Pháp lệnh Bảo vệ Bí mật Nhà nước năm 1991
Số hiệu: 62-LCT/HĐNN8 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 28/10/1991 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/02/1992 Số công báo: Số 3
Lĩnh vực: An ninh quốc gia, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62-LCT/HĐNN8

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1991

 

PHÁP LỆNH

VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Điều 78 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1

Bí mật Nhà nước là những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố và nếu bị tiết lộ, thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 3

Nghiêm cấm mọi hành vi làm lộ, dò xét, chiếm đoạt bí mật Nhà nước.

Việc tiếp xúc, bảo quản và xử lý bí mật Nhà nước phải được thực hiện theo chế độ do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều 4

Nghiêm cấm việc lạm dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 2:

PHẠM VI BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 5

Căn cứ vào tính chất quan trọng, các tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được chia ba mức độ: Tuyệt mật, Tối mật và Mật.

Điều 6

Những tin tức trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:

1- Kế hoạch chiến lược phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước;

2- Các chủ trương, chính sách về đối nội, đối ngoại chưa công bố hoặc không công bố.

Những tin tức của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà theo yêu cầu của bên giao hoặc được Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tuyệt mật;

3- Tổ chức và hoạt động tình báo, phản gián;

4- Mật mã quốc gia;

5- Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố hoặc không công bố; kế hoạch phát hành tiền tệ, khoá an toàn của từng mẫu tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố;

6- Các khu vực cấm mà Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tuyệt mật.

Điều 7

Những tin tức trong phạm vi sau đây thuộc độ Tối mật:

1- Các cuộc đàm phán về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác giữa nước ta với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa công bố.

Những tin tức của nước ngoài hoặc của các tổ chức quốc tế chuyển giao cho Việt Nam mà theo yêu cầu của bên giao hoặc được Hội đồng bộ trưởng xác định thuộc độ Tối mật;

2- Tổ chức, trang bị, phương án tác chiến của các đơn vị vũ trang; phương án vận chuyển và cất giữ vũ khí; công trình quan trọng phòng thủ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo;

3- Tài liệu về đường biên giới chưa công bố.

Bản đồ quân sự; toạ độ điểm hạng I, hạng II Nhà nước của mạng lưới quốc gia hoàn chỉnh cùng với các ghi chú điểm kèm theo.

Vị trí và trị số cao độ các mốc chính của các trạm khí tượng; thuỷ văn, hải văn; số liệu, độ cao số không tuyệt đối của các mốc hải văn;

4- Số liệu tuyệt đối về thu chi ngân sách Nhà nước chưa công bố.

Số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố;

Phương án giá Nhà nước chưa công bố;

5- Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quí, ngoại hối và vật quí hiếm khác của Nhà nước.

Địa điểm, trữ lượng của các mỏ kim loại, phi kim loại quí hiếm, chất phóng xạ chưa công bố;

6- Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh quốc gia, kinh tế, khoa học, công nghệ chưa công bố;

7- Kế hoạch xuất nhập khẩu các mặt hàng giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển tiềm năng kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 8

Bí mật Nhà nước trong các lĩnh vực công tác của các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế ngoài phạm vi được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Pháp lệnh này, thì thuộc độ Mật.

Điều 9

Việc xác định, thay đổi độ mật và việc giải mật đối với từng bí mật Nhà nước phải được tiến hành theo thẩm quyền và thủ tục được quy định tại khoản 1 Điều 11 và khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này.

Chương 3:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 10

Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 11

Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Chỉ đạo việc lập danh mục các bí mật Nhà nước; xác định, thay đổi độ mật và giải mật đối với bí mật Nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật; phê duyệt danh mục bí mật Nhà nước thuộc độ mật;

2- Ban hành quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước;

3- Quy định hệ thống tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước;

4- Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 12

Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Nội vụ có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức lập danh mục bí mật Nhà nước và thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước;

2- Thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước;

3- Giúp Hội đồng bộ trưởng xây dựng các dự án văn bản pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 13

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

Điều 14

Người đứng đầu các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân cấp trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng của mình, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1- Thành lập tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng;

2- Lập danh mục bí mật Nhà nước thuộc độ Tuyệt mật và Tối mật trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định;

3- Xác định, thay đổi độ mật và giải mật đối với bí mật Nhà nước thuộc độ Mật trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phê duyệt;

4- Ban hành và chỉ đạo việc thực hiện nội quy bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy chế của Hội đồng bộ trưởng;

5- Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ nội vụ;

6- Giáo dục công nhân, viên chức, cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang và công dân nâng cao cảnh giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước;

7- Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 15

Việc bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác phải thực hiện theo quy chế do Hội đồng bộ trưởng ban hành phù hợp với các quy định của Pháp lệnh này.

Điều 16

Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của cơ quan, tổ chức hoặc công dân có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được pháp luật bảo vệ.

Điều 17

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam tiếp xúc với tổ chức hoặc người nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước; khi tiến hành chương trình hợp tác quốc tế mà nội dung có liên quan đến những tin tức thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

Điều 18

Người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật Nhà nước phải cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 19

Người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải có phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chế độ tiền lương và phụ cấp trách nhiệm đối với người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM 

Điều 20

Cơ quan, tổ chức hoặc công dân có thành tích trong việc bảo vệ bí mật Nhà nước, thì được khen thưởng theo chế độ chung.

Điều 21

Người làm lộ, dò xét, chiếm đoạt bí mật Nhà nước, lạm dụng việc bảo vệ bí mật Nhà nước để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHỎAN CUỐI CÙNG

Điều 22

Pháp lệnh này thay thế Sắc lệnh số 154-SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 và Sắc lệnh số 69-SL ngày 10 tháng 12 năm 1951 về bảo vệ bí mật quốc gia.

Điều 23

Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Võ Chí Công

(Đã ký)

 

- Nội dung này được hướng dẫn từ Điều 6 đến Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 6. - Vận chuyển, giao nhận bí mật Nhà nước.

Mọi bí mật Nhà nước khi vận chuyển, giao nhận phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, theo quy định sau đây:

- Vận chuyển, giao nhận bí mật trong nước do cán bộ làm công tác bảo mật, lực lượng giao thông của các ngành hoặc lực lượng giao thông của các ngành giao thông thuộc tổ chức Bưu điện đặc biệt thực hiện;

- Vận chuyển, giao nhận giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao thông ngoại giao thực hiện;

- Mọi trường hợp qua các đơn vị giao thông vận chuyển, giao nhận phải thực hiện theo nguyên tắc gửi kín, niêm phong cẩn mật. (Việc xử lý trong khâu công tác văn thư hành chính thực hiện theo quy định của Bộ Nội vụ);

- Khi vận chuyển phải có đủ phương tiện và lực lượng bảo quản, bảo vệ an toàn;

- Nơi gửi và nơi nhận phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để xử lý kịp thời;

- Cán bộ đi công tác chỉ được mang những tài liệu, vật thuộc phạm vi bí mật Nhà nước có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phải được người đứng đầu cơ quan duyệt và cấp giấy, đăng ký với bộ phận bảo mật, có kế hoạch bảo vệ trong thời gian mang đi và khi hoàn thành nhiệm vụ phải cùng với bộ phận bảo mật kiểm tra và nộp lại cơ quan.

Điều 7. - Thống kê, cất giữ bảo quản bí mật Nhà nước.

Từng cơ quan, đoàn thể, tổ chức phải thống kê bí mật Nhà nước của mình theo trình tự thời gian và từng độ mật, bao gồm những bí mật hiện có, mới phát sinh và được tiếp nhận.

Mọi bí mật Nhà nước phải được cất giữ bảo quản nghiêm ngặt.

Tài liệu, mẫu vật độ "Tuyệt mật", "Tối mật" tổ chức cất giữ riêng, có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo vệ bảo đảm an toàn. Nơi cất giữ do người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức quyết định.

Điều 8. - Thanh lý, tiêu huỷ các bí mật Nhà nước.

Việc thanh lý hoặc tiêu huỷ các bí mật Nhà nước "Tuyệt mật", "Tối mật", "Mật" do người đứng đầu cơ quan cấp bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (đối với tài liệu mật mã có quy định riêng).

Mọi trường hợp thanh lý hoặc tiêu huỷ các bí mật Nhà nước đều phải do hội đồng gồm người đứng đầu cơ quan, người trực tiếp quản lý các bí mật được thanh lý hoặc tiêu huỷ và cán bộ bảo mật thực hiện, Hội đồng thanh lý, tiêu huỷ các bí mật Nhà nước phải lập biên bản thống kê đầy đủ, nói rõ phương thức tiến hành, người thực hiện.

Trong quá trình thực hiện phải tuyệt đối bảo đảm yêu cầu không làm lộ, không để lọt ra ngoài các bí mật Nhà nước, nếu thanh lý phương tiện hoặc vật thì phải làm thay đổi hình dạng và tính năng tác dụng, nếu tiêu huỷ tài liệu thì phải đốt, xé, hoặc nghiền nhỏ tới mức không thể chắp lại được.

Biên bản thanh lý, tiêu huỷ lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan.

Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức tiêu huỷ quy định nói trên, nếu không được tiêu huỷ ngay bí mật Nhà nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của đất nước, thì người nắm giữ bí mật đó được quyền tự tiêu huỷ, nhưng phải báo cáo bằng văn bản ngay sau khi tiêu huỷ với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cơ quan công an có trách nhiệm cùng cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu việc tiêu huỷ không có lý do chính đáng.

Xem nội dung VB
- Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước được hướng dẫn bởi Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này "Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước";

Điều 2. - Nghị định này thay thế Nghị định số 69/CP ngày 14 tháng 6 năm 1962 của Hội đồng Chính phủ và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. - Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

Điều 4. - Người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và mọi công dân chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 1. - Lập danh mục bí mật Nhà nước.
...
Điều 2. - Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.
...
Điều 3. - Soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước.
...
Điều 4. - Địa điểm, phương tiện, vật thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.
...
Điều 5. - Phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng bí mật Nhà nước.
...
Điều 6. - Vận chuyển, giao nhận bí mật Nhà nước.
...
Điều 7. - Thống kê, cất giữ bảo quản bí mật Nhà nước.
...
Điều 8. - Thanh lý, tiêu huỷ các bí mật Nhà nước.
...
Điều 9. - Bảo vệ khu vực cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.
...
Điều 10. - Bảo vệ bí mật mật mã quốc gia.
...
Điều 11. - Bảo vệ bí mật trong thông tin liên lạc.
...
Điều 12. - Bảo vệ bí mật trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài.
...
Điều 13. - Việc cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức quốc tế, nước ngoài.
...
Điều 14. - Thực hiện cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.
...
Điều 15. - Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.
...
Điều 16. - Thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.
...
Điều 17. - Báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.
...
Điều 18. - Hệ thống tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước.
...
Điều 19. - Tiêu chuẩn cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.
...
Điều 20. - Khen thưởng
...
Điều 21. - Xử lý vi phạm.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 18. - Hệ thống tổ chức chuyên trách bảo vệ bí mật Nhà nước.

Bộ Nội vụ có một bộ phận trực thuộc Bộ trưởng. Các bộ, ngành, các đoàn thể cấp trung ương, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuỳ theo tính chất, đặc điểm nội dung công việc mà bố trí cán bộ làm công tác mật chuyên trách hoặc bán chuyên trách trực thuộc lãnh đạo với nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của Pháp Lệnh. Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong phạm vi bộ, ngành, đoàn thể, địa phương mình.

Nhiệm vụ cụ thể về biên chế do bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quy định.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 15. - Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện như sau:

- Xây dựng nhỏ và mua sắm các phương tiện, thiết bị thông dụng, do người đứng đầu cơ quan cấp bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định (sử dụng kinh phí hành chính sự nghiệp);

- Xây dựng lớn và mua sắm các phương tiện, thiết bị đặc biệt phải có báo cáo luận chứng trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt, đồng gửi Bộ Nội vụ.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 16. - Thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước được tiến hành đối với từng việc, một số việc hoặc toàn diện đối với từng cá nhân, từng khâu công tác, từng cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước:

- Bộ Nội vụ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đối với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức cấp trung ương, và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc thanh tra toàn diện đối với từng cơ quan, đoàn thể, tổ chức cấp trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được thực hiện ít nhất 2 năm một lần.

- Người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức thực hiện việc kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong từng cơ quan, đoàn thể, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình.

Việc kiểm tra toàn diện đối với từng đơn vị cơ sở phải được thực hiện ít nhất mỗi năm 1 lần.

- Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.

Thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải thực hiện yêu cầu đánh giá đúng những ưu điểm, khuyết điểm, phát hiện những thiếu sót sơ hở và kiến nghị các biện pháp khắc phục.

Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra có biên bản lưu và gửi cơ quan cấp trên trực tiếp theo hệ thống dọc, đồng gửi cơ quan công an cùng cấp để theo dõi.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 1 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 1. - Lập danh mục bí mật Nhà nước.

Căn cứ vào phạm vi bí mật Nhà nước quy định tại các Điều 6, 7, 8 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991, trong chức năng công tác, quản lý của mình. Người đứng đầu cơ quan Nhà nước cấp trung ương, Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Lập danh mục bí mật Nhà nước xác định độ "Tuyệt mật" và "Tối mật" trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định, và quyết định danh mục bí mật Nhà nước độ "Mật" trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.

- Vào quý I hàng năm, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước độ "Tuyệt mật", "Tối mật", và quyết định việc sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước độ "Mật" của cơ quan, đoàn thể, địa phương mình, trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

- Trong quá trình hoạt động nếu phát sinh bí mật Nhà nước ngoài danh mục đã lập, hoặc có thay đổi độ mật và giải mật phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tất cả các danh mục, báo cáo, đề xuất về bí mật Nhà nước của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, địa phương quy định tại điều này, khi trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đều phải đồng gửi Bộ Nội vụ.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 17. - Báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức các cấp phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong phạm vi quản lý của mình theo 2 hình thức:

- Báo cáo những vụ, việc đột xuất xẩy ra gây phương hại đến bí mật Nhà nước hoặc biết được hành động đó đang hình thành như thông báo, chuyển giao, tiết lộ dưới mọi hình thức cho người nước ngoài hoặc người không có phận sự, tạo điều kiện cho người khác biết bí mật Nhà nước, vi phạm Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước...

Báo cáo phải kịp thời khi sự việc xẩy ra, nêu đầy đủ, cụ thể tình tiết của sự việc, đồng thời tiến hành ngay các biện pháp xác minh, truy xét, thu hồi, ngăn chặn những tác hại có thể xẩy ra.

- Báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong năm (mỗi năm một lần), thời gian báo cáo từ 1 tháng 11 năm trước đến 31 tháng 10 năm sau, theo mẫu do Bộ Nội vụ quy định.

Hai loại báo cáo trên phải gửi theo quy định sau đây:

+ Báo cáo của cơ quan, tổ chức ở địa phương gửi cấp trên trực tiếp theo hệ thống dọc, đồng gửi Uỷ ban Nhân dân và cơ quan Công an có trách nhiệm cùng cấp;

+ Báo cáo của cơ quan, đoàn thể, tổ chức cấp trung ương và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Nội vụ.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 2. - Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.

Cơ quan, tổ chức, công dân có các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan quản lý khoa học và công nghệ Nhà nước.

Cơ quan quản lý khoa học và công nghệ Nhà nước có trách nhiệm xem xét, xác định độ mật trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng gửi Bộ Nội vụ, nếu có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định hoặc phê duyệt, thì thông báo cho các Bộ, ngành có liên quan để thực hiện.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 12 và Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 12. - Bảo vệ bí mật trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài.

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không được tiết lộ bí mật Nhà nước.

Trường hợp thi hành công vụ mà nội dung quan hệ tiếp xúc có liên quan đến bí mật Nhà nước, thì chỉ được thông tin những nội dung đã được người đứng đầu cơ quan duyệt, phải ghi biên bản nội dung tiếp xúc báo cáo với người đã duyệt và nộp lưu tại bộ phận bảo mật.

Điều 13. - Việc cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức quốc tế, nước ngoài.

Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong việc thực hiện chương trình hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, khi có yêu cầu phải cung cấp những thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức quốc tế, nước ngoài, phải được xem xét, cân nhắc kỹ theo nguyên tắc:

- Bảo đảm lợi ích đất nước;

- Chỉ cung cấp những bí mật được các cấp có thẩm quyền xét duyệt như sau:

"Tuyệt mật" do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng duyệt; "Tối mật" do Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt, (riêng thuộc lĩnh vực quốc phòng phải được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt); "Mật" do người đứng đầu cơ quan cấp bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương duyệt.

Cơ quan, tổ chức, người thực hiện chỉ được cung cấp đúng nội dung đã được duyệt, cấm không được tiết lộ cho bên thứ ba.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 14. - Thực hiện cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.

Tất cả những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật Nhà nước dưới mọi hình thức (được nghe phổ biến, lưu giữ, sử dụng bí mật Nhà nước và cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước) phải nắm chắc quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước và cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước.

Người tổ chức, người trực tiếp giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện bằng cách hướng dẫn, yêu cầu người được mình giao nhiệm vụ nghiên cứu nắm chắc Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước và ký vào bản cam kết (do cơ quan chức năng bảo vệ bí mật Nhà nước in sẵn) và nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan lưu giữ, theo dõi việc thực hiện.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 84- HĐBT (VB hết hiệu lực: 12/04/2002)

Căn cứ vào khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1991;
...
QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
...
Điều 20. - Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, công dân nào có một trong những thành tích sau đây sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước:

- Hoàn thành xuất sắc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo chức trách được giao.

- Gặp khó khăn không sợ nguy hiểm, bảo vệ được bí mật Nhà nước.

- Tìm được tài liệu, vật thuộc bí mật Nhà nước bị mất; ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả tác hại do việc làm lộ, làm mất bí mật Nhà nước mà người khác gây ra.

- Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi dò xét, chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép bí mật Nhà nước.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.