Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài năm 1993
Số hiệu: 14-L/CTN Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Lê Đức Anh
Ngày ban hành: 17/04/1993 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 30/06/1993 Số công báo: Số 12
Lĩnh vực: Thi hành án, Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHỦ TỊCH NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 14-L/CTN

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 1993

 

LỆNH

SỐ 14-L/CTN NGÀY 26/04/1993 CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CÔNG BỐ PHÁP LỆNH CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật tổ chức Quốc hội
;

NAY CÔNG BỐ:

Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá IX) thông qua ngày 17 tháng 4 năm 1993.

PHÁP LỆNH

CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI

Để góp phần mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với nước ngoài, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của pháp nhân, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài;
Căn cứ vào Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Pháp lệnh này quy định việc công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài

Trong Pháp lệnh này "Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài" được hiểu là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà pháp luật Việt Nam quy định là bản án, quyết định dân sự.

Điều 2. Nguyên tắc công nhận và thi hành

1- Toà án Việt Nam chỉ xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a) Bản án, quyết định của Toà án của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này;

b) Bản án, quyết định được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

2- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành.

3- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận, thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

4- Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam khi có đơn yêu cầu không công nhận.

Điều 3. Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc yêu cầu không công nhận

1- Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này, bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, nếu người phải thi hành cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam, hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành có tại Việt Nam vào thời điểm Toà án Việt Nam nhận đơn yêu cầu.

2- Đương sự, người có lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này, không công nhận bản án, quyết định của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

Điều 4. Thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành hoặc đơn yêu cầu không công nhận

1- Việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi người phải thi hành cư trú hoặc làm việc, hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành.

Trong trường hợp người phải thi hành là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

2- Việc xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi người gửi đơn cư trú hoặc làm việc.

Trong trường hợp người gửi đơn là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Điều 5. Bảo đảm quyền kháng cáo, kháng nghị

1- Quyết định của Toà án công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có thể bị các đương sự kháng cáo hoặc Viện kiển sát kháng nghị.

2- Nếu hết thời hạn quy định tại Điều 18 và Điều 24 của Pháp lệnh này mà không có kháng cáo, kháng nghị, thì quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

3- Việc xét đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị đối với quyết định của Toà án đã xem xét bản án hoặc quyết định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao.

Điều 6. Bảo đảm hiệu lực của quyết định của Toà án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài

1- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật.

Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được Toà án Việt Nam công nhận, thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam.

2- Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài; quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam về việc xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài phải được các đương sự nghiêm chỉnh thi hành, các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng.

Trong trường hợp người phải thi hành không tự nguyện chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 7. Thông báo kết quả xét đơn yêu cầu

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định nói tại các điều 14, 15 và 23 của Pháp lệnh này, Toà án thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam thông báo kết quả việc xét đơn cho Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định dân sự đó.

Điều 8. Bảo đảm việc chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền và tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài từ Việt Nam ra nước ngoài; việc chuyển tiền và tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Lệ phí

Người gửi đơn yêu cầu quy định tại Điều 10 và Điều 21 của Pháp lệnh này phải nộp một khoản lệ phí. Chính phủ phối hợp với Toà án nhân dân tối cao quy định mức lệ phí, thủ tục nộp lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí.

Chương 2:

XÉT ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH TẠI VIỆT NAM BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI

Điều 10. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành

1- Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam.

2- Đơn yêu cầu nói tại khoản 1 Điều này phải có nội dung sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành là pháp nhân, thì ghi tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân đó;

b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là pháp nhân, thì ghi tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân đó.

Trong trường hợp người phải thi hành không cư trú hoặc làm việc tại Việt Nam hoặc pháp nhân không có trụ sở chính tại Việt Nam, thì còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam;

c) Yêu cầu của người được thi hành.

Trong trường hợp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài đã được thi hành một phần, thì phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại phải được thi hành tiếp.

3- Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và phải được chứng thực hợp pháp.

Điều 11. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu

1- Kèm theo đơn yêu cầu quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này còn phải có các giấy tờ được quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan, thì phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ điểm này; văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao bản án, quyết định dân sự đó. Nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà, thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ.

2- Các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và phải được chứng thực hợp pháp.

Điều 12. Chuyển hồ sơ cho Toà án

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ đơn yêu cầu, các giấy tờ kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này.

Điều 13. Thụ lý hồ sơ

1- Khi nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có trách nhiệm thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết.

2- Trong thời hạn thụ lý, Toà án có quyền yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định dân sự đó giải thích những điều chưa rõ trong hồ sơ.

Văn bản yêu cầu giải thích và văn bản trả lời các yêu cầu nói tại khoản 1 Điều này được gửi thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam.

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giải thích, Bộ Tư pháp gửi cho người gửi đơn hoặc Toà án nước ngoài văn bản yêu cầu giải thích đó.

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời yêu cầu giải thích, Bộ Tư pháp gửi cho Toà án Việt Nam đã yêu cầu văn bản trả lời đó.

Điều 14. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

1- Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày thụ lý, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong những quyết định sau đây:

a) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;

b) Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của người phải thi hành hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;

c) Mở phiên toà xét đơn yêu cầu.

Trong trường hợp có yêu cầu giải thích như quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng.

2- Toà án phải mở phiên toà trong thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định nói tại điểm c khoản 1 Điều này. Toà án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà.

Điều 15. Phiên toà xét đơn yêu cầu

1- Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên toà do một Hội đồng gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ do Chánh án chỉ định.

2- Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà. Trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, thì phải hoãn phiên toà.

3- Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Những người này được triệu tập đến phiên toà theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ, hoặc sau hai lần triệu tập hợp lệ mà những người này vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng.

4- Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét xử lại vụ án, mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và các giấy tờ kèm theo với các quy định của Pháp lệnh này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, để ra quyết định.

5- Sau khi xem xét đơn, các giấy tờ kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số.

Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc quyết định không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài.

Điều 16. Các trường hợp không công nhận

Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

1- Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật theo pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định đó;

2- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ;

3- Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Toà án Việt Nam;

4- Về cùng vụ án này có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, hoặc của Toà án nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận; hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ án, Toà án Việt Nam đã thụ lý và đang xem xét vụ án đó;

5- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Toà án đã ra bản án, quyết định đó hoặc theo pháp luật Việt Nam;

6- Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 17. Cấp bản sao quyết định của Toà án

Ngay sau khi ra quyết định nói tại Điều 14 và Điều 15 của Pháp lệnh này, Toà án cấp cho các đương sự và gửi Viện kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định đó; nếu đương sự ở nước ngoài, thì bản sao quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp.

Điều 18. Kháng cáo, kháng nghị

1- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định nói tại Điều 14 và Điều 15 của Pháp lệnh này, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.

Trong trường hợp đương sự không có mặt tại phiên toà xét đơn yêu cầu, thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho họ.

Nếu kháng cáo hết hạn mà có lý do chính đáng, thì thời hạn được tính từ ngày trở ngại cho việc kháng cáo không còn nữa.

2- Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định nói tại Điều 14 và Điều 15 của Pháp lệnh này.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định.

Điều 19. Xét kháng cáo, kháng nghị

1- Toà án nhân dân tối cao xét quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Nếu cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng.

2- Thành phần Hội đồng xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ do Chánh án Toà án nhân dân tối cao chỉ định.

Thủ tục xét lại quyết định được tiến hành như thủ tục xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này.

3- Hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáo, Viện kiểm sát rút kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh này.

Quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Điều 20. Thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết dịnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật, Toà án gửi bản sao quyết định đó và bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho cơ quan thi hành án.

Việc thi hành phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành bản án, quyết định dân sự.

Chương 3:

XÉT ĐƠN YÊU CẦU KHÔNG CÔNG NHẬN BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI KHÔNG CÓ YÊU CẦUTHI HÀNH TẠI VIỆT NAM

Điều 21. Thời hạn gửi đơn yêu cầu không công nhận

1- Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam, đương sự, người có lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự đó đến Bộ Tư pháp.

2- Trong trường hợp người làm đơn chứng minh được do trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn, thì thời hạn một tháng quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ khi trở ngại đó không còn.

Việc khôi phục thời hiệu do Chánh án Toà án thụ lý đơn xét và quyết định.

Điều 22. Đơn yêu cầu không công nhận và các giấy tờ kèm theo

1- Đơn yêu cầu không công nhận phải có nội dung sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người làm đơn; nếu là pháp nhân, thì ghi tên gọi đầy đủ và địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân đó;

b) Yêu cầu của người làm đơn.

2- Kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và các giấy tờ cần thiết để chứng minh yêu cầu không công nhận.

3- Đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và phải được chứng thực hợp pháp.

4- Bộ Tư pháp chuyển đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.

Điều 23. Xét đơn yêu cầu không công nhận

1- Việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu và việc xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được tiến hành theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Pháp lệnh này.

2- Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra một trong các quyết định sau đây:

a) Không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài;

b) Bác đơn yêu cầu không công nhận.

3- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam không được công nhận trong các trường hợp quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này.

Điều 24. Gửi bản sao quyết định; kháng cáo, kháng nghị

Việc gửi bản sao quyết định; việc kháng cáo, kháng nghị và việc xét lại quyết định nói tại Điều 23 của Pháp lệnh này được tiến hành theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Pháp lệnh này.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 25. Áp dụng Điều ước Quốc tế

Trong trường hợp Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này, thì áp dụng quy định của Điều ước Quốc tế đó.

Điều 26. Hiệu lực của Pháp lệnh

1- Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1993.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

2- Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng của mình hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Lê Đức Anh

(Đã ký)

 

- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục I Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
I- NGUYÊN TẮC CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh, các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án mỗi nước ký kết;

- Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, nhưng được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

Cho đến nay Nhà nước ta chưa có văn bản pháp luật nào quy định việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này. Vì vậy, hiện nay Toà án Việt Nam chỉ xem xét việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án các nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự, trong đó có quy định việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án của mỗi nước đã ký kết (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp).

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục I Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
I- NGUYÊN TẮC CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH
...
2. Theo quy định tại khoản 4 điều 2 của Pháp lệnh, bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được Toà án Việt Nam xem xét việc không công nhận khi có đơn yêu cầu không công nhận, mà không phụ thuộc vào việc nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc vùng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này hay chưa.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoàn 1 Mục II Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
II - THẨM QUYỀN XÉT ĐƠN YÊU CẦU

1. Việc xác định Toà án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh được thực hiện như sau:

a/ Trong trường hợp người phải thi hành án là cá nhân thì việc xét đơn yêu cầu trước hết thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người phải thi hành án cư trú. Nếu người phải thi hành án không cư trú tại Việt Nam, nhưng làm việc tại Việt Nam, thì việc đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người phải thi hành án làm việc. Nếu người phải thi hành án không cư trú và không làm việc tại Việt Nam hoặc nếu không xác định được nơi cư trú, nơi làm việc của người phải thi hành án, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án.

Đối với việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có liên quan đến tài sản có tại Việt Nam là bất động sản (như: nhà cửa, công trình xây dựng...), thì việc xét đơn yêu cầu trong mọi trường hợp đều thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có bất động sản đó.

b) Trong trường hợp người phải thi hành án là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục II Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
II - THẨM QUYỀN XÉT ĐƠN YÊU CẦU
...
2. Việc xác định Toà án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Pháp lệnh được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp người gửi đơn là cá nhân thì việc xét đơn yêu cầu trước hết thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người gửi đơn cư trú. Nếu người gửi đơn không cư trú tại Việt Nam, nhưng làm việc tại Việt Nam, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi người gửi đơn làm việc.

b) Trong trường hợp người gửi đơn là pháp nhân, thì việc xét đơn yêu cầu thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi pháp nhân có trụ sở chính, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục X Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
X- BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và tại Điều 20 của Pháp lệnh, thì bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, thì Toà án gửi bản sao quyết định đó và bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án cùng cấp.
Trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Toà án nhân dân tối cao gửi bản sao quyết định và bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có Toà án đã ra quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đồng thời gửi bản sao quyết định cho Toà án đó.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục V Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
V- LỆ PHÍ

Người gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và người gửi đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước hữu quan. Mức lệ phí, thủ tục nộp lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục III Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
III- VIỆC DỊCH ĐƠN YÊU CẦU VÀ CÁC GIẤY TỜ KHÁC

1. Theo quy định tại các điều 10, 11, 22 của Pháp lệnh, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, phải được chứng thực hợp pháp. Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt ở nước ngoài, thì c

thì chứng thực hợp pháp là chứng thực theo đúng thủ tục đã quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự mà không phải hợp pháp hoá lãnh sự, nếu nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự. Nếu nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc không cùng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, thì ngoài việc phải được chứng thực theo đúng thủ tục quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo còn phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan lãnh sự Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13-11-1990 (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự).

Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thức của cơ quan công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thực của cơ quan công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tính hợp thức của việc chứng thực đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo. Nếu đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài chưa được dịch ra tiếng Việt, chưa được chứng thức hợp pháp, thì Bộ Tư pháp trả lại đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo cho người gửi đơn và yêu cầu họ phải thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh.
2. Việc dịch các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, việc dịch các tài liệu của Toà án nước ngoài gửi Toà án Việt Nam từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia có quy định về vấn đề này. Trong trường hợp các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài cần phải dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, thì căn cứ vào tình hình thức tế của từng Toà án và mức độ phức tạp của các tài liệu đó, Bộ Tư pháp sẽ hỗ trợ Toà án trong việc dịch các tài liệu đó từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài khi có yêu cầu

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục III Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
III- VIỆC DỊCH ĐƠN YÊU CẦU VÀ CÁC GIẤY TỜ KHÁC

1. Theo quy định tại các điều 10, 11, 22 của Pháp lệnh, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, phải được chứng thực hợp pháp. Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt ở nước ngoài, thì c

thì chứng thực hợp pháp là chứng thực theo đúng thủ tục đã quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự mà không phải hợp pháp hoá lãnh sự, nếu nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự. Nếu nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc không cùng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, thì ngoài việc phải được chứng thực theo đúng thủ tục quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo còn phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan lãnh sự Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13-11-1990 (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự).

Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thức của cơ quan công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thực của cơ quan công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tính hợp thức của việc chứng thực đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo. Nếu đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài chưa được dịch ra tiếng Việt, chưa được chứng thức hợp pháp, thì Bộ Tư pháp trả lại đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo cho người gửi đơn và yêu cầu họ phải thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh.
2. Việc dịch các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, việc dịch các tài liệu của Toà án nước ngoài gửi Toà án Việt Nam từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia có quy định về vấn đề này. Trong trường hợp các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài cần phải dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, thì căn cứ vào tình hình thức tế của từng Toà án và mức độ phức tạp của các tài liệu đó, Bộ Tư pháp sẽ hỗ trợ Toà án trong việc dịch các tài liệu đó từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài khi có yêu cầu

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục VI Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
VI- VIỆC GỬI, NHẬN HỒ SƠ

1. Sau khi nhận đủ yêu cầu, các giấy tờ kèm theo và kiểm tra thấy hợp thức, Bộ Tư pháp gửi hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền theo hướng dẫn tại mục II của Thông tư này, đồng thời gửi bản sao phiếu gửi cho Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để biết và thực hiện theo thẩm quyền.
2. Mọi tài liệu có trong hồ sơ phải được đánh số thứ tự và ghi cụ thể trong phiếu gửi.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục VII Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
VII- THỤ LÝ HỒ SƠ VÀ CHUẨN BỊ XÉT ĐƠN YÊU CẦU

1. Sau khi nhận được hồ sơ, Toà án phải vào sổ thụ lý ngay và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Chánh án Toà án đã thụ lý hồ sơ chỉ định Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà, Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ và tiến hành những việc cần thiết khác cho việc mở phiên toà. Trong trường hợp yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài giải thích những điều chưa rõ trong hồ sơ, thì văn bản yêu cầu giải thích phải do Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà ký.
Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong những quyết định quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh. Trong trường hợp có yêu cầu giải thích, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng, kể từ ngày hết thời hạn bốn tháng nói trên.
Trong trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Pháp lênh, Toà án trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định lại và chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền.
2. Ngay sau khi có quyết định mở phiên toà xét đơn yêu cầu, Toà án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp quyết định mở phiên toà và hồ sơ. Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà. Hết thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát gửi trả hồ sơ cho Toà án để phiên toà được mở đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh.
3. Trong trường hợp đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được làm không đúng thời hạn quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh, thì Chánh án Toà án đã thụ lý hồ sơ xét và quyết định việc khôi phục thời hiệu. Thời hiệu chỉ được khôi phục nếu người làm đơn chứng minh được lý do trở ngại khách quan nên không thể gửi đơn đúng thời hạn (như ốm đau nặng, bị tai nạn phải đi cấp cứu ngay, đang đi công tác xa...).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục VII Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
VII- THỤ LÝ HỒ SƠ VÀ CHUẨN BỊ XÉT ĐƠN YÊU CẦU

1. Sau khi nhận được hồ sơ, Toà án phải vào sổ thụ lý ngay và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Chánh án Toà án đã thụ lý hồ sơ chỉ định Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà, Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ và tiến hành những việc cần thiết khác cho việc mở phiên toà. Trong trường hợp yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài giải thích những điều chưa rõ trong hồ sơ, thì văn bản yêu cầu giải thích phải do Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà ký.
Trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày Toà án thụ lý hồ sơ, Thẩm phán được chỉ định làm chủ toạ phiên toà phải ra một trong những quyết định quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh. Trong trường hợp có yêu cầu giải thích, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng, kể từ ngày hết thời hạn bốn tháng nói trên.
Trong trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Pháp lênh, Toà án trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định lại và chuyển hồ sơ cho Toà án có thẩm quyền.
2. Ngay sau khi có quyết định mở phiên toà xét đơn yêu cầu, Toà án gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp quyết định mở phiên toà và hồ sơ. Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tham gia phiên toà. Hết thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát gửi trả hồ sơ cho Toà án để phiên toà được mở đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh.
3. Trong trường hợp đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được làm không đúng thời hạn quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh, thì Chánh án Toà án đã thụ lý hồ sơ xét và quyết định việc khôi phục thời hiệu. Thời hiệu chỉ được khôi phục nếu người làm đơn chứng minh được lý do trở ngại khách quan nên không thể gửi đơn đúng thời hạn (như ốm đau nặng, bị tai nạn phải đi cấp cứu ngay, đang đi công tác xa...).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục VIII Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
VIII- TRÌNH TỰ XÉT ĐƠN YÊU CẦU

1. Phiên toà xét đơn yêu cầu phải được tiến hành theo đúng quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh và được tiến hành như sau:
- Một thành viên của Hội đồng xét đơn yêu cầu công bố đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài hoặc về việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét cử lại vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài và các giấy tờ kèm theo với các quy định của Pháp lệnh, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về vấn đề này.
- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó có mặt tại phiên toà trình bày ý kiến của mình.
- Kiểm sát viên tham gia phiên toà phát biểu ý kiến về yêu cầu của người làm đơn và các vấn đề khác có liên quan đến việc xét đơn yêu cầu.
- Hội đồng xét đơn yêu cầu thảo luận kín và tuỳ từng trường hợp mà ra một trong các quyết định quy định tại khoản 5 Điều 15 hoặc khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh.
2. Trong trường hợp phải hoãn phiên toà, thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày hoãn, Toà án phải mở lại phiên toà.
3. Việc xét đơn yêu cầu phải được ghi vào biên bản. Biên bản phải có chữ ký của chủ toạ và thư ký phiên toà.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục IX Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
IX- VIỆC CẤP BẢN SAO QUYẾT ĐỊNH VÀ VIỆC XÉT KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ

1. Chậm nhất là bảy ngày, kết từ ngày ra quyết định, Toà án cấp cho các đương sự và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định quy định tại các điều 14, 15, 23 của Pháp lênh. Trong trường hợp đương sự không có mặt tại phiên toà xét đơn yêu cầu, thì Toà án gửi ngay cho họ bản sao quyết định của Toà án; nếu đương sự ở nước ngoài, thì bản sao quyết định được gửi thông qua Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị, Toà án đã ra quyết định phải gửi kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ cho Toà án nhân dân tối cao.
3. Thời hạn xét kháng cáo, kháng nghị và việc xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh. Thủ tục xét lại quyết định được tiến hành như thủ tục xét đơn yêu cầu quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh và hướng dẫn tại mục VII của Thông tư này.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục X Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
X- BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NƯỚC NGOÀI

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 và tại Điều 20 của Pháp lệnh, thì bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành có hiệu lực tại Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, thì Toà án gửi bản sao quyết định đó và bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án cùng cấp.
Trong trường hợp Toà án nhân dân tối cao xét lại quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của Toà án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng. Toà án nhân dân tối cao gửi bản sao quyết định và bản sao bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài cho Phòng thi hành án của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có Toà án đã ra quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, đồng thời gửi bản sao quyết định cho Toà án đó.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục III Thông tư 04/TTLN năm 1993 (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Để thực hiện đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài (sau đây gọi là Pháp lệnh) được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 17-4-1993 và có hiệu lực từ ngày 1-7-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm như sau:
...
III- VIỆC DỊCH ĐƠN YÊU CẦU VÀ CÁC GIẤY TỜ KHÁC

1. Theo quy định tại các điều 10, 11, 22 của Pháp lệnh, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, phải được chứng thực hợp pháp. Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt ở nước ngoài, thì c

thì chứng thực hợp pháp là chứng thực theo đúng thủ tục đã quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự mà không phải hợp pháp hoá lãnh sự, nếu nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự. Nếu nước đó và Việt Nam chưa ký kết hoặc không cùng tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này, thì ngoài việc phải được chứng thực theo đúng thủ tục quy định trên lãnh thổ của nước ngoài có Toà án đã ra bản án, quyết định dân sự đó, đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo còn phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan lãnh sự Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13-11-1990 (kèm theo Thông tư này có Danh mục các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế, trong đó có quy định việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự).

Trong trường hợp đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thức của cơ quan công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt tại Việt Nam, thì chứng thực hợp pháp là chứng thực của cơ quan công chứng Việt Nam.
Sau khi nhận được đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tính hợp thức của việc chứng thực đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo. Nếu đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo bằng tiếng nước ngoài chưa được dịch ra tiếng Việt, chưa được chứng thức hợp pháp, thì Bộ Tư pháp trả lại đơn yêu cầu và các giấy tờ kèm theo cho người gửi đơn và yêu cầu họ phải thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh.
2. Việc dịch các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, việc dịch các tài liệu của Toà án nước ngoài gửi Toà án Việt Nam từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước đó và Việt Nam đã ký kết hoặc cùng tham gia có quy định về vấn đề này. Trong trường hợp các tài liệu của Toà án Việt Nam gửi Toà án nước ngoài cần phải dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài, thì căn cứ vào tình hình thức tế của từng Toà án và mức độ phức tạp của các tài liệu đó, Bộ Tư pháp sẽ hỗ trợ Toà án trong việc dịch các tài liệu đó từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài khi có yêu cầu

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.