Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1983
Số hiệu: 12-LCT/HĐNN7 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Hội đồng Nhà nước Người ký: Trường Chinh
Ngày ban hành: 25/11/1983 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 15/12/1983 Số công báo: Số 20
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 12-LCT/HĐNN7

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 1983

 

PHÁP LỆNH

VỀ VIỆC PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI XÂY DỰNG TỔ QUỐC

Để động viên nguồn vốn trong nhân dân góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Pháp lệnh này quy định việc phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc.

Điều 1

Công trái xây dựng Tổ quốc là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước dành để đầu tư xây dựng những công trình then chốt, tạo nên cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.

Điều 2

Phiếu công trái phát hành hàng năm.

Việc mua công trái thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và tuỳ theo khả năng của mỗi người, Nhà nước động viên mọi người, mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước cũng như ở ngoài nước mua công trái, góp phần vào việc xây dựng đất nước.

Điều 3

Phiếu công trái có loại thu và ghi bằng tiền, có loại thu và ghi bằng thóc, có loại thu và ghi bằng ngoại tệ.

Loại thu và ghi bằng tiền có 6 hạng: 100 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng và 50.000 đồng.

Loại thu và ghi bằng thóc có 5 hạng: 50 kilôgam, 100 kg, 500 kg, 1.000 kg và 3.000 kg.

Loại thu và ghi bằng ngoại tệ không chia hạng mà ghi theo số tiền của người mua. Nếu người mua cư trú ở nước ngoài thì phiếu công trái được bảo quản tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

Điều 4

Nhà nước bảo đảm giá trị của tiền mua công trái. Hội đồng bộ trưởng quy định danh mục và giá cả một số mặt hàng công nghiệp thông dụng để làm căn cứ tính sức mua của đồng tiền ở thời điểm mua cũng như ở thời điểm thanh toán công trái.

Phiếu công trái thu bằng thóc, khi thanh toán sẽ tính thành tiền theo thời giá lúc thanh toán.

Phiếu công trái thu bằng tiền cũng như phiếu công trái thu bằng thóc, khi thanh toán sẽ được trả bằng tiền hoặc bằng hàng công nghiệp tuỳ theo yêu cầu của người sở hữu phiếu công trái.

Phiếu công trái thu bằng ngoại tệ chuyển đổi, khi thanh toán sẽ được trả bằng ngoại tệ cùng loại ghi ở phiếu. Nếu người sở hữu phiếu công trái muốn được trả bằng tiền Việt Nam hoặc bằng hàng công nghiệp thì quy đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam theo tỷ giá kiều hối ở thời điểm thanh toán và tính giá hàng bằng tiền Việt Nam.

Trong trường hợp mua phiếu công trái bằng ngoại tệ không chuyển đổi thì quy đổi ngoại tệ ấy sang tiền Việt Nam theo tỷ giá phi mậu dịch ở thời điểm mua phiếu công trái và xem như mua phiếu công trái bằng tiền Việt Nam. Khi thanh toán sẽ thanh toán như phiếu công trái thu bằng tiền Việt Nam.

Điều 5

Các loại phiếu công trái đều ghi tên người mua. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu phiếu công trái như đối với mọi tài sản riêng của công dân. Người sở hữu phiếu công trái có quyền chuyển quyền sở hữu cho người khác, theo thể thức do Hội đồng bộ trưởng quy định.

Điều 6

Các loại phiếu công trái được hưởng lãi hàng năm là 2% tính trên số tiền, số thóc hoặc số ngoại tệ ghi trên phiếu. Phiếu công trái được thanh toán đúng hạn 10 năm kể từ ngày mua, vốn và lãi thanh toán một lần.

Điều 7

Những người có đóng góp xuất sắc về công trái, những địa phương, tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động phát hành công trái được Nhà nước biểu dương, khen thưởng.

Người nào làm giả phiếu công trái, tuyên truyền xuyên tạc chính sách công trái, hoặc có hành vi khác phá hoại việc phát hành công trái thì bị xử lý theo pháp luật.

Điều 8

Thành lập Uỷ ban vận động mua công trái từ trung ương đến xã, phường gồm đại diện của các ngành, các giới. Uỷ ban vận động mua công trái phối hợp hoạt động của các ngành, các giới trong công tác truyền truyền, cổ động về công trái và vận động phong trào quần chúng mua công trái.

Điều 9

Hội đồng bộ trưởng tổ chức, chỉ đạo việc phát hành công trái và quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Trường Chinh

(Đã ký)

 

- Điều này được bổ sung bởi Điều 1 Pháp lệnh bổ sung Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1985 (VB hết hiệu lực: 08/05/1999)

Điều 1

Bổ sung vào cuối Điều 3 của Pháp lệnh ngày 25 tháng 11 năm 1983 một đoạn dưới đây:

"Phiếu công trái thu và ghi bằng tiền, thu và ghi bằng thóc, thu và ghi bằng ngoại tệ đều có hai loại: loại kỳ hạn 10 năm và loại kỳ hạn 5 năm".

Xem nội dung VB
- Việc bảo đảm Giá trị của tiền mua công trái được hướng dẫn bởi Điều 1 Nghị định 145-HĐBT năm 1983

Căn cứ Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc ngày 25-11-1983 của Hội đồng Nhà nước,
...
Điều 1.- Nhà nước bảo đảm giá trị của tiền mua công trái bằng những mặt hàng công nghiệp thông dụng, vật liệu xây dựng và căn hộ lắp ghép (ở các thành phố và khu công nghiệp).

Danh mục và giá cả những mặt hàng này do Bộ Tài chính công bố hàng năm cho mỗi đợt phát hành công trái.

Xem nội dung VB
- Thanh toán Phiếu công trái được hướng dẫn bởi Phần C Mục II Thông tư 10-TT/LB-1983 (VB hết hiệu lực)

Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh ngày 25 tháng 11 năm 1983 về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc và ngày 6 tháng 12 năm 1983 Hội đồng bộ trưởng đã ra nghị định số 145-HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thi hành pháp lệnh và nghị định về việc phát hành công trái trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước như sau.
...
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
C. THANH TOÁN PHIẾU CÔNG TRÁI

1. Phiếu công trái thanh toán đúng hạn 10 năm kể từ ngày mua, vốn và lãi thanh toán một lần theo đúng các điều 2,3,4 của nghị định số 145-HĐBT ngày 6-12-1983 của Hội đồng Bộ trưởng.

2. Phiếu công trái thu và ghi bằng tiền và bằng thóc đến hạn thanh toán đều được hoàn trả tại quỹ tiết kiệm nơi cư trú thường xuyên của người sở hữu phiếu công trái. Nếu muốn nhận tiền tại nơi khác thì phải xuất trình phiếu công trái cho quỹ tiết kiệm huyện nơi người sở hữu công trái muốn nhận tiền để quỹ tiết kiệm làm thủ tục đối chiếu, kiểm tra trước khi trả tiền.

3. Đối với phiếu công trái được chuyển nhượng, khi đến hạn thanh toán, ngoài phiếu công trái, người được chuyển nhượng còn phải xuất trình cả đơn được xác nhận chuyển nhượng. Đối với phiếu công trái được chuyển nhượng lần thứ 2 thì ngoài đơn được xác nhận chuyển nhượng lần thứ nhất còn phải xuất trình cả đơn được xác nhận chuyển nhượng lần thứ hai.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 145-HĐBT năm 1983

Căn cứ Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc ngày 25-11-1983 của Hội đồng Nhà nước,
...
Điều 3.- Phiếu công trái thu và ghi bằng thóc, khi thanh toán, sẽ tính thành tiền theo thời giá như sau:

1. Hoặc tính theo giá mua khuyến khích nếu người sở hữu phiếu công trái yêu cầu được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng những mặt hàng bảo đảm nói ở điều 1.

2. Hoặc tính theo giá mua theo hợp đồng hai chiều, nếu người sở hữu phiếu công trái yêu cầu được thanh toán bằng những vật tư hàng hoá mà Nhà nước cung ứng theo hợp đồng hai chiều.

Xem nội dung VB
- Thanh toán phiếu công trái thu bằng tiền được hướng dẫn bởi Điều 2 Nghị định 145-HĐBT năm 1983

Căn cứ Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc ngày 25-11-1983 của Hội đồng Nhà nước,
...
Điều 2.- Phiếu công trái thu và ghi bằng tiền, khi thanh toán, sẽ được tính lại giá trị căn cứ vào sự thay đổi chỉ số giá các mặt hàng bảo đảm nói ở điều 1 (so sánh giá năm thanh toán với giá năm phát hành công trái).

Phiếu công trái sẽ được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng các hàng bảo đảm tuỳ theo yêu cầu của người sở hữu phiếu công trái.

Xem nội dung VB
- Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 145-HĐBT năm 1983

Căn cứ Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc ngày 25-11-1983 của Hội đồng Nhà nước,
...
Điều 7.- Phiếu công trái thu và ghi bằng ngoại tệ, khi thanh toán, sẽ được trả bằng ngoại tệ, bằng tiền Việt Nam , hoặc bằng những mặt hàng bảo đảm tuỳ theo yêu cầu của người sở hữu phiếu công trái theo đúng quy định trong điều 4 của Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.

Thủ tục mua, bảo quản, chuyển nhượng và thanh toán phiếu công trái thu bằng ngoại tệ (ngoại tệ chuyển đổi và ngoại tệ không chuyển đổi) do Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Ngoại thương quy định.

Xem nội dung VB
- Chuyển quyền sở hữu công trái được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 145-HĐBT năm 1983

Căn cứ Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc ngày 25-11-1983 của Hội đồng Nhà nước,
...
Điều 5.- Người sở hữu phiếu công trái nếu chuyển quyền sở hữu cho người khác thì làm đơn, viết thành hai bản đem đến Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.

Uỷ ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm:

1. Chứng thực đơn xin chuyển quyền sở hữu phiếu công trái trước mặt người chuyển nhượng (hoặc người được uỷ quyền) và người được chuyển nhượng sau đó, ghi họ, tên, địa chỉ, số giấy chứng minh của người được chuyển nhượng vào mặt sau phiếu công trái.

2. Giao cho người được chuyển nhượng phiếu công trái một bản và gửi lên ngân hàng quận, huyện một bản.

Xem nội dung VB
- Chuyển quyền sở hữu Phiếu công trái được hướng dẫn bởi Phần D Mục II Thông tư 10-TT/LB-1983 (VB hết hiệu lực)

Hội đồng Nhà nước đã ban hành pháp lệnh ngày 25 tháng 11 năm 1983 về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc và ngày 6 tháng 12 năm 1983 Hội đồng bộ trưởng đã ra nghị định số 145-HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.

Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc thi hành pháp lệnh và nghị định về việc phát hành công trái trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước như sau.
...
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
D. CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU PHIẾU CÔNG TRÁI

1. Người sở hữu phiếu công trái nếu chuyển quyền sở hữu cho người khác thì làm đơn trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ, số giấy chứng minh người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng, số phiếu công trái, số tiền hoặc thóc, ngày và nơi phát hành công trái. Đơn được viết thành hai bản đem đến uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.

Uỷ ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm:

a) Chứng thực đơn xin chuyển quyền sở hữu phiếu công trái trước sự có mặt của người chuyển nhượng (hoặc người được uỷ quyền) và người được chuyển nhượng, đồng thời ghi họ, tên, địa chỉ, số giấy chứng minh của người được chuyển nhượng vào mặt sau phiếu công trái.

b) Giao cho người được chuyển nhượng phiếu công trái một bản và gửi lên ngân hàng quận, huyện một bản.

2. Nhận được đơn xin chuyển quyền sở hữu phiếu công trái, ngân hàng quận, huyện phải chuyển đơn đó cho quỹ tiết kiệm huyện nơi trước đây đã phát hành phiếu công trái để qũy tiết kiệm vào sổ và báo cho Quỹ tiết kiệm trung ương và Trung tâm tính toán Ngân hàng Nhà nước biết để theo dõi.

đ) Báo mất phiếu công trái và biên lai.

1. Khi mất phiếu công trái, người sở hữu phiếu công trái phải làm đơn báo ngay cho ngân hàng quận, huyện, hoặc quỹ tiết kiệm quận, huyện nơi cư trú. Trong đơn báo mất ghi rõ họ tên, điạ chỉ, giấy chứng minh, số tiền hoặc thóc công trái, số phiếu công trái, nơi và ngày phát hành công trái. Nếu là công trái chuyển nhượng trong đơn còn phải ghi ngày và nơi làm thủ tục chuyển nhượng đồng thời xuất trình đơn được xác nhận chuyển nhượng.

Ngay sau khi nhận được đơn, ngân hàng huyện hoặc quỹ tiết kiệm nơi cư trú phải thông báo cho quỹ tiết kiệm huyện nơi phát hành công trái để ghi chú ngày báo mất vào sổ gốc thu tiền bán công trái, mặt khác phải làm đầy đủ các thủ tục thông báo trong nội bộ hệ thống quỹ tiết kiệm và cho Trung tâm tính toán Ngân hàng Nhà nước biết để theo dõi.

Khi mất liên 1 biên lai trước khi nhận được phiếu công trái, người mua công trái phải làm đơn báo mất cho đơn vị bán công trái. Trong đơn phải ghi rõ họ tên, điạ chỉ, giấy chứng minh, số tiền hoặc thóc công trái, ngày nộp tiền hoặc thóc mua công trái, số biên lai (nếu nhớ được). Đơn này phải được Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú và đơn vị bán công trái xác nhận mới có giá trị làm căn cứ phát phiếu công trái cho người được hưởng. Khi nhận phiếu công trái người mua phải ký nhận vào đơn báo mất. Đơn này được đơn vị bán công trái đính kèm vào tờ số thu tiền bán công trái để nộp lại quỹ tiết kiệm như quy định ở điểm 5, mục B nói trên.

3. Cán bộ ở đơn vị bán công trái, sau khi nhận phiếu công trái ở quỹ tiết kiệm về nếu để mất phiếu trước khi phát cho người được hưởng, phải được xử lý như trường hợp để mất tiền. Phiếu công trái bị mất phải được quỹ tiết kiệm thông báo như quy định ở điểm 1, mục Đ của thông tư này.

4. Cán bộ ở đơn vị bán công trái, nếu để mất liên 1 biên lai do người mua công trái nộp lại sau khi giao nhận phiếu, phải làm tờ khai trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ, giấy chứng minh, người mua công trái, số phiếu công trái, số tiền hoặc thóc ghi trên phiếu công trái. Tờ khai có chữ ký xác nhận đã trả biên lai của người nhận phiếu, sau khi được thủ trưởng đơn vị chủ quản hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi cư trú ký, đóng dấu chứng thực, được đính kèm tờ số thu tiền hoặc thu thóc bán công trái nộp vào quỹ tiết kiệm cùng với các liên 1 biên lai đã thu hồi của người mua công trái sau khi phát phiếu.

5. Cán bộ để mất biên lai trắng chưa sử dụng phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc để mất biên lai gây nên, ngoài ra còn phải bồi thường giá trị biên lai trắng theo giá ấn chỉ do Ngân hàng Nhà nước trung ương quy định. Khi mất biên lai, cán bộ để mất phải làm ngay tờ khai trong đó ghi rõ các số biên lai bị mất. Tờ khai có chữ ký và đóng dấu xác nhận của thủ trưởng đơn vị chủ quản, được nộp ngay cho quỹ tiết kiệm nơi phát hành biên lai để quỹ tiết kiệm làm thủ tục thông báo kịp thời trong nội bộ hệ thống quỹ tiết kiệm.

Xem nội dung VB
- Điều này bị thay thế bởi Điều 2 Pháp lệnh bổ sung Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1985 (VB hết hiệu lực: 08/05/1999)

Điều 2

Thay thế Điều 6 của Pháp lệnh nói trên bằng Điều 6 mới dưới đây:

"Phiếu công trái kỳ hạn 10 năm được hưởng lãi hàng năm là 3%, phiếu công trái kỳ hạn 5 năm được hưởng lãi hàng năm là 2%, tính trên số tiền, số thóc hoặc số ngoại tệ ghi trên phiếu. Phiếu công trái được thanh toán đúng hạn 10 năm hoặc 5 năm kể từ ngày mua, vốn và lãi thanh toán một lần".

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.