Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004
Số hiệu: 23/2004/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 20/08/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 10/09/2004 Số công báo: Số 10
Lĩnh vực: Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23/2004/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2004

 

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 23/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ TỔ CHỨC ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự;
Pháp lệnh này quy định tổ chức bộ máy, thẩm quyền điều tra cụ thể của Cơ quan điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ quan điều tra

1. Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:

a) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);

b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).

2. Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:

a) Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;

b) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.

3. ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây:

a) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

4. Cơ quan điều tra có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng và Điều tra viên.

Điều 2. quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.

Điều 3. Nhiệm vụ của Cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Điều 4. Nhiệm vụ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 của Pháp lệnh này.

2. Các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động điều tra

1. Chỉ Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định trong Pháp lệnh này mới được tiến hành điều tra các vụ án hình sự. Mọi hoạt động điều tra phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh này.

2. Hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

3. Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.

Điều 6. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra

Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh này.

Viện kiểm sát phải phát hiện kịp thời và yêu cầu Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa đối với những vụ án do Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thụ lý điều tra.

Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện những yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân trong hoạt động điều tra

1. Tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra.

2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan nhà nước phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra biết mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra để xem xét khởi tố đối với người có hành vi phạm tội; có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện nhiệm vụ điều tra.

3. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra phải xem xét, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã báo tin, kiến nghị, người đã tố giác tội phạm biết và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

Điều 8. Giám sát của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân cử có quyền giám sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Trong trường hợp phát hiện có hành vi trái pháp luật trong hoạt động điều tra thì cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử có quyền yêu cầu, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, người đã yêu cầu hoặc kiến nghị biết.

Chương 2:

TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Mục A: TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 9. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân

1. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

2. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

3. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Điều 10. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân

1. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an gồm có các phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra.

2. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh gồm có các đội điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra.

Điều 11. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân

1. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.

2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

3. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Điều 12. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân

1. Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh.

2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Mục B: TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Điều 13. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân

1. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng gồm có các phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra hình sự.

2. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương gồm có Ban điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra hình sự.

3. Tổ chức của Cơ quan điều tra hình sự khu vực gồm có bộ phận điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra hình sự.

4. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương, Cơ quan điều tra hình sự khu vực.

Điều 14. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân

1. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng gồm có các phòng điều tra, phòng nghiệp vụ và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra.

2. Tổ chức của Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương gồm có Ban điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan An ninh điều tra.

3. Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc giải thể Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.

Điều 15. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân

1. Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2. Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

3. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Điều 16. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân

1. Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương.

2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Mục C: TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Điều 17. Tổ chức của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra.

2. Tổ chức của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có bộ phận điều tra và bộ máy giúp việc Cơ quan điều tra.

Điều 18. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.

2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.

Chương 3:

QUYỀN HẠN ĐIỀU TRA CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

Điều 19. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng

1. Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng có quyền:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

c) áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng đồn biên phòng có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn, Phó Trưởng đồn biên phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 20. Quyền hạn điều tra của Hải quan

1. Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của Hải quan, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 21. Quyền hạn điều tra của Kiểm lâm

1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 22. Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển

1. Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý thì Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

c) áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Vùng, Phó Hải đoàn trưởng, Phó Hải đội trưởng và Phó Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Phó Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng, Đội trưởng và Phó Đội trưởng Cảnh sát biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 23. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trại tạm giam, Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục trưởng, Trưởng phòng quy định tại khoản 1 Điều này, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng, Trưởng phòng, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Trưởng phòng, Phó Giám thị trại tạm giam, Phó Giám thị trại giam có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám thị, Phó Giám thị trại tạm giam, Giám thị, Phó Giám thị trại giam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 24. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Các cục An ninh, các phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này, trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì Cục trưởng, Trưởng phòng các phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền.

Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh.

2. Cục trưởng, Trưởng phòng quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng, Trưởng phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Trưởng phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Điều 25. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Khi Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

2. Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương khi phát hiện những hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, xảy ra trong khu vực đóng quân của đơn vị thì có quyền lập biên bản phạm tội quả tang, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

3. Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam, Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.

Chương 4:

QUAN HỆ PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

Điều 26. Quan hệ giữa các Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Quan hệ giữa các Cơ quan điều tra với nhau, giữa Cơ quan điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra.

Các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan điều tra phải được cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện.

2. Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; khi đã xác định được thẩm quyền điều tra thì chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho Viện kiểm sát và thông báo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.

4. Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động điều tra.

Điều 27. Uỷ thác điều tra

Khi cần thiết, Cơ quan điều tra có thể uỷ thác cho Cơ quan điều tra khác tiến hành một số hoạt động điều tra. Quyết định uỷ thác phải ghi rõ yêu cầu cụ thể. Cơ quan điều tra được uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những việc được uỷ thác theo thời hạn mà Cơ quan điều tra uỷ thác yêu cầu.

Trong trường hợp Cơ quan điều tra được uỷ thác không thể thực hiện được từng phần hoặc toàn bộ những việc uỷ thác thì phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Cơ quan điều tra đã uỷ thác biết.

Điều 28. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra

1. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các Cơ quan điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm quyết định.

2. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền nơi xảy ra vụ án quyết định.

Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thẩm quyền có quyền yêu cầu cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển ngay hồ sơ vụ án để trực tiếp điều tra. Các yêu cầu của Cơ quan điều tra có giá trị bắt buộc thi hành đối với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chương 5:

TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM ĐIỀU TRA VIÊN

Điều 29. Điều tra viên

Điều tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự.

Điều 30. Tiêu chuẩn Điều tra viên

1. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật, có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Pháp lệnh này, có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên.

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ các tiêu chuẩn nói trên và có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra thì cũng có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên.

2. Điều tra viên có ba bậc là Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên cao cấp:

a) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ bốn năm trở lên, là sỹ quan Công an, sỹ quan Quân đội tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp;

b) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là năm năm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ chín năm trở lên, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp;

c) Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất là năm năm, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và đã có thời gian làm công tác pháp luật từ mười bốn năm trở lên, có khả năng nghiên cứu, tổng hợp đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm, có khả năng điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có khả năng hướng dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.

3. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến công tác tại Cơ quan điều tra, tuy chưa có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra, chưa đủ thời gian quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác được quy định tại khoản 1, điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này thì cũng có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp hoặc Điều tra viên cao cấp.

4. Nhiệm kỳ của Điều tra viên là năm năm kể từ ngày được bổ nhiệm.

Điều 31. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên

1. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung cấp và Điều tra viên sơ cấp trong Công an nhân dân:

a) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên cao cấp trong Công an nhân dân và Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Bộ Công an gồm có Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Cục tổ chức - cán bộ và Vụ pháp chế Bộ Công an là uỷ viên;

b) Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp ở các Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Giám đốc Công an cấp tỉnh làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Phòng tổ chức - cán bộ và Văn phòng Công an cấp tỉnh là uỷ viên;

c) Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.

2. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trong Quân đội nhân dân gồm có Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra, Cục cán bộ và Vụ pháp chế Bộ Quốc phòng là uỷ viên.

Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.

3. Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch, đại diện Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra và Vụ tổ chức - cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao là uỷ viên.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn. Danh sách uỷ viên Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn.

Điều 32. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên

Hội đồng tuyển chọn Điều tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Điều tra viên theo đề nghị của cơ quan về công tác tổ chức - cán bộ để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm;

2. Xem xét những trường hợp Điều tra viên có thể được miễn nhiệm hoặc có thể bị cách chức theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh này để Chủ tịch Hội đồng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh Điều tra viên.

Điều 33. Những việc Điều tra viên không được làm

Điều tra viên không được làm những việc sau đây:

1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức hoặc cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân không được làm;

2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng quy định của pháp luật;

3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;

4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.

Điều 34. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chức danh Điều tra viên

1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi giấy chứng nhận Điều tra viên trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.

2. Điều tra viên đương nhiên được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên khi nghỉ hưu, chuyển công tác khác.

Điều tra viên có thể được miễn nhiệm chức danh Điều tra viên vì lý do sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Điều tra viên đương nhiên bị mất chức danh Điều tra viên khi bị kết tội bằng bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân, tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân.

4. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, Điều tra viên có thể bị cách chức chức danh Điều tra viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm trong công tác điều tra vụ án hình sự;

b) Vi phạm quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh này;

c) Bị kỷ luật bằng hình thức cách chức chức vụ quản lý đang đảm nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

d) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;

đ) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 35. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra

1. Những người là Điều tra viên cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp, có năng lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động điều tra thì có thể được bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và cấp, thu hồi giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định, trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định, ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.

Chương 6:

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA

Điều 36. Chế độ đối với Điều tra viên

1. Điều tra viên được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ, quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

2. Trong khi tiến hành hoạt động điều tra, Điều tra viên được ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng, được miễn phí cầu, phà, đường, miễn cước phí giao thông trong thành phố, thị xã.

Trong trường hợp cấp thiết, để ngăn chặn hành động phạm tội, đuổi bắt người phạm tội, cấp cứu người bị nạn, Điều tra viên được sử dụng phương tiện giao thông, thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức và cá nhân, kể cả những người điều khiển phương tiện ấy, trừ phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự và phải hoàn trả ngay khi tình huống cấp thiết không còn; trường hợp xảy ra thiệt hại thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Kinh phí bảo đảm hoạt động điều tra

1. Kinh phí bảo đảm hoạt động điều tra là một khoản trong ngân sách nhà nước.

Việc lập dự toán, quản lý, cấp, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động điều tra được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho các Cơ quan điều tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Điều khoản thi hành

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 04 tháng 4 năm 1989.

Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan khác của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được hướng dẫn bởi Chương IV Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Chương IV - NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

Điều 24. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
...
Điều 25. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
...
Điều 26. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động điều tra trong Công an nhân dân

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Tôn trọng sự thật, bảo đảm nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện; phát hiện làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội; không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

3. Chỉ Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Thông tư này được tiến hành điều tra các vụ án hình sự.

4. Cơ quan điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan điều tra cấp trên.

5. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về mọi hành vi và quyết định của mình.

6. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được xác định theo thẩm quyền điều tra.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Chương V và Mục 2 Chương VI Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Chương V - TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG AN CẤP XÃ, ĐỒN, TRẠM CÔNG AN TRONG TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM

Điều 27. Trách nhiệm trong tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm
...
Điều 28. Trách nhiệm của Công an cấp xã, đồn, trạm Công an trong giải quyết một số trường hợp cụ thể
...
Chương VI - HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
...
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐIỀU TRA VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ VÀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 32. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
...
Điều 33. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
Điều 34. Thực hiện các quyết định, lệnh về tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
...
Điều 35. Triệu tập những người tham gia tố tụng
...
Điều 36. Quan hệ của Điều tra viên với Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 37. Trách nhiệm của Điều tra viên đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự
...
Điều 38. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý
...
Điều 39. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xây dựng báo cáo kết thúc điều tra và bản kết luận điều tra vụ án hình sự
...
Điều 40. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án hình sự
...
Điều 41. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc sử dụng các biểu mẫu tố tụng hình sự và con dấu của Cơ quan điều tra
...
Điều 42. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc phối hợp theo dõi người bị tạm giữ, tạm giam
...
Điều 43. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc theo dõi quá trình xét xử vụ án hình sự của Toà án
...
Điều 44. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc đăng ký và quản lý hồ sơ vụ án hình sự

Xem nội dung VB
- Công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân được hướng dẫn bởi Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động điều tra trong Công an nhân dân
...
Điều 5. Thẩm định vụ án hình sự
...
Chương II - NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Mục 1. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN

Điều 6. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
...
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng trong hoạt động điều tra hình sự
...
Mục 2. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP TỈNH

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
...
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
...
Mục 3. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP HUYỆN

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
...
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Điều tra tổng hợp trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
...
Chương III - NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
...
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
...
Chương IV - NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

Điều 24. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
...
Điều 25. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
...
Điều 26. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
...
Chương V - TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG AN CẤP XÃ, ĐỒN, TRẠM CÔNG AN TRONG TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM

Điều 27. Trách nhiệm trong tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm
...
Điều 28. Trách nhiệm của Công an cấp xã, đồn, trạm Công an trong giải quyết một số trường hợp cụ thể
...
Chương VI - HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, cán bộ điều tra
...
Điều 30. Trách nhiệm giữ bí mật tin tức, tài liệu điều tra của Điều tra viên, cán bộ điều tra
...
Điều 31. Những việc Điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm
...
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐIỀU TRA VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ VÀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 32. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
...
Điều 33. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
Điều 34. Thực hiện các quyết định, lệnh về tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
...
Điều 35. Triệu tập những người tham gia tố tụng
...
Điều 36. Quan hệ của Điều tra viên với Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 37. Trách nhiệm của Điều tra viên đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự
...
Điều 38. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý
...
Điều 39. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xây dựng báo cáo kết thúc điều tra và bản kết luận điều tra vụ án hình sự
...
Điều 40. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án hình sự
...
Điều 41. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc sử dụng các biểu mẫu tố tụng hình sự và con dấu của Cơ quan điều tra
...
Điều 42. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc phối hợp theo dõi người bị tạm giữ, tạm giam
...
Điều 43. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc theo dõi quá trình xét xử vụ án hình sự của Toà án
...
Điều 44. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc đăng ký và quản lý hồ sơ vụ án hình sự
...
Chương VII - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 45. Hiệu lực thi hành
...
Điều 46. Trách nhiệm thi hành

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi điều 9 pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2006 (VB hết hiệu lực: 01/01/2018)

Điều 1. Sửa đổi Điều 9 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự như sau:

“Điều 9. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân

1. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an gồm có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

2. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh gồm có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.

3. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện gồm có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và bộ máy giúp việc Cơ quan Cảnh sát điều tra.

4. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều này và tình hình thực tế của mỗi huyện, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cụ thể số đội của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đó.”

Xem nội dung VB
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân về điều tra vụ án hình sự được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Chương II - NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
...
Mục 1. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN

Điều 6. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
...
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
...
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng trong hoạt động điều tra hình sự
...
Mục 2. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP TỈNH

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
...
Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
...
Mục 3. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP HUYỆN

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
...
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Điều tra tổng hợp trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự

Xem nội dung VB
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân về điều tra vụ án hình sự được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Chương III - NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự:

a) Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an;

b) Tiến hành điều tra vụ án về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

c) Kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra;

d) Kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm;

đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân;

e) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

2. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an:

a) Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II phụ trách Cục An ninh điều tra là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an;

b) Cục trưởng Cục An ninh điều tra là Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; các Phó cục trưởng Cục An ninh điều tra là Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra hình sự:

a) Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phân loại và chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh;

b) Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 230a, 230b, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh;

c) Kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm;

d) Tổ chức sơ kết, tổng kết; theo dõi, thống kê định kỳ theo tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (qua Cục An ninh điều tra);

đ) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

2. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh:

a) Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh phụ trách công tác An ninh là Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh;

b) Trưởng phòng An ninh điều tra Công an cấp tỉnh là Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh; một Phó trưởng phòng An ninh điều tra (phụ trách công tác điều tra hình sự) là Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh.

Xem nội dung VB
- Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra tại Điều này được hướng dẫn bởi Điểm d Mục 1.1 Khoản I Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:

I. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

1.1. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Cảnh sát điều tra
...
d. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra

Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định; khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quyết đinh; khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thì Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện quyết định.

Xem nội dung VB
- Nội dung hướng dẫn Khoản này tại Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) được bổ sung bởi Mục 2 Thông tư 04/2007/TT-BCA

Ngày 14/12/2006, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (Pháp lệnh sửa đổi Điều 9).

Để thực hiện thống nhất Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 trong toàn lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định mới trong Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 như sau:
...
2. Bổ sung vào cuối điểm c, mục 1.1 khoản I của Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân như sau:

“c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện tổ chức thành ba đội điều tra thì ở Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội sẽ có một tổ (hoặc một số cán bộ) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đội điều tra tổng hợp được quy định tại điểm c, mục 1.1, khoản I Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004;

+ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện chỉ tổ chức hai đội điều tra: Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ và ma túy thì ở Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội sẽ có một tổ (hoặc một số cán bộ) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đội điều tra tổng hợp được quy định tại điểm c, mục 1.1, khoản I Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004;

+ Công an cấp huyện chỉ tổ chức một đội Cảnh sát điều tra thì đội này đảm nhiệm nhiệm vụ, quyền hạn của các đội trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện theo hướng dẫn tại điểm c, mục 1.1, khoản I Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004.”

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 1.1 Khoản I Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:

I. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

1.1. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Cảnh sát điều tra
...
c. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau sau:

- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;

- Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý; thực hiện công tác thống kê tội phạm trên địa bàn cấp huyện theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý trên địa bàn cấp huyện;

- Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp huyện.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XVI, XVII, XXI của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trên địa bàn cấp huyện.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử ]ý tội phạm về ma tuý trên địa bàn cấp huyện.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội điều tra tổng hợp cơ quan Cánh sát điều tra Công an cấp huyện

+ Trực ban hình sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyền giải quyết;

+ Quản lý con dấu của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thẩm định hồ sơ một số vụ án do các đội Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân dân;

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

+ Tổng kết, sơ kết công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;

+ Tổng hợp, theo dõi chung về công tác truy nã trên địa bàn cấp huyện;

+ Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam của Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm b Mục 1.1 Khoản I Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:

I. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

1.1. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Cảnh sát điều tra
...
b. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;

- Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với các cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân ở địa bàn cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Bộ Công an.

- Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý, thực hiện công tác thống kê hình sự trên địa bàn cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội, trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về ma tuý trên địa bàn cấp tỉnh;

- Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam đối với các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ ở Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp tỉnh.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XVI, XVII, XXI của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trên địa bàn áp tỉnh.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thì cần trực tiếp điều tra;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm về ma túy trên địa bàn cấp tỉnh.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh:

Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Trực ban hình sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

+ Quản lý con dấu của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;

+ Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh tiến hành điều tra một số vụ án thuộc thẩm quyền khi Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thấy cần thiết.

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thẩm định hồ sơ một số vụ án do các phòng Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân dân;

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,

+ Tổng hợp, theo dõi chung về công tác truy nã trên địa bàn cấp tỉnh;

+ Tổng kết, sơ kết công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản ]ý nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;

+ Kiểm tra, hướng dẫn công tác tạm giữ, tạm giam đối với các Trại tạm giam, nhà tạm giữ ở Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Xem nội dung VB
- Nội dung hướng dẫn khoản này tại Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) được sửa đổi bởi Mục 1 Thông tư 04/2007/TT-BCA

Ngày 14/12/2006, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (Pháp lệnh sửa đổi Điều 9).

Để thực hiện thống nhất Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 trong toàn lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định mới trong Pháp lệnh sửa đổi Điều 9 như sau:

1. Sửa đổi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ; bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng tại điểm a, mục 1.1 khoản I của Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân như sau:

“Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trong Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại các Chương XVI, XVII và mục B Chương XXI của Bộ luật hình sự năm 1999 (sau đây gọi chung là tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ khác) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ khác.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại mục A Chương XXI của Bộ luật hình sự năm 1999 nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra và các tội phạm khác theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm a Mục 1.1 Khoản I Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:

I. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

1.1. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Cảnh sát điều tra

a) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;

- Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ dạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004;

- Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cách sát điều tra trong Công an nhân dân; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;

- Quản lý các trại tạm giam thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác tạm giữ, tạm giam đối với các trại tạm giam, Nhà tạm giữ thuộc Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các đơn vị trong cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự (sau đây gọi chung là tội phạm về trật tự xã hội) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại các Chương XVI, XVII, XXI của Bộ luật hình sự (sau đây gọi chung là tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý:

+ Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Chương XVIII của Bộ luật hình sự nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;

+ Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về ma tuý.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an:

Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Trực ban hình sự, tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các đơn vị có thẩm quyền giải quyết;

+ Quản lý con dấu của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an;

+ Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra một số vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan Cảnh sát điều tra khi thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thấy cần thiết.

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an thẩm định hồ sơ một số vụ án do các Cục Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra trước khi chuyển Viện kiểm sát nhân dân;

+ Giúp Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

+ Tổng hợp, theo dõi chung về công tác truy nã;

+ Tổng kết, sơ kết công tác điều tra hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; thực hiện công tác thống kê hình sự theo quy định của pháp luật;

+ Quản lý các trại tạm giam thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; hướng dẫn, chỉ đạo công tác tạm giam, tạm giữ đối với các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ ở Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm 1.2.2 Mục 1.2 Khoản I Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:

I. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
...
1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan An ninh điều tra.
...
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra tội phạm của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh

Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa.

- Giúp Giám đốc Công an cấp tỉnh hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và của Bộ Công an;

- Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự; thực hiện công tác thống kê tội phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn cấp tỉnh;

- Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự trên địa bàn cấp tỉnh.

Xem nội dung VB
Điều 180. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

...

Điều 221. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 222. Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Phương tiện bay có thể bị tịch thu.

Điều 223. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến tám trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Phương tiện hàng hải có thể bị tịch thu.

...

Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 231. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 236. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 263. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 264. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 274. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 275. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm 1.2.1 Mục 1.2 Khoản I Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:

I. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
...
1.2. Về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan An ninh điều tra.

1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra tội phạm của cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an

Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh được quy định tại Điều 12 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa;

- Giúp Bộ trưởng Bộ Công an kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra đối với các cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện thẩm quyền điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự;

- Nghiên cứu, tổng hợp tình hình tội phạm và công tác điều tra, xử lý các tội phạm quy định tại chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 22l, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự; thực hiện công tác thống kê tội phạm theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức nghiên cứu sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về các tội phạm quy định tại chương XI, chương XXIV và các tội phạm quy định lại các Điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự;

- Quản lý các trại tạm giam thuộc cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2009 (VB hết hiệu lực: 01/01/2018)

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự:

1. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 19. Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng

1. Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì những người quy định tại khoản 2 Điều này có quyền:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng có quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này đối với các tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự.

Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng có quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này đối với các tội phạm quy định tại các điều 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật hình sự.

Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng có quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này đối với các tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự.

3. Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra theo thẩm quyền, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

4. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng đồn biên phòng có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn, Phó Trưởng đồn biên phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình."

Xem nội dung VB
Điều 119. Tội mua bán phụ nữ

1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:

a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để đưa ra nước ngoài;

đ) Mua bán nhiều người;

e) Mua bán nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em

1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt nhiều trẻ em;

đ) Để đưa ra nước ngoài;

e) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;

g) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;

h) Tái phạm nguy hiểm;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

...

Điều 153. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 172. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.

...

Điều 180. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 181. Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

...

Điều 188. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;

b) Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;

c) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ;

d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;

đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 192. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý

1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Tái phạm tội này.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Điều 193. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

h) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

i) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản 2 Điều này;

k) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

đ) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

e) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

d) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

đ) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 196. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 236. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 263. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 264. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 273. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới

1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Tái phạm hoặc phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 274. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Điều 275. Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

Xem nội dung VB
Điều 153. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Xem nội dung VB
Điều 175. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

b) Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật này.

2. Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

...

Điều 189. Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;

d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;

b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 191. Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên

1. Người nào vi phạm chế độ sử dụng, khai thác khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác được Nhà nước bảo vệ đặc biệt, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 272. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2009 (VB hết hiệu lực: 01/01/2018)

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự:
...
2. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 22. Quyền hạn điều tra của lực lượng Cảnh sát biển

1. Các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý thì những người quy định tại khoản 2 Điều này có quyền:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này đối với các tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự.

Trưởng phòng phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy có quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này đối với các tội phạm quy định tại các điều 194, 195 và 196 của Bộ luật hình sự.

3. Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Trưởng phòng phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển trực tiếp tổ chức, chỉ đạo các hoạt động điều tra theo thẩm quyền, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Trưởng phòng phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

4. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Vùng, Phó Trưởng phòng phòng, chống tội phạm ma túy, Phó Cụm trưởng Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Phó Hải đoàn trưởng, Phó Hải đội trưởng và Phó Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Phó Chỉ huy trưởng Vùng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng, Phó Cụm trưởng Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng, Đội trưởng và Phó Đội trưởng Cảnh sát biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình."

Xem nội dung VB
Điều 153. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 172. Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

1. Người nào vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng.

...

Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước

1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 188. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Sử dụng chất độc, chất nổ, các hoá chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ khác bị cấm để khai thác thuỷ sản hoặc làm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản;

b) Khai thác thuỷ sản tại khu vực bị cấm, trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm;

c) Khai thác các loài thuỷ sản quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ;

d) Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thuỷ sản quý hiếm được bảo vệ theo quy định của Chính phủ;

đ) Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến năm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 195. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm.

4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 196. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

...

Điều 212. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứứng với nhiệm vụ được giao;

b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 213. Tội cản trở giao thông đường thuỷ

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ;

b) Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu;

c) Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu;

d) Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ;

đ) Lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ;

e ) Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

...

Điều 221. Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thuỷ, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 223. Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào điều khiển tàu thuỷ hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm trăm triệu đồng đến tám trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Phương tiện hàng hải có thể bị tịch thu.

...

Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 231. Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 236. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 238. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc

1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

...

Điều 273. Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới

1. Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Tái phạm hoặc phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Điều 274. Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài, ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2.1 Khoản II Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:

II. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐIỀU TRA CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
...
2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, trại tạm giam, Trại giam là các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các đơn vị này có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra, cụ thề như sau:

a. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định lại các điều 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210 và 211 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cánh sát giao thông đường bộ - đường sắt ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

b. Cục cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng cảnh sát giao thông đường thuỷ trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 212. 213, 214 và 215 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

c. Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 232, 234, 238, 239 và 240 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiên trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

d. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 230, 232, 233, 234, 240, 245, 257, 266, 267, 268 và 273 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát quản ]ý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tổ vụ án.

đ. Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 245, 257, 305, 306, 31l và 312 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bẩy ngày, kề từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

e) Trại tạm giam, Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện can, phạm nhân đang bị tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kề từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ở trại giam bỏ trốn thì Giám thị Trại giam ra quyết định truy nã.

g) Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 giao việc thực hiện thẩm quyền điều tra tố tụng hình sự cho cấp trưởng các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Cục trưởng, Trưởng phòng, Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam). Trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, cấp phó có quyền áp dụng các biện pháp điều tra như cấp trưởng.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động điều tra tội phạm theo những quy định trên, Bộ lưu ý các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong những trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu phạm lội cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc vụ việc xảy ra gần cơ quan điều tra thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét quyết định việc khởi tố, điều tra.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2009 (VB hết hiệu lực: 01/01/2018)

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự:
...
3. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 23. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát môi trường, Trại tạm giam, Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục trưởng, Trưởng phòng quy định tại khoản 1 Điều này, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng, Trưởng phòng, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.

3. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Trưởng phòng, Phó Giám thị trại tạm giam, Phó Giám thị trại giam có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám thị, Phó Giám thị trại tạm giam, Giám thị, Phó Giám thị trại giam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình."

Xem nội dung VB
- Nội dung hướng dẫn Điều này tại Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 41/2009/TT-BCA-V19

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004;
...
Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 02 năm 2009 (sau đây viết gọn là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2009) trong lực lượng Công an nhân dân, Bộ Công an hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:

1. Bổ sung vào cuối khoản 2.1 mục II Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân như sau:

“2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, trại tạm giam, trại giam là các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các đơn vị này có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra, cụ thể như sau:

a. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210 và 211 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b. Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 212, 213, 214 và 215 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

c. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 232, 234, 238, 239 và 240 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo Quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

d. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 230, 232, 233, 234, 240, 245, 257, 266, 267, 268 và 273 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

đ. Cục Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 245, 257, 305, 306, 311 và 312 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

e. Trại tạm giam, trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện can, phạm nhân đang bị tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù có hành vi vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ở trại giam bỏ trốn thì Giám thị trại giam ra quyết định truy nã.



h. Cục Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát môi trường trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XVII Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền (theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự) trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 25 Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Điều 25. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc phòng Cảnh sát giao thông (đối với các tỉnh không thành lập phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt) trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 202, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210 và 211 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (hoặc Trưởng phòng phòng Cảnh sát giao thông) ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục Cảnh sát đường thuỷ, phòng Cảnh sát đường thuỷ hoặc phòng Cảnh sát giao thông (đối với các tỉnh không thành lập phòng Cảnh sát đường thủy) trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc xảy ra trên đường thủy có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra thì Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thuỷ, Trưởng phòng phòng Cảnh sát đường thuỷ (hoặc Trưởng phòng phòng Cảnh sát giao thông) ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

3. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 232, 234, 238, 239 và 240 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

4. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 230, 232, 233, 234, 235, 240, 245, 257, 266, 267, 268 và 273 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

5. Cục Cảnh sát bảo vệ, phòng Cảnh sát bảo vệ trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các điều 245, 257, 305, 306, 311, và 312 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng phòng Cảnh sát bảo vệ ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

6. Trại tạm giam, Trại giam trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện tội phạm liên quan đến công tác quản lý giam giữ hoặc phát hiện người đang bị tạm giam, tạm giữ, thi hành án phạt tù có hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân thì Giám thị Trại tạm giam, Giám thị Trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ở trại giam bỏ trốn thì Giám thị Trại giam ra quyết định truy nã.

7. Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại Chương XVII và Điều 244 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Trưởng phòng phòng Cảnh sát môi trường ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

8. Trường hợp các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc vụ việc xẩy ra gần Cơ quan điều tra có thẩm quyền thì phải báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét quyết định việc khởi tố, điều tra.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục 2.2 Khoản II Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19)

Ngày 20/8/2004, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
...
Để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn lực lượng Công an nhân dân từ 1/10/2004, Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng hình sự của các cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân như sau:
...
II. VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐIỀU TRA CỦA CÁC CƠ QUAN KHÁC TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA
...
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

a) Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, tổ chức các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn giữ nguyên như hiện hành, bao gồm các cục An ninh, các Phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

b) Về nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự đã quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 24. Các cục An ninh ở Bộ và các Phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự cần nghiên cứu nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Điều 26. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Các cục An ninh, các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh phòng, chống các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 230a, 230b, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự năm 1999, trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì Cục trưởng, Trưởng phòng các phòng An ninh thuộc Công an cấp tỉnh ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giải ngay người đó đến cơ quan Công an và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan An ninh điều tra có thẩm quyền.

Đội An ninh ở Công an cấp huyện trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh thì tiến hành ngay việc truy bắt người có hành vi phạm tội chạy trốn, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án và báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra cấp tỉnh.

Xem nội dung VB
- Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên được hướng dẫn bởi Chương VI Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Chương VI - HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA, ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, cán bộ điều tra
...
Điều 30. Trách nhiệm giữ bí mật tin tức, tài liệu điều tra của Điều tra viên, cán bộ điều tra
...
Điều 31. Những việc Điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm
...
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐIỀU TRA VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO VỀ TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ VÀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 32. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
...
Điều 33. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
Điều 34. Thực hiện các quyết định, lệnh về tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
...
Điều 35. Triệu tập những người tham gia tố tụng
...
Điều 36. Quan hệ của Điều tra viên với Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra hình sự
...
Điều 37. Trách nhiệm của Điều tra viên đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự
...
Điều 38. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý
...
Điều 39. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xây dựng báo cáo kết thúc điều tra và bản kết luận điều tra vụ án hình sự
...
Điều 40. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án hình sự
...
Điều 41. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc sử dụng các biểu mẫu tố tụng hình sự và con dấu của Cơ quan điều tra
...
Điều 42. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc phối hợp theo dõi người bị tạm giữ, tạm giam
...
Điều 43. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc theo dõi quá trình xét xử vụ án hình sự của Toà án
...
Điều 44. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc đăng ký và quản lý hồ sơ vụ án hình sự

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 31 Thông tư 28/2014/TT-BCA

Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2006, năm 2009);
...
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân.
...
Điều 31. Những việc Điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm

1. Điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm những việc được quy định tại Điều 33 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định sau:

a) Không được tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và đơn, thư khiếu nại, tố cáo trái quy định hoặc không được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra phân công;

b) Không được tiếp thân nhân (gồm ông bà nội, ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc chồng, anh chị em ruột, anh chị em ruột bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi) của bị can, người bị tạm giữ hoặc những người khác có liên quan ở bất cứ địa điểm nào, trừ trường hợp do yêu cầu nghiệp vụ thì phải được sự đồng ý của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra;

c) Trường hợp bị can hoặc thân nhân, bạn của bị can, người bị tạm giữ tự động đến nhà của Điều tra viên, cán bộ điều tra hoặc gặp gỡ Điều tra viên, cán bộ điều tra ở ngoài trụ sở cơ quan Công an thì Điều tra viên, cán bộ điều tra phải giải thích và yêu cầu họ đến trụ sở cơ quan Công an để làm việc; đồng thời, phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra biết;

d) Không được ăn uống, nhận quà, tiền hoặc lợi ích khác của bị can hoặc thân nhân, bạn của bị can, người bị tạm giữ hoặc người có liên quan đến vụ án. Nếu thân nhân, bạn của bị can, người bị tạm giữ và người có liên quan đến vụ án cố tình biếu, cho, tặng quà, tiền hoặc các lợi ích khác, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải từ chối và báo cáo ngay việc này cho Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra biết để chỉ đạo xử lý;

đ) Không được nhờ, sách nhiễu hoặc cầu lợi dưới bất kỳ hình thức nào đối với bị can, người bị tạm giữ, thân nhân của họ và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan;

e) Nghiêm cấm bức cung, mớm cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Không được cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi thông tin với người khác (kể cả trong và ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ), trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án thì phải được sự đồng ý của Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.