Quyết định 02/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Hoà Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành
Số hiệu: | 02/2010/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình | Người ký: | Bùi Văn Tỉnh |
Ngày ban hành: | 19/01/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2010/QĐ-UBND |
Hoà Bình, ngày 19 tháng 01 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Căn Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2007 - 2010; Quyết định số 2899/QĐ-UBND ngày 27/11/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt Đề án tổ chức mạng lưới thú y cơ sở (xã, thị trấn) tỉnh Hoà Bình,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 381/TTr - SNN ngày 25/12/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận : |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 CỦA TỈNH HOÀ BÌNH
( Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ - UBND, ngày 19 tháng 01 năm 2010 của UBND tỉnh Hoà Bình )
1. Cơ sở, hộ sản xuất giống lợn ngoại hướng nạc, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, chăn nuôi trâu, dê giống theo quy định của ngành (trừ chăn nuôi chế biến)
2. Phối giống tinh bò Zêbu, bò sữa được áp dụng trong toàn tỉnh.
3. Tiêm phòng gia súc được áp dụng cho toàn tỉnh.
4. Xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung đối với dự án cấp huyện, thành phố phê duyệt được áp dụng trên toàn tỉnh.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (sau đây được gọi chung là cơ sở chăn nuôi) đầu tư phát triển chăn nuôi được hưởng các chính sách tại quy định này.
Mục 1: CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
1. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa giá nhập lợn cái hậu bị giống ngoại với lợn con nuôi thịt (trọng lượng con giống ngoại nhập đàn cấp ông bà bình quân 60 kg/con và cấp bố mẹ bình quân 40 kg/con).
2. Được cấp vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng (sau đây viết tắt là: LMLM) khi nhập đàn.
3. Được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1,2 triệu đồng/hộ để xây dựng bể BIOGA.
1. Cơ sở sử dụng thụ tinh nhân tạo (sau đây viết tắt là: TTNT) để tạo giống bò sữa, bò lai Zêbu được hưởng:
a) Đối với tạo giống bò sữa được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% tiền chi phí tinh bò, vật tư phối giống có chửa và tiền công phối giống có chửa.
b) Đối với tạo giống bò lai Zêbu được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tinh bò và tiền công phối giống có chửa.
2. Vùng cao, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn phải phối giống bằng bò đực nhảy trực tiếp: Cứ 50 bò cái sinh sản được bố trí 01 (một) bò đực F1 lai Zêbu và được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 60% giá bò đực giống.
1. Được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho bê lai F1 (HF) sinh ra và nuôi sống: 200.000 đồng/1 con bê đực và 150.000 đồng/ 1 con bê cái.
2. Cơ sở chăn nuôi:
a) Khi mua bò sữa từ ngoài tỉnh về hoặc khi mua bê cái hậu bị hướng sữa sản xuất trong tỉnh được hưởng:
- Ngân sách trợ giá 20% giá trị bò sữa và bê cái hậu bị hướng sữa.
- Tiền vay 80% giá trị bò sữa hoặc bê cái lai hậu bị hướng sữa được Ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất trong 36 tháng kể từ ngày nghiệm thu nhập đàn.
- Cấp đủ liều vắc xin phòng lao, lở mồm long móng khi nhập đàn.
b) Khi mua bò cái lai nhóm Zebu làm nền để tạo giống bò sữa tại chỗ được vay 5 triệu đồng/con.
3. Cơ sở nuôi bò sữa được hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, quy trình công nghệ chăn nuôi bò sữa, vắt sữa và bảo quản sữa tổ chức tại tỉnh Hoà Bình.
1. Mua bò cái nền giống lai Zêbu được vay 100% giá trị con giống.
2. Được hỗ trợ kinh phí tập huấn lần đầu quy trình kỹ thuật và thăm quan các mô hình chăn nuôi trong nước.
3. Phối tinh bò thịt cao sản bằng TTNT được hỗ trợ 100% chi phí tinh bò, vật tư phối giống có chửa và tiền công phối bò có chửa.
4. Được hỗ trợ vác xin tiêm phòng bệnh lở mồm long móng ( sau đây viết tắt là: LMLM và Tụ huyết trùng (sau đấy viết tắt là: THT).
1. Mua trâu đực giống được vay 100% giá trị con giống.
2. Được hỗ trợ kinh phí tập huấn lần đầu quy trình kỹ thuật và thăm quan các mô hình chăn nuôi trong nước.
3. Cơ sở chăn nuôi trâu đực giống tham gia chương trình đảo đực giống trong huyện và tỉnh được hỗ trợ 60% phần chênh lệch giá khi trao đổi.
4. Được hỗ trợ vác xin tiêm phòng bệnh LMLM và THT.
Hỗ trợ kinh phí thiến trâu, bò, lợn, dê đực không đủ tiêu chuẩn đực giống 30.000 đồng/con.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng các chợ tiêu thụ trâu, bò giống, trâu bò thương phẩm tại các huyện, thị, thành phố trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó Nhà nước tổ chức qui hoạch và hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo qui định.
Điều 10. Chính sách giết mổ gia súc tập trung
Khi dự án xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung đã được Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt; được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 06/2006/QĐ-UBND ngày 19/4/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.
Mục 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THÚ Y
Điều 11. Thực hiện hỗ trợ công tác Thú y đối với vùng miền núi
Các cơ sở chăn nuôi thuộc địa bàn khu vực III chăn nuôi gia súc khi tiêm các loại vắc xin như tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, dịch tả lợn được cấp không 100% vắcxin.
Điều 12. Thực hiện hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ Thú y xã
Thực hiện theo Quyết định số 2899/QĐ - UBND, ngày 27/11/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Đề án tổ chức mạng lưới Thú y cơ sở ( xã, thị trấn ) tỉnh Hòa Bình .
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
Điều 13. Trách nhiệm của các ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Hàng năm xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ tiêm phòng gia súc, dụng cụ thú y cho các huyện; phụ cấp cho cán bộ thú y xã, thị trấn và kinh phí hỗ trợ lãi suất cho việc xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung, trình thẩm định và phê duyệt theo quy định hiện nhành của Nhà nước.
b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc lập phân bổ dự toán kinh phí đầu tư hỗ trợ chăn nuôi, thú y trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Tổ chức chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cấp huyện, các đơn vị thụ hưởng chính sách này.
d) Kiểm tra nghiệm thu đối với kết quả phát triển chăn nuôi, thú y của các địa phương, đơn vị.
e) Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thẩm định các dự án về phát triển chăn nuôi.
g) Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả, hàng năm thực hiện thanh quyết toán với Nhà nước theo quy định quản lý tài chính hiện hành.
h) Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch đã được phê duyệt chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo theo quy định.
2. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Dân tộc:
a) Phê duyệt giá con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y làm căn cứ cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện xác định mức hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách tại quy định này.
b) Thẩm định quyết toán nguồn kinh phí cho các chủ đầu tư và các đơn vị.
c) Bố trí lồng ghép các chương trình dự án để có nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển chăn nuôi.
d) Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt, kiểm tra giám sát việc thực hiện cấp và sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
Điều 14. Trách nhiệm của các chủ đầu tư
1. Xây dựng kế hoạch phát triển giống lợn nái ngoại thuần, giống bò lai Zêbu, giống bò sữa, giống trâu, giống dê... lập kế hoạch chi tiết nhu cầu kinh phí cho từng loại và tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Quản lý sử dụng nguồn kinh phí đầu tư có hiệu quả và thanh toán phần hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định hiện hành.
3. Hướng dẫn các hộ gia đình sản xuất chăn nuôi thực hiện đúng nội dung đã được duyệt.
4. Tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đối với từng nội dung cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu đó; đồng thời quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 15. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm
1. Xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển chăn nuôi; tiếp nhận các chương trình đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi về biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
2. Triển khai thực hiện kế hoạch bình tuyển trâu, bò, lợn, dê đực giống và thiến trâu, bò, lợn, dê đực không đủ tiêu chuẩn. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hướng dẫn cho cơ sở chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.
3. Hàng năm triển khai thực hiện kế hoạch tiêm phòng gia súc và kiểm tra kết quả tiêm phòng cho gia súc theo từng vụ tiêm; tiến hành sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trên từng địa bàn cấp huyện.
4. Quy hoạch và phê duyệt dự án xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại huyện, thành phố.
Quyết định 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Ban hành: 16/01/2008 | Cập nhật: 23/01/2008