đoàn Trần Nghiệp - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 9761167 - Fax: 9760688.
Email: scnhn@vnn.vn - Website: www.congnghiephn.hanoi.gov.vn.
2. Giữ kết quả “Tự đánh giá năng lực sản phẩm công nghiệp chủ lực của doanh nghiệp” về Thường trực Ban chỉ đạo để đăng ký xin đánh giá, xét chọn trước tháng cuối cùng của quý I và III.
3. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Hội đồng chuyên ngành khi cần thiết làm rõ những vấn đề có liên quan đến sản phẩm công nghiệp chủ lực của doanh nghiệp và khi các tổ công tác kiểm tra hoặc khảo sát thực tế.
Điều 11. Thời gian tổ chức đánh giá, xét chọn và thẩm định lại SPCNCL
1. Việc tổ chức đánh giá, xét chọn được thực hiện 1 năm 2 lần vào tháng cuối cùng của quý I và III.
2. Việc đánh giá lại các SPCNCL đã được Thành phố công nhận thực hiện sau 24 tháng kể từ khi sản phẩm đó được công nhận.
3. Sản phẩm có được duy trì công nhận là sản phẩm công nghiệp chủ lực hay không tùy thuộc vào kết quả đánh giá lại của Ban chỉ đạo trình UBND Thành phố phê duyệt.
Điều 12. Kinh phí cho việc tổ chức đánh giá xét chọn
1. Kinh phí cho việc in ấn mẫu biểu, phiếu đăng ký, Thang bảng điểm… phục vụ khảo sát, đánh giá cho điểm, bồi dưỡng cho các Hội đồng chuyên ngành đánh giá xét chọn SPCNCL thực hiện theo đúng các quy định về chế độ tài chính hiện hành và được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của Chương trình được Thành phố phê duyệt hàng năm.
2. Các doanh nghiệp tham gia Chương trình chịu trách nhiệm chi phí các khoản kinh phí có liên quan khác tại doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho các Hội đồng làm việc khi cần thiết.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |