Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam năm 1994
Số hiệu: 37-L/CTN Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 14/10/1994 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/12/1994 Số công báo: Số 23
Lĩnh vực: Đất đai, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 37-L/CTN

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1994

 

LỆNH

SỐ 37-L/CTN NGÀY 14/10/1994 CỦA CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CÔNG BỐ PHÁP LỆNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THUÊ ĐẤT TẠI VIỆT NAM

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội,

NAY CÔNG BỐ:

Pháp lệnh về Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 14 tháng 10 năm 1994.

 

CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCNVN




Lê Đức Anh

 

PHÁP LỆNH

VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THUÊ ĐẤT TẠI VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 17, Điều 18 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 80 của Luật đất đai;
Pháp lệnh này quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Tổ chức, cá nhân nước ngoài được Chính phủ Việt Nam cho thuê đất quy định trong Pháp lệnh này bao gồm:

1- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác có chức năng ngoại giao của nước ngoài;

2- Cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức liên Chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ;

3- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2

Việc cho thuê đất phải căn cứ vào điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, giấy phép đầu tư, mục đích sử dụng đất, thời gian hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 3

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam phải tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng đất, được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị người khác xâm phạm; nếu có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

Điều 4

Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam được thực hiện bằng hợp đồng thuê đất.

Nội dung, thủ tục hợp đồng thuê đất do Chính phủ quy định.

Điều 5

Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam thu hồi trước thời hạn đất đã cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê theo quy định tại các điểm 2 và 3 Điều 1 của Pháp lệnh này vì lợi ích quốc gia hoặc vì mục đích quốc phòng, an ninh thì tổ chức, cá nhân đó được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp thu hồi đất trước thời hạn vì tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng đất.

Chương 2:

QUYỀN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THUÊ ĐẤT TẠI VIỆT NAM

Điều 6

Tổ chức nước ngoài được Chính phủ Việt Nam cho thuê đất quy định tại các điểm 1 và 2 Điều 1 của Pháp lệnh này, có quyền:

1- Sử dụng đất theo thời hạn và mục đích đã thuê;

2- Xây dựng các công trình trên đất thuê theo giấy phép của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;

3- Sở hữu công trình do mình xây dựng trên đất thuê trong thời hạn thuê đất. Quyền sở hữu các công trình sau khi hết hạn thuê đất được quy định trong hợp đồng thuê đất;

4- Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp;

5- Khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp.

Ngoài các quyền nói trên, còn được hưởng các quyền khác theo điều ước quốc tế ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước cử hoặc theo quy định của hợp đồng thuê đất phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Điều 7

Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho thuê đất có quyền:

1- Hưởng kết quả đầu tư trên đất;

2- Thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư, xây dựng trên đất đó tại Ngân hàng Việt Nam trong thời hạn thuê đất, theo quy định của pháp luật Việt Nam;

3- Trường hợp được phép đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng và cho thuê lại tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thì có quyền cho các chủ đầu tư thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ Việt Nam;

4- Hưởng lợi ích của công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất;

5- Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp;

6- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp;

7- Được ưu tiên xem xét việc tiếp tục thuê đất khi hết thời hạn, nếu có yêu cầu.

Chương 3:

NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI THUÊ ĐẤT TẠI VIỆT NAM

Điều 8

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam có nghĩa vụ:

1. Sử dụng đất đúng mục đích qui định trong hợp đồng thuê đất và các quy định khác có liên quan;

2. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính về việc thuê đất theo qui định của pháp luật Việt Nam;

3. Tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam về xây dựng, về bảo vệ môi trường, không được làm tổn hại đến lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của người sử dụng đất xung quanh, phải chấp hành sự thanh tra về việc sử dụng đất của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;

4. Không được huỷ hoại đất, làm giảm giá trị của đất;

5. Trả lại phần đất không sử dụng cho Chính phủ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với bên thuê đất;

6. Cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức liên Chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Chính phủ Việt Nam chấp thuận cho thuê đất phải chấp hành quyết định của Chính phủ Việt Nam về thu hồi đất theo qui định tại Điều 26 của Luật Đất đai và Điều 5 Pháp lệnh này.

Điều 9

Khi hết thời hạn thuê, người thuê đất nếu có nhu cầu sử dụng tiếp khu đất phải làm đơn xin gia hạn gửi Chính phủ Việt Nam.

Chính phủ qui định thủ tục về việc gia hạn đối với từng đối tượng thuê đất.

Khi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép ra hạn hoạt động thì thời hạn thuê đất được kéo dài tương ứng.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10

Những quy định của Pháp lệnh này cũng áp dụng đối với các trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, xí nghiệp liên doanh với ngước ngoài mà bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và xí nghiệp liên doanh với nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.

Điều 11

Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 12

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

 

- Chương này được hướng dẫn bởi Chương 1 Nghị định 11-CP năm 1995 (VB hết hiệu lực: 16/11/2004)

Căn cứ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14 tháng 10 năm 1994;
...
Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.

Điều 2.- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê đất tại Việt Nam (sau đây gọi là Bên thuê đất) bao gồm:

1/ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác có chức năng ngoại giao của nước ngoài;

2/ cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ;

3/ Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp bên Việt Nam được góp vốn bằng giá trị thuê đất để liên doanh với nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài thì Bên Việt Nam là Bên thuê đất.

Trường hợp Xí nghiệp liên doanh thuê đất thì người đại diện có thẩm quyền của Xí nghiệp liên doanh là Bên thuê đất.

Điều 3.- Bên thuê đất phải tuân theo các quy định của Luật đất đai, Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam, Nghị định này và các quy định hiện hành khác của Pháp luật Việt Nam về quản lý và sử dụng đất.

Điều 4.- Các Bên thuê đất quy định tại Khoản 1 và 2 của Điều 2, phải dựa trên cơ sở các Điều ước song phương và nguyên tắc có đi có lại để ký các hợp đồng thuê đất theo quy định của Nghị định này. Bên thuê đất được hưởng các quy chế ưu đãi, miễn trừ, phù hợp với các điều ước song phương hoặc đa phương mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bên thuê đất cùng tham gia.

Trong trường hợp không có các Điều ước quốc tế, Chính phủ Việt Nam sẽ quyết định việc cho thuê đất phù hợp với Pháp lệnh đối với từng trường hợp cụ thể.

Điều 5.- Bên thuê đất phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước Việt Nam; các Bên sử dụng đất phải đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình thuê, nộp lệ phí địa chính khi làm thủ tục thuê đất. Bộ Tài chính quy định giá cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 6.- Tổng cục địa chính phối hợp với các Bộ, các Ngành có liên quan thẩm định và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nói tại Nghị định số 191/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ để quyết định việc cho thuê đất.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 11-CP năm 1995 (VB hết hiệu lực: 16/11/2004)

Căn cứ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14 tháng 10 năm 1994;
...
Điều 2.- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được thuê đất tại Việt Nam (sau đây gọi là Bên thuê đất) bao gồm:

1/ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác có chức năng ngoại giao của nước ngoài;

2/ cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ;

3/ Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp bên Việt Nam được góp vốn bằng giá trị thuê đất để liên doanh với nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài thì Bên Việt Nam là Bên thuê đất.

Trường hợp Xí nghiệp liên doanh thuê đất thì người đại diện có thẩm quyền của Xí nghiệp liên doanh là Bên thuê đất.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 11-CP năm 1995 (VB hết hiệu lực: 16/11/2004)

Căn cứ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14 tháng 10 năm 1994;
...
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT

Điều 7.- Hợp đồng thuê đất là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền với Bên thuê đất theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

Điều 8.- Căn cứ vào Quyết định cho thuê đất của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 15 ngày Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Sở Địa chính ký hợp đồng với Bên thuê đất.

Điều 9.- Nội dung chủ yếu của Hợp đồng thuê đất gồm:

1/ Họ tên người, Quốc tịch, địa chỉ, đại diện có thẩm quyền của Bên thuê và Bên cho thuê đất.

2/ Mục đích sử dụng đất.

3/ Diện tích đất cho thuê, hiện trạng khu đất.

4/ Giá thuê đất.

5/ Thời hạn thuê đất.

6/ Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.

7/ Trách nhiệm của các Bên trong việc thực hiện hợp đồng.

8/ Hiệu lực của hợp đồng.

Căn cứ vào nội dung hợp đồng, Tổng cục Địa chính ban hành mẫu hợp đồng để áp dụng thống nhất trong cả nước và phù hợp với từng loại Tổ chức: Thuê đất để sản xuất kinh doanh và thuê đất không phải để sản xuất kinh doanh.

Điều 10.- Bên thuê đất nếu muốn gia hạn hợp đồng thuê đất thì ít nhất 6 tháng trước khi hết hạn hợp đồng thuê đất phải làm đơn gửi đến cấp có thẩm quyền quyết định việc cho thuê đất. Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày nhận được đơn, Bên cho thuê đất sẽ thông báo cho Bên thuê đất biết quyết định của mình.

Điều 11.- Trường hợp Bên thuê đất được phép của Chính phủ Việt Nam cho thay đổi về chủ thể thuê đất trong hợp đồng thì chủ thuê đất kế tiếp phải làm lại hợp đồng thuê đất.

Điều 12.- Khi kết thúc hợp đồng, các Bên trong hợp đồng phải tiến hành làm các thủ tục thanh lý hợp đồng.

Trong trường hợp Bên thuê đất chậm trả lại diện tích đất thuê thì Bên thuê đất phải trả tiền thuê cho thời gian chậm trả và bồi thường thiệt hại do việc chậm trả gây ra.

Trường hợp Bên thuê đất chậm trả lại diện tích đất thuê thì Bên cho thuê đất có quyền yêu cầu Bên thuê đất trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và bồi thường thiệt hại do việc chậm trả gây ra.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Chương 3 Nghị định 11-CP năm 1995 (VB hết hiệu lực: 16/11/2004)

Căn cứ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14 tháng 10 năm 1994;
...
Chương 3: QUY ĐỊNH VỀ THẾ CHẤP GIÁ TRỊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT.

Điều 13.- Bên thuê đất quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này được thế chấp giá trị tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng đất tại Ngân hàng Việt Nam để vay vốn sản xuất theo những quy định sau đây:

1/ Số vốn được vay do Ngân hàng và Bên thế chấp thoả thuận.

2/ Khi đến hạn nếu Bên thế chấp không trả được nợ thì Ngân hàng được quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát mại tài sản để thu hồi vốn và lãi. Người mua tài sản có quyền thuê đất và phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy định, hoặc Ngân hàng được quyền sở hữu số cổ phần tương ứng với số nợ và được quyền chuyển nhượng số cổ phần đó để thu hồi vốn.

3/ Trong trường hợp Bên thế chấp bị giải thể trước thời hạn trả nợ, Ngân hàng được quyền yêu cầu phát mại tài sản để thu hồi vốn và lãi và người mua tài sản có quyền thuê đất và phải sử dụng đất đúng mục đích.

Điều 14.- Khi thế chấp, Bên thế chấp và Ngân hàng Việt Nam phải ký hợp đồng thế chấp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Tổng cục Địa chính quy định mẫu hợp đồng thế chấp.

Điều 15.- Bên thế chấp phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Sở Địa chính. Khi chấm dứt việc thế chấp, Bên thế chấp phải làm thủ tục giải trừ thế chấp.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 11-CP năm 1995 (VB hết hiệu lực: 16/11/2004)

Căn cứ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14 tháng 10 năm 1994;
...
Chương 4: QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THUÊ ĐẤT ĐẦU XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ CHO THUÊ LẠI ĐẤT TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHIỆP

Điều 16.- Việc thuê đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và cho thuê lại đất được thực hiện theo các quy định sau đây:

1/ Bên thuê đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải có giấy phép về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp.

2/ Đất được thuê để xây dựng kết cấu hạ tầng phải nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch.

3/ Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho thuê đất để xây dựng kết cấu hạ tầng.

4/ Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về chất lượng các công trình kết cấu hạ tầng trong thời gian sử dụng.

Điều 17.- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng phải nộp các hồ sơ sau đây:

1/ Đơn xin thuê lại đất.

2/ Dự án khả thi hoặc dự án đầu tư.

Hồ sơ này gửi cho tổ chức thuê đất để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Điều 18.- Việc cho thuê lại đất trong khu chế xuất, khu công nghiệp được thể hiện qua hợp đồng thuê lại đất ký kết giữa Bên thuê lại và Bên cho thuê.

Hợp đồng thuê lại đất quy định rõ thời hạn thuê và các điều khoản có liên quan giữa hai Bên và phải đăng ký tại Sở Địa chính.

Tổng cục Địa chính quy định mẫu hợp đồng thuê lại đất.

Điều 19.- Người thuê lại đất phải sử dụng đúng mục đích, không được chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với khu đất đã thuê.

Điều 20.- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu chế xuất, khu công nghiệp khi cho thuê lại đất phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.